Sự khủng hoảng về đường lối và lãnh đạo của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ

Một phần của tài liệu luận văn Sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nướcb (Trang 32 - 41)

nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Những phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chứng tỏ rằng, cho dù mục tiêu về con đường cứu nước của các phong trào Êy có nằm trong khn khổ ý thức hệ phong kiến hay ý thức hệ tư sản cũng khơng thốt khỏi sự bế tắc về con đường cứu nước; Về mục tiêu cứu nước; về tổ chức lực lượng và phương pháp tiến hành đấu tranh.

Về mục tiêu cứu nước:

Phong trào cứu nước theo con đường Cần vương hay theo con đường dân chủ tư sản đều nhằm đánh Pháp, bảo vệ tổ quốc, giành độc lập dân tộc. Tuy nhiên, chế độ phong kiến đã lỗi thời, suy yếu cho nên dù ủng hộ một ông vua yêu nước, như Hàm Nghi, cũng không thể đánh thắng thực dân Pháp, còn tư tưởng dân chủ tư sản tuy mới truyền vào, có phần tiến bộ đối với các nước phương Đông như Việt Nam song trong tình hình phát triển của lịch sử nhân

loại cũng khơng cịn là tư tưởng tiến bộ của thời đại lúc bấy giờ. Hơn nữa, con cháu của những người đề xướng tư tưởng này cũng đã phản bội lý tưởng của cha ơng mình. Sĩ phu u nước tư sản hố, tầng lớp tư sản dân tộc mới lên cũng không thể lãnh đạo nhân dân đấu tranh thắng lợi theo con đường dân chủ tư sản. Do đó, mục tiêu cứu nước đẹp đẽ Êy khơng thể thực hiện được và lại đưa cuộc đấu tranh yêu nước đến chỗ bế tắc.

Về tổ chức lực lượng và phương pháp đấu tranh:

Thực tế đã chứng minh, các phong trào yêu nước chống Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX khơng thốt khỏi cách tổ chức lực lượng và phương pháp tiến hành của thời phong kiến. Đó là, chiêu tập các hào kiệt, những binh lính, những thanh niên trai tráng, dấy binh phất cờ khởi nghĩa. Tuy phong trào chống Pháp có sơi nổi, liên tục song khơng đi đến thắng lợi, vì bộ phận lãnh đạo phong trào nằm trong giai cấp phong kiến đang bị phân hoá, chia xẻ, lực lượng khởi nghĩa manh mún khơng thể thống nhất trong tồn quốc.

Bước sang đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam đã chuyển thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến, những trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản cũng dội vào nước ta. Do đó, những người lãnh đạo các phong trào yêu nước Việt Nam đã có những thay đổi trong nhận thức về tổ chức lực lượng cách mạng và phương pháp tiến hành đấu tranh cách mạng.

Về lực lượng tham gia cách mạng, Phan Bội Châu chủ trương muốn thắng giặc thì đồng bào cả nước phải đồng tâm, chung sức. Mặc dù vậy, Cụ cũng chỉ gửi gắm sứ mệnh cứu nước cho 10 giới : “phú hào, quý tộc, sĩ phu, lính tập, tín đồ Thiên chúa, du đồ hội đảng, nhi nữ anh si, thơng ngơn, ký lục, bồi bếp” mà khơng nói gì đến nơng dân - lực lượng đông đảo nhất, cách mạng nhất trong dân tộc. Phan Bội Châu mong dựa vào Nhật để đánh đuổi Pháp, còn Phan Châu Trinh lại coi Pháp là chỗ dựa để thực hiện cải cách dân chủ,

đánh đổ nền quân chủ chuyên chế, gây dân quyền tự do rồi mới tính đến chuyện giải phóng dân tộc.

