1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tư tưởng của hồ chí minh trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam

31 831 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 9,07 MB

Nội dung

Mục đích chọn đề tài Trong thời kỳ nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, đo dân, và vì dân vì mục tiêu dân giầu nước mạnh xã hội công bằng văn minh

Trang 1

MUC LUC

Lời mở đầu

Chương 1: Khái quát tư tưởng học thuyết về nhà nước pháp quyền qua các thời kỳ lịch sử

1.1 Tư tướng nhà nước pháp quyền thời cỗ đại

1.2 Tư tưởng nhà nước pháp quyền trong thời kỳ tư sản

1.3 Tư tướng nhà nước pháp quyền trong thời ký chú nghĩa xã hội

Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân do dân vì

dân

2.1 Nhà nước của dân do giai cấp nhân dân lãnh đạo

2.1.1 Nhà nước của dân

2.1.2 Nhà nước do dân

2.1.3 Nhà nước vì dân

2.1.4 Bản nhất nhà nước của dân do dân vì dân

2.2 Tư tướng về pháp quyền và nhà nước pháp quyền

2.2.1 Vai trò của pháp quyên trong nhà nước

2.2.2 Nhà mước VN dân chú cộng hoà là một nhà nước hợp pháp hop hién

2.2.3 Nhà nươc điễu hành xã hội bằng pháp luật

Chương 3: Tư tướng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền trong sạch vững mạnh hoạt động có hiệu qua

3.1 Đề phòng khắc phục những tiêu cực trong hoạt động nhà nước

3.1.1 Đặc quyền đặc lợi

3.1.2 Tham ô lãng phí quan liêu

3.1.3 Tu tung chia rễ kiêu ngạo

3.2 Tăng cường pháp luật đi đôi với việc đây mạnh giáo dục đạo đức cách

mạng

3.3 Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức đủ tài

3.3.1 Tuyệt đối trung thành với cách mạng

Trang 2

3.3.2 Hang hai thành thạo trong công việc giỏi chuyên môn 3.3.3 Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân

3.3.4 Là đày tớ của công dân

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Trang 3

LOI NOI DAU

1 Ly do chon dé tai

Trong lịch sử của các dân tộc thường có những vĩ nhân mà cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng và hành động gắn liền với cả một giai đoạn lịch sử đầy sôi động đầy biến cố của dân tộc và thời đại mình: phản ánh ý chí, nguyện vọng của các dân tộc bằng hoạt động của mình đã góp phần vào sự phát triển của thời đại Mác, Ănghen, V.LLênin và đăc biệt là Hồ CHí Minh là những con người tiêu biểu như vậy

Tư tưởng Hồ Chí Minh đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn nửa thế kỷ

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam, là sự kết tinh trí tuệ của dân tộc và thời đại, là sự vận dụng sáng tạo và bước phát triển của chủ nghĩa Mac- Lénin vao điều kiện thực tiền của Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh là linh hồn, là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Trong thời kỳ đối mới như hiện nay, tư tưởng Hồ CHí Minh là tư tưởng

xuyên suốt và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2 Mục đích chọn đề tài

Trong thời kỳ nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, đo dân, và vì dân vì mục tiêu dân giầu nước mạnh xã hội công bằng

văn minh thì tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà

nước pháp quyên nói riêng đã có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nhà nước thật sự dân chủ, một nhà nước thật sự của dân vì quyền và lợi ích của nhân dân Vì vậy, tôi chọn đề tài này để có thể nghiên cứu một cách cụ thể và chỉ tiết hơn về tư tưởng của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

3.Phương pháp nghiên cứu

Trang 4

Với phương pháp luận là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giúp cho tư duy và góc độ nghiên cứu luôn đi đúng hướng và có hiệu quả Kết hợi với phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, và phương pháp liên ngành là ba phương pháp nghiên cứu chính và cụ thể mà tôi có thể sử dụng khi nghiên cứu đề tài này

4 Đóng góp của đề tài

Với những gì mà tôi cảm nhận và tìm hiểu khi nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyên, soi vào thực tế ở Việt Nam hiện nay, tôi hi vọng rằng vấn đề nghiên cứu này có tính khả thi cao và giúp cho bộ máy nhà nước

ta ngày càng hoàn thiện trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dần ở Việt Nam

