Vị trí Bùi Xuân Phái trong lòng người thưởng thức

Một phần của tài liệu luận văn Danh họa Bùi Xuân Phái (Trang 83)

III. TÊN TUỔI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA BÙI XUÂN PHÁI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2. Bùi Xuân Phái tên tuổi đã được khẳng định với thời gian

2.2. Vị trí Bùi Xuân Phái trong lòng người thưởng thức

Nhà phê bình mỹ thuật Mạnh Phúc đã từng nói rằng: “Có những họa sĩ được kính trọng, còn Phái được quý trọng. Quý trọng không chỉ ở trong nước mà còn ở cả nước ngoài, ở những đồng nghiệp cao niên cùng thời và những họa sĩ trẻ cấp tiến, những nhà lý luận phê bình và những người sưu tập chuyên nghiệp hoặc tài tử. Họa sĩ Bùi Xuân Phái đôn hậu với mọi người, chung tình với nghệ thuật và hào phóng với bạn bè... Chỉ rất quý ông người ta mới gọi ông bằng một chữ “Phái” như người ta đã từng gọi Picasso là Pi, Ernesto Che Guevara là Che, Elizabeth Taylor là Liz...”

Có thể nói, Bùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ dành được tình cảm yêu mến và trân trọng sâu sắc đến thế trong lòng người thưởng thức tranh ông thuộc nhiều thế hệ khác nhau. Nhiều tuyển tập tranh sáng trọng và hàng trăm bài báo lâu nay đã không tiếc lời ngợi ca con người tài hoa Bùi Xuân Phái - tác giả của những bức vẽ phố cổ Hà Nội, phố cổ Hội An, biển vắng Nha Trang, chiếu chèo truyền thống, những minh họa trên báo cùng những ký họa chân dung bạn bè đặc sắc. Tình cảm nhiều thế hệ dành cho Bùi Xuân Phái xuất phát từ chính cuộc đời lao động nghệ thuật miệt mài, giản dị và đầy cống hiến, từ những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của ông.

2.2.1. Bùi Xuân Phái trong tấm lòng những người bạn nước ngoài

Ngưỡng mộ tài năng và sự khiêm nhường của danh họa Bùi Xuân Phái, một cô gái Nga - Natasa, một phụ nữ Úc - bà Lesley Mc Kenna đã góp tay làm nên cuộc triển lãm một cuộc triển lãm tranh Bùi Xuân Phái. Bị thôi miên bởi bốn bức tường tràn ngập tranh với tình cảm nồng hậu, chân tình của người họa sĩ gầy guộc, suốt từ những năm đầu của thập niên 80, Natasa - cô gái Nga ngay từ lần đầu tiên gặp họa sĩ Bùi Xuân Phái tại nhà riêng của ông, 87 phố Thuốc Bắc, đã có thêm động lực củng cố quyết định gắn bó một phần đời mình với Hà Nội. Salon Natasa là một địa chỉ quen thuộc của giới mỹ thuật Hà Nội, sự am hiểu của bà về nền hội họa Việt Nam khiến bà trở thành một trong những cây cầu nối mỹ thuật Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại. Lesley Mc Kenan, người phụ trách đối ngoại tại khách sạn Nikko Hà Nội, biết tranh của Bùi Xuân Phái qua Natasa, bà coi đó là một sự may mắn, và rồi bà đề xuất cuộc trưng bày tại khách sạn và được đồng ý. 32 bức tranh của Bùi Xuân Phái (12 sơn dầu và 20 phác thảo), ngoài những tranh do Trần Hậu Tuấn vừa sưu tập được trong mấy năm vừa rồi, còn là sự đóng góp của nhiều người, những nhà sưu tập chuyên nghiệp và nghiệp dư, những bức tranh chưa được biết tới của nhà danh họa.

