Sau khi tiếp thu bản Dự thảo “Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc
địa” của Lênin, Hồ Chí Minh đã dành hầu hết thời gian và tâm trí của mình cho
hoạt động cách mạng để con đường cứu nước mới hình thành cụ thể và đưa cuộc đấu tranh yêu nước đến thắng lợi.
Trong suốt thời gian từ 1920-1930, Người hoạt động trên một địa bàn rộng lớn từ Tây Âu sang Đông á, đảm nhiệm những chức vụ quan trọng và nắm sát thực tế hết sức phức tạp của phong trào cách mạng thế giới, nhưng không bao giê xa rời mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng của dân tộc Việt Nam. Trong 10 năm (1920-1930) gian khổ, khó khăn, Người đã xác lập nội dung cơ bản của con đường giải phóng dân tộc cho Việt Nam và cả các nước thuộc địa, phụ thuộc.
Thứ nhất, nội dung con đường cứu nước mới thể hiện sự nhận thức rõ về kẻ thù - đối tượng của cuộc đấu tranh. Nhận thức đúng kẻ thù phải vạch ra bản
chất của chúng qua các chính sách đơ hộ, thống trị, mà điều này phải được thể hiện qua tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn.
Trong các thời kỳ cách mạng, kể từ sau 1920, Hồ Chí Minh hoạt động ở Pari trong Đảng cộng sản Pháp trên cương vị phụ trách Ban nghiên cứu thuộc
địa, trực thuộc Trung ương Đảng cộng sản Pháp, là đại biểu chính thức của Đại hội 1, Đại hội 2 Đảng cộng sản Pháp, trong phong trào yêu nước của những người dân thuộc địa sinh sống ở Pháp, thành lập hội Liên hiệp các thuộc địa, cho ra đời tờ báo “LeParia”, làm việc và học tập ở Liên Xô rồi trở về hoạt động ở phương Đơng để tìm hiểu và chỉ đạo trực tiếp cách mạng Việt Nam
Trong q trình này, Nguyễn ái Quốc có điều kiện hiểu rõ kẻ thù và xây dựng niềm tin vững chắc rằng chỉ đi theo con đường Cách mạng vô sản, chỉ có chủ nghĩa xã hội và Cách mạng vơ sản mới đánh thắng được kẻ thù để giải phóng dân tộc mình cũng như các dân tộc bị áp bức và giai cấp cơng nhân tồn thế giới. Từ đó, Người vạch trần bộ mặt thật của chủ nghĩa thực dân, hướng quần chúng cần lao đến cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, tránh sự ngộ nhận về chúng do sự tuyên truyền lừa bịp, giả dối.
Bằng những hoạt động thực tiễn của mình, Nguyễn ái Quốc đã thấu hiểu hơn ai hết những nạn nhân của chế độ thực dân, bản chất lừa bịp của chúng. Trong khi bọn thực dân ra sức tuyên truyền ầm ĩ nhằm che đậy bản chất của chúng trong cơng cuộc “khai hố thuộc địa” thì bằng những hoạt động thực tiễn, những bài báo của mình Người đã vạch trần bộ mặt xấu xa, tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, núp dưới chiêu bài “khai hố văn minh” và “bảo vệ cơng lý”. Người tập trung trí lực của mình vào việc vạch trần bản chất xấu xa của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương:
“Nhà tù nhiều hơn trường học, lúc nào cũng chật ních người. Bất kỳ người bản xứ nào có tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng đều bị bắt và đôi khi bị giết mà không cần xét xử. Người Việt Nam bị phân biệt đối xử, họ khơng có những sự bảo đảm như người châu Âu hoặc có quốc tịch châu Âu. Chúng tơi khơng có quyền tự do báo chí và tự do ngơn luận ngay cả quyền tự do hội họp và lập hội cũng khơng có. ... chúng tơi phải sống trong cảch ngu dốt tối tăm vì chúng tơi khơng có quyền tự do học tập. ở Đơng Dương, bọn thực dân tìm mọi cách bắt
chúng tôi hút thuốc phiện, uống rượu và đầu độc chúng tôi làm cho chúng tôi đần độn” [t1.22-23].
Dưới ngòi bút của Nguyễn ái Quốc, sự thật về bản chất của chủ nghĩa thực dân được phơi bầy rõ nét; “Đó là thị trường là cạnh tranh, là lợi tức, là đặc quyền. Bn bán, tài chính, đó là những cái tượng trưng cho lịng nhân đạo của các ông. Sưu thuế, lao dịch, bóc lột nặng nề, - cơng cuộc khai hố của các ơng tóm lại là thế đó” [t1.138] Thuộc địa trở thành nơi ni sống và làm giàu cho chính quốc và do đó bọn tư bản thực dân tìm mọi cách dùng thuộc địa để củng cố nền thống trị đang lâm nguy của nó. “Nó bịn rút ở đó cả ngun liệu cho các nhà máy của nó. lẫn nhân lực để chống lại cách mạng” [t1.172]. Như vậy, Nguyễn ái Quốc đã tập trung bóc trần bản chất của chủ nghĩa thực dân, với hệ thống chính sách, thủ đoạn tàn bạo của chúng lên mọi lĩnh vực đối với một xã hội thuộc địa.
Nguyễn ái Quốc còn vạch mặt, chỉ tên những kẻ đại diện cho nước Pháp, cho nền “công lý” cai trị xứ Đơng Dương, từ các tên cai trị chóp bu như bộ trưởng A.Xarơ, các quan Tồn quyền Méclanh, Lông Bôdanh, quan Thống đốc Uâytơ... tới những tên viên chức hạng bét như Puốc- xi-nhông, Đêpphin, Angti... Tất cả bọn chúng đã và đang gây nhiều nợ máu với nhân dân Đông Dương. Khi tố cáo tội ác của A.Xarô, Nguyễn ái Quốc nêu rõ:
“Danh vọng của ngài càng cao bao nhiêu thì sự quan tâm đặc biệt của ngài đối với những người Đông Dương càng tăng lên bấy nhiêu. Ngài đã cho thiết lập ngay ở Pari một cơ quan đặc trách để theo dõi những người bản xứ cư trú trên đất Pháp, đặc biệt là theo dõi những người Đơng Dương ...” [t1.91] ...
Nguyễn ái Quốc cịn đả kích cả bọn tay sai của thực dân Pháp từ vua quan bù nhìn đến những kẻ vì miếng bơ thừa sữa cặn mà khuất phục, luồn cúi, ra sức tâng bốc “cơng ơn khai hố” của nước Đại Pháp. Năm 1922, khi Khải Định sang thăm Pháp, Người lên án ơng vua bù nhìn này qua vở kịch “Con Rồng tre” và một số bài viết trên báo “LeParia”: “Ngài đã đến - hay nói cho đúng hơn là
người ta đã đưa ngài đến, coi như một món hàng thuộc địa và có thể trưng bầy ở hội chợ. Người ta định đem ngài bầy Ýt nhất là vài ba tháng trong tủ kính xinh xẻo, nhưng mỏng manh và có thể bị huỷ hoại” [t1.101]...
Rõ ràng, nội dung chủ yếu nhất trong các tác phẩm của Nguyễn ái Quốc ở thời kỳ này là nhằm chuẩn bị bước đầu về mặt tư tưởng cho sự vùng dậy của
dân tộc ta trong tương lai, hướng đúng vào kẻ thù chính của dân tộc, đối tượng của cuộc cách mạng. Phải thừa nhận rằng, vào đầu thập kỷ thứ ba của thế kỷ
XX, khi mà các nhà yêu nước tiêu biểu của dân tộc, kể cả Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh còn mơ hồ về bản chất của chế độ thực dân, còn phiến diện và tách biệt trong sự phân định và đối sách với kẻ thù thì tư tưởng trên của Nguyễn ái Quốc thực sự mang tính cách mạng, mới mẻ và duy nhất đúng đắn trong lịch sử tư tưởng chính trị nước ta.
Với nội dung mang tính chiến đấu cao, báo “LeParia”, phương tiện tuyên truyền chủ yếu tư tưởng cách mạng cho các dân tộc bị áp bức, chiếm được sự mến mộ của nhân dân lao động ở các thuộc địa. Thông qua những hoạt động của những trí thức tiến bộ như Tôn Đức Thắng, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh..., nhữmg tư tưởng cách mạng của Người được thâm nhập vào quần chúng nhân dân ta. Qua đó quần chúng nhân dân ta biết Đệ tam Quốc tế, biết đến chủ nghĩa cộng sản, biết đến Liên Xơ - thành trì của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Nguyễn ái Quốc đã xác định đúng hai kẻ thù chính, hai đối tượng chủ yếu mà cách mạng ở các nước thuộc địa cần phải đánh đổ là đế quốc và phong kiến tay sai. Đồng thời, Người cũng đã thấu hiểu hơn ai hết những nạn nhân của chế độ thực dân. Người đã thức tỉnh trong họ lịng u nước, ý thức tự tơn dân tộc, tự tin ở sức mạnh của chính mình, tin ở tình đồn kết giữa những người lao khổ và tình hữu ái cao cả của những người cùng chí hướng. Nhiều bài viết của Người trong thời gian này có sức cuốn mãnh liệt và có ý nghĩa thiết thực với nhân dân bị áp bức, mở ra thời cơ mới cho phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.
