Sự xuất hiện của Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu của dân tộc, thời đạ

Một phần của tài liệu luận văn Sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nướcb (Trang 41 - 50)

đại

Trong lịch sử các dân tộc, thường có các vĩ nhân mà cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng và hành động của họ gắn liền với cả một giai đoạn lịch sử sôi động, đầy biến cố của dân tộc và thời đại mình. Họ phản ánh ý chí, nguyện vọng của các dân tộc và bằng hoạt động của mình đã góp phần vào sự phát triển của thời đại. Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh... là những con người như vậy.

Nhân dân Việt Nam có lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Dân tộc nào cũng có lịng u nước nồng nàn, song dân tộc Việt Nam có những nét riêng của lòng yêu nước, Ýt thấy trong sự tồn tại và phát triển của nhiều cộng đồng người khác.

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh kiên cường, bất khuất, tự lực, tự cường để dựng nước và giữ nước. Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống Êy còn là sự liên kết cộng đồng chặt chẽ giữa nhà, làng, nước để bảo vệ non sông đất nước, bảo vệ nền độc lập thống nhất dân tộc, bảo vệ cuộc sống thanh bình sự trường tồn của nền văn hoá dân tộc. Ở những thời điểm mà nền độc lập dân tộc bị đe dọa thì trăm họ đều đứng lên, cố kết với nhau, một lòng kiên quyết đấu tranh để giành lại và giữ vững quyền tự do độc lập, chính vì thế nhân dân ta đã từng đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược mạnh hơn mình gắp bội. Có thể xem mở đầu cho cuộc đấu tranh thắng lợi chống xâm lược của nhân dân ta là từ năm 281 TCN, khi Tần Thuỷ Hoàng sai Hiệu uý Đồ Thư chỉ huy 50 vạn quân tiến xuống phương Nam, trong đó có đất Lĩnh Nam của Việt Nam. Quân xâm lược bị thất bại và Đồ Thư bỏ mạng. Sau nhà Tần, các thế lực phong kiến phương Bắc như: Hán, Tuỳ, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều đem quân xâm lược nước ta, nhưng chúng đều bị thất bại thảm hại. Trong lịch sử chống xâm lược, dân tộc Việt Nam đã sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý

Bý, Mai Thóc Loan, Khúc Thừa Dụ, Ngơ Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung...

Trong lịch sử Việt Nam, mỗi khi đất nước ở vào thời điểm hiểm nghèo, cả dân tộc, dù là Kinh, Mường, Dao, Tầy, Nùng... , đứng lên đồn kết một lịng chiến đấu. Lịch sử đã từng ghi lại diễn biến của Hội nghị Diên Hồng (đời Trần thế kỷ XIII), Hội thề Lũng Nhai (khởi nghiã Lam Sơn năm 1418)... Những sự kiện lịch sử đều biểu thị tinh thần quật khởi của toàn dân, trên dưới một lòng sẵn sàng chịu đựng hi sinh, gian khổ, quyết tâm đánh thắng quân xâm lược.

Kẻ thù dù đến từ phương Bắc hay phương Tây, khi xâm lược và thống trị nhân dân ta, đều tìm cách tiêu diệt, đồng hố ta. Thế nhưng trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam với sức sống mãnh liệt vẫn tồn tại và phát triển. Sức mạnh đó là sức mạnh của lịng u nước, trở thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Về điều này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:

“Nhân dân ta có một lịng nồng nàn u nước, từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần Êy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó vượt qua mọi khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và bè lũ cướp nước. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của chúng ta. Chóng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung. Chóng ta phải ghi nhớ cơng lao các vị anh hùng dân tộc, vì các vị Êy là tiêu biểu cho mét tinh thần dân tộc anh hùng” [72.114].

Chủ nghĩa yêu nước vốn là là sản phẩm tinh thần cao đẹp của dân tộc Việt Nam là chuẩn mực cao nhất của đạo lý làm người. Đối với người Việt Nam, “nước” phải gắn liền với “dân” và chủ nghĩa yêu nước mang nội dung nhân dân sâu sắc. Những bậc anh hùng lớn của dân tộc đều đã nhận thức được

chân lý đó, khi coi “nước nhà chung sức”, “ý chí của dân chúng” như một nguồn sức mạnh giữ nước (Trần Quốc Tuấn), hay ví dân như nước “nước có thể chở thuyền và lật thuyền” (Nguyễn Trãi). Đương nhiên, trong mỗi thời đại chủ nghĩa yêu nước còn bị chi phối bởi hệ tư tưởng thống trị của thời đại đó. Trong thời đại phong kiến, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với lịng trung qn. Nhưng trong thời đại suy thối của chế độ phong kiến thì tư tưởng trung quân trở nên bảo thủ và đối lập với chủ nghĩa yêu nước chân chính.

