Phong trào yêu nước đầu thế kỷ

Một phần của tài liệu luận văn Sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nướcb (Trang 26 - 32)

Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam là sự tiếp nối các cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc của các thế kỷ trước, đồng thời cũng tiếp nhận những trào lưu tư tưởng tiến bộ của nước ngồi. Tình hình thế giới đầu thế kỷ XX có một số biến cố lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc vận động cách mạng và đấu tranh tư tưởng ở Việt Nam, đặc biệt là cuộc Minh Trị Duy Tân ở Nhật Bản và cuộc vận động cải cách ở Trung Quốc, dẫn tới cách mạng Tân Hợi (1911).

Trước năm 1868, Nhật là nước phong kiến ở phương Đơng, thi hành chính sách bế quan toả cảng như Việt Nam. Bị các nước phương Tây địi mở cửa thơng thương. Nhật Bản đã kịp thời phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, mặc dù cịn mang nhiều tàn tích phong kiến. Nhờ duy tân, đổi mới, cũng có nghĩa là nhờ phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, Nhật đã giữ được độc lập, khơng những thế, đã nhanh chóng cường thịnh và cũng sớm thi hành chính sách bành trướng thực dân.

Năm 1879, Nhật chiếm quần đảo Lưu Cầu, năm 1882-1884 gây sự với Triều Tiên; 1894-1895, gây chiến tranh với Trung Quốc, đánh thắng Nga năm 1904. Trong thời gian này, người Việt Nam đang lúng túng trước chiến tranh xâm lược của Pháp, nên không quan tâm đến những hành vi xâm lăng của Nhật mà chỉ chăm chăm tâm niệm rằng, vì mở cửa thơng thương mà Nhật trở nên giầu có và củng cố được độc lập.

Khi phong trào Cần Vương thất bại, những người Việt Nam yêu nước đang lo tìm một con đường cứu nước mới thì chiến tranh Nga- Nhật nổ ra. Nhật đại thắng. Sự kiện này tác động mạnh mẽ đến các nhà yêu nước Việt Nam cũng như nhiều nhà yêu nước khác trong khu vực châu Á. Họ không hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc Nhật, chỉ chú ý đến việc một cường quốc da vàng đã đánh bại một cường quốc da trắng. Theo họ, chỉ điều đó, Nhật Bản cũng đã xứng đáng là anh cả, làm đầu đàn cho dân châu Á vùng lên.

Ngoài tác động của các sự kiện ở Nhật Bản, trong thời kỳ này nhiều biến cố chính trị - tư tưởng của Trung Quốc cũng dội vào Việt Nam. Sau chiến tranh Trung - Nhật, một số sĩ phu tiến bộ và trí thức tư sản Trung Quốc đã đòi cải cách đất nước. Cường học hội của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi chủ trương áp dụng các biện pháp cải tiến chế độ nhà Thanh; Hưng trung hội (Tôn Dật Tiên) chủ trương lại “đánh đổ Mãn Thanh khôi phục Trung Hoa, lập chính phủ liên hiệp”.

Cơng cuộc vận động cải cách ở Trung Quốc thất bại, nhưng những tư tưởng tiến bộ của Khang, Lương và cuộc chính biến đã gây tiếng vang lớn. Trong điều kiện của Việt Nam thời kì đó, một số sĩ phu u nước nhận thấy con đường cứu nước cũ - con đường Cần Vương lập lại chế độ phong kiến độc lập đã lỗi thời - chỉ dẫn tới thất bại. Họ đã hăng hái đứng ra chủ động tiếp nhận ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng tư sản đang tràn vào nước ta, mong từ đó tìm ra con đường cứu nước mới. Nhiều sĩ phu yêu nước Việt Nam tìm cách tiếp cận với tân thư, tân văn của Trung Quốc để tiếp nhận tư tưởng phương Tây.

Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX mang mầu sắc, tính chất mới - theo con đường tư bản chủ nghĩa. Như vậy, ngọn cờ yêu nước phong kiến chuyển sang ngọn cờ yêu nước dân chủ tư sản, từ chủ trương thể chế quân chủ sang thể chế cộng hoà.