Thứ hai: Ý thức được tầm quan trọng của lý luận trong cuộc vận động cách mạng của đông đảo quần chúng nhân dân.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều lần đấu tranh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, để làm được điều đó khơng phải chỉ có một lực lượng nhỏ, một người tướng tài mà cần có sự đồng tâm hiệp lực của quảng đại quần chúng, và để làm được điều đó cần phải có lý luận, sách lược đường lối, để quần chúng đi theo ủng hộ. Theo Giáo sư Trần Văn Giầu:
“Có lẽ trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nhiều nhà lãnh đạo đã đặt lý luận, đường lối, sách lược thành vấn đề trọng yếu rồi, và nhiều lần như vậy chứ khơng phải tới những năm 20 mới đề ra. Ví dụ như ta nói tới Bình Ngơ sách, Bình Ngơ đại sách Êy là nói đường lối, sách lược kháng Minh… Bình Ngơ sách là một văn kiện kháng Minh của NguyÔn Trãi, Lê lợi. Bình Ngơ sách sở dĩ được tuyên dương là “thiên cổ kỳ văn” một phần là bởi văn nó hay, mà trước hết là bởi sách lược nó trình bầy rất là cao mà mọi người đều hiểu được. Qua đó, người Việt Nam khơng phải khơng có những đầu óc lý luận, khơng phải người Việt Nam chỉ có đầu óc sà sà dưới thấp. Trở lại xa hơn nữa thì, thời Trần, Việt Nam có cuốn binh thư Vạn kiếp bí truyền của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, sách Êy thất lạc mà sự nghiệp phá Nguyên ba lần cịn đó, các nhà lý luận qn sự có thể dựng lại về cơ bản sách lược của ông cha thời oanh liệt Êy. Khơng có sách lược sẵn đối phó, sao Hưng Đạo Vương có thể khiến vua Trần và tướng sĩ tin rằng “giặc đến lần này chúng sẽ bị đánh bại nhanh hơn lần trước”? [36.83]
Thực tế lịch sử Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cho thấy, trong phong trào yêu nước từ giữa thế kỷ XIX với phong trào Cần Vương, phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản vào đầu thế kỷ XX của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, rõ ràng khơng có lý luận nào, sách lược nào có đầu đi để làm căn cứ đánh đuổi thực dân Pháp. Trong các phong trào yêu
nước chống Pháp này trước sau chỉ có chữ “đại nghĩa” và “vì nước hi sinh” để kêu gọi mọi người hưởng ứng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Thậm chí đến những năm 20 của thế kỷ XX, Việt Nam Quốc dân đảng là một đảng lớn, tập hợp khơng Ýt trí thức Nho học và Tây học, tuy kiên trì hết sức trong việc làm bom, trừ gian, vận động binh lính, nhưng mãi đến giờ phút cuối cùng trước khi khởi nghĩa Yên Bái, Việt Nam Quốc dân đảng mới minh định “đảng nghĩa” mà khi đó khơng cịn thì giờ để làm cho đảng nghĩa đó thấm nhuần đến mỗi chiến sĩ, trước hết là thấm nhuần các nhà lãnh đạo để có thể lãnh đạo Ýt sai lầm, đỡ thất bại. Rõ ràng, trong Việt Nam Quốc dân đảng lý luận, học thuyết, chủ nghĩa không được quan tâm. Trong cuộc vận động cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc đề xướng từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, vấn đề lý luận, vấn đề sách lược được nêu lên trước hết. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy nét lớn về lý luận đấu tranh giải phóng dân tộc ở bản Dự thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Luận cương của Lênin là đường lối chung, là sách lược lớn cho tất cả các đân tộc bị áp bức trên tồn thế giới. Theo đó, mỗi dân tộc bị áp bức cần phải tuỳ điều kiện của đất nước mình mà xác định lý luận, sách lược cách mạng của riêng mình. Tiếp thu quan điểm của Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc giải thích: làm cách mạng mà khơng có trang bị lý luận thì như người khơng có trí khơn. Làm cách mạng tất phải có dũng, mà nếu chỉ có dũng thì khơng đủ, cịn phải có trí. Điều cực kỳ quan trọng mà Người chú ý ngay từ đầu là lý luận không được tách rời với thực hành. Ở Matxcơva, trong Đaị hội V của Quốc tế cộng sản năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã đọc một bản tham luận dài về việc “lấy sự thực hành của Đảng cộng sản Pháp mà kiểm tra lý luận của đảng” và chỉ ra rằng, về lý luận, Đảng nói cần ủng hộ phong trào dân tộc thuộc địa, vậy mà, trong thực tiễn, đảng không làm đúng với lý luận của mình. Sau đó trên tờ “Thanh niên” số 95 và
số 97, trong một bài viết của Nguyễn Ái Quốc đã nêu rõ ý nghĩa của việc kết hợp lý luận với thực tiễn. Về vấn đề này, Giáo Sư Trần Văn Giầu chỉ rõ:
“Lý luận mà khơng thực hành thì khơng thể làm gì. Thực hành mà khơng lý luận thì thất bại. Trong một phần tư thế kỷ qua, những người Việt Nam xem rẻ lý luận, cứ trực tiếp dùng bạo lực mà không cần biết trước kết quả hành động của mình cho nên, trong thời gian đó, họ hy sinh nhiều người, nhiều của mà không đi đến đâu cả. Cách mạng là một sự nghiệp vĩ đại mà khó khăn, muốn thực hiện phải nhờ vào sức nhân dân. Nhưng nhân dân chỉ hành động khi nào họ giác ngộ, vậy thì ta phải làm cho họ hiểu được học thuyết cách mạng, cơng khai hay bí mật truyền bá học thuyết đó, thì chúng ta mới làm cho nhân dân hiểu biết tại sao và làm cách nào nhân dân phải nổi dậy. Các đồng chí chớ quên rằng, sự thành cơng của cách mạng địi hỏi” [36.86].
Như vậy, vấn đề mới được đề cập tới là ngay cả quần chúng nhân dân cũng cần phải hiểu biết lý luận cách mạng, và tất nhiên là ở một trình độ nào đó, có như vậy quần chúng nhân dân mới biết vì sao mình phải nổi dậy và phải nổi dậy bằng cách nào, thì mới chiến thắng kẻ thù. Điều đó địi hỏi cần chú trọng đặc biệt đến việc tuyên truyền cổ động rộng rãi, và cán bộ phải tuyên truyền cách mạng một cách dễ hiểu nhất cho số đông nhân dân. Khi lý luận cách mạng thâm nhập quần chúng thì chẳng những tinh thần chiến đấu sẽ lên cao, rất bền mà bản thân quần chúng đấu tranh sẽ có những sáng tạo bất ngờ cả về sách lược nữa mà ngay cả đảng tiên phong cũng phải học tập để cải tiến sự lãnh đạo của mình.
Thứ ba: Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là một cuộc cách mạng và cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam được đặt vào quỹ đạo của cách mạng thế giới.
Phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, từ phong trào Cần Vương người yêu nước Việt Nam cũng chỉ biết đến
đánh Pháp để khôi phục “Nước Nam y cựu” chứ chưa hề biết đến “cách mạng”. Tất cả các cuộc khởi nghĩa vũ trang đều chỉ nhằm khôi phục chủ quyền dân tộc để rồi tôn vua Hàm Nghi, ngay cả phong trào Đông Du cũng tôn Kỳ ngoại hầu Cường Để làm minh chủ. Khơng một tổ chức u nước nào có chương trình cải cách xã hội sau khi khơi phục độc lập. Việt Nam Quang phục hội có thay đổi tiến bộ hơn một chút nhưng chưa kịp phổ biến chương trình của mình thì đã thất bại.
Từ sau 1920, khi Nguyễn Ái Quốc tiếp thu Luận cương của Lênin và theo chiến lược chung của Quốc tế thứ ba về việc “giai cấp vơ sản và các dân tộc bị áp bức tồn thế giới liên hiệp lại”. thì cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức, bị nơ lệ và phụ thuộc trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, của cách mạng xã hội chủ nghĩa thế giới.