2.2.2. Bùi Xuân Phái trong tấm lòng những người bạn Việt Nam 2.2.2.1. Phạm Văn Kỳ

Với Phạm Văn Kỳ, Bùi Xuân Phái và tranh của ông đã tạo nên nguồn cảm hứng thi ca cho tác giả. Thi cảm đó bắt nguồn từ tình bạn, từ tấm lòng và từ chính con người họa sĩ. “Từ cái tâm, cái tính, cái tình, cái tài của Phái. Tâm thì trong sáng. Tính thì hiền hòa. Tình bao la. Tài thì bất tận. Cảm nhận này không phải chỉ của riêng tôi. Mà của tất cả những ai yêu nghệ thuật, mê hội họa và say tranh của Phái”. Phạm Văn Kỳ đã từng sáng tác thơ về Bùi Xuân Phái. Đó chính là những cảm nhận, rung cảm của tác giả khi thưởng

thức tranh và tiếp xúc với con người Bùi Xuân Phái. Đối với Phạm Văn Kỳ, ấn tượng để lại sâu đậm nhất đó chính là mảng tranh về phố cổ. Có cả một thế giới đầy màu sắc, tâm trạng và cảm xúc trong tranh Bùi Xuân Phái:

Nhập thần phố cổ, tranh Xuân Phái Một tấm chân tình, mấy nét hoa... Ấm sắc thời gian, lạnh sắc mơ Mảng mầu trăn trở nét suy tư

Ngả nghiêng phố cổ Bùi Xuân Phái Say chất tài hoa, ngọt chất thơ Trầm tư cảnh cũ, vọng người qua Xao động không gian, nét đậm đà. Ngõ hẹp, mái xiêu, đường quạnh quẽ Mà như vời vợi bóng hình xưa

Đến ngày họa sĩ mất, tình yêu và sự tiếc nhớ đã được tác giả thể hiện một lần nữa trong những vẫn thơ:

Còn người, còn họa, còn tranh

Ngàn năm “Phái - Phố” tên anh chói mầu Khóc anh lệ nhỏ thành châu

Long lanh sáng mãi tình sâu bạn bè

(Vĩnh biệt - Phạm Văn Kỳ)

2.2.2.2. Vũ Đình Liên, Trần Lê Văn, J. Charles Sarazin

Với ba tác giả này, tranh Bùi Xuân Phái đã trở thành nguồn cảm hứng và những xúc động để họ sáng tác nên những vần thơ về họa sĩ. Vũ Đình

Liên đã từng viết nên những vần thơ khi thưởng thức một bức tranh của Bùi Xuân Phái với tựa đề “Ông đồ”

Tranh ngắm lòng càng rộn ý thơ Cả hồn quá khứ xót ông đồ Ba vần thơ đã khơi nguồn nhớ Mấy mảng mầu, còn chắp cánh mơ Thanh sắc chưa phai mầu lệ cũ. Ảnh hình thêm đậm mối thương xưa Hỏi người nghiên bút ngàn năm ấy Khối hận nay giờ đã nhẹ chưa?

(Ngắm tranh “Ông đồ” của Bùi Xuân Phái - Vũ Đình Liên) Còn J. Charles Sarazin đã có những vần thơ:

Phái luôn ở với chúng ta

Vì chưng Hà Nội vốn là hình anh Nhạc công của những sắc mầu

Tranh anh: giao hưởng âm thanh diệu hòa Nhịp khuôn tạo bởi mái nhà

Người đêm Đường phố Quán trà Thân thương

Nhạc anh dạo khắp phố phường Theo ta trên mỗi góc đường ta qua

(Phạm Văn Kỳ dịch) Trần Lê Văn thì lại có cảm hứng đặc biệt với tranh “Lão say” của Bùi Xuân Phái:

Nhờ cây bút anh một phút nhập thần A! Râu tóc hát cùng khăn áo

A! Quạt cây múa cùng tay chân Tử hình sắc bốc lên làn điệu Đất trời vào hội chèo xuân

Làn điệu, sắc hình trong men áo diệu Lão bước ra, rất thật, rất gần!

