Nguyễn ái Quốc với việc thành lập Đảng Cộng sả nở Việt Nam – sự chấm dứt cuộc khủng hoảng trong đường lối cứu nước

Một phần của tài liệu luận văn Sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nướcb (Trang 86)

chấm dứt cuộc khủng hoảng trong đường lối cứu nước

Nhận thức sự cần thiết phải có Đảng cộng sản để lãnh đạo cách mạng Việt Nam, ngày 11-11-1924 Nguyễn ái Quốc từ Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc), bắt tay vào hoạt động để chuẩn bị thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam, theo chương trình, kế hoạch như sau:

- Mở lớp huấn luyện cho những thanh niên yêu nước Việt Nam có mặt tại Quảng Châu về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, lôi cuốn thanh niên từ trong nước sang huấn luyện, rồi cử họ về nước hoạt động tuyên truyền cách mạng.

- Từ kết quả huấn luyên đào tạo, sẽ lập ra một tổ chức cách mạng của thanh niên, chọn lọc những phần tử trung kiên làm hạt nhân để tiến tới thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam.

- Theo dõi và chỉ đạo phong trào nông dân ở Trung Quốc và Đông Nam á, giúp Quốc tế cộng sản nắm được tình hình về giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phối hợp hoạt động với cách mạng Việt Nam.

Trong khi chưa thể về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh chọn Quảng Châu là một địa bàn, một “căn cứ địa quốc tế” của cách mạng Việt Nam.

Kế hoạch thực hiện gồm các công việc chủ yếu sau:

Thứ nhất, xây dựng tổ chức: Sau một thời gian tìm hiểu tình hình thực tế,

Nguyễn ái Quốc đã lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm Tâm xã, tổ chức tuyên truyền giác ngộ họ, để trên cơ sở đó lập ra nhóm Cộng sản đoàn vào tháng 2-1925. Trong báo cáo gửi Đoàn chủ tịch Quốc tế cộng sản tháng 2-1925, Người đã trình bầy khá cụ thể các công việc đã làm được:

“Chúng tôi đã lập một nhóm bí mật gồm 9 hội viên, trong đó có: 2 người đã được phái về nước; 3 người ở tiền tuyến (trong quân đội của Tôn Dật Tiên); 1

người đang đi công cán quân sự (cho Quốc dân đảng). Trong số hội viên đó, có 5 người đã là đảng viên dự bị của Đảng cộng sản” [65.141].

Nhóm bí mật đó chính là Cộng sản đoàn, gồm có Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lưu Quốc Long, Trương Văn Lĩnh, Lê Quảng Đạt, Lâm Đức Thụ.

Dựa trên nhóm cộng sản này, tháng 6-1925, Nguyễn ái Quốc thành lập một tổ chức cách mạng có tính chất quần chúng rộng lớn hơn là Hội Việt Nam cách

mạng thanh niên. Hội này hoạt động nhằm:

“Mục đích: Hi sinh tánh mệnh, quyền lợi, tư tưởng để làm cuộc cách mệnh dân tộc (đập tan bọn Pháp và giành độc lập cho xứ sở) rồi sau đó làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản).

Chương trình:

a- Lựa chọn những người giác ngộ, huấn luyện họ, tổ chức họ vào hội b- Cử những hội viên đã được đào tạo vào trong nhân dân để tuyên truyền điều phải và tổ chức các đoàn thể như công hội, nông hội, hội học sinh, hội phụ nữ , v.v...

c- Gặp dịp tốt nào thì huy động lực lượng của những đoàn thể quốc gia để đập tan bọn Pháp và lấy lại chính quyền.

d- Thành lập chính phủ nhân dân gồm đại biểu của các đoàn thể công nhân, nông dân, binh sĩ.

e- áp dụng những nguyên tắc tân kinh tế chính sách để thúc đẩy sự phát triển các cơ quan sản xuất trong nước, bãi bỏ tư bản tư nhân và sự giao lưu những tài nguyên quốc gia.

f- Đoàn kết với những giai cấp vô sản của tất cả các nước và thành lập xã hội cộng sản....

Điều kiện tham gia: Người Việt Nam nào từ 17 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ, tán thành mục đích chương trình và kỉ luật của hội và được hai hội viên giới thiệu, thì được gia nhập Hội sau khi được chi bộ đồng ý....

