Quyển “Hồ Chí Minh - Những hoạt động quốc tế”, Phan ngọc Liên chủ biên, Nxb Quân đội nhân dân, H.1994 giới thiệu toàn bộ những hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh trong những năm đitìm đườ
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sù ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930) đã tạo ra bước ngoặt
vĩ đại cho cách mạng Việt Nam, đồng thời đánh dấu quá trình Hồ Chí Minhtiếp nhận, vận dụng tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể củanước ta Điều này không chỉ nêu rõ kết quả quá trình tìm đường cứu nướcđúng đắn của Hồ Chí Minh mà còn đặt nền tảng cho những thắng lợi tiếp theocủa cách mạng Việt Nam Từ thực tiễn sinh động đã cho thấy, tư tưởng HồChí Minh là bách chiến bách thắng Điều đó đã được Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ VII, của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “lấy chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hànhđộng của Đảng ta” [79.1180] Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đã làmcho cách mạng Việt Nam có những bước tiến vượt bậc, đất nước có nhiềuthắng lợi lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xãhội Việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và những đóng góp của Ngườiđối với dân tộc, cách mạng đã trải qua một quá trình lâu dài, gian khổ màtrước hết là sự chuyển biến về tư tưởng Vì vậy, tìm hiểu vấn đề này để gópphần khẳng định công lao to lớn của Hồ Chí Minh đối với dân tộc để có lòngtin và ý chí quyết tâm đi theo con đường mà Người đã lựa chọn
Trong tình hình hiện nay, trước những biến động của tình hình thế giới
và trong nước, thái độ đối với nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Namcũng đang có những diễn biến phức tạp Tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam
tự hào, tin tưởng, quyết tâm thể hiện tư tưởng của Người trong hiện thực,nhưng đã xuất hiện một số Ýt phần tử xấu, phản động điên cuồng đánh phácách mạng, xuyên tạc, phủ nhận con đường mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn Vìthế việc nghiên cứu Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng của Người nói riêng trở
Trang 2thành một cuộc đấu tranh, trước hết trên lĩnh vực nhận thức tư tưởng, quanđiểm để vững lòng tin vào cách mạng
Trước những nhu cầu cấp bách về việc nhận thức đúng đắn lịch sử cũngnhư xuất phát từ chính nguyện vọng thiết tha của bản thân, chúng tôi chọn
vấn đề “Sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước” làm đề tài luận văn Thạc sĩ lịch sử.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh, việc đi tìm con đường cứunước đúng đắn cho dân tộc là bước khởi đầu quan trọng, vì vậy, sự kiện này
đã trở thành đề tài được nhiều người quan tâm Đối với luận văn này, cáccông trình của các tác giả đi trước đóng vai trò cung cấp tư liệu, gợi mở vàdẫn dắt hết sức quan trọng
Về nguồn tài liệu, chúng tôi chú trọng các loại sau đây: Thứ nhất, các tácphẩm của Hồ Chí Minh nói chung, về quá trình Người đi tìm đường cứu
nước nói riêng Bài viết “Con đường dẫn tôi đến với chủ nghĩa Mác- Lênin”
có ý nghĩa, giá trị quan trọng đối với việc nghiên cứu của chúng tôi
Thứ hai, các chuyên khảo lịch sử, như tác phẩm của Ban Nghiên cứu
Lịch sử Đảng trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng: “Chủ Tịch Hồ Chí Minh - tiểu sử và sự nghiệp”, (Nxb Sự Thật, H 1972), Sách giới thiệu
thân thế sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch qua các giai đoạn: đường cứu nước
giải phóng dân tộc; thành lập Đảng; chỉ đạo cách mạng, Quyển “Hồ Chí Minh - Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động” (in lần thứ 8 Nxb Văn
Học, H 1972) nêu rõ về cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh từ khi ra đi tìmđường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng năm 1911 đến năm 1946 Trần Dân
Tiên, trong quyển “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch”, tái
bản nhiều lần, được xem là một cuốn tiểu sử chính trị có nhiều những nhậnđịnh quan trọng, đúng đắn về cuộc đời và hoạt động của Hồ Chí Minh qua các
Trang 3thời kỳ Cuốn sách giúp chúng ta cơ sở tìm hiểu tư tưởng của Người trước khi
ra nước ngoài, khi Người khẳng định: “Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nướcPháp và các nước khác Sau khi đi xem xét họ thế nào, Tôi sẽ trở về giúpđồng bào chóng ta” [81.11] Câu nói trên chỉ rõ việc ra đi của Người có chủ
định hẳn hoi Hồng Hà trong quyển “Thời thanh niên của Bác Hồ”, (Nxb
Thanh Niên, H.1976), tập trung trình bày những hoạt động của Hồ Chí Minh
từ năm 1908 đến năm 1923 Mặc dù cuốn sách này viết dưới dạng truyện ký,song còng cung cấp cho người đọc một số tư liệu, chủ yếu về hoạt động của
Người ở Pháp Cuốn “Chủ Tịch Hồ Chí Minh tiểu sử và sự nghiệp”, do Ban
Nghiên cứu Lịch sử Đảng biên soạn (xuất bản lần thứ 5 Nxb Sự Thật,H.1980) đã dành 27 trang đầu để nói về đÊt nước, quê hương, gia đình củaChủ tịch Hồ Chí Minh và những hoạt động của Người từ năm 1908 đến năm
1920 và nhận định: “Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đãđộc lập suy nghĩ, có năng khiếu điều tra, nghiên cứu sâu sắc và nhạy béntrước thời cuộc Người có tinh thần học tập công phu, đấu tranh và rèn luyệntrong phong trào công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc Vừahọc tập lý luận vừa làm công tác thực tế, từng bước một, Người rót ra nhữngkết luận quan trọng để nêu thành nguyên tắc và lấy những nguyên tắc Êy soi
sáng cho hoạt động thực tiễn của mình” Cuốn “Chủ Tịch Hồ Chí Minh chiến
sĩ trên mặt trận giải phóng dân tộc” của Hùng Thắng và Nguyễn Thành (Nxb
KHXH, H.1985) đề cập đến những cống hiến của Người với phong trào giảiphóng dân tộc không chỉ của Việt Nam mà của nhiều nước thuộc địa, phụthuộc khác, từ khi người ra đi tìm đường cứu nước từ 1911 đến 1969 Cuốn
“Hồ Chí Minh những sự kiện” (Nxb Thông tin lý luận, H.1987) cung cấp nhiều tài liệu chính xác về cuộc đời và sự nghiệp của Người Cuốn “Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá” ra đời nhân kỷ niệm
100 năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh (1890-1990), do Uỷ ban khoa học
Trang 4xã hội Việt Nam (Nxb.KHXH, H, xuất bản năm 1990, gồm 79 báo cáo nghiêncứu về thân thế, sự nghiệp, con người, những cống hiến nhiều mặt về văn hoá,khoa học, đạo đức của Người cho dân tộc, nhân loại của các nhà nghiên cứu
đầu ngành) Quyển “Hồ Chí Minh- mét con người, một dân tộc một thời đại, một sự nghiệp” của Phạm Văn Đồng (Nxb Sù thật, H.1990), giới thiệu một
cách súc tích, sâu sắc về cuộc đời hoạt động, sự nghiệp, những cống hiến của
Hồ Chí Minh đối với dân tộc, nhân loại Quyển “Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh” của Đặng Xuân Kỳ (Nxb Thông tin Lý Luận, H.1990) tìm hiểu về tác dụng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cuộc sống Quyển “Hồ Chí Minh quá khứ hiện tại tương lai” của Phạm Văn Đồng (Nxb Sự thật, H.1991),
khẳng định: Hồ Chí Minh mét con người, một cuộc đời hoạt động phong phúvới hiệu quả thiết thực, đạo đức phong cách của Người và Hồ Chí Minh sống
mãi trong sự nghiệp của chúng ta Quyển “Hồ Chí Minh - Những hoạt động quốc tế”, Phan ngọc Liên (chủ biên, Nxb Quân đội nhân dân, H.1994) giới
thiệu toàn bộ những hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh trong những năm đitìm đường cứu nước (1911-1920) trong các hoạt động của Quốc tế cộng sản(1920-1930) và những hoạt động ngoại giao của Người trong kháng chiếnchống Pháp và những năm xây dựng CNXH ở miền Bắc
Thứ ba, các công trình về tư tưởng Hồ Chí Minh, Quyển “Sự hình thành
cơ bản vÒ tư tưởng Hồ Chí Minh” của Giáo sư Trần Văn Giầu, (NxB Chính trị Quốc gia, H 1997); “Hồ Chí Minh từ nhận thức lịch sử đến hoạt động cách mạng” của Phan Ngọc Liên, (NxB Chính trị quốc gia, H.1999), “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên, (NxB Chính trị quốc gia H.2000), “Tư tưởng Hồ Chí Minh- di sản văn hoá dân tộc” dưới chỉ đạo biên soạn của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, (NxB Quân đội nhân dân, H 2000) đã giới thiệu thân thế sựnghiệp những hoạt động của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu
Trang 5nước, một số câu chuyện về đời sống hàng ngày của Người, trong đó có việc
hình thành tư tưởng trong quá trình tìm đường cứu nước Quyển “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” của Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh- tạp chí Lịch sử Đảng (Nxb Chính trị Quốc gia, H.2003), ra đời nhân kỉ niệm 20 năm Tạp chí Lịch sử Đảng (1983-2003) với 52bài viết nghiên cứu về thân thế sự ngiệp, công lao đóng góp của Người, giá trịvăn hoá đạo đức của các nhà nghiên cứu đầu ngành, trong đó có nêu sựchuyển biến tư tưởng của Người trong quá trình đi tìm đường cứu nước
Ngoài ra, còn có nhiều bài nghiên cứu về chủ đề Hồ Chí Minh với conđường cứu nước được đăng tải trên một số tạp chí, kỷ yếu khoa học như bài
“Quá trình nhận thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con đường cách mạng tháng Mười đối với phong trào giải phóng dân tộc” của Phan Ngọc Liên- Nguyễn Am, đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6-1982; bài “Hồ Chí Minh với ngọn cờ độc lập giải phóng dân tộc trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng” của Lê Mậu Hãn, in trong Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5-1990 Chóng ta
có thể kể thêm các bài cùng chủ đề này như “Hồ Chí Minh chủ động sáng tạo trong việc lựa chọn con đường cứu nước”, của Trình Mưu, (Tạp chí Lịch
sử Đảng sè 5-1994), “Theo dấu chân Nguyễn Ái Quốc ở Pari”, của Thu
Trang, (Tạp chí Xưa Nay sè 51 tháng 5-1998)
Ngoài những cuốn sách và bài viết trên đây, một số luận án Tiến sĩ Lịch
sử cũng đề cập đến vấn đề này ở góc độ khác nhau, như luận án Tìm hiểu quá trình chủ tịch Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác- Lênin của Đức Vượng; Nguyễn Ái Quốc với vấn đề thành lập Đảng cộng sản Vịêt Nam (1920-1930) của Hoàng Văn Tuệ; Nguyễn Ái Quốc với việc truyền
bá chủ nghĩa Mác- Lênin ở Việt Nam (1921-1930) của Phạm Xanh;
Thứ tư, các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Trong sốnày chúng tôi chú ý đến những tác giả người Nga, Nhật, Pháp, Mỹ khi
Trang 6nghiên cứu về Hồ Chí Minh, có đề cập đến con đường cứu nước của Hồ Chí
Minh, như cuốn “Đồng chí Hồ Chí Minh” của Epghênhi Cabêlép, (xuất bản ở
Liên Xô cũ năm 1983, Nhà xuất bản Thanh niên, dịch in thành 2 tập năm1985), giới thiệu những yếu tố về gia đình, quê hương ảnh hưởng đến tinhthần yêu nước, ý tưởng tự do và việc xác định con đường cứu nước của Hồ
Chí Minh Cuốn “Hồ Chí Minh giải phóng dân tộc và đổi mới” của nhà
nghiên cứu Nhật Bản Furuta Motoo, (NxB Ioanami xuất bản 1996 - NxbChính trị quốc gia dịch, xuất bản năm 1997), tìm hiểu về mối quan hệ giữaChủ tịch Hồ Chí Minh và công cuộc đổi mới ở Việt Nam, bắt đầu từ việc
Người xác định con đường cứu nước mới Quyển “Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin”, của Daniel Héméri (Nguyễn Trọng Côn dịch, Nxb
Lao động, H 2001), giới thiệu quá trình Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩaMác-Lênin đÓ giành thắng lợi trong đấu tranh cách mạng
Những tài liệu trên đều giúp Ých cho tác giả trong việc giải quyết vấn
đề của luận văn Tuy số lượng tác phẩm, bài viết và một số luận án khá nhiều,song chưa có công trình, tác phẩm nào đi sâu trình bầy có hệ thống vấn đề
“Sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước” một cách có hệ thống đầy đủ
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước”, chúng tôi cố gắng hệ thống lại những diễn biến
trong quá trình phát triển tư tưởng của Hồ Chí Minh khi đi tìm đường cứunước, đồng thời chứng minh những luận điểm của Hồ Chí Minh về con đườngcứu nước theo Cách mạng vô sản có cơ sở khoa học đúng đắn
Khi trình bày toàn bộ quá trình chuyển biến về tư tưởng của Hồ ChíMinh trong quá trình tìm đường cứu nước, chúng tôi cố gắng làm sáng tỏnhững nhân tố khách quan và chủ quan làm chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí
Trang 7Minh và xác định con đường cứu nước đúng với những nội dung cụ thể củanó.