Lão sống nghìn năm vững chân trên đất Tai tỉnh mắt tinh thấu cra lẽ trời

Cùng sóng gió nghìn năm đánh vật Nên chẳng ngại gì túy lúy con vui

Lão túy lúy giây khuây nhọc nhằn năm tháng Chén xuân nào hòa lẫn chén xuân nay

Men ngấm bút, thoắt thành tranh tặng bạn Mắt anh xoe tròn bắt gặp Lão Say

(Đề tranh “Lão say” - Trần Lê Văn) Một tác giả không rõ tên tuổi cũng đã viết nên cảm nghĩ bằng thơ của mình khi được thưởng thức những bức tranh của Bùi Xuân Phái:

Phố của ông không người Chỉ rêu phong trên mái ngói Không có tiếng cười

Chỉ thời gian vô tận

Không gian hẹp mênh mông Người của ông không phố

Chỉ có đôi mắt mở Nhìn xói vào hồn Điếu cày của ông Không là tĩnh vật Chai lọ của ông Không là gốm sứ Ông vẽ không cần giá Vẽ lên bao thuốc lá Tờ lịch thời gian

Thành khí chất của tranh Ông vẽ không cần toiles Toiles dành cho hy vọng Ông vẽ vào hồn

Vẻ đẹp vĩnh hằng Của cái đẹp

Ông vẽ không cần giống Ông vẽ không nệ nghề Ông chỉ vẽ cho ra Người và cảnh Ra

Bức tranh thật nhất của đời Tôi xem tranh ông bằng mắt Cảm những giây phút xao lòng Phố thị

Tôi nhận ra mình Thằng con trai vụng về

Trước thiếu nữ Trước Tố nữ Tranh

(Đọc tranh Bùi Xuân Phái - Tạp chí Nhà văn số 8/ 2003)

2.2.2.3. Ngân Hà, Nguyễn Thụy Kha

Kể từ sau khi Bùi Xuân Phái ra đì, nỗi nhớ khôn nguôn và một cảm giác trong vắng trong từng cuộc gặp mặt những bạn bè cũ của ông. Mỗi bức tranh nhỏ nhoi trước mặt đều gắn với mộ kỷ niệm lớn lao giữa người đi, kẻ ở. Bởi lẽ đó, có rất nhiều người đã sáng tác nên những vần thơ đầy nuối tiếc trước sự ra đi của ông.

Trăng còn tím ngát đêm đường phố Anh vội về đâu? Anh Phái ơi

Cây cột đèn kia, mai rạng tỏ Lấy gì che được dáng mồ côi

(Ngân Hà)

Hạ này, các phố cổ Hà Nội

Lặng nắng tiễn đưa họa sĩ của mình Những mái nhà sóng sóng

Rung từng nét bút anh rung Cây bàng cong cả cành liễu nhỏ Xanh bao nhiếu úa bao nhiêu nữa nào Một trời hòa hoa lắng sầu

Một thời rượu suông say lâu Một lần ngẫm nghĩ chìm sâu Một ngày bạn bè còn đâu? Phố phố nối nhau

Tiếc thương một màu Theo sau theo sau Một hồn Hà Nội Tan vào mây cao

(Phái - Một hồn Hà Nội - Nguyễn Thụy Kha)