Về tổ chức gồm có 5 cấp: Tổng bộ, Xứ (kỳ) bộ, Tỉnh bộ, Huyện bộ, và Chi bộ. Mỗi chi bộ gồm khoảng 10 hội viên; nếu quá số lượng đó thì lập ra chi bộ khác” [4.82].

Có thể khẳng định rằng, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên là đoàn thể đầu tiên ở Việt Nam được tổ chức một cách chặt chẽ, có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có mục đích tôn chỉ khác hẳn các tổ chức trước nó: làm cách mạng quốc gia, giành độc lập

dân tộc rồi làm cách mạng thế giới, đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, thực hiện chủ nghĩa cộng sản.

Trong hai năm đầu mới thành lập, dưới sự tổ chức, giáo dục, rèn luyện trực tiếp của Nguyễn ái Quốc, Hội đã tổ chức được nhiều lớp huấn luyện, xây dựng được cơ sở hội ở khắp ba Kỳ và ở Xiêm, ra báo Thanh Niên, xuất bản được một số sách chuyên đề để tuyên truyền, giáo dục. Hội đã thiết lập được những tuyến giao thông liên lạc từ trong nước ra nước ngoài.

Buổi đầu Hội đặt được quan hệ với các Đảng cộng sản Trung Quốc, Đảng cộng sản Pháp,… và Quốc tế cộng sản. Một số thành viên của Hội, do yêu cầu của cách mạng, đã gia nhập Đảng cộng sản Trung Quốc, nhưng vẫn giữ được tính độc lập của tổ chức mình. Trong bước cuối cùng của quá trình thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, Nguyễn ái Quốc không chỉ đặt tổ chức này trong phong trào cách mạng Việt Nam mà còn gắn với phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt với phong trào cách mạng ở khu vực châu á. Do sự hoạt động tích cực của Nguyễn ái Quốc, Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức được thành lập vào ngày 9-7-1925. Đây là một đoàn thể có tính chất quốc tế, bao gồm người Trung Quốc (đại diện là Liêu Trọng Khải thuộc phái tả Quốc dân Đảng làm Hội trưởng), Việt Nam, Ên Độ, Triều Tiên, Inđônêxia, Miến Điện... Đại hội thành lập đã ra Tuyên ngôn: “Con đường thoát duy nhất để xoá bỏ sự áp bức chỉ có thể là liên hiệp các dân tộc nhỏ yÕu bị áp bức và giai cấp vô sản toàn thế giới, áp dụng

những phương pháp cách mạng để lật đổ... chủ nghĩa tư bản đế quốc cực kỳ hung ác” [102.1992-258]. Tinh thần của bản Tuyên ngôn đã toát lên luận điểm của Lênin “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Trên thực tế, Nguyễn ái Quốc và những người sáng lập đã đặt Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức vào quỹ đạo của cách mạng vô sản.

Việc thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức đã khẳng định các bước đi có chủ định của Nguyễn ái Quèc trong việc hình thành một tổ chức cách mạng Việt Nam. Với vai trò Uỷ viên Ban Phương Đông của Quốc tế cộng sản, phụ trách Văn phòng Phương Nam, Người đã có nhiều đóng góp cho hoạt động của Hội này và dần dần thực hiện con đường cứu nước mới ở Việt Nam cũng như các nước thuộc địa, phụ thuộc khác.

Thứ hai, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam thông qua các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ và hoạt động báo chí, chủ yếu là tờ tuần báo “Thanh niên”: Báo “Thanh niên” phát hàng tuần bằng tiếng Việt. Số đầu tiên ra

ngày 21 tháng 6 năm 1925, đến tháng 4 năm 1927 báo ra được 88 số. Với nội dung ngắn gọn, lời văn giản dị, trong sáng, các bài đăng trên báo chủ yếu nhằm phục vụ công nhân và nhân dân lao động trong nước, tuyên truyền tôn chỉ và mục đích của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, giới thiệu chủ nghĩa Mác- Lênin và Cách mạng tháng Mười, nêu lên các vấn đề về đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam…

