Bùi Xuân Phái người nghệ sĩ của phố phường Hà Nộ

Một phần của tài liệu luận văn Danh họa Bùi Xuân Phái (Trang 39)

II. BÙI XUÂN PHÁI DANH HỌA CỦA PHỐ PHƯỜNG HÀ NỘI VÀ SÂN KHẤU CHÈO DÂN TỘC

2.2.Bùi Xuân Phái người nghệ sĩ của phố phường Hà Nộ

2. Bùi Xuân Phái danh họa của phố phường Hà Nộ

2.2.Bùi Xuân Phái người nghệ sĩ của phố phường Hà Nộ

2.2.1. Vị trí của phố phường Hà Nội trong cuộc đời và sự nghiệp hội hoạ Bùi Xuân Phái

2.2.1.1. Phố là người bạn tri âm của Bùi Xuân Phái

Bùi Xuân Phái là một họa sĩ bậc thầy của hội hoạ hiện đại Việt Nam. Họa sĩ vẽ về phố cổ Hà Nội thì nhiều nhưng nhắc đến tranh phố cổ người ta không thể không nhắc tới họa sĩ tài ba Bùi Xuân Phái. Có thể nói rằng phố cổ đã trở thành người bạn tri âm của Bùi Xuân Phái và ngược lại không biết tự khi nào Bùi Xuân Phái đã trở thành một phần của phố cổ. Quê hương là một “mảnh tình riêng” đối với mỗi nghệ sĩ. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Bùi Xuân Phái đã vẽ về phố cổ với tất cả tình yêu quê hương của mình.

Có thể nói, tranh vẽ về phố phường và cảnh sinh hoạt hàng ngày của Hà Nội là bộ phận đáng kể nhất trong sự nghiệp nghệ thuật của ông. Ðặc biệt, với một loạt tranh các phố cổ Hà Nội, Bùi Xuân Phái trở thành người khám phá một thủ đô chưa ai biết Trong đó ông tập trung nhiều nhất vào đề tài phố cổ Hà Nội. Nhà văn Nguyễn Tuân đặt cho tranh phố của Bùi Xuân Phái biệt danh “Phố Phái” (chơi chữ từ địa danh “Phai phô” ở Hội An), nhiều người còn gọi phố Phái là “phố thứ 37” của Hà Nội. Mảng đề tài phố của Bùi Xuân Phái vì thế nên có một sắc thái riêng vô cùng đặc biệt.

2.2.1.2. Vẽ phố là một nhu cầu trong cuộc sống của Bùi Xuân Phái

Bùi Xuân Phái vẽ về phố cổ tự nhiên như sống và thở. Tâm hồn ông gắn với phố cổ và sự nghiệp ông cũng vậy. Phố cổ Hà Nội là nguồn cảm hứng đặc biệt của Bùi Xuân Phái. Ông vẽ về phố cổ mà chẳng có khó khăn gì, đơn giản như ông đang kể chuyện về cuộc đời mình. Bùi Xuân Phái đã trở thành một phần của phố cổ cũng như phố cổ là một phần của Hà Nội.

2.2.1.3. Vẽ phố là một sự ám ảnh nghệ thuật

Bùi Xuân Phái vẽ như một nỗi ám ảnh lạ kỳ với những đường phố, xóm ngõ. Những mái ngói nghiêng nghiêng, những bức tường xiêu vẹo, những con đường loang những bóng nước mưa như cất lên những áng thơ thâm trầm sâu nặng của một kiếp người. Màu sắc phố của ông giữ vững vẻ đẹp nồng nàn của thời gian. “Hình tượng những ngôi nhà mái ngói dù có bị xô nghiêng đi trong bố cục, nhưng lại đầy sự sống, ẩn chứa trong cái quãng nâu trầm không một bóng người ấy là cả một tâm hồn đầy rung cảm làm lay động trái tim người. Ngỡ rằng trong cái mảng màu đặc quánh ấy, ở đâu đó trong ngõ vắng, có tiếng người thì thầm và những nụ cười hồn hậu đang âm vang”. Người xem có cảm nhận phố của Phái buồn, cô quạnh và lạnh lẽo... Có phải đó là tâm trạng u hoài của một đời người về mảnh đất cố đô xưa đang tàn lụi?

