tiểu luận Việt Nam - quá trình hội nhập thông qua các tổ chức khu vực và thế giới trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2006

74 568 0
tiểu luận Việt Nam - quá trình hội nhập thông qua các tổ chức khu vực và thế giới trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2006

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Thu Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, Việt Nam bên cạnh những thuận lợi phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, bao gồm cả những yếu tố nội tại trong nước và những yếu tố bên ngoài tác động, khiến cho kinh tế xã hội Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Trong bối cảnh đó Hội nghị đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng cộng sản (ngày 15 đến 18/12/1986) đã diễn ra. Thành công của Đại hội VI đã mở đầu cho công cuộc đổi mới toàn diện của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta bước vào một giai đoạn lịch sử phát triển mới với những thành tựu và tiến bộ to lớn mà ngày nay chóng ta đang chứng kiến. Tất cả những chuyển biến tốt đẹp Êy đều bắt nguồn từ cải cách đổi mới do Đảng ta lãnh đạo, toàn Đảng, toàn dân ta kiên trì và dũng cảm thực hiện. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đạt được những thành công to lớn. Để đạt được những kết quả Êy là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là Việt Nam đã biết tận dụng sức mạnh thời đại. Vì vậy tìm hiểu quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế thông qua các tổ chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới sẽ giúp hiểu rõ hơn công cuộc đổi mới của nước ta từ năm 1986 đến nay. Hiện nay nước ta ngày càng mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế nhằm tiến kịp với bước tiến của thời đại , và cũng nhằm tận dụng những cơ hội, những nguồn lực của thế giới phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Những bài học thành công hoặc chưa thành công trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam là những bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá trên bước đường sắp tới của dân téc. Chính từ những lÝ do trên đây nên tôi đã quyết định lùa chọn nghiên cứu đề tài "Việt Nam - quá trình hội nhập thông qua các tổ chức khu Líp C - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà 1 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Thu Trang vực và thế giới trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2006" làm khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề Việt Nam tiến hành hội nhập thông qua việc tham gia vào các tổ chức khu vực và thế giới là vấn đề thu hót sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như :nhà báo, nhà kinh tế học nhưng lại vắng bóng của các nhà nghiên cứu lịch sử. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập của Việt Nam các nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu những vấn đề của Việt Nam liên quan đến một tổ chức cụ thể như sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN, tác giả Đào Huy Ngọc cùng một số tác giả khác cho ra đời cuốn sách với nhan đề: "ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam" đã khai thác những chuyển biến của đất nước khi gia nhập tổ chức, đánh giá thành tựu đạt được bên cạnh những khó khăn thách thức. Năm 1996 việc tham gia vào Hội nghị Á - Âu (ASEM) là một thành công lớn của Việt Nam. Tác giả Hoàng Lan Hoa đã hoàn thành cuốn sách "ASEM V - cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập Á - Âu" năm 2004. Đến năm 2006, tác giả Nguyễn Huy Quý đưa đến một cái nhìn toàn diện hơn về tổ chức này cũng như vai trò của Việt Nam trong tổ chức, điều đó thể hiện cụ thể qua cuốn sách "Tiến trình hợp tác Á - Âu và những đóng góp của Việt Nam". Dùa trên nền tảng cơ sở đã gây dựng được, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh tiến trình hội nhập, tham gia vào các tổ chức mang tính chất liên khu vực và quốc tế, cụ thể là diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương năm 1998, tổ chức Thương mại thế giới năm 2006 với những thành công đã thể hiện bước tiến dài của Việt Nam vào sân chơi quốc tế, có điều kiện mở rộng quan hệ buôn bán với các nước, tạo ra những mặt hàng tốt có tính cạnh tranh cao, tuy nhiên còn rất nhiều thách thức trên con đường hội nhập của Việt Nam. Điều đó được thể hiện rất rõ qua một số cuốn sách như Líp C - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà 2 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Thu Trang APEC và sự tham gia của Việt Nam, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội - 2006, Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), NXB