Tiếp thu các trào lưu tư tưởng mới, vào đầu thế kỷ XX các sĩ phu yêu nước Việt Nam đã tiến hành cuộc vận động cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản ở đây được biểu hiện ra bằng hành động cụ thể và gắn liền với phong trào yêu nước đấu tranh chống Pháp. Cuộc vận động này diễn ra theo một chủ đích là hướng tới xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự do, phát triển kinh tế, văn hoá dân tộc theo lối Tây phương. Phong trào yêu nước lúc bấy giờ lan rộng ra khắp cả nước, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, bao gồm cả binh lính, học sinh, nhà bn. Phong

trào có nhiều hình thức phong phú hơn. Bên cạnh phong trào đấu tranh vò trang tự phát ở Yên Thế, đấu tranh vò trang của đồng bào dân tộc; cuộc vận động Đông Du, Đông Kinh Nghĩa thục, phong trào nơng dân chống thuế, đầu độc binh lính ở Hà Nội, khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên... cũng liên tục diễn ra sôi nổi.

Do những điều kiện xã hội cụ thể khác nhau chi phối nên trong hàng ngũ sĩ phu yêu nước tiến bộ vào đầu thế kỷ XX cũng thể hiện mức độ ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng tư sản cũng khác nhau. Đây là một nguyên nhân làm cho phong trào yêu nước lúc bấy giờ thiếu thuần nhất. Vì thế, sĩ phu tiến bộ Việt Nam đầu thế kỷ XX phân hoá theo hai xu hướng: bạo động và cải cách. Tuy cả hai xu hướng đều thể hiện ý chí giành độc lập cho dân tộc, lòng yêu nước, song khác nhau về phương thức đấu tranh.

Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ về quân sự của nước ngoài và dùng bạo lực để đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục độc lập dân tộc, xây dựng một nhà nước phỏng theo mơ hình qn chủ lập hiến của Nhật Bản.

Xu hướng cải cách, với Đông Kinh Nghĩa thục ngoài Bắc và cuộc vận động duy tân ở miền Trung mà Phan Chu Trinh là người đại diện, lại chủ trương trước hết tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập trong khuôn khổ công khai hợp pháp một cuộc vận động cải cách văn hoá, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa, nhằm mở mang dân trí, nâng cao dân khí, làm cho dân giàu nước mạnh, sau đó mới tính đến chuyện tự giải phóng.

Trong hồn cảnh một nước thuộc địa như Việt Nam, tất nhiên xu hướng bạo động là đúng, nhưng bạo động theo con đường của Phan Bội Châu, hy vọng quân phiệt Nhật Bản giúp đỡ để đánh đuổi đế quốc Pháp lại là một điều rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Mặt khác, cũng trong hoàn cảnh Việt Nam là thuộc địa của đế quốc Pháp mà muốn “ỷ

Pháp cầu tiến bộ” theo kiểu Phan Chu Trinh thì cũng là một sai lầm lớn, một sự ngộ nhận tai hại về bản chất của kẻ thù, một ảo tưởng chính trị. Đó là chưa nói rằng, trong thực tế Phan Chu Trinh cũng chỉ dừng lại ở mức độ quân chủ lập hiến mà thôi. Căn cứ vào các việc làm, cũng như các bài viết, bài nói chuyện của Phan Chu Trinh, chóng ta thấy trước sau chưa bao giờ Cụ chủ trương đánh đổ toàn bộ chế độ phong kiến để dựng nên chế độ dân chủ tư sản, mà chỉ mới cực lực cơng kích các quan lại lớn nhỏ cần phải thanh trừ, bọn vua chúa hủ bại cần được thay thế. Giữa Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh rõ ràng khơng có sự khác nhau về mục đích cuối cùng, mà là chỉ khác nhau về phương tiện và cách làm để đạt tới mục đích cuối cùng đó.

Mặc dù còn nhiều hạn chế, song chủ trương bạo động của Phan Bội Châu cũng như chủ trương cải cách của Phan Chu Trinh đều làm bùng lên trong cả nước phong trào quần chúng sơi nổi, quyết liệt địi độc lập, tù do. Qua các phong trào đấu tranh, tinh thần yêu nước vốn là truyền thống dân tộc được khơi dậy, được thức tỉnh và nâng cao, hệ tư tưởng phong kiến bước đầu bị tấn công, mở đường cho hệ tư tưởng mới - tư tưởng tư sản tràn vào. Đây là cơ sở chuẩn bị tích cực về tinh thần cho các phong trào đấu tranh rộng lớn hơn sau này.