Trong phố của ông có ngôn ngữ riêng của mình. Những phố cổ đầy biểu cảm và có những giai điệu đẹp thầm kín. Ông là một hoạ sĩ đồng thời ông cũng là một nghệ sĩ đầy lãng mạn về cuộc sống. Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khoá 1941 - 1946, hoạ sĩ Bùi Xuân Phái trở nên một hiện tượng và gây dấu ấn về tài năng như một phong cách, một trường phái.

2.2.2. Thể hiện nhiều đề tài phong phú về phố phường Hà Nội 2.2.2.1. Bối cảnh đề tài

Là họa sĩ của phố cổ Hà Nội, Bùi Xuân Phái đã thực hiện rất nhiều đề tài về Hà Nội. Mốc thời gian và bối cảnh được ông chọn để thể hiện đó là hai thời điểm chính:

Thứ nhất, Hà Nội những năm sau hòa bình lập lại, dân cư cũng chưa đông, nhà máy công xưởng chưa nhiều, xe cộ thưa thớt, 36 phố phường vẫn giữ được nguyên trạng với những tên gọi bắt đầu bằng chữ “Hàng” gắn với đặc trưng nghề nghiệp của khu phố như Hàng Bạc, Hàng Thiếc, Hàng Chiếu... nhưng dân cư không còn thuần túy là người Hà Nội nữa, có những phố cả làng kéo lên sinh sống, quan hệ nông thôn, tình làng nghĩa xóm đi vào nếp sống người dân thủ đô.

Thứ hai, sau năm 1985, Hà Nội thực hiện chính sách công tư hợp doanh, nhiều gia đình sống chung trong một căn hộ. Phố cổ nhỏ bé trở nên chật hẹp hơn. Tất cả diện mạo ấy đã đi vào tranh Bùi Xuân Phái chân thực và sinh động.

2.2.2.2. Một số đề tài chính

Bùi Xuân Phái tạo nên hàng trăm bức vẽ khác nhau về phố cổ. Đề tài Phố cổ Hà Nội được ông vẽ từ những thập niên 50, 60, 70 của thế kỷ trước nên cảnh vật vẫn còn mang đậm nét cổ kính, các công trình kiến trúc vẫn còn nguyên trạng, chưa bị sửa chữa thay đổi nhiều. Người ta gọi phố cổ là

"Phố Phái" bởi lẽ những tranh phố của ông đủ dựng nên một thành phố thật, thân thiết với những Hàng Khoai, Hàng Mắm, Hàng Chĩnh, Hàng Rươi, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Muối, Hàng Tre, Mã Mây... của Hà Nội nhưng là một thành phố của ký ức. Đó là những mảng tường vôi lở, những mái ngói rêu phong, những ô cửa nhỏ đợi chờ, những đám mây trắng ngần, những cột điện đầu ngõ xiêu vẹo...

Phố Ngõ Gạch trong chiều mưa Sơn dầu. 1988

Phố Chợ Gạo - Sơn dầu - 1983

Cùng một góc phố Hàng Mắm hay Hàng Bạc, Hàng Nón hay Hàng Khoai, Bùi Xuân Phái

cho ta thấy vô vàn biến tấu, không trùng lặp, mỗi bức tranh chứa đựng một tâm trạng, một sắc độ ánh sáng khác. Góc phố Ngõ Gạch này, ông đã vẽ

không ít hơn 100 bức. Tuy cùng một góc vẽ nhưng ở mỗi bức lại được thể hiện tùy thuộc vào

những trạng thái tinh thần

với khung cảnh, không gian, thời gian khác nhau, vì thế nên người mộ điệu xem mãi tranh phố của ông mà không thấy có sự nhàm chán. Ở mỗi bức vẽ đã truyền cảm đến người xem sự xúc động bởi nghệ thuật của ông luôn bắt nguồn từ sự chân thành và tình yêu cuộc sống.

2.2.3. Đặc trưng tranh phố cổ Bùi Xuân Phái

Quan niệm về vẽ phố cổ hà Nội của Bùi Xuân Phái, trong nhật ký "Viết dưới ánh đèn dầu" ông viết : “Hà Nội có rất nhiều vẻ đẹp mà mỗi vẻ đẹp lại thích hợp với mỗi người. Có những cái đẹp mới và lại có cả những cái đẹp cũ, thí dụ những căn nhà cổ Việt Nam. Phố cổ, những căn nhà cổ vào tranh rất dễ đẹp. Nhịp điệu của nó không đều đều như những căn nhà cao tầng, nhà lắp ghép. Chúng ta thấy có cái cao, cái thấp, cái to, cái nhỏ, cái lùi vào, cái nhô ra. Người vẽ về mặt tạo hình và bố cục có rất nhiều thuận lợi.