Về phương pháp đấu tranh, Phan Bội Châu chủ trương “đánh giặc phục thù, mà thủ đoạn là bạo động”. Khi chủ trương dựa vào Nhật đánh Pháp, Cụ nghĩ rằng Nhật cùng máu đỏ da vàng, lại thắng Nga Hồng có thể giúp Duy Tân Hội đào tạo sĩ quan, cung cÊp súng ống, nhưng không nhận ra rằng Nhật cũng là một tên đế quốc. Cụ còn chủ trương ám sát cá nhân, phiêu lưu, manh động, “chỉ có bạo động mà thơi” mới giành thắng lợi. Có lúc Cụ lại phản đối bạo động, coi bạo động là “dã man cách mạng” và chủ trương chỉ dùng phương pháp giáo dục chính trị, coi phương pháp này là “văn minh cách mạng”. Năm 1922, trong bài “Cam Địa”, Phan Bội Châu ca ngợi phương pháp bất bạo động của Găngđi “không dùng đến sự chém giết, chỉ dùng cách hồ bình mà thành hiệu rất lớn”. Cụ rất chó ý đến thành lập Hội, Đảng (Duy Tân Hội, Quang Phục Hội ...) nhằm truyền bá tư tưởng giác ngộ nhân dân, mưu sự nghiệp lớn. Phan Bội Châu cũng hết sức coi trọng tác dụng của báo chí, nên đã viết rất nhiều sách báo, in Ên phát hành ở trong và ngoài nước (Trung Quốc, Nhật Bản) tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Việt Nam, kêu gọi đoàn kết và liên minh chống kẻ thù chung.

Phan Chu Trinh lại chủ trương “không bạo động” và “khơng dựa vào bên ngồi”, Cụ phản đối gay gắt những người nổi dậy chống Pháp, coi cơng việc đó chẳng có Ých lợi gì. Cụ kiên trì tư tưởng dựa vào Pháp để thực hiện cải cách.

Như vậy, ta có thể nhận thấy rằng, phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thể hiện ơng cha ta đã có sự tìm tịi thực hiện các con đường cứu nước, các phương pháp tiến hành đấu tranh. Cách mạng có bước phát triển mới, khơng chỉ về nhận thức trong tư tưởng mà phần nào được phát triển trong thực tế. Mặc dù đường lối và phương pháp cứu nước của các thế hệ yêu nước, cách mạng này chưa hợp thời cuộc, thậm chí cịn tỏ

ra “ấu trĩ” về chính trị trước diễn biến của tình hình xã hội lúc đó. Song có thể nói rằng, những năm đầu thế kỷ XX là thời kỳ chuyển từ hệ tư tưởng phong kiến sang hệ tư tưởng dân chủ tư sản trong phong trào chống Pháp, trong những người yêu nước. Ýt nhất lúc bấy giờ cũng có hai thế hệ với hai xu hướng, con đường cứu nước khác nhau. Một số người thuộc hệ tư tưởng cũ vẫn giữ tinh thần yêu nước theo kiểu phong kiến với tư tưởng “trung quân ái quốc”. Theo họ, yêu nước phải gắn với việc khôi phục ngôi vua, bằng một cuộc kháng chiến, khởi nghĩa vũ trang như cuộc kháng chiến chống Pháp theo ngọn cờ Cần Vương. Một thế hệ yêu nước khác gắn liền việc đấu tranh chống sự đô hộ của Pháp với yêu cầu đổi mới đất nước. Họ phủ định chế độ phong kiến cũ, cho rằng chế độ này khơng cịn phù hợp với yêu cầu của đất nước đương thời và xu thế phát triển chung của nhân loại.

Do tác động của những biến động của thời cuộc, trong thế hệ thứ hai này có một tỷ lệ khơng nhỏ những thanh niên yêu nước hầu như không chịu ảnh hưởng hay Ýt chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến cũ, đã tiếp thu những trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản được truyền vào nước ta. Họ chán ghét và căm thù chế độ thực dân phong kiến. Song lúc bấy giờ chưa có điều kiện và tiền đề kinh tế - xã hội để họ có thể tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.

Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các nhà yêu nước tiền bối, về cơ bản là do điều kiện lịch sử hạn chế, các nhà lãnh đạo các phong trào đầu thế kỷ XX đều chưa nhận rõ được kẻ thù, không phân biệt được thực dân Pháp với giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp, chưa nhận rõ được nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là phải đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc và đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến mang lại ruộng đất cho nông dân, chưa nhận rõ được lực lượng cơ bản của cách mạng là công nhân và nơng dân. Chính do những hạn chế gắn liền với phong trào như vậy nên chỉ sau một thời kỳ phát triển rầm rộ, sôi nổi các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa

Thục, vận động Duy Tân, cuộc khởi nghĩa Yên Thế đều lần lượt bị kẻ thù dập tắt trong máu lửa. Các hội cứu nước Duy Tân, Việt Nam Quang phục, Nghĩa Hưng đều nối tiếp nhau tan rã trước sự đàn áp khủng bố man rợ của kẻ thù. Phan Bội Châu sau nhiều năm tháng tận tụy hy sinh cho sự nghiệp cứu nước không thành Cụ đã phải đau đớn xác nhận: “Lịch sử của tôi là lịch sử một trăm lần thất bại mà không một thành công”. Lương Văn Can, trước khi nhắm mắt từ trần, trong đôi câu đối tuyệt bút cũng đã muộn màng nhận thấy bị “nghề cử nghiệp” mê hoặc và trong lời di chúc cũng đã thống thiết kêu gọi đồng bào luôn nhớ sáu chữ: “Bảo quốc hồn, tuyệt quốc sĩ”.

Như đã nói, trên con đường dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX đã lỗi thời mất vai trò lịch sử, sự thống trị của chủ nghĩa tư bản được chùm trên chế độ phong kiến được bọn thực dân duy trì, nên nhân dân thuộc địa cũng không thể theo con đường này để giải phóng mình được.

Tuy nhiên, đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc phương Đơng thì tầng lớp tư sản dân tộc trở thành giai cấp tư sản dân tộc. Họ cũng có tinh thần u nước, dù quyền lợi có dính líu đến địa chủ, phong kiến, thực dân, có mâu thuẫn với thực dân và họ có tinh thần chống thực dân. Do đó, vào đầu thế kỷ XX, với tình hình, điều kiện cụ thể, tương quan cụ thể của từng nước thuộc địa mà phong trào đấu tranh theo con đường dân chủ tư sản cũng có những tác động tích cực nhất định. Chúng tôi dẫn ra cuộc đấu tranh ở một số nước châu Á để hiểu hơn về sự phát triển phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam.

Cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ên Độ được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại - đại diện cho tư sản dân tộc Ên Độ. Đảng ra đời năm 1885 theo ý đồ của chính quyền thực dân Anh. Nhưng 10 năm sau đó nó đã có tiếng nói riêng của mình và đến những năm 1917-1920 đã có một đường lối chính trị vững chắc - đó là chủ nghĩa Găngđi. Có thể nói, chủ nghĩa

Găngđi là sản phẩm của sự kết hợp những truyền thống văn hoá Ên Độ với quyền lợi của tư sản Ên và dân tộc Ên. Chính nhờ tư tưởng của Găngđi mà tư sản dân tộc Ên Độ đã thành công trong cuộc đấu tranh đòi độc lập.

Con đường đấu tranh của nhân dân Ên Độ do giai cấp tư sản dân tộc Ên Độ lãnh đạo là con đường hoà bình, thể hiện tư tưởng đấu tranh “bất bạo lực”. Tuy nhiên, đường lối “bất bạo động” khi nhập vào quần chúng đã trở thành cuộc đấu tranh mạnh mẽ bằng bạo lực cách mạng. Song cuộc đấu tranh giành độc lập của Ên Độ lại dẫn tới việc phân liệt trong hàng ngũ những người yêu nước; thực dân Anh lợi dụng tình trạng mất đoàn kết để phân chia đất nước này theo chủng tộc, tôn giáo với sự xuất hiện hai quốc gia - Ên Độ và Pakixtan.

Vào những năm 20 của thế kỷ XX, cách mạng Inđơnêxia có những chuyển biến mới. Bên cạnh phong trào cách mạng theo xu hướng Dân chủ Tư sản ngày càng khởi sắc, thì phong trào theo xu hướng vơ sản cũng xuất hiện. Tuy nhiên, do đường lối sai lầm của Đảng cộng sản, trong điều kiện của Inđônêxia lúc bấy giờ nên cuối cùng con đường vơ sản trong đấu tranh giải phóng dân tộc về cơ bản đã chấm dứt, để lựa chọn con đường cách mạng theo xu hướng tư sản, do Đảng Dân tộc khởi xướng.

Sở dĩ, con đường tư sản, dù đã lỗi thời, đã giúp cho các Đảng do giai cấp tư sản dân tộc ở Ên Độ và Inđônêxia lãnh đạo giành được độc lập là do đường lối mà các chính đảng vạch ra phù hợp với điều kiện của đất nước này và dĩ nhiên con đường đấu tranh này không triệt để.

