luận văn Công nghiệp Bắc Ninh từ 1997 đến 2010

131 473 2
luận văn Công nghiệp Bắc Ninh từ 1997 đến 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Giang Tâm A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, ngành công nghiệp có vai trò rất quan trọng. Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp không những cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh tế mà còn tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, góp phần phát triển nền kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội. Công nghiệp còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ và củng cố an ninh quốc phòng. Không một ngành kinh tế nào lại không sử dụng các sản phẩm của công nghiệp. Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở cỏc vựng khác nhau, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa cỏc vựng lónh thổ.Cụng nghiệp ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào sánh được với nó vì thế tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm mới và tăng thu nhập. Công nghiệp ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào sánh được với nó vì thế tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm mới và tăng thu nhập. Ngày nay, một nước muốn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển ổn định về kinh tế - xã hội, cần thiết phải có một hệ thống các ngành công nghiệp hiện đại và đa dạng, trong đó các ngành công nghiệp mũi nhọn phải được chú ý thích đáng. Quá trình một xã hội chuyển dịch từ Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 1 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Giang Tâm một nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở nông nghiệp sang một nền kinh tế về cơ bản dựa vào sản xuất công nghiệp được gọi là quá trình công nghiệp hoá. Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, là một tỉnh có truyền thống tiểu thủ công nghiệp đất trăm nghề. Bên cạnh đó lại có nhiều tiềm năng và điều kiện phát triển ngành công nghiệp. Ngành Công nghiệp Băc Ninh ra đời, hình thành và phát triển cùng với sự nghiệp cách mạng của đất nuớc và dân téc đã có nhiều đóng góp quan trọng trong suốt quá trình đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước. Bước vào thời kỳ đổi mới, đặc biệt kể từ khi tái lập tỉnh (tháng 1 năm 1997), công nghiệp Bắc Ninh đã có những bước phát triển vuợt bậc, với tốc độ luôn luôn cao hơn bình quân chung của cả nước và khu vực Đồng bằng- Trung du bắc bé. Khi tái lập tỉnh (1997), Bắc Ninh vẫn mang đặc thù của một tỉnh thuần nông. Từ năm 1997 đến nay dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự điều hành có hiệu quả của HĐND, UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên chức, người lao động trong toàn ngành công nghiệp, bộ mặt công nghiệp Bắc Ninh có nhiều thay đổi. Từ những vai trò của ngành công nghiệp nói chung và đặc điểm công nghiệp Bắc Ninh nói riêng mà tình hình nghiên cứu sự phát triển công nghiệp của Bắc Ninh (1997-2010) đã trở thành vấn đề lôi cuốn hấp dẫn. Hơn nữa trong nghiên cứu lịch sử hiện nay việc nghiên cứu đề tài lịch sử địa phương có nhiều ý nghĩa lớn . Bởi lịch sử địa phương chứa đựng nhiều nguồn tài liệu phong phú, nhiều vấn đề đề tài để ta khai thác. Cũng từ những ý nghĩa thực tiễn đó, việc nghiên cứu lịch sử địa phương được đưa vào giảng dạy trong các trường trung học phổ thông. Từ đó học sinh hiểu được lịch sử địa phương của tỉnh, thông qua việc hiểu biết về lịch sử địa phương sẽ giỳp cỏc em hiểu được tinh thần lao động, sáng tạo của cha ông ta từ ngàn xưa đã để lại. Với ý nghĩa thực tiễn và khoa học nói trên nên em quyết định chọn đề tài: “Công nghiệp Bắc Ninh từ 1997 đến 2010” để làm khóa luận tốt nghiệp. Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Giang Tâm 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Ngành công nghiệp Việt Nam đã được Đảng và Bác Hồ xác lập ngày 28/81945 và lấy là ngày truyền thống của ngành. Cũng từ năm 1945, ngành công nghiệp Bắc Ninh được hình thành phát triển. Đặc biệt ngành có nhiều sự thay đổi khi đến năm 1962 Bắc Ninh và Bắc Giang sáp nhập với nhau lập ra tỉnh Hà Bắc, và hơn cả trải qua 35 năm đến năm 1997 tỉnh Bắc Ninh tái lập tỉnh cho đến ngày nay. Tuy ngành hình thành khá lâu đời, lại có nhiều biến đổi lớn khi sáp nhập và tách tỉnh như vậy nhưng tới nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về vấn đề này. Nghiên cứu về vấn đề này có một số tác phẩm đề cập tới như sau: Tác giả Chu Viết Luân (ch.b), Trần Anh Vũ, Dương Mai Lan với tác phẩm: “Bắc Ninh -Thế và lực mới trong thế kỷ XXI”, NXB Chính trị Quốc gia, 2002. Tác phẩm trình bày những thành tựu, chuyển biến tích cực về kinh tế tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986 đến năm 2002. Cụ thể trong lĩnh vực công nghiệp, tác phẩm đã đề cập đến sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đồng thời trình bày hệ thống các doanh nghiệp tiêu biểu của Bắc Ninh (như:cụng ty kớnh Đỏp Cầu, công ty cổ phần giấy Thuận Thành, công ty trách nhiệm hữu hạn Sơn Hà….). Tác phẩm “Động thái kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh 1997-2005”, NXB Thống Kê, năm 2006. Tác phẩm trình bày tổng quát những thành tựu kinh tế xã hội Bắc Ninh giai đoạn 1997-2005, ngành công nghiệp có sự nghiên cứu về hiện trạng cơ sở vật chất, nguồn lực công nghiệp, những kết quả sản xuất kinh doanh đạt được và những tác động tích cực cũng như những hạn chế của ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Nguyễn Phương Bắc: “Định hướng và giải pháp đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh”, (Luận án tiến sĩ), năm 2002. Luận án đưa ra thực trạng đầu tư phát triển kinh tế và định hướng, giải pháp chủ yếu về đầu tư phát triển kinh tế ở Bắc Ninh đặc biệt là ngành công nghiệp. Như vậy tác Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 3 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Giang Tâm phẩm mới chỉ đề cập tới khía cạnh về đầu tư phát triển của ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Mẫn Bá Đạt: “Quỏ trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 – 2003” (Luận án Tiến sĩ), năm 2009. Luận án trình bày thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến 2003. Và đưa ra phương hướng, giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh thời gian tiếp theo. Bùi Vĩnh Kiên: “Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương (nghiên cứu áp dụng với tỉnh Bắc Ninh”), (luận án Tiến sĩ), năm 2009. Luận án trình bày thực trạng chính sách phát triển công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2007. Đưa ra những định hướng và giải pháp hoàn thiện các chính sách chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến 2020. -Bùi Vĩnh Kiên: “Phỏt triển các khu công nghiệp – bước đột phá trong sự nghiệp công nghiệp hóa của tỉnh Bắc Ninh”, Tạp chí Thông tin khu công nghiệp Việt Nam, số 13, tháng 10/2001. Nội dung nghiên cứu: thành tựu to lớn của các khu công nghiệp đối với tình hình công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh. Bùi Vĩnh Kiên: “Các khu công nghiệp ở Bắc Ninh: tiềm năng và triển vọng”,Tạp chí Công nghiệp Việt Nam, tháng 12/2002. Nội dung bài viết trình bày những tiềm năng và thuận lợi cho ngành công nghiệp Bắc Ninh phát triển, và đưa ra những phương hướng phát triển bền vững cho ngành trong tương lai. Trịnh Trọng Quý: “Bắc Ninh sôi nổi các khu công nghiệp” tạp chí Kinh tế và phát triển số 142, 4/2009. Nội dung bài viết xoay quanh vấn đề sự phát triển và tính năng động tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 4 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Giang Tâm Ninh như: khu công nghiệp Tiên Sơn, Yên Phong, Quế Võ và khu công nghiệp Thuận Thành 3. Đỗ Quang Vui: “Bắc Ninh phát triển các khu công nghiệp với giải quyết việc làm” Tạp chí Lao động- Xã hội số 279-280/2006. Nội dung chủ đạo là vấn đề việc làm tỉnh Bắc Ninh là nghiên cứu cụ thể là tại các khu công nghiệp trong tỉnh. Các tác phẩm, luận án, bài viết trên mặc dù mới dừng lại ở sự nghiên cứu chung về lý luận và một số nội dung