... Về màu sắc nó mang nhiều màu thời gian. Có nhiều mảng tường tưởng như là bẩn, không phải đâu. Nó rất đẹp đối với những đối tượng biết nhìn thấy, biết khám phá những loang lổ, những dấu vết thời gian ấy thêm vào óc tưởng tượng của người nghệ sĩ sẽ tạo ra những cái đẹp bất ngờ. Vẽ phố cổ, nhà cổ Hà Nội mà quá nặng về ghi chép cho đúng thì tranh sẽ mang ít chất hội họa, về phần này nên nhường chỗ cho nhiếp ảnh hoặc điện ảnh. Chúng ta đều biết cái đẹp của tranh, phần cốt yếu vẫn là phần sáng tạo của nghệ sĩ”. Quan niệm này đã được họa sĩ thể hiện rõ nét và sáng tạo trong mảng tranh về phố cổ Hà Nội của mình.

2.2.3.1. Các yếu tố kĩ thuật a. Cấu trúc phố

Bùi Xuân Phái nghiên cứu kĩ lưỡng về cấu trúc phố. Trong tranh của Bùi Xuân Phái, cấu trúc phố của ông được khái quát với tư duy lập thể biểu hiện qua một số đặc điểm chính như sau:

Thứ nhất, những đầu hồi cửa sổ, những bạt che trước cửa chống nắng bụi là đặc trưng của phố cổ Hà Nội được ông phát hiện.

Hình ảnh đầu hồi cửa sỗ, bạt chống nắng trong tranh Bùi Xuân Phái

Thứ hai, trong tranh ông, phố thường vẽ bố cục phố ngang, cái trước cái sau, những mái nhà xô lệch không thẳng hàng được dâng cao, bầu trời thu hẹp, cho thấy họa sĩ vẽ ở góc độ người đi tản bộ qua phố ngước nhìn lên.

Hình ảnh mái nhà xô lệch, cái trước cái sau

Thứ ba, ở một vài tranh bắt đầu xuất hiện lối vẽ của phố, làm bố cục sâu hơn. Trên hè phố, ông đồ già che ô đi lặng lẽ, người kéo xe trên đường, cô gái thập thò trước cửa... phố vẫn thấy im lặng như không người. Kết cấu tranh đơn giản, với hòa sắc đậm và bạc, ghi lại một Hà Nội êm đềm và cổ kính.

Bố cục tranh sâu hơn: người che ô đi lặng lẽ, người kéo xe trên đường, cô gái thập thò trước cửa

b. Sử dụng màu sắc, chất liệu

Về màu sắc, các mảng mầu trên tranh Bùi Xuân Phái thường có đường viền đậm nét với các gam màu như màu vàng, xám bạc, nâu đỏ với những viền đen. Bút pháp vẽ như vậy vừa thực vừa hư, gây ấn tượng sâu sắc. Nó làm người ta không ngờ những nơi bình dị mắt ta quen nhìn hàng ngày lại có thể đẹp một cách giản dị và mãnh liệt. Nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân viết: "Hà Nội rất hội họa ở những phố phường xưa. Và có thể nói công bằng, theo cách của nghệ thuật rằng,

Bùi Xuân Phái đã phát hiện ra nó. Là người Hà Nội, hình như ông được sinh ra để gắn bó, để cảm hóa chúng ta về một thế giới thể hình và màu sắc của riêng đây. "Phố Phái" là phố của chung tất cả mọi người, ông chỉ là người đầu tiên phát hiện ra nó - người đầu tiên và sau ông, hình như vẫn chưa có ai, dù đã có rất rất nhiều họa sĩ say mê đi tìm vẻ đẹp nơi rêu phong phố cổ".

Màu vàng, xám bạc, nâu đỏ với những viền đen trong tranh Bùi Xuân Phái

Đặc biệt, chúng ta phải kể đến các tranh về phố cổ Hà Nội được vẽ với một tư duy về thời gian rất rõ nét. Nó tạo thành “Mầu thời gian” trong tranh Bùi Xuân Phái.. Có nhiều mảng tường tưởng như là bẩn, không phải, nó rất đẹp đối với những đối tượng biết

nhìn thấy, biết khám phá những loang lổ, những dấu vết thời gian ấy thêm vào óc tưởng tượng của người nghệ sĩ sẽ tạo ra những cái đẹp bất ngờ.