Cuối cùng, cuộc đấu tranh yêu nước theo xu hướng bạo động và cải cách đều thất bại. Nguyên nhân chủ yếu là chưa có sự nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, về đối tượng cách mạng, về phương pháp cách mạng phù hợp. Nhưng nó đã để lại nhiều bài học lịch sử quý giá cho thế hệ cách mạng tiếp theo vận dụng vào việc đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đi theo phương hướng mới trong những điều kiện lịch sử của Việt Nam và thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Trong thời kỳ lịch sử này, như đã nêu trên, cịn có các phong trào đấu tranh tự phát của nông dân mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài từ những năm 80 của thế kỷ trước sang đầu thế kỷ XX. Hoàng Hoa Thám, thủ

lĩnh tối cao của phong trào, tuy có thực tế hơn vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp, nhưng vẫn còn nặng cốt cách phong kiến và chủ trương của ơng cũng chưa có phương hướng giải phóng chính xác, chưa có hướng thốt rõ ràng.

Dưới tác động của hồn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội... giai cấp tư sản ở Việt Nam cũng bị phân hoá thành nhiều tầng lớp, bộ phận với các xu hướng và tính chất chính trị khơng giống nhau. Từ đấy, tạo nên những nhóm người có liên lạc với nhau rồi dần dần hình thành các tập đồn, các đảng phái chính trị. Đảng lập hiến của Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Văn Thinh, Nguyễn Phan Long, cùng một số tư bản địa chủ lớn được lập ra ở Nam kỳ năm 1923. Đảng

Thanh niên do Nguyễn Trọng Hy, Trần Huy Liệu cùng một số tư sản, tiểu tư

sản trí thức sáng lập tại Sài Gịn năm 1926. Đảng Thanh niên cao vọng do Nguyễn An Ninh một trí thức tây học ra đời năm 1926, thu hút đơng đảo lực lượng u nước, trong đó có khá đông nông dân miền Nam. Việt Nam nghĩa hồ đồn, tổ chức của nhóm thanh niên yêu nước ở Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội được thành lập năm 1925. Sau đó, Tơn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Phạm Thiều... kết hợp với một số sĩ phu yêu nước mới ra tù, như Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên đổi thành Hội Phục Việt. Sau một thời gian hoạt động, Hội phục Việt lại đổi thành Hội Hưng Nam, rồi tiếp tục đổi thành Việt

Nam cách mạng Đảng (1926) và Hội Việt Nam cách mạng đồng chí (1927),

cuối cùng là Tân Việt cách mạng Đảng vào năm 1928. Đảng An Nam độc lập, đứng đầu là Nguyễn Thế Truyền được thành lập tại Pháp vào năm 1926, gồm những nhà tư sản, địa chủ. Số đảng viên rất Ýt chỉ hoạt động tại ở Pháp, chủ yếu với việc xuất bản tờ báo “Việt Nam hồn”.

Tiêu biểu cho khuynh hướng dân chủ tư sản, chủ trương làm cách mạng quốc gia, phải kể đến Việt Nam Quốc dân đảng, thành lập 25-12-1927 mà những người đứng đầu là Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Nguyễn Khắc Nhu, Hồng Phạm Trán. Thành phần đảng viên rất phức tạp; tôn chỉ mục đích

của Đảng cịn chung chung và “chắp vá”. Lúc đầu Việt Nam quốc dân đảng khơng có tổ chức quần chúng, đến năm 1929 mới có một hội đồn nhằm tranh giành ảnh hưởng với Thanh Niên và Tân Việt. Hoạt động của đảng này mang tính manh động, nghiêng về khủng bố cá nhân. Sau vụ ám sát trùm mộ phu đồn điền cao su Badanh ngày 9-2-1929, bị kẻ thù khủng bố dữ dội, đảng này quyết định “Tổng cơng kích kế hoạch” một cách chủ quan và bị động. Cuộc khởi nghĩa do Việt Nam Quốc dân đảng phát động vào đêm 9-5, ngày 10-5- 1930, chỉ nổ ra tại Yên Bái, cịn các nơi khác thì diễn ra lẻ tẻ, bị kẻ thù dập tắt nhanh chóng. Tiếng nói cuối cùng của ý thức hệ tư sản Việt Nam đã tỏ ra lỗi thời và hoàn toàn bất lực trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Như vậy, độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc khơng cịn gắn liền với giai cấp tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu luận văn Sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nướcb (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w