ngành công nghiệp nhưng bước đầu có những nghiên cứu nhất định về công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Chưa có một tác phẩm nào nghiên cứu đầy đủ cụ thể công nghiệp Bắc Ninh từ 1997 đến 2010. Với những nguồn tư liệu thu thập được, với những lý luận và những nội dung khía cạnh của công nghiệp Bắc Ninh đã được nghiên cứu em muốn khóa luận sẽ là sự nghiên cứu tổng thể và có hệ thống về vấn đề này. 3. Đối tượng và phạm vi của đề tài. - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài của khóa luận chỉ nghiên cứu các ngành công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh. - Phạm vi không gian: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu về kinh tế công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh với những nội dung chính: hiện trạng công nghiệp và những tác động của công nghiệp đến kinh tế xã hội của tỉnh. - Phạm vi thời gian: Đề tài được nghiên cứu từ năm 1997-2010 là thời kỳ tỉnh Bắc Ninh tái lập tỉnh cho đến nay (theo Nghị quyết của Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 10 (15/11/1996). 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu. 4.1 Nguồn tư liệu. Tài liệu bao gồm các loại: - Tài liệu Văn thư – Lưu trữ của tỉnh Bắc Ninh. - Tài liệu phòng quản lý công nghiệp- Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh. - Tài liệu Ban quản lý khu công nghiệp Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 5 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Giang Tâm - Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh XV,XVI,XVII - Sách chuyên khảo: Lịch sử Hà Bắc, Địa Chí Hà Bắc, các bài báo cáo khóa luận trước….) - Tài liệu thực địa: Điều tra xã hội… - Tài liệu Internet. 4.2 Phương pháp nghiên cứu. Để có được tư liệu một cách đầy đủ và chính xác về tổng thể ngành công nghiệp Bắc Ninh luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của một bài nghiên cứu lịch sử như: Phương pháp thống kê: Thống kê những số liệu về kinh tế, văn hóa xã hội tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt là những số liệu liên quan đến ngành công nghiệp. Sau khi thống kê các số liệu, tài liệu em sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh -tổng hợp, phương pháp logic, lịch sử nhằm khai thác và phát triển đề tài. Bên cạnh đó em còn sử dụng phương pháp điều tra điền dã tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề nhằm thu thập những thông tin cụ thể chính xác và thực tế phục vụ cho bài viết. Từ đó em đưa ra nhận định, đánh giá và kết luận theo mục đích mà bài luận văn đề ra. 5. Đóng góp của khóa luận: Là công trình nghiên cứu, luận văn trước hết làm tái hiện bức tranh công nghiệp Bắc Ninh trong bối cảnh lịch sử nước ta từ năm 1997-2010 trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Bằng các dẫn chứng số liệu, luận văn xác định vai trò kinh tế-xã hội của công nghiệp Bắc Ninh xu hướng vận động cũng như vị trí của nó trên bình diện công nghiệp đồng bằng châu thổ sông Hồng và công nghiệp trên toàn đất nước. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, lịch sử xã hội địa phương, khóa luận chỉ ra những động lực thúc đẩy cho công nghiệp Bắc Ninh phát triển cũng như những trở lực khiến cho sự phát triển đó bị hạn chế, chưa Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 6 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Giang Tâm tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Từ đó rút ra những biện pháp tích cực để phát triển bền vững và đưa ra những giải pháp khắc phục những khó khăn cho ngành công nghiệp của tỉnh. Thông qua việc nghiên cứu công nghiệp Bắc Ninh (1997-2010) luận văn nêu lên sự gắn bó và tác động giữa công nghiệp và nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ thương mại….Những mối quan hệ qua lại tương tác đó sẽ mang nhiều yếu tố tích cực cần khai thác và tiêu cực cần khắc phục. Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể căn cứ vào kế hoạch đú cỏc cấp ngành đề ra các cơ sở nhằm thúc đẩy hoạt động công nghiệp, góp phần công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh và đất nước. 6. Bố cục của khóa luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luậnvăn gồm 3 chương: văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát điều kiện tự nhiên xã hội tỉnh Bắc Ninh. Chương 2: Tình hình công nghiệp Bắc Ninh thời kỳ 1997-2010. Chương 3: Những tác động của sự đổi mới công nghiệp đối với nền kinh tế xã hội Bắc Ninh. Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 7 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Giang Tâm NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI BẮC NINH 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh. - Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang - Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội - Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương - Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: - Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước. - Gần thủ đô Hà Nội được xem như là một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá đồng thời là nơi cung cấp thông tin, Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 8 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Giang Tâm chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoỏ. - Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ du lịch. - Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu chính với Trung Quốc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng. Trong cấu trúc địa lý không gian thuận lợi như vậy sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh. Xột trờn khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thỡ cỏc đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 1.1.2. Địa hình, đất đai và khí hậu Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 - 1600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 9 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Giang Tâm tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 - 1776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, thỏng cú ớt giờ nắng trong năm là tháng 1. Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào. Nhìn chung Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận nên việc xác định cỏc tiờu trớ phát triển công nghiệp có liên quan đến khí hậu như hướng giú, thoỏt nước mưa, chống nóng, khắc phục độ ẩm dễ thống nhất các ngành công nghiệp trong vùng; việc xác định tiờu chuẩn qui phạm xây dựng công nghiệp có thể dựa vào qui định chung cho công nghiệp vùng đồng bằng Bắc bộ. Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. “Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du” [23; tr8]. Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Vừ, Yờn Phong. Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nột cũn mang tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc. Toàn tỉnh có mặt các loại đất đá Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 10 [...]... niên 80 của thế kỷ XX, Công nghiệp của Hà Bắc nói chung (và phần lãnh thổ Bắc Ninh nói riêng) có 10 ngành công nghiệp sau đây: 1 Công nghiệp điện 2 Công nghiệp khai thác, chế biến kim loại 3 Công nghiệp hóa chất, phân bón và dược phẩm 4 Công nghiệp khai thác và chế biến lâm sản 5 Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng 6 Công nghiệp sành, sứ, gốm và thủy tinh 7 Công nghiệp chế tạo và sửa... Lịch sử Hà Nội 17 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Tâm Bùi Thị Giang 8 Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, bánh kẹo và thức ăn gia súc 9 Công nghiệp dệt da may mặc 10 .Công nghiệp in Trên phạm vi lãnh thổ Hà Bắc thuộc phần Bắc Ninh, mạng lưới công nghiệp trung ương và địa phương được bố trí như sau: • Công nghiệp Trung ương: Các nhà máy xí nghiệp công nghiệp ở Hà Bắc do trung ương quản lý gồm có:... cấu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Bắc như sau: 1 Ngành công nghiệp nhiên liệu: 0,43% 2 Ngành công nghiệp cơ khí, điện kỹ thuật, điện tử: 9,42% 3 Ngành công nghiệp hóa chất, phân bón: 33% 4 Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, sành sứ, thủy tinh: 19% 5 Ngành công nghiệp chế biến gỗ, giấy, lâm sản: 16,8% 6 Ngành công nghiệp lương thực, thực phẩm: 16,7% 7 Ngành công nghiệp dệt, may, da: 3,3% 8 Ngành công. .. dệt Bắc Ninh có xí nghiệp thảm len xuất khẩu ở thị xã Bắc Ninh Hà Bắc nói chung và Bắc Ninh nói riêng đều chưa có cơ sở quốc doanh thuộc da và làm đồ da, mà mới chỉ có hợp tác xã thủ công nghiệp nên sản lượng chưa lớn và chưa có giá trị kinh tế Qua đây ta thấy công nghiệp phần lãnh thổ Bắc Ninh trong toàn tỉnh Hà Bắc trước năm 1986 còn chậm phát triển, chỉ có 2 thành phần kinh tế cơ bản là: công nghiệp. .. dân số trên địa bàn Bắc Ninh chiếm 39,2% dân số tỉnh Hà Bắc năm 1995 và mật độ dân số gấp 2,27 lần mật độ dân số tỉnh Hà Bắc Mặc dù diện tích nhỏ, nhưng các hoạt động kinh tế trên địa bàn Bắc Ninh đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh Hà Bắc trong những năm trước năm 1997, nhất là trong sản xuất công nghiệp 1.3.1 Công nghiệp Bắc Ninh trước năm 1986 Từ khi thành lập tỉnh đến những năm đầu... bản là: công nghiệp Trung ương và công nghiệp địa phương Cơ cấu ngành Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 23 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Tâm Bùi Thị Giang đơn giản, sức sản xuất còn thấp, các sản phẩm công nghiệp chưa đa dạng phong phú 1.3.2 Công nghiệp Bắc Ninh từ năm 1986-1996 Theo phương hướng của đại hội VI (12/1986), công nghiệp địa phương tỉnh Hà Bắc từ năm 1986 đến những năm đầu thập niên 90 giữ... lý) + Xí nghiệp vôi Nam Thắng Đáp Cầu, công suất 25000 tấn vụi/năm + Xí nghiệp vôi Gia Thuận (Hồ - Thuận Thành) 5 Công nghiệp khai thác và chế biến lâm sản: Bắc Ninh không có thế mạnh để khai thác lâm sản như Bắc Giang, chỉ có công nghiệp chế biến lâm sản có điều kiện phát triển Hà Bắc là tỉnh có nghề thợ mộc truyền thống (cả về thợ mộc xây dựng và thợ mộc đóng gỗ) Bắc Ninh có Xí nghiệp mộc Bắc Ninh (Cổ... 75,963 CN có vốn nước ngoài (Nguồn: Sở Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Hà Bắc) 158,494 8,527 96,221 0,568 Dựa vào bảng số liệu trên ta nhận thấy giá trị sản lượng công nghiệp tỉnh Hà Bắc hàng ngày một tăng Trong 5 năm qua giá trị sản lượng công nghiệp đã tăng 212%: Công nghiệp quốc doanh trung ương tăng mạnh nhất 250% Công nghiệp ngoài quốc doanh tăng khá 168,8% Công nghiệp quốc doanh địa phương tăng... phần lãnh thổ của Bắc Ninh: + Thị xã Bắc Ninh: Nơi tập trung công nghiệp lớn thứ hai (sau thị xã Bắc Giang), chiếm 23,2% giá trị sản lượng (Quốc doanh và ngoài quốc doanh), 37,7% về tài sản công nghiệp quốc doanh, 28% về lao động công nghiệp quốc doanh +Huyện Tiên Sơn: Nơi tập trung lớn thứ ba của tỉnh Hà Bắc, chiếm 10,6% về giá trị sản lượng công nghiệp, 7,4% về tài sản cố định của công nghiệp quốc doanh... trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 Như vậy ta nhận thấy việc đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 33 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Tâm Bùi Thị Giang hiện đại hóa của tỉnh Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp thì Đảng bộ, các cơ quan, sở công thương luôn . công nghiệp, bộ mặt công nghiệp Bắc Ninh có nhiều thay đổi. Từ những vai trò của ngành công nghiệp nói chung và đặc điểm công nghiệp Bắc Ninh nói riêng mà tình hình nghiên cứu sự phát triển công nghiệp. công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến 2020. -Bùi Vĩnh Kiên: “Phỏt triển các khu công nghiệp – bước đột phá trong sự nghiệp công nghiệp hóa của tỉnh Bắc Ninh , Tạp chí Thông tin khu công nghiệp. nhất định về công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Chưa có một tác phẩm nào nghiên cứu đầy đủ cụ thể công nghiệp Bắc Ninh từ 1997 đến 2010. Với những nguồn tư liệu thu thập được, với những lý luận và những

Ngày đăng: 19/04/2015, 17:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Ở đây sự đóng góp vào kết quả xuất khẩu chung trên địa bàn của các loại hình kinh tế có sự khác nhau:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan