0
Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN SỰ CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚCB (Trang 50 -50 )

mình hướng đi và điểm tới cho mình. Song, những tiền đề mà Anh chuẩn bị trong hành trang ra đi tìm đường cứu nước chưa đủ đảm bảo cho Anh đến với chủ nghĩa cộng sản chứ không phải một chủ nghĩa nào khác. Điều này đòi hỏi phải có một quá trình hoạt động thực tiễn phong phú và gắn với nó là hoạt động tư duy, khoa học, tiếp thu tư tưởng mới, tiến bộ thì mới có thể đưa Anh đến sự lựa chọn đúng đắn, tiếp cận với chân lý thời đại.

Như vậy, phương thức sống, hoạt động thực tiễn và phương pháp tư duy trong những năm đi tìm chân lý cũng là một nhân tố quan trọng tác động đến nhận thức tư tưởng và sự chuyển biến của chủ nghĩa yêu nước của Người.

2.2. Sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìmđường cứu nước đường cứu nước

Từ thiếu thời Nguyễn Tất Thành đã được hấp thu một nền giáo dục truyền thống phong phú của gia đình quê hương; hiểu biết sâu sắc về giá trị lịch sử truyền thống văn hoá dân tộc, ảnh hưởng văn hoá phương Đông và phương Tây... nhưng điều này cùng với thực tiễn cuộc sống của nhân dân đã sớm làm nẩy nở trong Anh tấm lòng yêu nước thương dân tha thiết “Người thiếu niên Êy đã sớm biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc Êy Anh đã có chí hướng đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”

[86.10]. Với tấm lòng yêu nước thương dân tha thiết Êy, Anh đã trăn trở với biết bao nhiêu câu hỏi lớn về vận mệnh dân tộc. Anh đã thấy các vấn đề: “Tại sao phong trào chống Pháp thất bại”?, và “Tìm đâu ra chân lý để cứu nước”?

Sau nhiều suy nghĩ để đi đến một quyết định ở một thời điểm cần quyết định: ngày 5-6-1911 Nguyễn Tất Thành (lúc đó lấy tên là Văn Ba, sau này là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh) bước xuống tầu Đô đốc Latútsơ Trêvin (Amiral Latouche Tréville) làm chân phụ bếp để sống, để đi, để tìm cho được con đường cứu dân, cứu nước. Việc ra đi của Nguyễn Tất Thành không phải là một hành động ngẫu nhiên hay hiếu kì của tuổi trẻ, cũng không phải do sự thôi thúc riêng tư - đi tìm một nghề sinh kế, một danh vọng, một sự trốn tránh hay chấp nhận một ân huệ. Anh ra đi không phải vì mình hay cho mình. Anh ra đi tìm đường cứu nước.

Hành trang quý giá nhất của Nguyễn Tất Thành lúc ra đi không chỉ có lòng yêu nước, thương dân và nghị lực phi thường với hai bàn tay lao động để kiếm sống và hoạt động mà còn có một vốn học thức uyên thâm về Nho học và một số hiểu biết nhất định về văn hoá, lịch sử phương Tây. Có được vốn kiến thức như vậy, vì Người sinh trưởng trong mét gia đình nhà Nho, kế thừa hịc vấn rộng và bản lĩnh, tiết tháo của người cha, lòng nhân ái bao la của người mẹ: Người được cha và các thầy giáo uyên thâm, như Vương Thúc Quý, Trần Thân, Hoàng Phan Quỳnh truyền thụ những kiến thức kinh điển của đạo Nho, những hiểu biết về đất nước, dân tộc, về đạo lý làm người, về lẽ sống cao đẹp ở việc cứu dân, cứu nước. Người còn trau dồi, làm phong phú vốn kiến thức khi học ở các trường Pháp-Việt (Vinh), trường tiểu học Đông Ba, trường Quốc Học Huế (1906-1908). Đặc biệt Anh đã sống, học các trường tại Huế - một trung tâm văn hoá - chính trị của đất nước lúc bấy giờ.

Như vậy, khi rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, người thanh niên 21 tuổi Nguyễn Tất Thành đã có một trình độ hiểu biết cơ bản của một trí thức

Việt Nam ở đầu thế kỷ XX để mở tầm nhìn ra thế giới. Đó là tiền đề để Người hoà nhập vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân lao động bị áp bức và tìm đường giải phóng dân tộc mình. Lòng yêu nước của Nguời tuy tiếp thu truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương, dân tộc, nhưng về thực chất đã có những điểm khác so với lòng yêu nước của các sĩ phu lớp trước và đã mang những cảm quan mới về giai cấp và nhân dân.