Những bế tắc và thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã chứng tỏ sự phá sản của tư tưởng trung quân. Hồ Chí Minh xuất thân trong gia đình nhà nho nhưng không bị ràng buộc bởi tư tưởng trung quân như một số sĩ phu, quan lại đương thời. Tư tưởng yêu nước của Người thấm nhuần những giá trị dân tộc, nhân bản của đạo lý Việt Nam, gắn nước với dân và lấy đó làm mục tiêu hàng đầu, làm chuẩn mực cao nhất cho mọi giá trị tinh thần. Lòng yêu nước ở Hồ Chí Minh vừa kế thừa tinh hoa của chủ nghĩa yêu nước truyền thống vừa bao hàm một tinh thần đổi mới cho phù hợp với yêu cầu giải phóng dân tộc và xu thế thời đại. Sự quyết tâm ra đi để học hỏi, tìm ra phương cách mới rồi trở về giúp đồng bào mình, cứu dân, cứu nước của Người đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa đó.

Cuộc đời và hoạt động của Người gắn liền với bối cảnh lịch sử thế giới và trong nước giai đoạn đầu thế kỷ XX đến cuối những năm 60 của thế kỷ XX. Cuộc đời hoạt động của Người đã có những cống hiến vơ cùng to lớn với cách mạng Việt Nam, đồng thời góp phần quan trọng vào lịch sử phong trào cộng sản và cơng nhân, phong trào giải phóng dân tộc của thế giới.

Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 ở làng Hoàng Trù quê mẹ (thường gọi là làng Trùa), cách quê nội làng Kim Liên (thường gọi là làng Sen) 2km. Cả 2 làng này đều thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người lớn lên trong mét gia đình trí thức nghèo u nước, ở một vùng nhân dân có một

truyền thống lao động cần cù, đấu tranh anh dũng chống áp bức, chống xâm lược từ lâu đời.

Cụ thân sinh Hồ Chí Minh là nhà nho Nguyễn Sinh Sắc (tức Nguyễn Sinh Huy, 1863 - 1929), xuất thân trong gia đình nơng dân cần cù lao động, tính tình chất phác. Cụ là người quan tâm đến thời cuộc, có tinh thần u nước vì nghĩa lớn, tỏ thái độ đối địch với bọn vua quan phong kiến và thực dân Pháp xâm lược. Tư tưởng của cụ Nguyễn Sinh Sắc ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng và chí khí của Hồ Chí Minh. Cụ rất chó ý đến việc giáo dục tinh thần yêu nước cho các con, Cụ thường mang những vần thơ yêu nước, những mẩu chuyện anh hùng liệt sỹ để kể với các con. Trong một số buổi đàm luận về thời cuộc giữa cụ Phó bảng với cụ Phan Bội Châu và những người yêu nước khác, Nguyễn Tất Thành thường được cha gọi lên cùng nghe. Đây là một việc rất có ý thức của người cha đối với người con, bởi vì, những buổi đàm luận như vậy có tác dụng giáo dục lịng yêu nước cho Nguyễn Tất Thành.

Nếu như truyền thống gia đình mà hiện thân là người cha đã gieo những tư tưởng u nước, thương dân cho Hồ Chí Minh, thì truyền thống q hương đã góp phần nâng cao nhận thức của Người lên tầm cao mới. Quê hương của Hồ Chí Minh là quê hương của nhiều vị anh hùng dân tộc như Mai Hắc Đế, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu... Đây cũng là vùng đất sản sinh nhiều nhà văn hoá lớn của dân tộc, như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ... Người dân Nghệ An mang những nét chung của người dân Việt Nam, song đất nước, con người nơi đây có những nét riêng biệt, đất đai cằn cỗi, dân nghèo nhưng cần cù lao động chăm chỉ học hành. “Chỉ tính xã Kim Liên ngày nay - bao gồm quê nội và quê ngoại của Hồ Chí Minh - trong 96 kỳ thi Hương từ 1635-1890 đã có 82 thí sinh trúng tuyển Tú tài và Cử nhân” [61.39].

Đất nước, dân tộc, q hương, gia đình đã góp phần tạo dựng nên Hồ Chí Minh. Từ thuở thiếu thời, Hồ Chí Minh đã được hấp thụ một nền giáo dục truyền thống, phong phú, hiểu biết sâu sắc về lịch sử và những giá trị văn hoá,

dân tộc, ảnh hưởng của văn hố phương Đơng và văn hố Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã sớm được nghe và tiếp xúc với các triết lý của Đạo Phật, Đạo Khổng và tư tưởng dân chủ tư sản của cách mạng Pháp được du nhập vào Việt Nam. Thời niên thiếu, Người đã theo học Nho giáo, đọc thuộc “Tứ thư, Ngũ kinh”. Qua đó, Người đã thấy ảnh hưởng của nền văn minh Êy đối với Việt Nam. “Lịng tơn kính cha mẹ, sự hồ thuận giữa mọi người, đều hoặc rót ra từ quan điểm của Phật tẩy rửa con tim khối óc, sự kiềm chế những dục vọng và lịng cuồng nhiệt...” [83.2]. Tuy nhiên, Người khơng lấy những học thuyết này làm chỗ dựa để cứu nước, vì thực tế Đạo Phật chỉ có thể đem lại lịng từ bi cho con người, chứ khơng thể giải phóng con người. Khổng giáo nêu lên “đạo làm người”, nói đến “cần, kiệm, liêm, chính”, “tề gia trị quốc”, nhưng tồn bộ thuyết Khổng Tử thì một nửa hướng vào vua, chúa, một phần hướng vào hàng ngũ quan lại, còn lại để cho tiểu nhân. Khổng Tử chia xã hội thành đẳng cấp quân tử và tiểu nhân; coi thường lao động chân tay, coi khinh phụ nữ là: “phụ nhân nạn hoá”. Theo Khổng Tử thì số phận con người là do “Trời” định. Đó là những hạn chế của thuyết Khổng Tử song có thể khai thác mặt tích cực, như Hồ Chí Minh nói: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều khơng đúng, song những điều hay trong đó thì ta nên học” [t6.46].

Ngồi giáo lý đạo Phật và học thuyết Khổng Tử, trước khi ra nước ngồi tìm đường cứu nước, Người đã biết Ýt nhiều về tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của phương Tây, chủ yếu của Giăng Giắc-cơ Rút-xô (1712-1778); về Sác-li Lu-i Mơng-téc-xki-ơ (1689-1755)...Khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái”- mang tính chất dân chủ đã được ghi đậm trên lá cờ Đại cách mạng Pháp năm 1789. Các khẩu hiệu của cuộc cách mạng dân chủ tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII cũng được viết trên tường các lớp học. Khi chủ nghĩa Mác chưa thâm nhập vào Việt Nam thì những nhà yêu nước Việt Nam thức thời lúc bấy

giờ đã coi tư tưởng của cuộc cách mạng Pháp 1789 là tiến bộ. Những tư tưởng tiến bộ của cách mạng Pháp cũng thu hút sự chú ý của anh thanh niên Nguyễn Tất Thành. Song Anh muốn tìm hiểu kỹ thực chất của nó là gì và để xem nó có thể giúp Ých như thế nào cho đồng bào mình khơng .

Vào đầu thế kỷ XX, ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây vừa trực tiếp đến Việt Nam, vừa được truyền qua sách báo (Tân thư, Tân văn) của Trung Quốc. Cương lĩnh dân chủ tư sản với ba nguyên tắc: Dân tộc- độc lập; Dân quyền- tự do; Dân sinh- hạnh phúc của Tôn Dật Tiên, tư tưởng của một số nhà cải cách Trung Quốc theo hướng tư sản, như Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi...đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến nước ta

Tất cả điều đó có tác động đến Hồ Chí Minh, nhưng Người nhận thấy con đường cứu nước này chưa thích hợp, cần phải tìm con đường cứu nước đúng hơn; bởi vì, con đường cũ mà các bậc tiền bối đi qua đã không thành cơng. Từ lịng u nước, u thương đồng bào ở Hồ Chí Minh đã nẩy sinh ý thức yêu nước và cuối cùng chuyển thành hành động yêu nước. Ngay từ rất sớm, Người đã hồ mình vào cuộc sống của quần chúng lao khổ và tham gia phong trào yêu nước, năm 1906 tham gia làm liên lạc cho các sĩ phu yêu nước, năm 1908 tham gia phong trào nông dân chống thuế ở Thừa Thiên.

Cuộc đấu tranh kháng thuế của nông dân Trung kỳ năm 1908 nhằm phản đối thuế thân, chính sách bắt phu đi lính của thực dân Pháp và Nam triều. Để trả lời nhân dân Việt Nam đòi những quyền lợi chính đáng, Pháp khủng bố với quy mơ lớn; chúng giết hơn 1000 người và bắt những người bị nghi có dính dáng đến cuộc đấu tranh. Tuy tham gia, ủng hộ phong trào chống thuế, song Hồ Chí Minh nhận thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc đồng bào không thể đưa tới thắng lợi. Và với một nhận thức bước đầu, Người đã hiểu được sự nghiệp cứu nước giành độc lập, tự do cho nhân dân ta chỉ có thể giành được thắng lợi khi tồn dân biết kết thành một khối, đi theo con đường

đúng. Sự đơn thương độc mã, lại khơng được chuẩn bị, khơng có tổ chức, nhất định không tránh khỏi những thất bại.

Tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh thấm nhuần những giá trị dân tộc và nhân văn của đạo lý Việt Nam, gắn với dân và lấy đó làm mục tiêu hàng đầu, làm chuẩn mực cao nhất của mọi giá trị tinh thần. Người kế thừa những tinh hoa của chủ nghĩa yêu nước truyền thống đồng thời có một tinh thần đổi mới, phù hợp với yêu cầu giải phóng dân tộc và xu thế thời đại. Chính vì vậy, Người rất khâm phục những nhà yêu nước trước đó như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám, nhưng cũng thấy mặt yếu của phong trào, khơng thể giải phóng được dân tộc.

Theo Người, con đường của Hoàng Hoa Thám, do tư tưởng phong kiến của nó, khơng thể đưa tới thắng lợi. Con đường của Phan Châu Trinh thì chẳng qua chỉ là sự trơng mong vơ Ých vào lịng thương của những kẻ mà bản chất là “ăn cướp, là dã man, là giết người” Việt Nam và các dân tộc thuộc địa khác. Phan Bội Châu, một nhà yêu nước rất nhiệt thành, nhưng cũng là điển hình của sự khơng ổn định về hướng đi. Trong cuộc đời cách mạng của mình, ơng thể hiện ý chí đánh đuổi đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc. Song, do hướng đi khơng ổn định, nên có lúc ơng tìm gặp Đề Thám để bàn việc liên kết đánh Pháp; lại có thời kỳ kêu gọi Đơng Du, dựa vào đế quốc Nhật ở phương Đông để đánh đuổi đế quốc phương Tây; sau lại chủ trương “Pháp - Việt đề huề”, và cuối cùng là dẫn đến cuộc sống cô quạnh bên sông Hương. Trong thư gửi cho Nguyễn Ái Quốc, Phan Chu Trinh có nhận xét về phương pháp cứu nước của Phan Bội Châu “cái chủ trương của ơng Phan mới xem qua thì hay lắm, song ngẫm cho kỹ thì chẳng khác gì cái phương pháp của họ Lê cầu Thanh diệt Trịnh, họ Nguyễn cầu Pháp đánh Tây Sơn... Thành thử cái phương pháp của ơng Phan có thành cơng thì quốc dân đồng vẫn nguyên là cái lưng con ngựa, chỉ thay người cưỡi” [104.36].

Tuy tiếp thu truyền thống dân tộc, tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, song Hồ Chí Minh sớm nhận thấy khơng thể đi con đường cứu nước theo ý thức hệ phong kiến hay tư sản được. Năm 1905, khi phong trào Đông Du bắt đầu sôi nổi, cụ Phan Bội Châu muốn đưa Nguyễn Tất Thành và một số thanh niên sang Nhật, nhưng Anh không đi.

Nguyễn Tất Thành từ chối con đường Đông Du không phải do hiểu được bản chất của Nhật Bản đang phát triển theo con đường đế quốc chủ nghĩa, mà mới chỉ cảm thấy rằng không thể dựa vào nước ngồi để giải phóng dân tộc

Một phần của tài liệu luận văn Sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nướcb (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w