Trong khi Êy, đối với nhân dân Việt Nam con đường cứu nước theo chủ nghĩa tư bản sớm tỏ ra khơng phù hợp, vì tầng lớp tư sản dân tộc sớm bộc lộ tính chất cách mạng khơng triệt để, chủ trương cải lương không đảm bảo được thắng lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Vì thế, phong trào yêu

nước theo con đường dân chủ tư sản ở Việt Nam cũng dần dần đi đến bế tắc, không thể đem lại độc lập thực sù.

Thực tế lịch sử cho thấy, giai cấp tư sản Việt Nam non yếu về mặt kinh tế, lại ra đời muộn hơn so với giai cấp cơng nhân, chưa có tinh thần cách mạng triệt để nên không thể lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng mạnh mẽ của nhân dân. Gắn liền với giai cấp tư sản là tư tưởng cải lương theo kiểu “đề huề”, hợp tác với thực dân Pháp. Trong khi đó thì phong trào cách mạng tư sản ở Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, do những người tiểu tư sản trí thức và tư sản lớp dưới chủ trương đi theo con đường nghị viện tư sản ở các nước phương Tây, cũng tỏ ra “không vững chắc, non yếu”, biểu lộ “tính chất hăng hái nhất thời”, theo kiểu “bạo động non” như cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân đảng nổ ra vào đầu năm 1930.

Những con đường cứu nước kể trên, tuy có màu sắc khác nhau, nhưng về cơ bản đều là biểu hiện của chủ nghĩa dân chủ tư sản, một chủ nghĩa mà những người yêu nước Việt Nam mới biết đến, nhưng nó khơng phù hợp với u cầu, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam trong cơng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Cũng trong bối cảnh lịch sử này, giai cấp công nhân việt Nam đã ra đời, nhanh chóng trưởng thành và đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Như vậy, vào mấy chục năm đầu của thế kỷ XX ở Việt Nam đã diễn ra một cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất về đường lối cách mạng trong phong trào giải phóng dân tộc. Cuộc khủng hoảng về đường lối đó thực chất là cuộc khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng, do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến nhất trong xã hội. Lịch sử khơng bao giờ đặt cho mình những vấn đề khơng được giải quyết. Vì vậy, cuộc đấu tranh yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam sẽ được giải quyết theo hướng tích cực.

Nghiên cứu tình hình xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, chúng ta thấy giai cấp công nhân đã ra đời cùng với sự khai thác đầu tiên của chủ nghĩa đế quốc Pháp. Do sự xây dựng và hoạt động của các ngành nông, công, thương nghiệp thực dân mà số lượng công nhân được tập trung ngày càng đơng thêm. Ngồi bộ phận công nhân công nghiệp thợ mỏ tương đối tập trung, ở nhà máy xi măng Hải Phịng đã có trên 1500 cơng nhân; ba nhà máy dệt Hà Nội, Nam Định, Hải Phịng năm 1910 đã có 1800 cơng nhân; các nhà máy gạo ở khu vực Sài Gịn - Chợ Lớn có tới 3000 nghìn cơng nhân... Tính chung tổng số công nhân Việt Nam trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất là trên dưới 10 vạn người. Đó là một con số khơng lớn so với số dân trong nước, nhưng lại được phân bố khắp nước, tập trung tại các trung tâm kinh tế yết hầu của tư bản Pháp, như các thành phố lớn, các vùng mỏ, các đồn điền. Hơn nữa, một hiện tượng đặc biệt quan trọng là ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, các cuộc bãi công của công nhân ở Việt Nam đã nối tiếp nhau bùng nổ. Điều này khẳng định rằng, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nước ta đã bắt đầu, đồng thời phong trào cũng biểu thị tính tổ chức, tính thống nhất của một giai cấp mới, tiên tiến.

Giai cấp công nhân tuy mới ra đời nhưng đã là một lực lượng xã hội tiêu biểu cho một phương thức sản xuất tiên tiến. Phong trào cơng nhân lúc này đang ở trình độ tự phát, nhưng là mầm non của sự phát triển, nó phù hợp với xu thế tiến bộ của xã hội và sẽ đưa giai cấp công nhân thành giai cấp lãnh đạo cách mạng. Đúng như đồng chí Lê Duẩn đã khẳng định: Trong một xã hội nhất định, giai cấp nào đại diện cho phương thức sản xuất mới, tiến bộ hơn,

Một phần của tài liệu luận văn Sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nướcb (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w