5.Cơ cấu của niên luận

Trang 5

CHUONG 1: KHAI QUAT VE LICH SU TU TUONG HOC THUYET

VE NHA NUOC PHAP QUYEN QUA CAC THOI KY LICH SU

Nhà nước pháp quyền là một trong những giá trị xã hội quý báu được tích luỹ và phát triển trong lịch sử tư tưởng nhân loại Tư tưởng nhà nước pháp quyền

đã có từ rất sớm, trong tư tưởng chính trị pháp lý thời cỗ đại đã chứa đựng nhiều nhân tố của nhà nước pháp quyền Dến thời kỳ sau cách mạng dân chủ tư san, những tư tưởng quý báu đó đã được kế thừa, phát triển và trở thành học thuyết về nhà nước pháp quyền Các học thuyết đó đã được áp dụng ở các mức độ, phạm vi khác nhau ở nhiều nước tư sản Ngày nay học thuyết đó đến lượt mình lại tiếp tục được bố sung, phát triển cho phù hợp với những thay đổi sâu sắc của xã hội hiện đại, đặc biệt nó trở thành nền tảng dé phat trién thém tu tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyên

1.1 Tư tướng nhà nước pháp quyền thời cỗ đại

Có thê nói rằng, mặc dù với cách thức và thể hiện khác nhau nhưng trong tư tưởng chính tri và pháp lý của nhà nước phương Đông và nhà nước phương Tây đà chứa đựng những nhân tố mang đặc điểm đầu tiên của nhà nước pháp quyền

Trong những học thuyết của nhà nước phương đông thời cỗ đại mà tiêu biểu

là học thuyết chính trị pháp lý của nhà nước Trung Hoa thời cổ, trung cổ như đức trị và pháp trị tuy còn có rất nhiều điểm hạn chế, song cũng chứa đựng những nhân

tố về nhà nước pháp quyền được thể hiện trong các nhà tư tưởng vĩ đại như: Không

Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Hàn Phi Tử Đặc biệt những quan điểm của Không Tử về pháp luật rất đặc sắc bởi chúng liên quan đến nhiều phương diện của pháp luật: lập pháp, tư pháp, tài chính, tố tụng Tư tương pháp luật của ông là tư tưởng pháp luật nhân học, là tư tưởng pháp luật luân lý Tư tưởng quản lý xã hội bằng đạo đức

5

Trang 6

của Không Tử tuy còn có những mặt hạn chế song cũng có nhiều mặt tích cựcbởi pháp luật của nhà nước pháp quyền là pháp luật được xây dựng, áp dụng và đánh giá trên cơ sở đạo đức xã hội, pháp luật phải phù hợp với đạo đức và thiếu đạo đức thì không có được một xã hội bền vững Bên cạnh tư tưởng của Không Tử, tư tưởng chính trị của trường phái Pháp gia mà đại điện là Hàn Phi Tử đã coI pháp luật là cơ sở đuy nhất đẻ quản lý xã hội Ông đã khẳng định: “ Không có pháp luật luôn luôn đúng” Theo ông pháp luật phải được viết thành văn và công bồ rộng rãi cho mọi người Pháp luật phải nghiêm minh và có chế độ thưởng phạt đúng đắn Bên cạnh tư tưởng về nhà nước pháp quyền của các học gia phương Đông, tư tưởng pháp quyền ở phương Tây cỗ đại chủ yếu gắn liền với sự pháp triển của nền dân chủ Hy Lạp va La Mã, nhưng có phần sâu sắc hơn vì được đựa trên cơ sở tư duy triết học, thể hiện sự tìm kiếm khách quan

Nội dung chính trị pháp lý ở phương Tây cô đại đã đề cập đến vai trò thống

trị của pháp luật trong xã hội, đến tính tối cao, tính hợp lý của đạo luật Tuân thủ

pháp luật là nghĩa vụ của mỗi cá nhân kể cả nhà nước Pháp luật phải phù hợp với pháp luật tự nhiên Bên cạnh đó tư tưởng của các học gia phương Tây còn đề cập đến sự tô chức hợp lý của bộ máy nhà nước để tránh sự lạm quyên