2.2.2.4. Nhà sưu tầm Mạnh Phúc

Từ lâu, Mạnh Phúc vốn say mê thư pháp và những tuyệt phẩm của quốc họa Trung Hoa. Từng yêu thích cổ vật và thú chơi tao nhã trong việc chăm sóc cây cảnh, chim muông. Nhưng gần mười năm trở lại đây, ông thực sự nhận ra vẻ đẹp và dân công sưu tập tranh của các họa sĩ thuộc thế hệ trường Mỹ thuật Đông Dương vì họ đều đã thành danh và phong cách đã định hình. Trong nhà ông treo kín tranh của nhiều tên tuổi trong làng họa Việt Nam như Công Văn Trung, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm. Dương Bích Liên, Phạm Văn Đôn, Phan Thông, Hoàng Lập Ngôn, Tạ Tỵ, Cát Tường, Nguyễn Dung, Trần Duy… nhưng tác giả mà ông có nhiều tranh nhất vẫn là Bùi Xuân Phái. Ông yêu tranh Bùi Xuân Phái vì theo ông, bức nào của họa sĩ cũng ẩn chứa một tình cảm nồng nàn, sâu lắng mà ngây thơ. Trên thực tế, Mạnh Phúc đã tiến hành nhiều triển lãm tranh của Bùi Xuân Phái như: triển lãm tranh biếm họa, tranh chân dung, tranh phố... Ở mỗi một triển lãm, ông đã hé mở cho người xem những cảm nhận khác nhau về phong cách hội họa Bùi Xuân Phái.

2.2.2.5. Nhà sưu tầm Trần Hậu Tuấn

Trong giới yêu nghệ thuật, Trần Hậu Tuấn nổi tiếng là một nhà sưu tập tranh nghiêm túc và chịu đầu tư. Trong niềm đam mê sưu tập nghệ thuật, Trần Hậu Tuấn có nhiều duyên nợ với Bùi Xuân Phái. Từ những tác phẩm

của danh họa Bùi Xuân Phái cho anh hồi ấu thơ cộng với niềm đam mê trong thế giới của hình và sắc, Trần Hậu Tuấn đã trở thành một trong những nhà sưu tập tranh hàng đầu Việt Nam, đồng thời là nhà biên tập sách mỹ thuật chững chạc. Nhà sưu tập nổi tiếng Trần Hậu Tuấn (Thành phố Hồ Chí Minh) đã tập hợp rất nhiều tranh của Bùi Xuân Phái. Anh cũng là người đứng ra thành lập nhà tượng niệm họa sĩ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1998, nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của ông (24-6-1988), Trần Hậu Tuấn cùng gia đình họa sĩ cho ra đời cuốn sách “Bùi Xuân Phái - Cuộc đời và Tác phẩm". Cuốn sách có thể coi là một triển lãm toàn cảnh thu nhỏ mà khi họa sĩ còn sống chưa có điều kiện thực hiện.

* Tiểu kết

Hơn 40 năm lao động nghệ thuật, Bùi Xuân Phái đã để lại hàng nghìn tác phẩm. Tranh của ông được trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Từ năm 2008, giải thưởng mang tên một trong tứ trụ của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại sẽ được trao thường niên cho những công trình văn hóa nghệ thuật, các ý tưởng thể hiện tình yêu sâu nặng với mảnh đất thủ đô. Đó là giải thưởng Bùi Xuân Phái tôn vinh tình yêu Hà Nội.

Bùi Xuân Phái được bạn bè (ông có nhiều bạn bè thuộc đủ các tầng lớp) mệnh danh là Je'sus do bộ râu và khuôn mặt gầy guộc, cái tên đó có thể được tặng cho ông vì tính chịu đựng thánh thiện và sự kiên dũng tinh thần của ông trước đau đớn. Bùi Xuân Phái, con người và nghệ sĩ, vẫn là một hiện diện sống ở Việt Nam sau khi ông mất vì ung thư phổi tại Hà Nội ở tuổi 68. Là họa sĩ Việt Nam nổi tiếng nhất ở ngoài nước, Bùi Xuân Phái cũng là một họa sĩ được kính trọng nhất và nổi tiếng nhất ở trong nước, mặc dầu đến năm 1984 mới được phép bày một triển lãm cá nhân. Không một ai nói nói điều gì xấu về ông: thường thường, ông được mô tả là khiêm tốn, kín đáo, rộng lượng, độc lập suy nghĩ và trên hết là một phẩm cách trầm lặng.