Sau 1 tháng vượt đại dương, ngày 6-7-1911, Nguyễn Tất Thành đặt chân lên bến Mác- xây nước Pháp. Chỉ trong mét thời gian ở Pháp, Người đã nhận ra rằng, người Pháp ở Pháp có những điểm khác so với bọn thực dân ở Đông Dương. Ở nước Pháp, Người thấy có người nghèo khổ, gái mại dâm, kẻ ăn cắp và đã đặt câu hỏi “tại sao người Pháp không “khai hoá” đồng bào của họ trước khi đi “khai hoá” chúng ta, tại sao”? [86.15] Có thể nói, đây là nhận thức đầu tiên rất quan trọng để sau này thấy rõ chính sách, thủ đoạn dối trá bịp bợm của bọn thực dân. Điều đó làm cho Người đi sâu tìm hiểu chính sách thực dân. Ngay những ngày đầu tiên ở trên tầu đến Pháp, Người đã được hai người lính trẻ tuổi giải ngũ trở về Pháp giúp đỡ, nhặt rau, cho mượn sách dạy đọc và viết tiếng Pháp... và trong những ngày đầu tiên trên đất Pháp tại một tiệm cà-phê, cũng là lần đầu tiên Người được người Pháp gọi bằng “ông”. Thực tế Êy giúp Người đi đến nhận định “Người Pháp ở Pháp tốt, lễ phép hơn người Pháp ở Đông Dương”. Đây chính là nhận thức quan trọng để sau này Người phân biệt sự khác nhau giữa nhân dân Pháp với bọn thực dân và có thái độ đúng đắn đối với những người này.

Trong hai năm từ 1911-1913, làm việc trên tầu biển, Hồ Chí Minh có dịp đi qua nhiều nước tư bản, đế quốc chủ yếu là các thuộc địa của Pháp, Anh. Đến An-giê-ri, Người đã chứng kiến nhiều cảnh tượng giống Việt Nam... có từng đoàn phụ nữ, rất nhiều ông già, bà già, trẻ con lũ lượt kéo tới các nhà ga để ăn xin. “Họ chỉ như bộ xương áo quần tơi tả” [65.40]. Người chứng kiến

nhiều em bé ở An-giê (thủ đô Angiêri) chết đói, nhiều em mới sáu, bẩy tuổi đã phải đi đánh giầy kiếm sống cho qua ngày. Đến Tuy-ni-di, Người đã được chứng kiến cảnh tượng đau lòng khi thấy rõ “bằng những phát súng lục hoặc những trận roi da của bọn thực dân Pháp đã nã vào nhân dân lao động” [65.93]. Khi đến Xê-nê-gan, Người đã chứng kiến những người da đen bị bọn thực dân bắt bơi ra liên lạc với chiếc tầu ở ngoài khơi, giữa lúc biển nổi sóng dữ dội, nhiều người bị sóng biển cuốn đi. “Cảnh tượng Êy mọi người coi là thường. Nhưng điều đó làm cho anh Ba hết sức xúc động, anh khóc” [86.24]. Không thể kể hết ra đây các nước thuộc điạ mà Người đã tới để khảo sát tình hình. Cuộc tìm hiểu thực tế rất phong phú ở các nước thuộc địa đã giúp Người nhìn rõ hơn, sát hơn tình hình các nước này, thấy rõ bộ mặt bịp bợm của bọn thực dân khi đi xâm lược các nước làm thuộc địa. Người hiểu rõ sự dối trá của thực dân Pháp khi rêu rao công “khai hoá” về kinh tế, văn hoá cho các dân tộc thuộc địa. Luận điểm này là hoàn toàn sai trái với cuộc sống của nhân dân thuộc địa. Đặc điểm của thuộc địa, trong đó có các nước Đông Dương là thực dân kìm hãm sự phát triển của văn hoá, xã hội; hầu hết nhân dân đều mù chữ, kinh tế lạc hậu,... Về thực chất, bọn đế quốc chiếm thuộc địa không phải để “khai hoá’’ mà là để thu lợi nhuận lũng đoạn cao. Qua cuộc khảo sát thuộc địa, Người đã nhận thức rõ rằng:

“Những người Pháp ở Pháp phần nhiều là tốt. Song những người Pháp thực dân rất hung ác, vô nhân đạo. Ở đâu chúng nó cũng thế. Ở ta, tôi cũng thấy những chuyện như thế xẩy ra ở Phan Rang. Bọn thực dân Pháp cười sặc sụa trong khi đồng bào ta chết đói vì chúng nó. Đối với bọn thực dân, tính mạng người thuộc địa, da vàng hay đen cũng không đáng một xu” [86.22].