Tiêu biểu cho tư tưởng chính trị pháp lý phương tây thời báy giờ là các nhà

tư tưởng lỗi lạc ở Hy Lạp và La Mã cổ đại như: XôLông nhà tu tưởng Hy Lạp ở thế kỷ VI trước Công Nguyên, Hêraclit ở những năm 520-460 trước CN, Xôcrat

năm 469 — 399 trước CN, Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Platôn năm 427 -374 trước

CN Và người được Các Mác đánh giá là nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cỗ đại :

Arixtot năm 384 -322 trươc CN đã kháng định vị trí tối thượng của pháp luật và đề ccạp đến sự tổ chức hợp lý của quyền lực nhà nước theo đó nhà nước nào cũng phải

có ba bộ phận: cơ quan làm luật ( lập pháp), cơ quan thực hành pháp luật ( hành pháp), cơ quan xét xử ( tư pháp)

Trang 7

Tư tưởng về hà nước pháp quyền trong thời kỳ cỗ đại tuy mới là những học thuyết ban đầu, sơ khai nhưng nó lại mang những giá trị lịch sử rất to lớn đối với tư tưởng của các nhà triết học trong các thời kỳ sau này

1.2.Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong thời kỳ tư sản chủ nghĩa

Tư tưởng về nhà nước pháp quyền cổ đại đã được các nhà tư tưởng tư sản

tiếp thu và pháp triển trong những điều kiện mới, thể hiện thể giới quan pháp lý

mới Nội dung chủ yếu trong học thuyết tư sản về nhà nước pháp quyền là chống chế độ chuyên quyền phong kiến, tình trạng vô pháp luật, pháp luật đã man, đấu tranh vì một chế độ nhà nước hoạt động trên cơ sở và phục tùng pháp luật, một nên pháp luật đảm bảo tự do bình đẳng và nhân đạo Các nhà tư tưởng tư sản đã đề xướng cho các quan điểm pháp quyên như: pháp luật giữ vai trò thống trị trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo vệ quyền con người: sự bình đẳng trong quan hệ nhà nước và các nhân, chủ quyên nhân dân, nguyên tắc phân chia quyên lực

Một số nhà tư tưởng tiến bộ thời kỳ này như: Jôccơ ( 1632-1704) nhà tư

tưởng người Anh dã nêu ra nguyên tắc làm những gì mà pháp luật cho phép chỉ áp dụng đối với những người cầm quyền, còn đối với công dân: làm những gì mà pháp luật không cấm Hay theo như nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp SácLơ Lui

Môngteskiơ (1698-1755) thì mỗi nàh nước đều có ba loại quyền lập pháp, hành

pháp, tư pháp Sự phân chia và kìm chế, đối trọng lẫn nhau giữa ba quyên là điều kiện chủ yếu dé đảm bảo tự do chính trị trong nhà nước và xã hội Ngoài ra còn có nhữngnhà tư tưởng khác như: J.Rutxô- nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp,nhà triết học người Đức LKantơ (1724-1804), Hêghen nhà triết học người Đức đã có những đóng góp to lớn trong trong học thuyết vè nhà nước thời kỳ này

1.3 Tư tướng về nhà nước pháp quyền trong thời kỳ chủ nghĩa xã hội

Trang 8

Những nhân tố nhà nước pháp quyền đã được thê hiện trong học thuyết Mác Lênin về nhà nước và pháp luật như lý luận về phpá chế, về dân chủ, về tự do và công băng mà pháp luật là đại lượng là công cụ ghi nhận và đảm bảo

Bên cạnh học thuyết của Mac Lênin, trong tư tưởng Cách mạng vĩ đại của

Hồ Chủ Tịch có một bộ phận cấu thành cơ bản đó là tư tưởng về nhà nước pháp quyén.Tu tưởng của Người đã chứa đụng nhiều nhân tố về nhà nước pháp quyền đặc biệt là tư tưởng pháp quyền nhân nghĩa, mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức: tư do, dân chủ, quyền con người Tư tưởng của người đã được hiện thực hoá trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945, bản hiến pháp đầu tiên năm 1946 và trong suốt quá trình xây dựng và phát triển nhà nước Việt Nam

Các học thuyết về nhà nước pháp quyền qua các tời kỳ nói trên và đặc biệt trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa là một di sản vô cùng quý giá cho việc xây dựng một nhà nước pháp quyên của dân, do dân, vì dân như hiện nay

CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VẺ NHÀ NƯỚC PHÁP

QUYEN CUA DAN DO DAN Vi DAN Sinh thời, Hồ Chí Minh rất coi trọng việc thực hiện và phát huy dân chủ vì “

dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân” Người đã chỉ rõ “ Nước ta là nước dân chủ, chế độ ta là chế độ dân chủ Tì rong một nhà nước dân chủ, một chế độ dân chủ, người dân được đặt ở vị trí cao nhát, dân là chú ”

Chúng ta có thể tự hào về dân tộc ta đã sản sinh ra con người vĩ đại, đã kế thừa và phát huy những tư tưởng của các bậc tiền bối như “ Nước lấy dan lam gốc” hay “Người đấy thuyền cũng là dân, người lật thuyên cũng là dân” trong truyền thống dân tộc; đã xuất pháp từ thực tiễn cách mạng Việt Nam; từ sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và những thành quả vê nhà nước pháp quyên của nhiêu quôc

Trang 9

gia tiên tiến; vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm và lý luận đó vào viẹc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, đo dân và vì đân ở Việt Nam

Suốt 24 năm đứng đầu nhà nước, Người đã trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp xây dựn và bảo vệ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân dầu tiên ở Đông Nam Á Trên cơ sở thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam và trực tiếp lãnh đạo chính quyên, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước đã được bổ sung, phát triển và là một bộ phận quan trọng của hệ tư tưởng Hồ Chí Minh, đã được sự chỉ đạo sự nghiệp xây dựng và hoạt động của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoàvà nhà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

2.1 Nhà nước của dân do dân vì dân do giai cấp công nhân lãnh đạo

Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin và kinh nghiệm cách mạng thế giới vào điều kiện thực tiễn của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: Chính quyên Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà là nhà nước dân

chủ, nhà nước của dân do dân và vì dân, là cơ sở xã hội của nhà nước là toàn dân

tộc, nên tảng là liên minh công nông, lao động trí óc đưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân

Trong quá trình đi tìm đường cứu nước , Hồ Chí Minh chú ý khảo cứu lựa chọn ra một kiểu nhà nước mới cho Việt Nam để xây dựng sau khi cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cácn mạng vô sản thành công Nhà nước đó phải dđawtj quyền lợi cho số đông người và Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng một

nhà nước công nông binh thể hiện trong “chánh cương văn tắt” (3/2/1930).Chánh

cương đã xác định nhiệm vụ chính trị của Cách mạng Việt Nam là: đánh dé dé quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến Làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập Dựng ra chính phủ công nông binh Tổ chức ra quân đội công nông

Trải qua thực tế cao trào cách mạng ở Việt Nam, về sau, Hồ Chí Minh chủ trươmg xây dựng ở Việt Nam một nhà nước dân chủ cộng hoà , một nhà nước do

nhân dân lao động làm chủ, nhà nước của dân do dân và vì dân Trong bài báo Dán

9

Trang 10

vận( năm 1949), Hồ Chí Minh khẳng định “ Nước ta là nước dân chủ Boa nhiêu

lợi ích đếu vì dân Bao nhiêu quyên hạn đếu của dân Công việc đổi mới, xây dựng

là trách nhiệm của dân Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc đều là công việc của dân Chính quyên từ xã đến trung ương đều do dân bầu ra Đoàn thể từ trung ương đến

xã do dân tô chức nên” Nói tóm lại quyên hành và lực lượng đêu ở nơi dân

Về thể chế của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, hiến pháp 1946 đã ghi 1õ: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà Tất cả quyên hành trong nước

là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giỗng gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo ”và “Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia”

Sự khác biệt giữa nhà nước dân chủ kiểu cũ và nàh nước dân chủ kiểu mới là

ở điểm cơ bản: Nhà nước dân chủ kiểu cũ là dân chủ tư sản, mang bản chất của giai cấp tư sản.Còn nhà nước dân chủ kiểu mới là dân chủ của nhân dân, mang bản chất của giai cấp công nhân, là kết quả của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đưới sự lanh dao cua Dang, cua giai cấp công nhân Đó là một nhà nước của dân, do dân, vì dân, dân chủ với nhân dân và chuyên chính với kẻ thù của nhân dân

Quan điểm về nhà nước pháp quyền, chúng ta thấy trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:

2.1.1 Nhà nước của dán

Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là xác lập tất cả mọi quyền lực trong tay nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân Trong 24 năm làm chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo soạn thảo hai bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm

1946 và Hiến pháp năm 1959 Quan điểm trên của của Người được thê hiện rõ nét trong các bản Hiến Pháp đó Như trong bản Hiến Pháp năm 1946 Người nêu rõ:

“Tất cả quyên bính trong nước là của nhân dân Việt Nam Việc nước là việc chung, mỗi một con người con rồng cháu tiên, bất kỳ già trẻ gái trai, giàu nghèo, nòi giống, tôn giáo đều phải gánh vác một phẩn” Và ngay bản thân Người cũng đã

10

Trang 11

hoạt động không mệt mỏi nhằm thức tỉnh toàn dân tộc phát huy cao nhất sức mạnh của trí tuệ, tài năng và nghị lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền Và SỰ thống nhất của dân tộc Việt Nam

Sau ngày thành lập nước, Người yêu cầu tô chức “ Càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đâu phiếu ” Người nhẫn mạnh: “ Tổng tuyển cử

là một dịp cho toàn thể quốc dân tự lựa chọn những người có đức có tài để gánh vác công việc nước nhà Trong cuộc tổng tuyển cử hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyên ra ứng cử, hễ là công dân thì có quyên đi bẩu cử ” Lần đầu tiên công dân Việt Nam có quyền bầu cử và ứng cử Đây là điều hết sức mới mẻ

đối với tầng lớp lao động Việt Nam Mặt khác những người ở trong bộ máy nàh

nước, bộ máy quyền lực dù ở cấp nào cũng đều là “đầy tớ của đân” Dân có quyền bầu cử thì cũng có quyền giám sát, bãi miễn những người trong bộ máy nhà nước

do mình bầu rằm không làm tròn trách nhiệm đại biểu quyền lực cho dân

Đối với Hồ Chí Minh, xây dụng một nhà nước của dân không chỉ trong ý

tưởng, thiết kế mà phải bằng hành động thực tiễn và điều quan trọng nhất là mọi việc từ nhỏ đến lớn, Người đều tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm đán là chủ và dân làm chủ Dân là chủ có nghĩa là xác định vị thế của nhân dân còn dân làm chủ nghĩa là xác địn quyền, nghĩa vụ của dân Trong nhà nước của đân người dân được hưởng mọi quyền dân chủ Bằng thiết chế dân chủ, nàh nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của dân, để cho dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyên lực của xã hội Quyền lực của dân đặt ở vị trí tối thượng Điều này có ý nghĩa thực tế nhắc nhở những người lãnh đạo, những đại biểu của nhân dân làm đúng chức trách và vị thế của mình Một nhà nước như thế là một nhà nước tiễn bộ trong bước đường phát triển của nhân loại

11

Trang 12

Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Hồ Chí Minh khai sinh ngày 2/9/1945 chính là nhà nước tiến bộ chưa từng có trong lịch sử hành nghìn năm của dân tộc Việt Nam bởi vì nhà nước đó là nhà nước của nhân dân

2.1.2 Nhà nước do dân

Nhận thức rõ vai trò to lớn của nhân dân trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, Hỗ Chí Minh chủ trương xây dựng nhà nước do dan Điêu đó có nghĩa là nhân dân không chỉ là người lập ra nhà nước mà phải tham gia vào những công việc quản lý nhà nước Người đã từng nói: “ Nước ta là nước dan

chủ, địa Vị cao nhất là dân vì dân làm chủ và “ Chính quyền từ xã đến chính

phủ Trung ương do dân tổ chức Nói tóm lại, quyên hành và lực lượng đu là ở nơi

A ”

dân ”

Nhà nước do dân tức là nhân dân phải tham gia vào công việc của nhà nước Quốc hội ta tuy có vị trí cao nhất song không phải là cơ quan tập trung mọi quyền lực Khi xuất hiện những công việc liên quan đến vận mệnh của quốc gia thì sẽ đước đưa ra cho nhân dân giải quyết nếu ba phần tư tổng số đại biểu của quốc hội đồng ý (Điều 22 Hiến pháp năm 1946)

Nhà nước đo dân cũng có nghĩa là mọi công việc xây dựng đất nước là trách nhiệm cảu quần chúng nhân dân Do đó phải phát huy vai trò của các mặt trận, các đoàn thể trong công tác quản lý nhà nước và xã hội Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến vấn đề nhân dân thảo luận, phát huy sáng kiến và tìm cách giải quyết những công việc của đất nước Người nói “ Dân nhự nước, mình như cá” “ Lực lượng nhiều là ở dân hết” “ Công việc đổi mới xây dựng đất nước lỏctách nhiệm

của dân” Do đó, Nhà nước muốn điều hành, quản lý xã hội có hiệu lực, nhất định

phải dựa vào dân, dựa vào sáng kiến và trí tuệ của dân “Đem tài dân, sức dân của dân làm lợi cho dân Chính phú chỉ giúp kế hoạch cổ động ”

Nhà nước do dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh là do dân tự làm, tự lo việc thông qua các mối quan hệ trong xã hội, qua các Đoàn thể chứ không phải nhà

12

Trang 13

nước bao cấp lo thay dân làm cho dân thụ động ỷ lại, chờ đợi Người cho rằng “ Làm việc gì cũng phải có quân chúng tham gia bàn bạc, khó đến mấy cũng trở nên

dé dang va lam dugc tot

Kho mudi lan không dân cũng chịu Khó trăm lần dân liệu cũng xong”

Chính vì vậy,Nhà nước xây đựng và làm chủ, đặt đưới sự kiểm tra và kiểm

soát của nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh còn là nhà nước tin dân Dân tin ở lãnh đạo thì việc gì cũng có thể làm được

2.1.3 Nhà nước vì dân

Nhà nước vì dân là một nhà nước lay lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ lợi ích nào khác Đó là một nhà nước trong sạch, không có bất kỳ một đặc quyền đặc lợi nào

Trên tinh thần đó Hồ Chí Minh nhắn manh: “ Moi đường lỗi, chính sách chỉ nhằm

đưa lại quyên lợi cho dân, dù nhỏ cũng cô gắng làm, việc gì có hại cho dân đù nhỏ cũng cô gắng tránh Dân là gốc của nước ” Hồ Chí Minh luôn tâm niệm : “ Phải

làm cho dân có ăn, phải làm cho dán có mặc, phải làm cho dân có chỗ ở, phải làm

cho dân được học hành ”.Hồ Chí Minh viết: “ Khi tôi phải ẩn nap noi nui non, hodc

ra vào chốn tù tội xông pha sự hiểm nghèo -_là vì mục đích đó Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được uỷ quyên, uỷ thác cho tôi gánh việc chính phủ, tôi lo lang đêm ngày nhán nhục cô găng cũng vì mục đích đó ”

Một nhà nước vì dân theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là từ chủ tịch nước đến công chức bình thường đều phải làm công bộc, làm đày tớ cho nhân đân chứ không phải “ làm quan cách mạng” để “đè đầu cưỡi cổ nhân dân” như đưới thời để quốc thực dân Ngay như chức vụ Chủ tịch nước của mình, Hồ Chí Minh cũng quan niệm là do nhân dân uỷ thác cho và nư vậy phải phục vụ nhân dân tức là làm đày tớ cho nhân đân Hồ Chí Minh nói: “ Tôi fuyệt nhiên không ham muốn công

13

Trang 14

danh phú quý một chút nào Bây giờ phải gánh vác chức Chủ tịch Nước là vì đồng bào uỷ thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người linh vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng

lui Riêng phân tôi thì làm một cải nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cả, trông hoa, sớm chiếu làm bạn với những cụ già hải củi, trẻ em chăn trâu,

không dinh líu gì đến vòng danh lợi”