Nhiệm vô cụ thể trong đề tài này còn phần nào sâu phân tích phong tràoyêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX để nêu rõ rằng, sự khủng hoảng của đường lối, sự lãnh đạo đặt ra yêu cầucấp thiết phải tìm một hướng đi mới để giải phóng dân tộc Chúng tôi còn làmsáng tỏ quá trình Hồ Chí Minh tiếp thu những truyền thống gia đình, quêhương và dân tộc – những nhân tố có tác động đến sự chuyển biến tư tưởng
để hình thành tư tưởng yêu nước mới của Người Việc tìm hiểu bản chất củachủ nghĩa thực dân và cuộc sống của nhân dân lao động ở các nước thuộc địa
và “chính quốc” cũng là một yêu cầu để hiểu ảnh hưởng của nhận thức nàyđối với quá trình Người đi tìm đường cứu nước
4 Giới hạn vấn đề và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Đề tài chủ yếu nghiên cứu về sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh
đi đến quyết định lựa chọn và xác lập nội dung con đường cứu nước mới Tuynhiên, trong luận văn chúng tôi cũng đề cập đến các con đường cứu nước cũ,
sự khủng hoảng đường lối cứu nước và quá trình tìm đường cứu nước của HồChí Minh
Về thời gian, chúng tôi giới hạn từ khi Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứunước đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1911-1930), chấm dứt sựkhủng hoảng trong phong trào yêu nước, chống Pháp Đánh dấu bước ngoặt
vĩ đại của cách mạng Việt Nam và đồng thời đánh dấu sự hoàn chỉnh conđường cứu nước của Hồ Chí Minh
Để hoàn thành luận văn, tác giả đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh,đường lối, chủ trương của Đảng Đó là cơ sở phương pháp luận của việcnghiên cứu
Trang 8Phương pháp nghiên cứu luận văn được triển khai trên cơ sở kết hợpphương pháp lôgic lịch sử, phân tích, chứng minh, diễn giải, khái quát, xử líthông tin, được thể hiện qua các phương pháp cụ thể của nghiên cứu lịch sử,như xây dựng đề cương, sưu tầm tài liệu, biên soạn tất cả các phương phápđều nhằm làm sáng tỏ những vấn đề, chủ đề mà luận văn đã đặt ra.
5 Nguồn tư liệu
Khi thực hiện luận văn, chúng tôi đã khai thác, tìm hiểu, lựa chọn và hệthống một khối lượng tài liệu khá phong phó, bao gồm các loại chủ yếu sau:
Loại thứ nhất, các Văn kiện Đảng, các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước có đề cập đến vấn
đề chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứunước Đây là loại tài liệu cung cấp một cách khách quan, trung thực những sựkiện lịch sử
Loại thứ hai, gồm một số công trình chuyên khảo, một số tác phẩm, bài
nghiên cứu có liên quan đến vấn đề chúng tôi nghiên cứu của các tác giả trong
và ngoài nước đã được công bố, chúng tôi cũng tham khảo một số luận ánđang được lưu tại thư viện Quốc Gia Đây là những tài liệu tham khảo bổ trợ
và được sử dụng hợp lý đúng nguyên tắc quy định
6 Đóng góp mới của luận văn
Làm sáng tỏ có hệ thống sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trongquá trình tìm đường cứu nước, cũng như nêu cụ thể nội dung con đường cứunước mà Hồ Chí Minh khẳng định
7 Bố cục luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn đượctrình bầy thành 3 chương với 7 tiết
Trang 9Chương 1
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP VÀO CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX VÀ SỰ KHỦNG HOẢNG
VỀ CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
1.1 Bối cảnh lịch sử trong nước và thế giới vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
1.1.1 Những biến đổi trong nước
Xã hội Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có những biến cốlớn, do sù thay đổi trong nước và quốc tế Từ nửa sau thế kỷ XIX, các nước tưbản chủ nghĩa phương Tây đang chuyển dần lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa,
càng ráo riết chạy đua tìm kiếm thị trường ở các nước phương Đông những vùng đất chưa bị thôn tính, trong đó có Việt Nam Đúng vào lúc đó, chế độ
phong kiến Việt Nam đang bị khủng hoảng trầm trọng về tất cả các mặt chínhtrị, kinh tế, xã hội Chính sách của triều Nguyễn không chỉ làm cho nội bộtriều đình mâu thuẫn mà còn làm cho đất nước rơi vào khủng hoảng, đặt dântộc ta vào thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của Pháp
Ngày 1 tháng 9 năm 1858, thực dân Pháp công khai nổ súng xâm lượcViệt Nam Giai cấp phong kiến cầm quyền nhà Nguyễn tỏ ra bất lực, nhanhchóng phân hoá, nhượng bộ từng bước, liên tiếp từ sai lầm này đến sai lầm
Trang 10khác cuối cùng đi đến đầu hàng thực dân, đánh dấu bằng hiệp ước Patơnốtnăm 1884, dâng toàn bộ lãnh thổ nước ta cho Pháp.
Trên cơ sở những thắng lợi về quân sự, thực dân Pháp bắt tay vào khaithác, bóc lột một cách có hệ thống và mức độ ngày càng tăng trên quy môtoàn lãnh thổ Việt Nam Với hai cuộc khai thác thuộc địa; lần thứ nhất (từnăm 1897 đến năm 1914); lần thứ hai (bắt đầu từ năm 1919); phương thứcbóc lột tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam, kết hợp với việc duy trìphương thức bóc lột phong kiến cũ, làm chuyển biến xã hội Việt Nam từ xã
hội phong kiến thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Tình hình đó đã gây
nên những biến đổi về các mặt trong đời sống xã hội Việt Nam
- Về chính trị: Thực dân Pháp áp dụng triệt để chính sách “chia để trị”,
“dùng người bản xứ trị người bản xứ” Chúng chia cắt nước ta làm ba xứ vớichế độ có luật pháp khác nhau Ngoài ra, chúng còn dùng nhiều thủ đoạn đểchia rẽ tôn giáo Chúng liên kết với các thế lực phong kiến phản động ViệtNam để đàn áp về chính trị, vơ vét bóc lột về kinh tế Tổ chức Liên bangĐông Dương (lập từ năm 1887) tiếp tục được kiện toàn để chia rẽ nhân dânĐông Dương trong một cấu trúc thống nhất giả tạo, xoá tên Việt Nam, Lào,Campuchia trên bản đồ thế giới
Bộ máy thống trị của thực dân Pháp được thiết lập cùng với việc duy trì
hệ thống quản lý cũ, lạc hậu của phong kiến từ Trung ương tới Hội đồng kỳmục ở làng xã Thông qua đó, chúng nắm và cột chặt Việt Nam trong vòng nôdịch của mình Bộ máy thống trị của thực dân Pháp và tay sai phong kiến chủyếu dựa vào sức mạnh quân sự và dùng vũ lực đàn áp làn sóng đấu tranh đòi
tự do, độc lập của nhân dân ta Chính sách “Pháp - Việt đề huề” v.v màthực dân ra sức tuyên truyền chỉ là trò lừa bịp về chính trị
- Về văn hoá, giáo dục: Chính sách ngu dân về giáo dục, đầu độc về văn
hoá là một trong những biện pháp cai trị thâm hiểm của bọn thực dân Mục
Trang 11tiêu của toàn bộ chính sách về văn hoá giáo dục là hướng vào việc xác lập vàduy trì vĩnh viễn ách thống trị của Pháp Vì thế, tuỳ theo yêu cầu về chính trị
ở từng giai đoạn cụ thể mà thực dân Pháp đã tiến hành những chính sách vềgiáo dục khác nhau
Chủ trương duy trì chế độ vua quan để thống trị nhân dân, Thực dânPháp dùng rượu cồn, thuốc phiện, giáo dục để mê hoặc nhân dân Việt Nam.Chúng tìm mọi cách để loại bỏ ảnh hưởng của các trí thức văn thân yêu nướcvới những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, ngăn chặn các tư tưởngtiến bộ từ bên ngoài, từng bước thiết lập nền giáo dục thực dân, nô dịch Đồngthời, chúng lợi dụng mọi mặt lạc hậu của chế độ phong kiến cũ để duy trì tôn
ti trật tự, đẳng cấp trong xã hội, duy trì mọi thứ đồi phong bại tục để giamhãm các tầng lớp nhân dân trong vòng tăm tối
Nói chung, mọi hoạt động cố gắng của thực dân Pháp về văn hoá, giáodục thời kỳ này đều hướng tới thiết lập một nền giáo dục Tây phương, nhằmđào tạo một lớp công chức, nhân viên cần thiết cho guồng máy chÝnh trị vàkinh tế thực dân Nền giáo dục thực dân thực sự là một nền giáo dục nô dịch,ngu dân, vọng bản
- Về kinh tế: Thực dân Pháp tìm mọi cách du nhập phương thức sản
xuất tư bản chủ nghiã vào nước ta, đồng thời vẫn duy trì quan hệ phong kiếnnhằm bóc lột và vơ vét nhân dân Việt Nam Vì thế, chương trình khai thácthuộc địa ban đầu chỉ đầu tư hạn chế vào một số ngành khai thác mỏ (than,
đá, thiếc, kẽm) và xây dựng một số cơ sở công nghiệp, nhằm phục vụ cho đờisống của bọn thực dân, như điện, nước, bưu điện Sau đó là xây dựng giaothông (đường, cầu, cống, cảng ) cũng chỉ đáp ứng yêu cầu cần thiết phục vụmục tiêu kinh tế và quân sự của chúng
Trang 12Pháp nắm mọi nguồn thuế: thuế xuất nhập khẩu, thuế đinh (còn gọi làthuế thân), thuế điền, thuế gián thu (chủ yếu là các thứ thuế rượu, muối,thuốc) Thuế khoá đem lại cho Pháp một nguồn thu lớn.
Chính sách kinh tế của thực dân làm cho nền kinh tế Việt Nam đã trảiqua nhiều biến đổi về mọi mặt; nông, công, thương nghiệp, ngân hàng đều có
sự phát triển mới theo con đường tư bản chủ nghĩa Pháp nắm độc quyền vềtất cả các mạch máu kinh tế và hướng nó phục vụ cao nhất cho tư bản chínhquốc Dưới chế độ độc quyền Êy, thành phần kinh tế của tư sản dân tộc ViệtNam tuy cố gắng vươn lên, nhưng nhỏ bé, yếu ớt Bên cạnh quan hệ sản xuấtmới, vẫn tồn tại nền nông nghiệp cổ truyền của quan hệ sản xuất phong kiến
Sự tồn tại của quan hệ sản xuất tư bản chồng lên quan hệ sản xuất phong kiến
là trở ngại lớn, kìm hãm sự phát triển của kinh tế Việt Nam Việc tăng cườngđầu tư, đẩy mạnh khai thác của đế quốc Pháp trong thời gian sau chiến tranhthế giới thứ nhất không hề làm thay đổi bản chất nền kinh tế Việt Nam: mộtnền kinh tế thuộc địa, nửa phong kiến Nền kinh tế này không thể phát triểnđộc lập, mà ngày càng bị lệ thuộc vào kinh tế của Pháp, phơi bầy tính chất lạchậu, què quặt của nó
- Những biến đổi về mặt kinh tế ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình xã hội Việt Nam: các giai cấp mới hình thành và trưởng thành, trong khi những giai
cấp cũ không ngừng biến động Sự phân hoá xã hội thành những giai cấp cólợi Ých khác nhau và những mối quan hệ khác nhau đối với nền thống trị của
đế quốc Pháp là một nét nổi bật của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giớithứ nhất
Giai cấp địa chủ phong kiến từ sau khi thực dân Pháp xâm chiếm nước
ta, bị lôi cuốn vào hệ thống tư bản thế giới Thực dân Pháp chẳng nhữngkhông xoá bá quan hệ phong kiến đã lỗi thời ở nước ta mà còn nuôi dưỡng nó
để làm chỗ dựa cho nền thống trị thuộc địa phản động Vì thế, giai cấp địa
Trang 13chủ phong kiến vẫn tồn tại, mặc dù không còn đủ uy thế chính trị như lúcnước ta còn độc lập dưới chế độ phong kiến và đang có sự phân hoá thànhcác bộ phận khác nhau có thái độ không giống nhau trước kẻ thù và trongcuộc đấu tranh để giải phóng dân tộc.
Trong sự phát triển của nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến, ngoàigiai cấp địa chủ phong kiến mà tiêu biểu là triều đình và các hạng quan lại lớnnhỏ, đã xuất hiện một tầng lớp địa chủ mới Họ là những nhà buôn, nhữngthầu khoán làm ăn phát tài trở về chấp chiếm ruộng đất để bảo đảm một “sựnghiệp” lâu dài, như Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Hữu Thu, Nguyễn HữuTiệp Tầng lớp này trở thành tay sai đắc lực của thực dân Pháp, được cấpruộng đất hoặc được chúng dung túng chấp chiếm, như Hoàng Trọng Phu,Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu Ngoài các hạng địa chủ kiểu “cá thể”trên đây, còn có địa chủ có tính chất “tập thể” Đó là giáo hội, những nhàchung của Thiên chúa giáo Ở đâu có nhà thờ là ở đó có lãnh địa của giáo hội,của nhà chung
Phong kiến địa chủ đều là những tay sai của thực dân Pháp, nhưngvừa được nuôi dưỡng, vừa bị chèn Ðp, khinh rẻ Cho nên, ngoài thái độ cấukết, bợ đỡ, phong kiến địa chủ còn có mâu thuẫn với thực dân Pháp Mâuthuẫn này là một nguyên nhân khiến cho một bộ phận phong kiến địa chủđồng tình với cuộc vận động chống Pháp của nhân dân, có tinh thần chống đếquốc và tham gia phong trào yêu nước khi có điều kiện
Giai cấp tư sản ra đời vào giữa những năm 20 của thế kỷ XX, sau khi
chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc Đó là kết quả tiếp nối của quá trìnhtập hợp tầng lớp tư sản xuất hiện từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứnhất vào cuối thế kỷ XVIII Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai từ
1919 trở đi, phần đông số này đều làm trung gian cho tư sản Pháp Khi kiếmđược một số vốn khá, họ đứng ra lập công ty kinh doanh một số ngành công
Trang 14thương, trở thành nhà tư sản Cũng có một số bỏ vốn kinh doanh ngành mỏ(Bạch Thái Bưởi), ngành trồng cao su (Lê Vĩnh, Trần Văn Chương) hoặc hùnvốn thành lập ngân hàng Việt Nam, như một số tư sản Nam kỳ.
Giai cấp tư sản Việt Nam vừa ra đời đã bị thực dân, tư sản Pháp chèn
Ðp, kìm hãm nên số lượng Ýt, thế lực kinh tế yếu (chỉ bằng 5% số vốn của tưbản nước ngoài) Họ “không hề biết công cụ để bóc lột của họ là máy móc;người thì chẳng có công đoàn, kẻ thỉ chẳng có tớrơt” [65.464] Do đó, giai cấp
tư sản Việt Nam không thể cạnh tranh nổi với tư sản Pháp và cũng bị phânhoá thành hai bộ phận – tư sản mại bản và tư sản dân tộc
Một bộ phận tư sản Việt Nam khi trở thành tầng lớp tư sản mại bản, có
quyền lợi gắn liền với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng, chống lại dân
tộc Một bộ phận khác là tư sản dân tộc, có khuynh hướng kinh doanh độc
lập, phát triển kinh tế dân tộc, nhưng bị đế quốc và tư sản mại bản chèn Ðpnên Ýt nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ, chống đế quốc, phong kiến phảnđộng Tuy vậy, lập trường của tầng lớp này không kiên định, dễ thoả hiệp, rơivào chủ nghĩa cải lương, không có tinh thần đấu tranh triệt để
Việc phân hoá giai cấp tư sản ở một nước thuộc địa như Việt Nam (tư sảnbản xứ) thành hai bộ phận tư sản mại bản và tư sản dân tộc là một đặc điểm khácvới giai cấp tư sản ở “chính quốc”, cũng như các nước tư bản phát triển
Giai cấp tiểu tư sản ra đời gần như cùng thời gian với giai cấp tư sản, số
lượng tiểu tư sản tăng nhanh, do sự phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là
sự mở rộng của các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục… của thực dân Pháp.Giai cấp tiểu tư sản cũng bị đế quốc bạc đãi, khinh thị, đời sống bấpbênh, dễ bị đẩy vào con đường phá sản và thất nghiệp Một bộ phận đáng lưu
ý trong giai cấp này là những trí thức, sinh viên, học sinh Họ có điều kiệntiếp xúc với các trào lưu tư tưởng văn hoá tiến bộ bên ngoài nên nhạy bén vớitình hình chính trị, có tinh thần yêu nước, dễ tiếp thu tư tưởng cách mạng
Trang 15(điều này được Nguyễn Ái Quốc sớm chú ý ngay khi chuẩn bị quá trình thànhlập Đảng).
Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số Họ là nạn nhân trực tiếp của
chế độ thực dân phong kiến, tiếp tục bị bần cùng hoá trên quy mô lớn Trong
xã hội thuộc địa, do các trung tâm công nghiệp và đô thị phát triển hạn chếnên chỉ một bộ phận nhỏ trong nông dân tìm được việc làm ở các nhà máy,đồn điền, hầm mỏ, còn đại bộ phận phải sống ở làng quê với cuộc đời làmthuê, cuốc mướn ngay trên mảnh đất đã bị địa chủ chiếm đoạt Bởi vậy, họ lànhững người cùng khổ nhất, giàu lòng yêu quê hương, đất nước, có tinh thầnchống đế quốc, phong kiến, là lực lượng hùng hậu của cách mạng
Giai cấp công nhân ra đời từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
và phát triển trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.Phần đông xuất thân từ giai cấp nông dân cùng khổ nên công nhân có mốiquan hệ chặt chẽ với nông dân Số lượng công nhân càng phát triển nhanh;năm 1914 đã có 10 vạn và tăng lên 22 vạn vào năm 1929 (những mốc kết thúccác cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và thứ hai) Phần lớn công nhân tậptrung tại các trung tâm kinh tế quan trọng, như vùng mỏ, đồn điền cao su, cácthành phố công nghiệp (Hà Nội, Sài Sòn - Chợ Lớn, Hải Phòng, Nam Định,Vinh ) Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế (đạidiện cho phương thức sản xuất tiên tiến, điều kiện sinh sống và lao động tậptrung ), giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng Họ rađời trước giai cấp tư sản dân tộc; hình thành trong quá trình du nhập quan hệsản xuất tư bản chủ nghĩa không phủ định hoàn toàn quan hệ bóc lột phongkiến Vì vậy, họ chịu ba tầng áp bức của đế quốc, phong kiến, tư sản bản xứ,
có quan hệ lịch sử tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân, tiếp thu truyềnthống yêu nước, quật cường của dân tộc Đặc biệt, vừa lớn lên, công nhânViệt Nam đã được tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin, ảnh hưởng của Cách mạng
Trang 16tháng Mười và phong trào cách mạng thế giới, Ýt bị chi phối bởi các tư tưởngdân tộc chủ nghĩa, cơ hội, xét lại Bởi vậy, giai cấp công nhân Việt Nam sớmtrở thành lực lượng chính trị độc lập, thống nhất, khi đến được với chủ nghĩaMác- lênin và đường lối cách mạng mới.
1.1.2 Bối cảnh lịch sử thế giới
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là thời kỳ chuyển biến hết sức quantrọng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, nhiều sự kiện dồn dậpdiễn ra ở khắp các châu lục Sau cuộc đàn áp đẫm máu Công xã Pari(1871), cuộc cách mạng đầu tiên của giai cấp vô sản, trong điều kiện tươngđối hoà bình, chủ nghĩa tư bản phát triển khá nhanh chóng, sôi động,chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền Chủ nghĩa
đế quốc đã được xác lập ở nhiều nước tư bản lớn, phát triển ở châu Âu vàBắc Mỹ, với những đặc điểm điển hình, như sự tập trung sản xuất và tíchluỹ tư bản; các công ty độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chínhtrị, xã hội của các nước; các cường quốc đế quốc chủ nghiã đã hoàn thànhviệc phân chia thuộc địa
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, tình cảnh của giai cấp côngnhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác vô cùng khốn khổ, đặc biệt là ởcác nước thuộc địa và phụ thuộc
Trong tình hình Êy, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, trước hết ở cácnước tư bản đế quốc Âu-Mỹ lại bùng lên mạnh mẽ; chủ nghĩa Mác, sau gầnnửa thế kỷ đấu tranh chống hệ tư tưởng tư sản và các trào lưu cơ hội dưới mọimầu sắc, đã ăn sâu bến rễ trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.Cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản cuối thế kỷ XIX,Cách mạng 1905 ở Nga, phong trào giải phóng dân tộc rầm rộ ở châu Á lànhững nét nổi bật của tình hình cách mạng thế giới đầu thế kỷ XX
Trang 17Giữa lúc đất nước đang có những chuyển biến lớn về kinh tế - xã hội,giai cấp thì những biến động của cách mạng thế giới như những luồng giómới dội tới Việt Nam.
Trước hết, phải kể đến những tư tưởng dân chủ tư sản của cách mạngPháp (1789) đã truyền bá qua phương Đông và đến Việt Nam, thông quanhững người lính lê dương và những tân thư của Lương Khải Siêu, KhangHữu Vi, Đàm Tự Đồng Tư tưởng mới này - trên thực tế đã lỗi thời vì concháu của các nhà khai sáng thế kỷ XVIII – XIX đã phản bội lý tưởng của ôngcha họ khi duy trì chế độ phong kiến ở thuộc địa - đã kích thích những sĩ phutiến bộ hướng tới con đường của Cách mạng tư sản Pháp mà họ cảm thấy mới
lạ Thời kỳ này còn có những tác động mạnh mẽ từ tình hình Trung Quốc,một nước vốn có quan hệ gần gũi và có nhiều nét tương đồng với Việt Nam.Nơi đây đang diễn ra những chuyển biến mạnh mẽ trong triều chính nhàThanh, với sự thức tỉnh của nhân dân và các phong trào chống trả nguy cơxâm lược của các thế lực phương Tây, phong trào Duy Tân cải cách đất nước,
sự kiện chính biến Mậu tuất (1898), nhất là chủ nghĩa Tam dân của TônTrung Sơn, từ sau cách mạng Tân hợi (1911) Những sự kiện này đều ảnhhưởng khá mạnh mẽ tới Việt Nam
Đầu thế kỷ XX, một số sự kiện khác cũng ảnh hưởng lớn đến Việt Nam;
đó là công cuộc Minh Trị Duy tân của Nhật Bản (1868), thắng lợi của Nhậttrong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1905)
Đặc biệt thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917), lập nên nhànước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, mở ra một thời đại mới trong lịch
sử nhân loại Sự kiện có ý nghĩa quốc tế lớn nhất này đã ảnh hưởng sâu sắctới tiến trình cách mạng thÕ giới, cổ vũ và thúc đẩy cuộc đấu tranh tự giảiphóng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bứctrên toàn thế giới
Trang 18Từ sau Cách mạng tháng Mười Nga thành công, một loạt các Đảng cộngsản ra đời; ở châu Á có Đảng cộng sản Inđônêxia (1920), Đảng cộng sản ThổNhĩ Kỳ (1920), Đảng nhân dân cách mạng Mông Cổ (1921), Đảng cộng sảnNhật Bản (1922), Đảng cộng sản Li Băng (1924), Đảng cộng sản Xiri (1924),Đảng cộng sản Ên Độ (1925)
Cùng với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, sù ra đời của Quốc
tế cộng sản cũng đã thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân bị áp bứctrên toàn thế giới, đánh dấu một bước trưởng thành của phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc thế giới
Tóm lại, do ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào công
nhân và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Tây và phươngĐông đã trở thành một cao trào mới Giai cấp công nhân đã trưởng thành mộtbước về chất với sự thành lập bộ tham mưu, dẫn đầu là các đảng kiểu mớitheo nguyên lý của Lênin Sự thành lập các Đảng cộng sản đã trở thành phổbiến Phong trào cộng sản và phong trào công nhân quốc tế có sự liên kết mậtthiết với nhau và đã tập hợp lại trong một tổ chức rộng lớn là Quốc tế cộngsản Đó là đặc điểm đáng lưu ý và cũng là điều kiện thuận lợi đối với côngcuộc giải phóng dân tộc giành độc lập của nhân dân ta cũng diễn ra trong tìnhhình có những chuyển biến trong nước
1.2 Những nét nổi bật trong các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX ở Việt Nam
Chủ nghĩa yêu nước là sản phẩm tinh thần cao quý nhất của dân tộc ViệtNam; đó là tư tưởng, là tình cảm thiêng liêng của nhân dân ta Nó giữ vị tríchuẩn mực cao nhất của đạo lí và đứng đầu bậc thang giá trị của truyền thốngdân tộc Chủ nghĩa yêu nước đã phát huy sức mạnh vô biên của nó trong cáccuộc kháng chiến chống ngoại xâm, là động lực nội sinh của cộng đồng dântộc trong sự nghiệp xây dựng đất nước Nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ
Trang 19lịch sử Việt Nam Biểu hiện cao nhất của chủ nghĩa yêu nước là ý thức độclập dân tộc - một điều thiêng liêng, bất khả xâm phạm đối với mọi người.Khát vọng độc lập tự do đã động viên, tập hợp cả dân tộc tham gia vàoxây dựng đất nước và cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc: khắc phục thiên tai đểsản xuất, lấy Ýt đánh nhiều, chuyển yếu thành mạnh.
Về mặt giữ nước, dựa trên sức mạnh của nhân dân, lấy dân làm gốc, cácnhà lãnh đạo quân sự, chính trị đã sáng tạo được nhiều cách đánh thần kỳ; cácchiến sĩ bình thường trở thành những anh hùng và cả nước bất chấp gian khổ
hi sinh, đã quyết tâm chiến đấu để cuối cùng giành được chiến thắng
Khát vọng độc lập tự do đã khiến mỗi lần Tổ quốc bị xâm lăng thì toàndân luôn luôn đặt lợi Ých đất nước lên trên hết và sẵn sàng gạt bỏ mọi lợi Ýchriêng, chấp nhận mọi gian nan thử thách, kể cả hi sinh tính mạng, của cải vìđộc lập dân tộc
Ý thức sâu sắc về độc lập dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đánh thắngnhững kẻ thù hùng mạnh: lúc thắng lợi không chủ quan tự mãn; lúc bị mấtnước hàng mấy chục năm, hàng nghìn năm vẫn giữ niềm tin, tự tôn dân tộc,bảo tồn bản sắc dân tộc và ý chí giành độc lập tự chủ đến khi thời cơ đến, kịpthời nắm bắt, vùng dậy đánh đuổi ngoại xâm, giành lại non sông đất nước Tình hình như vậy cũng diễn ra khi thực dân Pháp mở đầu chiến tranhxâm lược Việt Nam Dù triều đình không có đầy đủ tinh thần, ý chí chốngngoại xâm, càng ngày chỉ lo thoả hiệp đầu hàng, nhân dân ta vẫn kiên quyếtchiến đấu khi kẻ thù mới đặt chân đến Khi triều đình đầu hàng, phong tràogiải phóng dân tộc dưới ngọn cờ Cần vương lại nổ ra
1.2.1.Phong trào Cần vương
Nhà Nguyễn lên ngôi khác với các triều đại trước, là dựa vào sự giúp đỡcủa tập đoàn địa chủ miền Nam và sự giúp đỡ của tư bản Pháp, để đánh bạiphong trào nông dân Tây Sơn, chứ không phải chiến thắng kẻ thù xâm lược
Trang 20hay chuẩn bị lực lượng để bảo vệ tổ quốc trước nguy cơ xâm lược NguyễnÁnh, lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Gia Long (1802); tiếp đó các vua MinhMạng, Thiệu Trị, Tự Đức ra sức xây dựng và củng cố chế độ quân chủchuyên chế, nhằm duy trì quyền thống trị lâu dài của dòng họ Mọi quyềnhành đều tập trung vào tay nhà vua, các quan lại chỉ thừa hành lệnh vua Nhànước mang nặng tính bảo thủ, lo ngại việc đổi mới nên đã gạt bỏ nhiều đềnghị cải cách duy tân của một số quan lại, sĩ phu yêu nước tiến bộ.
Kể từ năm 1802, ngay khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, mâu thuẫngiữa phong kiến với nhân dân càng trở nên gai gắt Tuy có một số chủ trương,biện pháp tích cực trong xây dựng đất nước, nhưng triều đình Nguyễn vẫn thihành nhiều chính sách bảo thủ và phản động trên tất cả các mặt Điều này làmbùng nổ nhiều cuộc nổi dậy của nông dân và các tầng lớp nhân dân khác, diễn
ra liên tục dưới các triều vua Nguyễn Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâmlược, một số cuộc khởi nghĩa lớn đã bùng nổ: Phan Bá Vành ở Nam Định(1821); Lê Duy Lương ở Ninh Bình (1833); Lê Văn Khôi ở Gia Định (1833);Nông Văn Vân ở Tuyên Quang (1833); Cao Bá Quát ở Bắc Ninh (1854) Đểduy trì chế độ phong kiến, bảo vệ đặc quyền đặc lợi của giai cấp mình, nhàNguyễn đã ra sức đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân, dìm các cuộckhởi nghĩa trong biển máu
Tuy mâu thuẫn gay gắt với triều đình Nguyễn, nhưng khi thực dân Phápxâm lược, với truyền thống yêu nước, nông dân tạm đặt mâu thuẫn giai cấpxuống dưới nguy cơ ngoại xâm, đã cùng triều đình đứng lên chống Pháp Việclàm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp ở Đà Nẵng và GiaĐịnh phần lớn là do phong trào đấu tranh của nông dân phối hợp với triềuđình (Kế hoạch của Pháp là đánh chiếm Đà Nẵng trong năm 1858, rồi dùng
Đà Nẵng làm bàn đạp đánh chiếm kinh thành HuÕ) Nhưng vừa đặt chân lênbán đảo Sơn Trà quân Pháp đã vấp phải sự kháng cự của quân triều đình,
Trang 21được nghĩa quân nông dân kéo đến phối hợp Sau 5 tháng bị giam chân tạichỗ liên quân Pháp - Tây Ban Nha phải rút quân khỏi Đà Nẵng, mở mặt trậnGia Định để đánh chiếm Nam kỳ).
Trong quá trình kháng chiến chống Pháp, triều đình từ chỗ cùng nôngdân kháng chiến đi đến nhượng bộ rồi đến đầu hàng làm tay sai cho thực dânPháp (1858-1884)
Khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công ba tỉnh miền Đông Namkỳ(1859-1862), quân triều đình (Nguyễn Tri Phương) không trụ nổi trước hoảlực của địch phải bỏ đại đồn Phú Thọ (Chí Hoà) vào tháng 2-1861 Phong tràođấu tranh nông dân chống Pháp nổ ra không lúc nào ngớt; trong năm 1862,phong trào dâng cao ở các quận, huyện và thị trấn thuộc hai tỉnh Gia Định,Định Tường Tình hình đó làm cho quân địch hết sức hoang mang, lo sợ.Chính trong lúc này, triều đình Huế lại ký Điều ước 5-6-1862, cắt ba tỉnhmiền Đông Nam kỳ, cùng một số đặc quyền khác nhường cho Pháp
Năm 1867, thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây mà không gặpbất kỳ một sự chống cự nào của triều đình, nhưng phong trào nhân dân khángchiến chống Pháp vẫn mạnh mẽ Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của PhạnTam- Phạn Ngũ với trung tâm Ba Tri (Bến Tre); của Nguyễn Trung Trực, củaNguyễn Hữu Huân Phong trào lan rộng khắp miền Đông ra miền Tây, nhưngtriều đình cố tình bỏ rơi cuộc đấu tranh của nhân dân, tìm cách ngăn cản, thậmchí tiếp tay cho Pháp đàn áp làm cho các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị thất bại.Nhân khi triều đình Huế tự hãm mình trong thế bị động, chủ trươngthương thuyết, quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh lân cận Ngay từđầu cuộc đánh chiếm, chúng đã gặp phải sức kháng cự quyết liệt của nhân dân
Hà Nội và khắp nơi trên miền Bắc Cuộc giao chiến ác liệt của quân Hoàng
Tá Viêm - Lưu Vĩnh Phúc ở Cầu Giấy, tháng 12-1873, không chỉ làm quânPháp ở miền Bắc hoảng loạn bỏ chạy mà còn khiến cho quân Pháp ở Nam kỳcũng khiếp sợ Quân ta ở các nơi trong nước vô cùng phấn khởi, sẵn sàng
Trang 22xông lên quét sạch quân giặc Triều đình Huế hèn nhát, lại bỏ lỡ thời cơ,không dám thừa thắng, hiệu triệu quần chúng xốc tới đuổi địch, lại tiến hànhthương thuyết, rồi ký Điều ước 15-3-1874 với những điều khoảng nặng nề.Việc này làm cho nhân dân ta vô cùng căm phẫn.
Năm 1883, quân Hoàng Tá Viêm - Lưu Vĩnh Phúc và một số quan lạichủ chiến chặn đánh quân địch ở Cầu Giấy lần hai, thu được thắng lợi to lớn.Thắng lợi lần này làm cho quân, dân cả nước vô cùng phấn khởi; quân Phápthêm một lần nữa hết sức hoang mang, lo sợ Thế mà triều đình Huế vẫn tiếptục hãm mình trong thế bị động, tìm cách thương thuyết; cuối cùng ký Điềuước Hácmăng (25-8-1883) Điều ước này là sự phản bội tệ hại nhất của triềuđình Huế đối với nhân dân Trên đà thắng thế, Pháp lại Ðp triều đình ký Điềuước Patơnốt (1884) Điều ước này đã xác lập quyền đô hộ lâu dài của thựcdân Pháp ở Việt Nam Triều đình phong kiến Nguyễn đã đầu hàng hoàn toànthực đân Pháp xâm lược, làm tay sai cho chóng
Sự bạc nhược của phe chủ hoà trong triều đình Huế gặp phải sự chốngđối kịch liệt của quần chúng nhân dân, nhiều quan lại không chịu về Huế theolệnh triều đình mà mộ quân tiếp tục đánh giặc Ở triều đình, phái chủ chiếngồm Thượng thư Bộ binh Tôn Thất Thuyết, các đại thần Nguyễn Văn Tường
và Trần Tiễn Thành, họp thành Hội đồng phụ chánh, được lập nên theo dichiếu của vua Tự Đức trước khi mất (17-7-1883) Cả ba người này đều hànhđộng rất quyết liệt, ráo riết xây dựng lực lượng, tuyển mộ, huấn luyện quânđội chờ ngày sống mái với quân thù Tôn Thất Thuyết còn cương quyết phếtruÊt và trừ khử các ông vua triều Nguyễn mới được đặt lên ngôi mà đã bộc
lộ tư tưởng thân Pháp, như Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc, để cuối cùng đưaHàm Nghi lên ngôi lúc còn nhỏ tuổi Ông thẳng tay trừng trị bọn quan lại caocấp hay hoàng thân quốc thích có hành động thân Pháp, đầu hàng, như thủ
Trang 23tiêu Phụ chánh đại thần Trần Tiễn Thành, đầy đi xa Tuy Lý Vương, Gia Hưngquận vương…
Thái độ chống Pháp của nhân dân trước sau vẫn không thay đổi, nhưng
do thái độ của triều đình mà nhân dân từ chỗ hợp tác với triều đình chốngPháp đi đến chỗ chống cả Pháp lẫn Triều đình Điều này thể hiện ở khởi nghĩacủa Trương Định, rồi các cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai ởNghệ An Trong cuộc khởi nghĩa này, bài hịch chống Pháp có câu:
“Dập dìu trống đánh cờ xiêu
Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây”
Sau khi hoà ước 1862 được kí kết, làn sóng phản đối triều đình dâng lênrất cao trong nhân dân, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa bùng nổ, nhưng triềuđình Huế vẫn ngoan ngoãn thi hành các điều khoản đã kí kết, dù hoà ước đóchưa được chính phủ Pháp phê chuẩn Một phần do sợ địch ngay từ đầu, phầnkhác do triều đình Nguyễn muốn bắt tay với Pháp để có thể dồn lực lượngtiêu diệt phong trào đấu tranh của nông dân ngoài Bắc, nên hạ lệnh cho nghĩaquân ở các nơi hạ khí giới, nộp súng cho Pháp Lệnh của Triều đình khôngmột ai nghe theo Đối với nghĩa quân Trương Định, Triều đình một mặt hạlệnh bắt phải bãi binh, mặt khác hai lần điều động chủ tướng đi nhận chứcLãnh binh ở An Giang
Được sự ủng hộ nhiệt thành của quần chúng yêu nước, Trương Định đãcương quyết ở lại cùng nghĩa quân sát cánh chiến đấu đến cùng Ngọn cờ
“Bình Tây đại nguyên soái” cùng với khẩu hiệu “ Phan - Lâm mãi quốc, triềuđình khí dân” (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước, triều đình bỏdân) gây thêm niềm tin tưởng cho quần chúng nhân dân Đồng bào các xã,huyện chuyền tay nhau đọc bản hịch kêu gọi chống Pháp của Trương Định.Dưới quyền Trương Định lúc bấy giờ có hơn một vạn quân đang chuẩn bịđánh úp Pháp ở Thuận Hoà, nhưng được sự giúp đỡ của Huỳnh Công Tấn
Trang 24(trước đi theo nghĩa quân sau bỏ về hàng Pháp) dẫn đường quân Pháp đã bímật lọt vào căn cứ Trương Định, Ông cùng các chiến sĩ chiến đấu anh dũngđến hơi thở cuối cùng Sau khi Trương Định hi sinh, phong trào kháng chiếnchống Pháp gặp khó khăn hơn nhiều Con ông là Trương Quyền, tiếp nối chíhướng của cha, kéo một toán quân lên Tây Ninh phối hợp với đồng bàoKhơme và đồng bào Thượng xây dựng cơ sở kháng chiến lâu dài.
Hiệp ước 1874, cắt thêm đất dâng cho thực dân Pháp và công nhận thêmnhiều đặc quyền đặc lợi của chúng ở Việt Nam; điều này càng gặp phải sựphản ứng mạnh mẽ của nhân dân trong cả nước, đặc biệt ở Trung kỳ và Bắc
Kỳ Liền sau khi hiệp ước được ký kết, nhiều cuộc khởi nghiã đã nổ ra vừachống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng Đáng chó ý nhất làcuộc khởi nghĩa 1874 ở Nghệ An và Hà Tĩnh do một số sĩ phu văn thân yêunước chống Pháp lãnh đạo, như Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Huy Điền.Nghĩa quân đã đánh chiếm được tỉnh lị Hà Tĩnh, cùng nhiều phủ huyện thuộcNghệ Tĩnh và đang tìm đường phát triển ra miền Bắc và vào các tỉnh phía Nam.Quân triều đình đã dồn lực lượng dập tắt cuộc khởi nghĩa vào cuối năm 1874 Với hai bản Điều ước Hắcmăng (1883) và Patơnốt (1884), thực dân Pháp
đã hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược nước ta Năm 1885, Tôn Thất Thuyết tổchức tấn công quân Pháp ở Huế, nhưng thất bại, Ông lấy danh nghĩa vua HàmNghi xuống chiếu Cần Vương, vạch rõ tội ác của thực dân Pháp và kêu gọivăn thân, sĩ phu cùng nhân dân cả nước đứng lên đánh Pháp đến cùng
Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ chưa có con đường cứu nước nàongoài con đường cứu nước dưới ngọn cờ phong kiến Do đó, chiếu CầnVương ban ra đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa kháng Pháp Hưởng ứngchiếu Cần Vương, cả một lớp văn thân, sĩ phu yêu nước hăng hái đứng rachiêu mộ nghĩa sĩ, lãnh đạo phong trào đấu tranh vò trang với mục tiêu “giúpVua cứu nước” (phong trào “Cần Vương”) Sở dĩ phong trào được sự ủng hộ
Trang 25nhiệt liệt của đại bộ phận quần chúng, vì triều đình đã đầu hàng, nhân dânphải đứng lên đấu tranh Phong trào Cần Vương thực chất là phong trào đấutranh chống Pháp giải phóng dân tộc, dù có nhà vua đứng đầu; nhưng đó làmột ông Vua yêu nước muốn đánh đuổi kẻ thù, chứ không phải là một ôngVua bán nước.
Phong trào Cần Vương kéo dài gần 12 năm (1885-1896), nổ ra hầu nhưtrong cả nước, kể cả Nam kỳ, nhưng tập trung nhất là Bắc kỳ và Trung kỳ.Phong trào rộng khắp và sôi nổi nhất là trong những năm đầu, từ giữa 1885đến cuối 1888 Sau thời kỳ phát triển rầm rộ và rộng khắp, phong trào CầnVương thu hẹp dần, trọng tâm phong trào chuyển lên vùng thượng du vàtrung du Những cuộc khởi nghĩa còn lại là những cuộc khởi nghĩa lớn, cótrình độ tổ chức cao, có địa bàn hoạt động rộng Tiêu biểu là các cuộc khởinghĩa Hương Khê - Hà Tĩnh (1885-1896) của Phan Đình Phùng và CaoThắng; khởi nghiã Ba Đình - Thanh Hoá (1886-1887) của Phạm Bành vàĐinh Công Tráng; khởi nghĩa Hùng Lĩnh - Thanh Hoá (1886-1892) của TốngDuy Tân và Cao Điền; khởi nghĩa Bãi Sậy- Hưng Yên (1883-1892) củaNguyễn Thiện Thuật Khởi nghĩa Hương Khê - cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhấtcủa phong trào Cần Vương - thất bại, cũng chấm dứt phong trào của văn thân,
sĩ phu hưởng ứng chiếu Cần Vương
Phong trào Cần Vương tuy mạnh mẽ nhưng thiếu tập trung thống nhấtliên kết với nhau nên cuối cùng bị Pháp tập trung lực lượng tiêu diệt Điềunày chứng tỏ ngọn cờ phong kiến không thể tập hợp, chỉ đạo sự thống nhấtnhân dân tạo nên sức mạnh chống ngoại xâm như ở thời kỳ chế độ phong kiếndân tộc đang lên vào những thế kỷ X – XVIII qua các triều đại Lý, Trần, Lê đánh thắng quân xâm lược các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh
Cùng trong thời kỳ đó, bên cạnh phong trào Cần vương vẫn có các cuộcđấu tranh tự phát của các dân tộc Ýt người ở miền núi, của nông dân mà đỉnh
Trang 26cao là cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế, do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo(1885 - 1913) Cuối cùng, phong trào đấu tranh vò trang hồi cuối thế kỷ XIXcủa nhân dân ta đã bị dìm trong biển máu
Sự thất bại của các phong trào yêu nước kể trên bộc lộ tình trạng khủnghoảng trầm trọng về đường lối đấu tranh, về lãnh đạo Những sĩ phu chốngPháp cuối thế kỷ XIX dù giầu lòng yêu nước, nhưng giương ngọn cờ phongkiến lỗi thời nên không thể thành công Sự thất bại của phong trào đấu tranh
vò trang của nhân dân Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX cũng kết thúc thời kỳxâm lược và “bình định” của giặc Pháp ở Việt Nam
Sau khi đánh dẹp phong trào Cần Vương, thực dân Pháp tiến hành xâydựng chế độ cai trị thuộc địa Chính sách kinh tế, cuộc khai thác thuộc địa(lần thứ nhất) của Pháp với sự du nhập ( dù chỉ hạn chế) phương thức sảnxuất tư bản chủ nghĩa trong quá trình khai thác, đã tác động làm cho kinh tế -
xã hội Việt Nam có những chuyển biến nhất định theo hướng tư bản Trong
xã hội, các giai cấp phong kiến, nông dân vẫn tồn tại, dù bị phân hoá, nhữnglực lượng xã hội mới (giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản) nảysinh
Nền kinh tế thực dân tư bản chủ nghĩa đã hình thành bên cạnh nền kinh
tế phong kiến vẫn được duy trì; ách bóc lột tư bản chồng lên ách bóc lộtphong kiến làm cho nhân dân ta càng thêm khổ cực, mâu thuẫn dân tộc vàmâu thuẫn giai cấp trong xã hội Việt Nam càng trở nên gay gắt Vì thế, sauphong trào Cần Vương thì cuộc đấu tranh chống Pháp vẫn tiếp tục phát triểnmạnh mẽ và sôi nổi Điều này chứng minh rằng con đường cứu nước tuy bịkhủng hoảng nhưng tinh thần đấu tranh của nhân dân không suy giảm; mộtcuộc vận động giải phóng dân tộc theo hướng mới lại diễn ra từ đầu thế kỷXX
1.2.2 Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX
Trang 27Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam là sự tiếp nốicác cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc của các thế kỷ trước, đồng thời cũng tiếpnhận những trào lưu tư tưởng tiến bộ của nước ngoài Tình hình thế giới đầuthế kỷ XX có một số biến cố lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc vận động cáchmạng và đấu tranh tư tưởng ở Việt Nam, đặc biệt là cuộc Minh Trị Duy Tân ởNhật Bản và cuộc vận động cải cách ở Trung Quốc, dẫn tới cách mạng TânHợi (1911).
Trước năm 1868, Nhật là nước phong kiến ở phương Đông, thi hànhchính sách bế quan toả cảng như Việt Nam Bị các nước phương Tây đòi mởcửa thông thương Nhật Bản đã kịp thời phát triển theo hướng tư bản chủnghĩa, mặc dù còn mang nhiều tàn tích phong kiến Nhờ duy tân, đổi mới,cũng có nghĩa là nhờ phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, Nhật đã giữ đượcđộc lập, không những thế, đã nhanh chóng cường thịnh và cũng sớm thi hànhchính sách bành trướng thực dân
Năm 1879, Nhật chiếm quần đảo Lưu Cầu, năm 1882-1884 gây sự vớiTriều Tiên; 1894-1895, gây chiến tranh với Trung Quốc, đánh thắng Nga năm
1904 Trong thời gian này, người Việt Nam đang lúng túng trước chiến tranhxâm lược của Pháp, nên không quan tâm đến những hành vi xâm lăng củaNhật mà chỉ chăm chăm tâm niệm rằng, vì mở cửa thông thương mà Nhật trởnên giầu có và củng cố được độc lập
Khi phong trào Cần Vương thất bại, những người Việt Nam yêu nướcđang lo tìm một con đường cứu nước mới thì chiến tranh Nga- Nhật nổ ra.Nhật đại thắng Sự kiện này tác động mạnh mẽ đến các nhà yêu nước ViệtNam cũng như nhiều nhà yêu nước khác trong khu vực châu Á Họ khônghiểu rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc Nhật, chỉ chú ý đến việc một cườngquốc da vàng đã đánh bại một cường quốc da trắng Theo họ, chỉ điều đó,Nhật Bản cũng đã xứng đáng là anh cả, làm đầu đàn cho dân châu Á vùng lên
Trang 28Ngoài tác động của các sự kiện ở Nhật Bản, trong thời kỳ này nhiều biến
cố chính trị - tư tưởng của Trung Quốc cũng dội vào Việt Nam Sau chiếntranh Trung - Nhật, một số sĩ phu tiến bộ và trí thức tư sản Trung Quốc đã đòicải cách đất nước Cường học hội của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi chủtrương áp dụng các biện pháp cải tiến chế độ nhà Thanh; Hưng trung hội (TônDật Tiên) chủ trương lại “đánh đổ Mãn Thanh khôi phục Trung Hoa, lậpchính phủ liên hiệp”
Công cuộc vận động cải cách ở Trung Quốc thất bại, nhưng những tưtưởng tiến bộ của Khang, Lương và cuộc chính biến đã gây tiếng vang lớn.Trong điều kiện của Việt Nam thời kì đó, một số sĩ phu yêu nước nhận thấy conđường cứu nước cũ - con đường Cần Vương lập lại chế độ phong kiến độc lập
đã lỗi thời - chỉ dẫn tới thất bại Họ đã hăng hái đứng ra chủ động tiếp nhận ảnhhưởng của trào lưu tư tưởng tư sản đang tràn vào nước ta, mong từ đó tìm racon đường cứu nước mới Nhiều sĩ phu yêu nước Việt Nam tìm cách tiếp cậnvới tân thư, tân văn của Trung Quốc để tiếp nhận tư tưởng phương Tây
Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX mangmầu sắc, tính chất mới - theo con đường tư bản chủ nghĩa Như vậy, ngọn cờyêu nước phong kiến chuyển sang ngọn cờ yêu nước dân chủ tư sản, từ chủtrương thể chế quân chủ sang thể chế cộng hoà
Tiếp thu các trào lưu tư tưởng mới, vào đầu thế kỷ XX các sĩ phu yêunước Việt Nam đã tiến hành cuộc vận động cách mạng theo khuynh hướng dânchủ tư sản Tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản ở đây được biểu hiện ra bằnghành động cụ thể và gắn liền với phong trào yêu nước đấu tranh chống Pháp.Cuộc vận động này diễn ra theo một chủ đích là hướng tới xây dựng một nướcViệt Nam độc lập, tự do, phát triển kinh tế, văn hoá dân tộc theo lối Tây phương.Phong trào yêu nước lúc bấy giờ lan rộng ra khắp cả nước, thu hút nhiềutầng lớp nhân dân tham gia, bao gồm cả binh lính, học sinh, nhà buôn Phong
Trang 29trào có nhiều hình thức phong phú hơn Bên cạnh phong trào đấu tranh vòtrang tự phát ở Yên Thế, đấu tranh vò trang của đồng bào dân tộc; cuộc vậnđộng Đông Du, Đông Kinh Nghĩa thục, phong trào nông dân chống thuế, đầuđộc binh lính ở Hà Nội, khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở TháiNguyên cũng liên tục diễn ra sôi nổi
Do những điều kiện xã hội cụ thể khác nhau chi phối nên trong hàng ngũ
sĩ phu yêu nước tiến bộ vào đầu thế kỷ XX cũng thể hiện mức độ ảnh hưởngcủa trào lưu tư tưởng tư sản cũng khác nhau Đây là một nguyên nhân làmcho phong trào yêu nước lúc bấy giờ thiếu thuần nhất Vì thế, sĩ phu tiến bộViệt Nam đầu thế kỷ XX phân hoá theo hai xu hướng: bạo động và cải cách.Tuy cả hai xu hướng đều thể hiện ý chí giành độc lập cho dân tộc, lòng yêunước, song khác nhau về phương thức đấu tranh
Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ
về quân sự của nước ngoài và dùng bạo lực để đánh đuổi thực dân Pháp, khôiphục độc lập dân tộc, xây dựng một nhà nước phỏng theo mô hình quân chủlập hiến của Nhật Bản
Xu hướng cải cách, với Đông Kinh Nghĩa thục ngoài Bắc và cuộc vậnđộng duy tân ở miền Trung mà Phan Chu Trinh là người đại diện, lại chủtrương trước hết tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập trong khuôn khổ côngkhai hợp pháp một cuộc vận động cải cách văn hoá, phát triển kinh tế theohướng tư bản chủ nghĩa, nhằm mở mang dân trí, nâng cao dân khí, làm chodân giàu nước mạnh, sau đó mới tính đến chuyện tự giải phóng
Trong hoàn cảnh một nước thuộc địa như Việt Nam, tất nhiên xu hướngbạo động là đúng, nhưng bạo động theo con đường của Phan Bội Châu, hyvọng quân phiệt Nhật Bản giúp đỡ để đánh đuổi đế quốc Pháp lại là một điềurất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” Mặt khác,cũng trong hoàn cảnh Việt Nam là thuộc địa của đế quốc Pháp mà muốn “ỷ
Trang 30Pháp cầu tiến bộ” theo kiểu Phan Chu Trinh thì cũng là một sai lầm lớn, một
sự ngộ nhận tai hại về bản chất của kẻ thù, một ảo tưởng chính trị Đó là chưanói rằng, trong thực tế Phan Chu Trinh cũng chỉ dừng lại ở mức độ quân chủlập hiến mà thôi Căn cứ vào các việc làm, cũng như các bài viết, bài nóichuyện của Phan Chu Trinh, chóng ta thấy trước sau chưa bao giờ Cụ chủtrương đánh đổ toàn bộ chế độ phong kiến để dựng nên chế độ dân chủ tư sản,
mà chỉ mới cực lực công kích các quan lại lớn nhỏ cần phải thanh trừ, bọnvua chúa hủ bại cần được thay thế Giữa Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh rõràng không có sự khác nhau về mục đích cuối cùng, mà là chỉ khác nhau vềphương tiện và cách làm để đạt tới mục đích cuối cùng đó
Mặc dù còn nhiều hạn chế, song chủ trương bạo động của Phan Bội Châucũng như chủ trương cải cách của Phan Chu Trinh đều làm bùng lên trong cảnước phong trào quần chúng sôi nổi, quyết liệt đòi độc lập, tù do Qua cácphong trào đấu tranh, tinh thần yêu nước vốn là truyền thống dân tộc được khơidậy, được thức tỉnh và nâng cao, hệ tư tưởng phong kiến bước đầu bị tấn công,
mở đường cho hệ tư tưởng mới - tư tưởng tư sản tràn vào Đây là cơ sở chuẩn bịtích cực về tinh thần cho các phong trào đấu tranh rộng lớn hơn sau này
Cuối cùng, cuộc đấu tranh yêu nước theo xu hướng bạo động và cải cáchđều thất bại Nguyên nhân chủ yếu là chưa có sự nhận thức đúng đắn vềnhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, về đối tượng cách mạng, về phương phápcách mạng phù hợp Nhưng nó đã để lại nhiều bài học lịch sử quý giá cho thế
hệ cách mạng tiếp theo vận dụng vào việc đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đitheo phương hướng mới trong những điều kiện lịch sử của Việt Nam và thếgiới sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất
Trong thời kỳ lịch sử này, như đã nêu trên, còn có các phong trào đấutranh tự phát của nông dân mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài
từ những năm 80 của thế kỷ trước sang đầu thế kỷ XX Hoàng Hoa Thám, thủ
Trang 31lĩnh tối cao của phong trào, tuy có thực tế hơn vì trực tiếp đấu tranh chốngPháp, nhưng vẫn còn nặng cốt cách phong kiến và chủ trương của ông cũngchưa có phương hướng giải phóng chính xác, chưa có hướng thoát rõ ràng.Dưới tác động của hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội giai cấp tư sản ởViệt Nam cũng bị phân hoá thành nhiều tầng lớp, bộ phận với các xu hướng
và tính chất chính trị không giống nhau Từ đấy, tạo nên những nhóm người
có liên lạc với nhau rồi dần dần hình thành các tập đoàn, các đảng phái chính
trị Đảng lập hiến của Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Văn Thinh, Nguyễn Phan Long, cùng một số tư bản địa chủ lớn được lập ra ở Nam kỳ năm 1923 Đảng Thanh niên do Nguyễn Trọng Hy, Trần Huy Liệu cùng một số tư sản, tiểu tư sản trí thức sáng lập tại Sài Gòn năm 1926 Đảng Thanh niên cao vọng do
Nguyễn An Ninh một trí thức tây học ra đời năm 1926, thu hút đông đảo lựclượng yêu nước, trong đó có khá đông nông dân miền Nam Việt Nam nghĩahoà đoàn, tổ chức của nhóm thanh niên yêu nước ở Trường Cao đẳng Sưphạm Hà Nội được thành lập năm 1925 Sau đó, Tôn Quang Phiệt, Đặng ThaiMai, Phạm Thiều kết hợp với một số sĩ phu yêu nước mới ra tù, như Lê Văn
Huân, Nguyễn Đình Kiên đổi thành Hội Phục Việt Sau một thời gian hoạt động, Hội phục Việt lại đổi thành Hội Hưng Nam, rồi tiếp tục đổi thành Việt Nam cách mạng Đảng (1926) và Hội Việt Nam cách mạng đồng chí (1927), cuối cùng là Tân Việt cách mạng Đảng vào năm 1928 Đảng An Nam độc lập,
đứng đầu là Nguyễn Thế Truyền được thành lập tại Pháp vào năm 1926, gồmnhững nhà tư sản, địa chủ Số đảng viên rất Ýt chỉ hoạt động tại ở Pháp, chủyếu với việc xuất bản tờ báo “Việt Nam hồn”
Tiêu biểu cho khuynh hướng dân chủ tư sản, chủ trương làm cách mạngquốc gia, phải kể đến Việt Nam Quốc dân đảng, thành lập 25-12-1927 mànhững người đứng đầu là Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Nguyễn KhắcNhu, Hoàng Phạm Trán Thành phần đảng viên rất phức tạp; tôn chỉ mục đích
Trang 32của Đảng còn chung chung và “chắp vá” Lúc đầu Việt Nam quốc dân đảngkhông có tổ chức quần chúng, đến năm 1929 mới có một hội đoàn nhằm tranhgiành ảnh hưởng với Thanh Niên và Tân Việt Hoạt động của đảng này mangtính manh động, nghiêng về khủng bố cá nhân Sau vụ ám sát trùm mộ phuđồn điền cao su Badanh ngày 9-2-1929, bị kẻ thù khủng bố dữ dội, đảng nàyquyết định “Tổng công kích kế hoạch” một cách chủ quan và bị động Cuộckhởi nghĩa do Việt Nam Quốc dân đảng phát động vào đêm 9-5, ngày 10-5-
1930, chỉ nổ ra tại Yên Bái, còn các nơi khác thì diễn ra lẻ tẻ, bị kẻ thù dập tắtnhanh chóng Tiếng nói cuối cùng của ý thức hệ tư sản Việt Nam đã tỏ ra lỗithời và hoàn toàn bất lực trong cuộc đấu tranh giành độc lập Như vậy, độclập dân tộc, giải phóng dân tộc không còn gắn liền với giai cấp tư sản và chế
tắc về con đường cứu nước; Về mục tiêu cứu nước; về tổ chức lực lượng và
phương pháp tiến hành đấu tranh
Về mục tiêu cứu nước:
Phong trào cứu nước theo con đường Cần vương hay theo con đường dânchủ tư sản đều nhằm đánh Pháp, bảo vệ tổ quốc, giành độc lập dân tộc Tuynhiên, chế độ phong kiến đã lỗi thời, suy yếu cho nên dù ủng hộ một ông vuayêu nước, như Hàm Nghi, cũng không thể đánh thắng thực dân Pháp, còn tưtưởng dân chủ tư sản tuy mới truyền vào, có phần tiến bộ đối với các nướcphương Đông như Việt Nam song trong tình hình phát triển của lịch sử nhân
Trang 33loại cũng không còn là tư tưởng tiến bộ của thời đại lúc bấy giờ Hơn nữa, concháu của những người đề xướng tư tưởng này cũng đã phản bội lý tưởng củacha ông mình Sĩ phu yêu nước tư sản hoá, tầng lớp tư sản dân tộc mới lêncũng không thể lãnh đạo nhân dân đấu tranh thắng lợi theo con đường dânchủ tư sản Do đó, mục tiêu cứu nước đẹp đẽ Êy không thể thực hiện được vàlại đưa cuộc đấu tranh yêu nước đến chỗ bế tắc
Về tổ chức lực lượng và phương pháp đấu tranh:
Thực tế đã chứng minh, các phong trào yêu nước chống Pháp xâm lượccuối thế kỷ XIX không thoát khỏi cách tổ chức lực lượng và phương pháp tiếnhành của thời phong kiến Đó là, chiêu tập các hào kiệt, những binh lính,những thanh niên trai tráng, dấy binh phất cờ khởi nghĩa Tuy phong tràochống Pháp có sôi nổi, liên tục song không đi đến thắng lợi, vì bộ phận lãnhđạo phong trào nằm trong giai cấp phong kiến đang bị phân hoá, chia xẻ, lựclượng khởi nghĩa manh mún không thể thống nhất trong toàn quốc
Bước sang đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam đã chuyển thành xã hộithuộc địa nửa phong kiến, những trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản cũng dộivào nước ta Do đó, những người lãnh đạo các phong trào yêu nước Việt Nam
đã có những thay đổi trong nhận thức về tổ chức lực lượng cách mạng vàphương pháp tiến hành đấu tranh cách mạng
Về lực lượng tham gia cách mạng, Phan Bội Châu chủ trương muốnthắng giặc thì đồng bào cả nước phải đồng tâm, chung sức Mặc dù vậy, Cụcũng chỉ gửi gắm sứ mệnh cứu nước cho 10 giới : “phú hào, quý tộc, sĩ phu,lính tập, tín đồ Thiên chúa, du đồ hội đảng, nhi nữ anh si, thông ngôn, ký lục,bồi bếp” mà không nói gì đến nông dân - lực lượng đông đảo nhất, cách mạngnhất trong dân tộc Phan Bội Châu mong dựa vào Nhật để đánh đuổi Pháp,còn Phan Châu Trinh lại coi Pháp là chỗ dựa để thực hiện cải cách dân chủ,
Trang 34đánh đổ nền quân chủ chuyên chế, gây dân quyền tự do rồi mới tính đếnchuyện giải phóng dân tộc.
Về phương pháp đấu tranh, Phan Bội Châu chủ trương “đánh giặc phụcthù, mà thủ đoạn là bạo động” Khi chủ trương dựa vào Nhật đánh Pháp, Cụnghĩ rằng Nhật cùng máu đỏ da vàng, lại thắng Nga Hoàng có thể giúp DuyTân Hội đào tạo sĩ quan, cung cÊp súng ống, nhưng không nhận ra rằng Nhậtcũng là một tên đế quốc Cụ còn chủ trương ám sát cá nhân, phiêu lưu, manhđộng, “chỉ có bạo động mà thôi” mới giành thắng lợi Có lúc Cụ lại phản đốibạo động, coi bạo động là “dã man cách mạng” và chủ trương chỉ dùngphương pháp giáo dục chính trị, coi phương pháp này là “văn minh cách
mạng” Năm 1922, trong bài “Cam Địa”, Phan Bội Châu ca ngợi phương pháp bất bạo động của Găngđi “không dùng đến sự chém giết, chỉ dùng cách
hoà bình mà thành hiệu rất lớn” Cụ rất chó ý đến thành lập Hội, Đảng (DuyTân Hội, Quang Phục Hội ) nhằm truyền bá tư tưởng giác ngộ nhân dân,mưu sự nghiệp lớn Phan Bội Châu cũng hết sức coi trọng tác dụng của báochí, nên đã viết rất nhiều sách báo, in Ên phát hành ở trong và ngoài nước(Trung Quốc, Nhật Bản) tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Việt Nam, kêu gọiđoàn kết và liên minh chống kẻ thù chung
Phan Chu Trinh lại chủ trương “không bạo động” và “không dựa vào bênngoài”, Cụ phản đối gay gắt những người nổi dậy chống Pháp, coi công việc đóchẳng có Ých lợi gì Cụ kiên trì tư tưởng dựa vào Pháp để thực hiện cải cách.Như vậy, ta có thể nhận thấy rằng, phong trào yêu nước chống Pháp cuốithế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thể hiện ông cha ta đã có sự tìm tòi thực hiện cáccon đường cứu nước, các phương pháp tiến hành đấu tranh Cách mạng cóbước phát triển mới, không chỉ về nhận thức trong tư tưởng mà phần nàođược phát triển trong thực tế Mặc dù đường lối và phương pháp cứu nướccủa các thế hệ yêu nước, cách mạng này chưa hợp thời cuộc, thậm chí còn tỏ
Trang 35ra “ấu trĩ” về chính trị trước diễn biến của tình hình xã hội lúc đó Song có thểnói rằng, những năm đầu thế kỷ XX là thời kỳ chuyển từ hệ tư tưởng phongkiến sang hệ tư tưởng dân chủ tư sản trong phong trào chống Pháp, trongnhững người yêu nước Ýt nhất lúc bấy giờ cũng có hai thế hệ với hai xuhướng, con đường cứu nước khác nhau Một số người thuộc hệ tư tưởng cũvẫn giữ tinh thần yêu nước theo kiểu phong kiến với tư tưởng “trung quân áiquốc” Theo họ, yêu nước phải gắn với việc khôi phục ngôi vua, bằng mộtcuộc kháng chiến, khởi nghĩa vũ trang như cuộc kháng chiến chống Pháp theongọn cờ Cần Vương Một thế hệ yêu nước khác gắn liền việc đấu tranh chống
sự đô hộ của Pháp với yêu cầu đổi mới đất nước Họ phủ định chế độ phongkiến cũ, cho rằng chế độ này không còn phù hợp với yêu cầu của đất nướcđương thời và xu thế phát triển chung của nhân loại
Do tác động của những biến động của thời cuộc, trong thế hệ thứ hai này
có một tỷ lệ không nhỏ những thanh niên yêu nước hầu như không chịu ảnhhưởng hay Ýt chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến cũ, đã tiếp thu nhữngtrào lưu tư tưởng dân chủ tư sản được truyền vào nước ta Họ chán ghét vàcăm thù chế độ thực dân phong kiến Song lúc bấy giờ chưa có điều kiện vàtiền đề kinh tế - xã hội để họ có thể tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các nhà yêu nước tiền bối, về cơbản là do điều kiện lịch sử hạn chế, các nhà lãnh đạo các phong trào đầu thế
kỷ XX đều chưa nhận rõ được kẻ thù, không phân biệt được thực dân Phápvới giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp, chưa nhận rõ được nhiệm
vụ của cách mạng Việt Nam là phải đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dântộc và đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến mang lại ruộng đất cho nông dân,chưa nhận rõ được lực lượng cơ bản của cách mạng là công nhân và nôngdân Chính do những hạn chế gắn liền với phong trào như vậy nên chỉ sau mộtthời kỳ phát triển rầm rộ, sôi nổi các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa
Trang 36Thục, vận động Duy Tân, cuộc khởi nghĩa Yên Thế đều lần lượt bị kẻ thù dậptắt trong máu lửa Các hội cứu nước Duy Tân, Việt Nam Quang phục, NghĩaHưng đều nối tiếp nhau tan rã trước sự đàn áp khủng bố man rợ của kẻ thù.Phan Bội Châu sau nhiều năm tháng tận tụy hy sinh cho sự nghiệp cứu nướckhông thành Cụ đã phải đau đớn xác nhận: “Lịch sử của tôi là lịch sử mộttrăm lần thất bại mà không một thành công” Lương Văn Can, trước khi nhắmmắt từ trần, trong đôi câu đối tuyệt bút cũng đã muộn màng nhận thấy bị
“nghề cử nghiệp” mê hoặc và trong lời di chúc cũng đã thống thiết kêu gọi đồng bào luôn nhớ sáu chữ: “Bảo quốc hồn, tuyệt quốc sĩ”.
Như đã nói, trên con đường dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX đã lỗi thời mấtvai trò lịch sử, sự thống trị của chủ nghĩa tư bản được chùm trên chế độ phongkiến được bọn thực dân duy trì, nên nhân dân thuộc địa cũng không thể theocon đường này để giải phóng mình được
Tuy nhiên, đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc phương Đông thìtầng lớp tư sản dân tộc trở thành giai cấp tư sản dân tộc Họ cũng có tinh thầnyêu nước, dù quyền lợi có dính líu đến địa chủ, phong kiến, thực dân, có mâuthuẫn với thực dân và họ có tinh thần chống thực dân Do đó, vào đầu thế kỷ
XX, với tình hình, điều kiện cụ thể, tương quan cụ thể của từng nước thuộcđịa mà phong trào đấu tranh theo con đường dân chủ tư sản cũng có những tácđộng tích cực nhất định Chúng tôi dẫn ra cuộc đấu tranh ở một số nước châu
Á để hiểu hơn về sự phát triển phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dânViệt Nam
Cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ên Độ được tiến hành dưới sựlãnh đạo của Đảng Quốc Đại - đại diện cho tư sản dân tộc Ên Độ Đảng ra đờinăm 1885 theo ý đồ của chính quyền thực dân Anh Nhưng 10 năm sau đó nó
đã có tiếng nói riêng của mình và đến những năm 1917-1920 đã có mộtđường lối chính trị vững chắc - đó là chủ nghĩa Găngđi Có thể nói, chủ nghĩa
Trang 37Găngđi là sản phẩm của sự kết hợp những truyền thống văn hoá Ên Độ vớiquyền lợi của tư sản Ên và dân tộc Ên Chính nhờ tư tưởng của Găngđi mà tưsản dân tộc Ên Độ đã thành công trong cuộc đấu tranh đòi độc lập
Con đường đấu tranh của nhân dân Ên Độ do giai cấp tư sản dân tộc Ên
Độ lãnh đạo là con đường hoà bình, thể hiện tư tưởng đấu tranh “bất bạo lực”.Tuy nhiên, đường lối “bất bạo động” khi nhập vào quần chúng đã trở thànhcuộc đấu tranh mạnh mẽ bằng bạo lực cách mạng Song cuộc đấu tranh giànhđộc lập của Ên Độ lại dẫn tới việc phân liệt trong hàng ngũ những người yêunước; thực dân Anh lợi dụng tình trạng mất đoàn kết để phân chia đất nướcnày theo chủng tộc, tôn giáo với sự xuất hiện hai quốc gia - Ên Độ vàPakixtan
Vào những năm 20 của thế kỷ XX, cách mạng Inđônêxia có nhữngchuyển biến mới Bên cạnh phong trào cách mạng theo xu hướng Dân chủ Tưsản ngày càng khởi sắc, thì phong trào theo xu hướng vô sản cũng xuất hiện.Tuy nhiên, do đường lối sai lầm của Đảng cộng sản, trong điều kiện củaInđônêxia lúc bấy giờ nên cuối cùng con đường vô sản trong đấu tranh giảiphóng dân tộc về cơ bản đã chấm dứt, để lựa chọn con đường cách mạng theo
xu hướng tư sản, do Đảng Dân tộc khởi xướng
Sở dĩ, con đường tư sản, dù đã lỗi thời, đã giúp cho các Đảng do giai cấp
tư sản dân tộc ở Ên Độ và Inđônêxia lãnh đạo giành được độc lập là do đườnglối mà các chính đảng vạch ra phù hợp với điều kiện của đất nước này và dĩnhiên con đường đấu tranh này không triệt để
Trong khi Êy, đối với nhân dân Việt Nam con đường cứu nước theo chủnghĩa tư bản sớm tỏ ra không phù hợp, vì tầng lớp tư sản dân tộc sớm bộc lộtính chất cách mạng không triệt để, chủ trương cải lương không đảm bảođược thắng lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Vì thế, phong trào yêu
Trang 38nước theo con đường dân chủ tư sản ở Việt Nam cũng dần dần đi đến bế tắc,không thể đem lại độc lập thực sù.
Thực tế lịch sử cho thấy, giai cấp tư sản Việt Nam non yếu về mặt kinh
tế, lại ra đời muộn hơn so với giai cấp công nhân, chưa có tinh thần cáchmạng triệt để nên không thể lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng mạnh
mẽ của nhân dân Gắn liền với giai cấp tư sản là tư tưởng cải lương theo kiểu
“đề huề”, hợp tác với thực dân Pháp Trong khi đó thì phong trào cách mạng
tư sản ở Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, do những ngườitiểu tư sản trí thức và tư sản lớp dưới chủ trương đi theo con đường nghị viện
tư sản ở các nước phương Tây, cũng tỏ ra “không vững chắc, non yếu”, biểu
lộ “tính chất hăng hái nhất thời”, theo kiểu “bạo động non” như cuộc khởinghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân đảng nổ ra vào đầu năm 1930
Những con đường cứu nước kể trên, tuy có màu sắc khác nhau, nhưng về
cơ bản đều là biểu hiện của chủ nghĩa dân chủ tư sản, một chủ nghĩa mànhững người yêu nước Việt Nam mới biết đến, nhưng nó không phù hợp vớiyêu cầu, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giảiphóng dân tộc Cũng trong bối cảnh lịch sử này, giai cấp công nhân việt Nam
đã ra đời, nhanh chóng trưởng thành và đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cáchmạng Việt Nam
Như vậy, vào mấy chục năm đầu của thế kỷ XX ở Việt Nam đã diễn ramột cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất về đường lối cách mạng trong phong tràogiải phóng dân tộc Cuộc khủng hoảng về đường lối đó thực chất là cuộckhủng hoảng về lãnh đạo cách mạng, do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấptiên tiến nhất trong xã hội Lịch sử không bao giờ đặt cho mình những vấn đềkhông được giải quyết Vì vậy, cuộc đấu tranh yêu nước chống Pháp của nhândân Việt Nam sẽ được giải quyết theo hướng tích cực
Trang 39Nghiên cứu tình hình xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, chúng ta thấy giaicấp công nhân đã ra đời cùng với sự khai thác đầu tiên của chủ nghĩa đế quốcPháp Do sự xây dựng và hoạt động của các ngành nông, công, thương nghiệpthực dân mà số lượng công nhân được tập trung ngày càng đông thêm Ngoài
bộ phận công nhân công nghiệp thợ mỏ tương đối tập trung, ở nhà máy ximăng Hải Phòng đã có trên 1500 công nhân; ba nhà máy dệt Hà Nội, NamĐịnh, Hải Phòng năm 1910 đã có 1800 công nhân; các nhà máy gạo ở khuvực Sài Gòn - Chợ Lớn có tới 3000 nghìn công nhân Tính chung tổng sốcông nhân Việt Nam trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất là trên dưới 10vạn người Đó là một con số không lớn so với số dân trong nước, nhưng lạiđược phân bố khắp nước, tập trung tại các trung tâm kinh tế yết hầu của tưbản Pháp, như các thành phố lớn, các vùng mỏ, các đồn điền Hơn nữa, mộthiện tượng đặc biệt quan trọng là ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, các cuộcbãi công của công nhân ở Việt Nam đã nối tiếp nhau bùng nổ Điều nàykhẳng định rằng, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nước ta đã bắt đầu,đồng thời phong trào cũng biểu thị tính tổ chức, tính thống nhất của một giaicấp mới, tiên tiến
Giai cấp công nhân tuy mới ra đời nhưng đã là một lực lượng xã hội tiêubiểu cho một phương thức sản xuất tiên tiến Phong trào công nhân lúc nàyđang ở trình độ tự phát, nhưng là mầm non của sự phát triển, nó phù hợp với
xu thế tiến bộ của xã hội và sẽ đưa giai cấp công nhân thành giai cấp lãnh đạocách mạng Đúng như đồng chí Lê Duẩn đã khẳng định: Trong một xã hộinhất định, giai cấp nào đại diện cho phương thức sản xuất mới, tiến bộ hơn,thì giai cấp Êy có thể lãnh đạo được cách mạng, có thể lên cầm quyền, trởthành giai cấp thống trị và có thể tổ chức ra xã hội mới do mình đại diện.Chính sù ra đời của giai cấp công nhân (dù còn ở giai đoạn đầu) và sựbùng nổ của phong trào công nhân (dù còn ở trình độ tự phát) là điều kiện,
Trang 40tiền đề rất quan trọng cho các nhà yêu nước có thể nhận định xu thế cáchmạng, trên cơ sở đó mạnh dạn đi vào con đường cách mạng mới Đồng chíNguyễn Ái Quốc, với một tinh thần yêu nước mãnh liệt, bằng trí tuệ sáng suốt
đã vượt qua được tầm nhìn hạn chế của những người yêu nước đương thời đểquyết định hướng đi mới cho mình sang các nước phương Tây, nơi có tưtưởng tự do, dân chủ và có khoa học kỹ thuật hiện đại đang hấp dẫn Người
Và chính nhờ xác định đúng hướng đi mà Người đã là người Việt Nam yêunước đầu tiên tìm thấy con đường giải phóng đúng cho nhân dân lao động vàtoàn thể dân tộc
Với truyền thống yêu nước và sức mạnh của dân tộc, nhân dân ta đã anhdũng đứng lên chống ngoại xâm Nhưng không có con đường cứu nước đúngđắn, chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến nên phong trào đi đến chỗ bếtắc Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “phong trào yêu nước chốngPháp dường như trong đêm tối không có đường ra” Lịch sử sẽ giải quết vấn
đề đã được đặt ra Dân tộc Việt Nam anh hùng không thể chịu khuất phục bọnxâm lược nhất định sẽ tìm con đường cứu nước mới đúng đắn
Chương 2
sự chuyển biến tư tưởng của hồ chí minh
từ tinh thần yêu nước truyền thống đến với chủ nghĩa mác – Lênin (1911 - 1920)
Mọi người Việt Nam chống Pháp đều có lòng yêu nước, song trongđiều kiện mới của lịch sử cần phải có sự chuyển biến tư tưởng và đi đến hànhđộng đúng Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước đã từ lòng yêunước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và xác định con đường cứu nước đúng