Người nhìn rõ “bằng xương bằng thịt” hình hài kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhìn rõ bản chất rất tàn bạo của bọn thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa, nhìn rõ mâu thuẫn đối kháng giữa nhân dân các nước thuộc địa với bọn

đế quốc. Đối với các nước thuộc địa của Pháp, Người chứng minh “Ở tất cả các nước thuộc địa, nhân dân bản xứ đều bị tư bản Pháp bóc lột không ngừng” [t1.283]. Qua đó, Người thấy vấn đề “quyền các dân tộc” đã trở thành vấn đề cấp bách đối với nhân dân các thuộc địa. Người thấy cần thiết liên minh chiến đấu, tình đoàn kết hữu ái giai cấp giữa công nhân và nhân dân các nước thuộc địa với nhau. Đây là cơ sở thực tế để sau này, Người rót ra kết lụân: “Vậy là, dù mầu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản” [t1.266]. Sự xích lại gần nhau giữa Hồ Chí Minh với các giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc bị áp bức trên thế giới, xét cho cùng, là sự xích lại ngày càng gần giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên thế giới. Đây là công lao đầu tiên của Người trong việc gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.

Ý nghĩa có tính chất bao trùm trong cuộc khảo sát các nước thuộc địa của Hồ Chí Minh là đã rót ra kết luận rằng: cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do của

mỗi nước chỉ có thể thắng lợi triệt để khi nó hoà chung với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Như vậy, độc lập dân tộc trong nhận thức của

Người lúc bấy giờ được mở rộng ra ngoài khuôn khổ một biên giới. Khi chủ nghĩa tư bản đã biến thành chủ nghĩa đế quốc với tất cả bộ mặt tàn ác, bẩn thỉu của nó và sự khống chế của nó không chỉ nằm trong phạm vi quốc gia mà còn lan ra phạm vi thế giới, thì cuộc đấu tranh độc lập, tự do của mỗi dân tộc tất yếu phải có sự liên kết với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của các dân tộc khác. Thời diểm này, tuy Người chưa bắt gặp được chủ nghĩa Mác - Lênin, song trong tư tưởng cứu nước của Người rõ ràng đã có những bước phát triển mới. Đó là bước phát triển từ góc nhìn trong phạm vi dân tộc đến tầm nhìn ra quốc tế.

Trong những năm làm việc trên tầu biển, Hồ Chí Minh vượt Đại Tây Dương đến nước Mỹ. Năm 1912, khi sống và lao động ở Mỹ - các thành phố, địa phương NiuOoc, Brúclin, Bốtxtơn, Héclen - Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến cuộc sống và nỗi khổ của người dân da đen, đặc biệt việc hành hình kiểu Linsơ (kiểu hành hình vô cùng dã man, không cần đến xét xử của bọn phân biệt chủng tộc đối với người da đen Mỹ), Người kết luận “người da đen là giống người bị áp bức và bóc lột nặng nề nhất trong loài người” [t1.306]. Những hành động đầy tội ác của Đảng 3K (Đảng Ku-Klucx-Klan một tổ chức phản động Mỹ có tính chất tàn bạo của chủ nghĩa phát xít bị nhân dân lao động Mỹ lên án nhưng lại được nhà cầm quyền che chở) cũng để lại cho Người một Ên tượng sâu sắc. Người không chỉ miêu tả một cách chi tiết, sống động mà còn vạch ra bản chất hành động man rợ, tiêu biểu của “nền văn minh Mỹ”, việc đan xen nhau trong quá trình đàn áp chủng tộc và đàn áp giai cấp. Người nhanh chóng nhận ra phiá sau tượng Thần tự do là tội ác của chủ nghĩa đế quốc. Ngắm nhìn tượng Thần tự do - biểu tượng của nước Mỹ, Nguyễn Tất Thành không chỉ khâm phục tài năng kiến trúc- nghệ thuật của những người sáng tạo ra nó,mà còn trăn trở:

“Ánh sáng trên đầu tượng Thần tự do toả lên bầu trời xanh, còn dưới chân Thần tự do này thì người da đen bị chà đạp, số phận của phụ nữ đang bị chà đạp. Bao giờ người da đen mới được bình đẳng với người da trắng. Bao giờ mới có sự bình đẳng giữa các dân tộc, bao giờ người phụ nữ mới có quyền bình đẳng như nam giới” [62.108].