Bản thân cuộc đời Hồ Chí Minh là một tắm gương sáng về một con người suốt đời phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân Người mọi quy định của pháp luật đều phải vì dân, cán bộ từ Trung ương đến địa phương phải hết lòng, hết sức phục

vụ nhân dân, phải thực sự gương mẫu, phải thật sự trong sạch, phải lo trước thiên

hạ và hưởng sau thiên hạ, thực hành tiết kiệm, liêm chính, chí công vô tư Đây là điều tuyệt vời trong đạo đức của Hồ Chí Minh về nhà nước vì dân

2.1.4 Bản chát của nhà nước của dân do dân vì dân

Về mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ Người đã khẳng định: “ Chế

độ ta là chế độ dân chủ Nhân dân là chủ Chính phủ là đày tớ của nhân dân Nhân daan co quyên đôn đóc và phê bình chỉnh phú Chính phủ thì dù việc to, việc nhỏ cũng nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân Vì vậy nhân dân có nhiệm vụ giúp đỡ chính phu, theo đụng kỷ luật của chính phú và làm đúng chính sách của chính phủ, để chính phú làm tròn phận sự mà nhân dân giao phó ”

Nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân là những nội dung thuộc về bản chất và là những phẩm chất gắn bó chặt chế của nhà nước kiểu mới của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, của giai cấp công nhân

Tư tưởng nhà nước “ thân dân” nhà nước của dân dã sớm xuất hiện ở những nhà chính trị kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam Nhưng đến Hồ Chí Minh, tư tưởng

về nhà nước pháp quyền mới được thể hiện và phát triển một cách sâu sắc, phong phú về nội dung, trở thành một quan điểm cách mạng, khoa học về bản chất của

nhà nước Việt Nam trong thời đại mới Tư tưởng đó đã chỉ đạo sự nghiệp xây dựng

14

Trang 15

Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà mấy chục năm qua và đang là phương hướng của Đảng ta trong xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì “Dân” là một khái niệm lịch sử, tuỳ theo tình

hình kinh tế - chính trị- xã hội và giai cấp thống trị ở mỗi nước trong từng giai đoạn

lịch sử mà khái nệm dân có nội dung rộng hẹp khác nhau

“Dân” trong “ Nhà nước của dân do dân vì dân” mà Người sử dụng là “toàn dân, toàn dân tộc Việt Nam, bao gồm mọi người thuộc các dân tộc sống trên giải

đát Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giầu nghèo, tôn giáo “Chỉ trừ

những kẻ phản bội, làm tay sai cho đề quốc và đi ngược lại với quyền lợi nguyện vọng của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại với con đường độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội Tuy nhiên, Người không xem “ Dân” là một khối đồng nhất mà là

một cộng đồng bao gồm nhiều dân tộc, giai cấp, tầng lớp Mỗi giai cấp tầng lớp bên cạnh những lợi ích chung, vẫn có những lợi ích riêng, có vai trò và thái độ khác nhau đối với sự phát triển xã hội, với cách mạng Ở một nước thuộc địa nử phong

kiến như nước ta lúc bấy giờ, nói đến dân là nói đến tuyệt đại đa số nhân dân là

công nhân, nông dân, là nhân dân lao động Công dân, nông dân, lao động trí óc là lực lượng trực tiếp sản xuất, chụi áp bức bóc lột nặmg nề nhất và cũng có tinh thần

và tiềm lực cách mạng to lớn nhất nên phải là nền tảng của khối đoàn kết toàn dân

2.2 Tư tướng về pháp quyền và nhà nước pháp quyền

2.2.1 Vai trò của pháp quyên trong nhà nước

Trước khi ra đi tìm đương cứu nước, Hồ Chí Minh đã phải sống trong cảnh nước mất, nhà tan, từng chứng kiến cảnh nhân dân ta bị áp bức, bóc lột nặng nề dưới chế độ hà khắc, bất chấp luật pháp của bọn thực dân pháp và bon phong kiến

nam triều Khi bôn ba nơi hải ngoại, nghiên cứu và học hỏi kinh ngiệm của các

nước phương Tây, ý tưởng về xây dựng nhà nước pháp quyền đã xuất hiện ở Hồ Chí Minh Trong hoàn cảnh như vậy, Người đã nhận thức được vai trò của pháp

luật trong điều hành quản lý xã hội

15

Ngày đăng: 30/06/2014, 23:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w