Lao động xã hội, Hà Nội - 2006 Các tác phẩm và các bài viết trên đây đề cập một cách cụ thể đến quá trình Việt Nam gia nhập tổ chức, những đóng góp của nước ta trong tổ chức, trở thành nguồn tư liệu quý gợi mở cho những người đi sau những hướng nghiên cứu mới. Tuy nhiên, vấn đề các nhà nghiên cứu lùa chọn lại chưa đề cập đến vấn đề mà tôi quan tâm, đó là cái nhìn toàn diện về quá trình hội nhập của Việt Nam. Do vậy, tôi đã quyết định lùa chọn đề tài: "Việt Nam - quá trình hội nhập thông qua các tổ chức khu vực và thế giới trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2006" để nghiên cứu. 3. Phạm vi nghiên cứu - Vấn đề nghiên cứu: Khóa luận chỉ tìm hiểu quá trình hội nhập của Việt Nam thông qua việc Việt Nam gia nhập các tổ chức lớn trong khu vực và trên thế giới. - Thời gian : 1986 _ 2006. 4. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài này tôi dùa trên phương pháp luận mác xít trong nghiên cứu. Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong đề tài này. Ngoài ra tôi còn sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh làm nổi bật vấn đề nghiên cứu. 5. Nguồn tư liệu Để hoàn thành đề tài nghiên cứu tôi dùa vào một số nguồn tư liệu sau: - Các sách chuyên khảo, tham khảo. - Các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc từ 1986 đến nay. - Các bài báo, tạp chí như Tạp chí quan hệ quốc tế, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, Báo tài chính Việt Nam, Báo Lao động Líp C - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà 3 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Thu Trang - Các bản tin hàng ngày, tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam có liên quan. 6. Đóng góp của khoá luận Với đề tài khoá luận tốt nghiệp sẽ góp phần làm sáng tỏ thành công của Việt Nam trên bước đường hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc tham gia vào các tổ chức khu vực và thế giới. Qua đó nâng cao nhận thức của mỗi người đối với sự nghiệp đổi mới đất nước. Đó là đóng góp mang tính khoa học và thực tiễn từ việc nghiên cứu đề tài này. 7. Bố cục của khoá luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khoá luận được chia thành 3 chương: Chương 1: Tình hình thế giới và Việt Nam trong những thập niên cuối thế kỷ XX. Chương 2: Quá trình Việt Nam hội nhập vào các tổ chức khu vực và thế giới. Chương 3: Những tác động của quá trình hội nhập thông qua các tổ chức khu vực và quốc tế đối với Việt Nam. Líp C - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà 4 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Thu Trang PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRONG NHỮNG THẬP NIÊN CUỐI THẾ KỶ XX 1.1. Bối cảnh thế giới 1.1.1. Những chuyển biến cơ bản của nền kinh tế thế giới thập niên 70 - 80 thế kỷ XX. Từ những năm 1970 - 1980 cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật được đẩy mạnh trên quy mô chưa từng có trong lịch sử, cách mạng khoa học công nghệ cao mới liên tiếp thu được tiến bộ, có những đột phá trong nhiều lĩnh vực, tạo điều kiện cho phân công lao động diễn ra mạnh mẽ. Dưới tác động của cuộc cách mạng này, sự chuyên môn hóa ngày càng sâu và chi tiết dẫn đến sự hợp tác giữa các nước mở rộng khắp toàn cầu, làm cho các nền kinh tế thế giới liên kết, gắn bó chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Kinh tế thế giới đang được kết nối như một chỉnh thể, mà xu hưóng chung là không nước nào đứng ngoài cuộc. Do vậy, từ thập niên 70 của thế kỷ XX đến nay một trào lưu cải cách, cải tổ, điều chỉnh, đổi mới đang diễn ra trên phạm vi thế giới, không phân biệt chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội, các nước phát triển hay các nước đang phát triển, chậm phát triển. Toàn cầu hóa hiện nay đang đem lại những cơ hội to lớn cho các nước nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ. Về khách quan, toàn cầu hóa kích thích tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến công nghệ và quản lý, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường thu hót vốn đầu tư nước ngoài, tiếp nhận được những công nghệ kỹ thuật hiện đại. Đối với các nước đang phát triển, toàn cầu hóa kinh tế đã tạo Líp C - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà 5 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Thu Trang điều kiện cho các quốc gia nhanh chóng tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Từ đó hình thành nên một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, rút ngắn được tiến trình hiện đại hóa. Toàn cầu hóa về cơ bản đều mang lại lợi Ých cho tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng có những tác động xấu đến nền kinh tế các nước. Tình trạng cạnh tranh diễn ra hết sức gay gắt, nảy sinh vấn đề phá sản, thất nghiệp. Ở các nước đang phát triển hiện nay , sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và không bình đẳng trong các quan hệ kinh tế thương mại. Tham gia tù do hóa thương mại buộc các nước phải tuân theo những quy định của tự do cạnh tranh, nghĩa là phải mở cửa thị trường, dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài, loại bỏ các hạn chế đầu tư. Trong điều kiện hầu hết nền kinh tế của các nước đang phát triển còn đang ở một trình độ thấp kém thì chính sự tự do cạnh tranh này đặt họ trước những thách thức vô cùng to lớn. Toàn cầu hóa mở ra cơ hội tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, song chính điều đó lại bao hàm cả khả năng phụ thuộc rất lớn vào các nhà đầu tư. Sự lệ thuộc này dồn các nước vào tình thế phải đối mặt với nhiều rủi ro do biến động thị trường, giá cả. Nhận thức đầy đủ những cơ hội và thách thức do toàn cầu hóa mang lại ta thấy liên kết kinh tế là yêu cầu khách quan của sự phát triển. Trong điều kiện khoa học công nghệ hiện đại đổi mới từng ngày từng giê, bất cứ lúc nào cũng đều không thể có được toàn bộ những nguồn lực mà sự phát triển kinh tế nước mình cần đến, không thể nắm được tất cả các công nghệ tiên tiến và cũng ngày càng khó độc quyền được công nghệ mới, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển liên tục và sự sắp xếp các yếu tố sản xuất của một nước ngày càng cần phải thông qua sự hợp tác và trao đổi quốc tế mới thực hiện được một cách có hiệu quả . Điều này đòi hỏi tất cả các nước đều phải tham gia vào hợp tác khu vực và thế giới. Liên kết kinh Líp C - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà 6 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Thu Trang tế thương mại quốc tế mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, các thành tựu khoa học kĩ thuật và sản xuất được phổ biến rộng rãi hơn, nhanh hơn. Tính đến năm 2006 trên toàn thế giới có khoảng 24 tổ chức liên kết kinh tế khu vực có quy mô lớn với những mức độ quan hệ khác nhau, nhiều quốc gia đồng thời là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế. Nếu các nước tận dụng được cơ hội của toàn cầu hóa sẽ đem đến những phát triển nhanh chóng, ngược lại sẽ bị tụt hậu về kinh tế, những khó khăn tiềm Èn trong các lĩnh vực khác như thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, nguy cơ về ổn định hòa bình xã hội. Việt Nam, một nước đang phát triển cũng đã nhận thức một cách đầy đủ về xu thế phát triển của thời đại, qua đó từng bước có những điều chỉnh hợp lý đưa đất nước phát triển trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong xu thế hội nhập với khu vực và thế giới. 1.1.2. Hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, xu hướng hình thành một trật tự thế giới mới. Những năm cuối thế kỷ XX trên thế giới có những biến động to lớn, năm 1989 được nhiều giới coi là năm đánh dấu sự kết thúc thời kì chiến tranh lạnh, mở ra một kỉ nguyên mới dẫn tới chỗ phá vỡ hình thái hai phe, hai cực. Tiếp đó là sự tan rã và sụp đổ nhanh chóng của chế độ xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô và Đông Âu, đã làm thay đổi một cách cơ bản cục diện thế giới và đời sống chính trị, xã hội quốc tế, đặt ra cho mỗi quốc gia một loạt các vấn đề trọng đại và mới mẻ về mọi mặt của xã hội. Sự tan rã của Liên Xô, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên và lớn nhất, một trong hai siêu cường của thế giới đã làm thay đổi trật tự quốc tế cũ, một trật tự thế giới mới đang dần được hình thành. Với sự kiện trên đã tạo ra hậu quả sâu rộng về mọi mặt trên thế giới, các mối quan hệ liên minh kinh tế, chính trị, quân sự đã tồn tại trong 45 năm qua bị đảo lộn. Vì không còn đối thủ nguy hiểm là Liên Xô, nên các Líp C - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà 7 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Thu Trang nước tư bản lúc này không muốn nóp dưới cái ô bảo hộ của Mỹ nữa nên đang trong quá trình đi tìm đồng minh mới. Cuộc chạy đua vũ trang trong phạm vi thế giới theo xu hướng dịu bớt, và nhanh chóng chuyển sang cuộc chạy đua về kinh tế và khoa học công nghệ, tạo ra môi trường quốc tế tương đối hoà dịu, cởi mở, làm cho việc phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước diễn ra thuận lợi hơn. Buôn bán quốc tế, đầu tư quốc tế, trao đổi khoa học công nghệ có điều kiện phát triển. Xu hướng ưu tiên cho phát triển kinh tế đang lôi cuốn cả cộng đồng quốc tế, những nước công nghiệp phát triển cũng như những nước đang phát