C. KẾT LUẬN

---&---

1. Quan điểm về nghệ thuật hội họa

Trong hoàn cảnh chiến tranh của đất nước, nghệ thuật cũng làm những nhiệm vụ tức thời phục vụ cho đời sống tinh thần của nhân dân. Xu huớng hiện thực trong nghệ thuật phát triển, phù hợp với bối cảnh lịch sử dân tộc. Qua những trang nhật ký của Bùi Xuân Phái ta thấy rõ những biến đổi phức tạp trong cuộc sống mà ông đã trải qua, đã vượt lên để khẳng định mình trong nghệ thuật và trong cách sống. Những gì ông viết ra thường không để dạy ai về nghệ thuật mà tự khuyên ta tu dưỡng nên người, nhất là làm người nghệ sĩ trong cuộc đời cụ thể. Lời nói, câu viết của ông như mặt sau của tấm tranh và cũng là phần ngầm của tảng băng. Chúng là chứng cứ cho sự tồn tại bền vững của hàng ngàn tác phẩm ông để lại.

2. Tác phẩm hội họa

Bùi Xuân Phái (1920 - 1988) thường được nhắc tới như một trong những họa sĩ xuất sắc nhất của thế hệ họa sĩ Mỹ thuật Đông dương và cũng là một danh họa bậc thầy của nền mỹ thuật Việt Nam. Trong tâm thức của

nhiều người Việt Nam, ông còn là họa sĩ Hà Nội nhất bởi những bức tranh vẽ về phố cổ Hà Nội với những tình cảm hoài niệm đặc biệt dành riêng cho nó. Bằng tài năng nghệ thuật của mình ông đã để lại cho đời những tác phẩm đẹp nhất, phản ánh sâu xa nhất tinh thần dân tộc Việt- những phố cổ, chèo, chân dung… Đó là những tác phẩm của một thời, một thuở mà các hoạ sĩ sau này khó có thể diễn tả lại được. Phong cách của ông đã để lại ảnh hưởng trong nhiều tác phẩm của các hoạ sỹ đương đại.

3. Vị trí của Bùi Xuân Phái trong lòng người nhiều thế hệ

Nhà phê bình mỹ thuật Mạnh Phúc đã từng nói rằng: “Có những họa sĩ được kính trọng, còn Phái được quý trọng. Quý trọng không chỉ ở trong nước mà còn ở cả nước ngoài, ở những đồng nghiệp cao niên cùng thời và những họa sĩ trẻ cấp tiến, những nhà lý luận phê bình và những người sưu tập chuyên nghiệp hoặc tài tử”. Tình cảm nhiều thế hệ dành cho Bùi Xuân Phái xuất phát từ chính cuộc đời lao động nghệ thuật miệt mài, giản dị và đầy cống hiến, từ những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của ông. Bùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ dành được tình cảm yêu mến và trân trọng sâu sắc đến thế trong lòng người thưởng thức tranh ông thuộc nhiều thế hệ khác nhau

*************************************

Có thể thấy, cuộc đời Bùi Xuân Phái là một bức chân dung lớn về nhân cách người nghệ sĩ: ông thương yêu, tha thứ và làm việc... Ông được xếp vào một trong những danh họa bậc nhất của Việt Nam thế kỷ XX. Những người Việt Nam dù có lưu lạc ở phương trời nào, nếu may mắn được gặp ông, sẽ thấy lòng mình ấm áp và được an ủi. Bởi qua tranh của Bùi Xuân Phái, họ đã gặp được một thứ nghệ thuật đích thực - thứ nghệ thuật

dung dị và luôn cảm động, vì đã vinh danh con người và vẻ đẹp của đời sống này! Còn Hà Nội, với tình yêu và lòng biết ơn, đã ghi tên ông vào 1000 năm thiêng liêng của mình - Phố Phái!

Một phần của tài liệu luận văn Danh họa Bùi Xuân Phái (Trang 83)