Trong gần 60 số đầu, báo “Thanh niên”, dưới sự chỉ đạo của Nguyễn ái Quốc, tập trung tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, kêu gọi đoàn kết lại trong một tổ chức chặt chẽ, kêu gọi nhân dân đứng lên làm cách mạng theo con đường mới, phương pháp mới. Từ số 58, ra ngày 22-6-1926, báo bắt đầu từng bước công khai tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản, làm cho nhân dân hiểu rằng chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa chân chính mà một đảng cách mạng phải đi theo. Đến số 60 (ra ngày 8-9-1926) báo kêu gọi đồng

bào đoàn kết chiến đấu dưới lá cờ của Đảng cộng sản: “Hỡi đồng bào thân mến, như vậy, chỉ có một con đường chân chính là phải theo cái đảng duy nhất kiên quyết trong hành động, đó là Đảng cộng sản”. Báo từng bước vũ trang quan điểm giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lênin cho các nhà cách mạng Việt Nam: “giai cấp nào có đảng của giai cÊp Êy … Đảng là để thay mặt cho giai cấp” (Thanh niên số 66, 24-10-1926) [89.105].

Báo “Thanh niên”, dưới sự chỉ đạo của Nguyễn ái Quốc, đã thực hiện đầy đủ lời dạy của Lênin “làm sao cho việc tuyên truyền chủ nghiã cộng sản được tiến hành trong mỗi nước, và tuyên truyền sao cho nhân dân có thể hiểu được… Phải đem học thuyết cộng sản chân chính… dịch ra tiếng nói của mỗi dân tộc” [49.373].

Ngoài ra, Tổng bộ Thanh niên còn xuất bản 3 tờ báo định kỳ khác là báo “Công nông” (xuất bản từ tháng 12 năm 1926 đến đầu năm 1928), bán nguyệt san “Lính cách mệnh” (xuất bản từ đầu năm 1927 đến đầu năm 1928) và “Việt Nam tiền phong”.

Các tờ báo và nguyệt san này, cùng với “Đường kách mệnh” và báo Thanh niên đã góp phần quan trọng vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, vào Việt Nam, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập chính Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.

Thứ ba, đào tạo cán bộ cách mạng là một công tác quan trọng nhất, bởi vì Nguyễn ái Quốc nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng của đội ngũ lãnh đạo cách mạng. Với những mối quan hệ của bản thân, những kinh ngiệm thực tế và tài

khéo léo trong công tác tổ chức, chỉ trong một thời gian ngắn, Nguyễn ái Quốc đã mở được các lớp huấn luyện, với nội dung và thành phần tham gia học tập, giảng dạy ngày càng phong phú. Trụ sở của các trường đặt tại số nhà 13 và 13B đường Văn Minh (Nay là số nhà 248 và 250).

Trong thời gian, từ đầu năm 1926 đến tháng 4 năm 1927, Nguyễn ái Quốc đã mở được 3 lớp huấn luyện với 75 học viên (đây là con sè do Nguyễn ái Quốc báo cáo chính thức với Quốc tế cộng sản khi trở về từ Matxcơva, tháng 6 năm 1927). Lớp đầu tiên khai mạc vào khoảng đầu năm 1926. Báo cáo của Nguyễn ái Quốc gửi Quốc tế cộng sản viết ngày 3 tháng 6 năm 1926, cho biết: “Tổ chức một trường tuyên truyền. Các học viên được bí mật đưa đến Quảng Châu. Sau một thời tháng rưỡi học tập trở về nước. Khoá thứ nhất được mười học viên. Khoá thứ hai sẽ mở vào đầu tháng 7 tới, sẽ có khoảng 30 người” [66.223]. Trong số học viên này có nhiều đồng chí trở thành cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước sau này, như Trần Phú, Nguyễn Lương Bằng, Phạm Văn Đồng…

Ngoài việc tích cực, chủ động mở lớp đào tạo những người tổ chức, những người tuyên truyền, Nguyễn ái Quốc còn sử dụng một phương thức đào tạo cán bộ khác: lựa chọn và cử học sinh đi học ở Trường Đại học phương Đông, Trường Quân chính Hoàng Phố. Đây là những phương thức đào tạo mà Nguyễn ái Quốc triệt để khai thác để trong một thời gian ngắn nhất đào tạo cho đảng Mácxít tương lai một đội ngũ cán bộ đa dạng, đáp ứng nhiều mặt cho phong trào.

Ngoài việc đào tạo cán bộ chính trị, Nguyễn ái Quốc còn cử thanh niên có khả năng về quân sự đi học ở Trường quân chính Hoàng Phố, điều này chứng tỏ Người đã đặt vấn đề bạo lực vũ trang trong một cuộc cách mạng ở một nước thuộc địa có tầm quan trọng và cần được chuẩn bị sớm. Những học viên tốt nghiệp ở đây về sau trở thành những cán bộ quân sự của Đảng ta, như đồng chí Phùng Chí Kiên, Trương Vân Lĩnh, Lê Thiết Hùng, Nguyễn Sơn...