Giá trị của các phố cổ là giá trị của thời gian lắng đọng ở những mái ngói, những bức tường rêu phong của chúng. Vua Phố Cổ, Bùi Xuân Phái đã từng nhận xét là trong sự rêu phong cổ kính có “màu thời gian”. Thời gian cũng đã làm cho các bức tranh của ông càng ngày càng có giá trị , từ chỗ mỗi bức chỉ đổi được vài lạng cà phê, dăm bao thuốc lá dưới thời bao cấp, đến chỗ mỗi bức là cả một gia tài theo qui luật “giá trị thặng dư của thời gian”. Tuy nhiên, thời gian đã làm điều này quá chậm đối với cá nhân Bùi Xuân Phái, hay nói cách khác là ông đã không ở lại trần thế để thụ hưởng thành quả lao động nghệ thuật của mình.

Về chất liệu, dường như Bùi Xuân Phái sống chỉ để vẽ và vẽ với ông chính là sống và thở. Từ một tấm toan đến một mảnh giấy báo, từ một bìa sách đến một vỏ bao thuốc lá... ông đã tạo ra được hàng ngàn bức vẽ khác nhau về phố cổ Hà Nội. Những bức tranh phố của ông cho tới nay xem ra

Màu thời gian trong “Ngõ Gạch” Sơn dầu - 1981 Bùi Xuân Phái

cũng đủ để dựng nên một thành phố thật, thân thiết với những Hàng Khoai, Hàng Mắm, Hàng Chĩnh, Hàng Rươi...

c. Khả năng tạo hình từ sự chắt lọc hình ảnh kĩ lưỡng

Sự chắt lọc hình là yếu tố vô cùng quan trọng trong hội họa. Nhân vật hay sự vật khi xuất hiện trong tranh phải là một hình ảnh khái quát cao độ hình ảnh trong thực tế thì mới tác động được đến người xem tranh. Điều này cũng ví như trong nghệ thuật thơ thi sĩ phải dùng những từ chuẩn xác để nói lên tâm trạng hay miêu tả một sự vật, hiện tượng nào đó. Hình ảnh những ngôi nhà liêu xiêu trong tranh “Phố Hàng Mắm”, “Phố Hàng Bè”... của Bùi Xuân Phái chứa chất linh hồn ngàn năm của Hà Nội.

Họa sĩ đã nhận thấy cái mà bình thường chúng ta không thấy và chỉ sau khi xem xong tác phẩm hội họa ta mới bắt đầu nhận ra. Phố cổ Hà Nội là một cảnh quan, là một không gian sống chứa đựng những giá trị văn hóa riêng. Nhiều người đã từng vẽ phố cổ nhưng dường như chưa ai có thể để lại những tranh phố cổ gợi ấn tượng như Bùi Xuân Phái. Vẻ đẹp có tính tạo hình của phố cổ được Bùi Xuân Phái khám phá ra đầu tiên, đó là những mái ngói lô xô, mảng tường rêu phong và những đường nét xô lệch độc đáo. Màu ngôi nhà trăm năm mưa nắng được gợi lên từ những đường nét đen, nâu đậm bao hình ngôi nhà và những gam màu ghi nâu ấm nóng. Từ phố cổ mà có tranh Bùi Xuân Phái và từ tranh của ông thức dậy trong người xem một vẻ đẹp của phố cổ Hà Nội.

Mảng tường rêu phong Mái ngói lô xô

Ngôi nhà trăm năm mưa nắng Đường nét xô lệch độc đáo

2.2.3.2. Bút pháp khám phá tài tình tạo ra vẻ đẹp riêng, độc đáo của phố phường Hà Nội

Trong con mắt Bùi Xuân Phái, Hà Nội đẹp ở những góc phố nhỏ bé xinh xinh với đường lượn quanh co trữ tình, những mảng tường liêu xiêu nhuốm màu thời gian, những ô cửa sổ và những mái nhà đan xen nhấp nhô hình kỷ hà. Ông vẽ và vẽ rất nhiều về phố cổ Hà Nội, vẽ như thuộc từ trong ký ức, truyền vào đó những nét bút tài hoa, những đường viền tình cảm, những gam màu tâm trạng của đời sống con người. Khi trầm ấm, buồn bã,

khi đạm bạc, cô liêu. Có thể vì vậy mà người ta thường gọi “Phố - Phái” là phố của ký ức, hoài niệm.

Một phần của tài liệu luận văn Danh họa Bùi Xuân Phái (Trang 39)