Những bài học tại thực địa - nơi diễn ra các sự kiện lịch sử - làm cho kiến thức của Nguyễn Tất Thành thêm phong phú và tư duy càng phát triÓn. Đây là một cơ sở để hình thành ở Người tư tưởng về quyền con người, quyền bình đẳng thực sự giữa các dân tộc.

Năm 1917, Nguyễn Tất Thành quay lại Pháp. Người chọn Pari làm điểm dừng chân, vì đây là trung tâm chính trị, văn hoá không chỉ của nước Pháp mà của cả châu Âu, của cả thế giới văn minh phương Tây lúc đó. Pari, dưới con mắt của Người, là một tấm gương phản chiếu rõ nhất hai thái cực của cuộc sống khác nhau trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Ở đấy, cuộc sống, tình yêu và nguyện vọng của nhân dân lao động còng bộc lộ ra với những đường nét rõ nhất. Pari có những nhà tỉ phú, triệu phú kếch sù, quanh năm ngày tháng chúng sống bằng nghề ăn bám vào sức lao động của công nhân. “Đó là một ổ xa hoa, tứ xứ, thừa thãi tràn trề và biếng lười loè loẹt lo. Đó là thiên đường bọn ăn bám đủ các cỡ và đủ các xứ” [t1.68]. Pari có những bộ quần áo cực kỳ xa hoa, giá đắt ngàn vàng. Song ở đây, cũng có vô số những cuộn giẻ rách mà người lao động dùng làm thay quần áo mặc đến xưởng làm việc. Hai thái cực của cuộc sống đó đã dễ dàng đập mạnh vào tâm trí Hồ Chí Minh, khi đi tìm đường cứu nước. Có lần Người đã nói: “Pari có một vùng..., tự một mình nó trình diễn được đủ bộ mặt và đủ tâm lý của cả Pari, cả nước Pháp và cả vũ trụ. Ai có muốn nghiên cứu tình hình xã hội thời buổi ta ngày nay, thì chỉ cứ đi ngang vùng này mà thôi là đáng giá cả một pho sách lớn cỡ bách khoa toàn thư vậy.” [t1.67].

Cuộc khảo sát thực tế của Hồ Chí Minh ở “chính quốc” Pháp, còn giúp Người thấy rõ bản chất bóc lột, sự tham lam của tư bản Pháp; bởi vì, chóng lo vơ vét kinh tế hơn là lo đến cuộc sống của nhân dân lao động. Mặt khác, Người thấy rằng, nhân dân lao động ở “chính quốc” và nhân dân lao động ở các nước thuộc địa đều có chung một kẻ thù là chủ nghĩa tư bản, với chủ nghĩa tư bản thì ở đâu chúng cũng tàn ác và vô nhân đạo.

Như vậy, từ chỗ yêu thương đồng bào muốn đấu tranh giải phóng đồng bào mình, Hồ Chí Minh đã đi đến chỗ thông cảm thương yêu nhân dân lao động nhiều nước trên thế giới, cũng từ chỗ nhận thức sự đoàn kết của các dân

tộc trong đấu tranh chống áp bức, bóc lột. Đây là công lao đầu tiên của người đối với dân tộc trong quá trình tìm đường cứu nước đã gắn phong trào đấu

tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam với phong trào đấu tranh của nhân dân trên thế giới.

Pari như một điểm đến lịch sử của các bậc vĩ nhân trên thế giới, Mác và Ănghen đã chọn Pari là điểm mở đầu trên con đường xuất dương hoạt động của mình, Lênin cũng đã từng sống và hoạt động ở đây. Lúc Nguyễn Tất Thành có mặt ở Pari cũng là lúc lịch sử nhân loại đang có những bước đi gấp và tình hình chính trị thế giới đang trải qua nhiều biến chuyển lớn lao. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, chiến tranh thế giới kết thúc, thành phố Pari hoa lệ sống trong bầu không khí sôi động với những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp. Thật thuận lợi cho những ai sống và hoạt động ở Pari vào những năm tháng đó. Đối với Nguyễn Tất Thành, đây là một cuộc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN SỰ CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚCB (Trang 50 -50 )

×