Giảng viên chính của lớp huấn luyện ở Quảng Châu là Nguyễn ái Quốc và mét số giảng viên người Việt, như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn,… Nội dung các bài giảng của Nguyễn ái Quốc được “Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức” tập hợp lại thành cuốn sách được xuất bản với tiêu đề: “Đường kách mệnh”.

“Đường kách mệnh” đặt cách mạng giải phóng dân tộc vào quỹ đạo của cách mạng vô sản. Từ khảo sát phân tích các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới. (Mỹ năm 1776, Pháp năm 1789...) đến Cách mạng tháng Mười năm 1917, Nguyễn ái Quốc đi tới kết luận: không thể đi theo con đường cách mạng Mỹ và Pháp vì đó là những cuộc cách mạng tư sản không triệt để, tiếp tục ăn bám bóc lột nhân dân lao động. Chỉ có Cách mạng Nga thành công đã:

“Tổ chức ra chính phủ công, nông, binh, phát ruộng đất cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền, không bắt dân đi chết cho tư bản và đế quốc chủ nghĩa, ra sức tổ chức kinh tế mới, để thực hành thế giới đại đồng... lại ra sức cho công, nông các nước và dân tộc bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đạp đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản thế giới... Đồng thời ... Cách mệnh Nga dạy cho chóng ta rằng, muốn cách mệnh thành công thì dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin” [66.280].

“Đường cách mệnh’’ xác định rõ, cách mệnh có hai thứ: dân tộc cách mệnh và thế giới cách mệnh;

“Dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, công, nông, thương đều nhất trí chống lại cường quyền. Còn thế giới cách mệnh thì vô sản giai cấp đứng đầu đi trước. Nhưng hai cách mệnh Êy vẫn có quan hệ với nhau. Thí dụ: An nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mệnh, thì dân tộc An nam sẽ được tự do” [66.266].

Chính xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ trước mắt của cách mạng giải phóng dân tộc là đánh đổ đế quốc và bọn phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc, nên Nguyễn ái Quốc nêu cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, chủ trương đại đoàn kết sĩ, công, nông, thương chống lại cường quyền. Tuy nhiên, trong sự tập hợp rộng rãi đó, Nguyễn ái Quốc cũng nhấn mạnh: “công, nông là người chủ cách mệnh”, “là gốc cách mệnh”, “học trò, nhà buôn nhỏ,

điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công, nông; ba hạng Êy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi” [66. 301]. Đây là một nhận thức sáng suốt, một chủ trương đúng đắn, không phải người Macxít nào thời đó cũng quan niệm được rõ ràng như vậy.

Khi nhấn mạnh đại đoàn kết dân tộc, “Đường kách mệnh” đã sớm chỉ rõ tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết quốc tế:

“Cách mệnh An nam cũng là một bộ phận của cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả. Đã là đồng chí, thì sung sướng, cực khổ phải có nhau. Huống gì, dân An Nam là đương lúc tranh đấu với đế quốc chủ nghĩa Pháp... phải cần anh em trong thế giới giúp giùm” [66.293].

Tuy nhiên, để tránh việc ỷ lại, Nguyễn ái Quốc đã nhấn mạnh: “muốn người ta giúp cho, thì trước hết phải tự giúp lấy mình đã” [66.293].

“Đường kách mệnh” đánh giá đúng vai trò của phương pháp cách mệnh. Nguyễn ái Quốc chỉ rõ: Cách mạng là một việc to tát, nếu quyết tâm thì làm chắc được. Phải giáo dục quần chúng về mục đích cách mạng, đồng tâm hiệp lực, bền gan chiến đấu để đánh đổ giai cấp áp bức mình. Quần chúng phải được tổ chức thành đội ngũ vững bền mới thành công. Người cách mạng phải hiểu biết tình thế, phải biết so sánh lực lượng, phải có mưu lược.. Người chỉ ra nhiều thiếu sót của những người đi trước như chỉ “xúi dân bạo động mà không bầy cách tổ chức. Hoặc làm cho dân quen tính ỷ lại mà quên tính tự cường” [66.261]. Phê

Một phần của tài liệu luận văn Sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nướcb (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w