triển, kinh tế trở thành nhân tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia, giữ vị trí chủ đạo trong quan hệ quốc tế ngày nay. Xuất phát từ nhu cầu tăng cường phát triển kinh tế, thì việc liên kết hợp tác khu vực trở thành một đòi hỏi khách quan với bất cứ nước nào. Dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kinh tế đưa đến sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong nền sản xuất được quốc tế hoá. Các nước ra sức mở rộng quan hệ quốc tế, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, không câu nệ đối tượng, với tất cả những ai có khả năng hợp tác hiệu quả, việc xác định bạn, thù, hình thức và mức độ quan hệ trở nên rất linh hoạt. Nhiều tổ chức, diễn đàn đa phương khu vực được hình thành. Các nước vừa và nhỏ đẩy mạnh liên kết khu vực, nhất là về kinh tế, ưu tiên phát triển quan hệ với các nước láng giềng, đồng thời có quan hệ cân bằng với các nước lớn, mở rộng đối thoại và quan hệ vì lợi Ých của mình. Giê đây sự phát triển kinh tế không còn bó hẹp ở phạm vi trong nước mà mang tính chất xuyên quốc gia. Lưu lượng vốn, thương mại, dịch vụ từ nước này qua nước khác ngày càng tăng mạnh, thị trường được mở rộng tối đa Xuất phát từ bối cảnh lịch sử cụ thể trên xu hướng hội nhập là một tất yếu mà bất kì một quốc gia nào muốn phát triển nền kinh tế đất nước Líp C - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà 8 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Thu Trang đều phải đặc biệt quan tâm, nếu không sẽ nhanh chóng bị đào thải ra khỏi môi trường phát triển kinh tế thế giới, rơi vào sự tụt hậu và kém phát triển. Líp C - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà 9 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Thu Trang 1.1.3 Những tác động trực tiếp từ cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc năm 1978. Trước tiên phải khẳng định cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc diễn ra không phải là một sự ngẫu nhiên, mà là kết quả tất yếu của sự phát triển lịch sử Trung Quốc và tình hình thế giới suốt ba thập kỷ trước . Trung Quốc đã trải qua nhiều cuộc vận động nhằm thay đổi tình hình lạc hậu , nghèo đói và cát cứ , phục hưng đất nước , nâng cao địa vị dân téc Trung Hoa , song không thu được kết quả vì nền kinh tế khép kín , và thể chế kinh tế kế hoạch tập trung cao độ . Đặc điểm của thể chế này là " tập trung nhiều , phân tán Ýt, thống nhất nhiều, tự do Ýt". Theo đó nhà nước Trung Hoa đưa ra kế hoạch nắm trực tiếp việc khống chế và phân phối sức người sức của, mọi hoạt động kinh tế phải tiến hành trong phạm vi quy định. Tháng 12/ 1978 Đảng cộng sản Trung Quốc họp Hội nghị trung ương lần thứ 3 khoá XI đưa ra quyết định quan trọng là sửa đổi đường lối sai lầm trước đây , và quyết định chuyển trọng tâm sang xây dựng kinh tế để hiện đại hoá đất nước , xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với đặc điểm năng động và hiệu quả . Cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp , và ở một góc độ không nhỏ tới tiến trình phát triển của khu vực và thế giới . Việt Nam là nước láng giềng gần gũi với Trung Quốc , công cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc tiến hành trong vòng 15 năm đã thu hót sự chú ý đặc biệt của các nhà lãnh đạo và giới khoa học nước ta , từ cơ sở học hỏi kinh nghiệm của nước bạn để tiến tới thay đổi nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu của đất nước kéo dài trong nhiều năm qua . Sau khi tiến hành cải cách , mức tăng trung bình hàng năm tổng giá trị sản phẩm trong nước của Trung Quốc là 8,9%, trong khi mức tăng của toàn thế giới là 2,8%. Như vậy mức tăng trưởng kinh tế Trung Quốc nhanh gấp 3,2 lần so Líp C - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà 10 [...]... gia vào tổ chức này Trong lĩnh vực chính trị, việc tham gia ASEM tạo cơ hội cho Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại mới của mình Thông qua các hoạt động đó, bạn bè trên thế giới sẽ có cơ hội hiểu rõ về Việt Nam hơn Do đó các nước sẽ tích cực ủng hộ và giúp đỡ nước ta hơn nữa trong những năm tháng đầu tiên hội nhập vào khu vực và quốc tế Trong lĩnh vực văn hóa, tham gia ASEM Việt Nam có cơ hội giới. .. Á - Thái Bình Dương và trên thế giới trong bối cảnh của xu thế toàn cầu hoá đa bình diện, rất sôi động ngày nay Líp C - K53 Khoa Lịch sử Hà 18 Trường ĐHSP Khoá luận tốt nghiệp Trang Phạm Thị Thu Chương 2 QUÁ TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP VÀO CÁC TỔ CHỨC KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI Với chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng đã đề ra tại Đại hội VI năm 1986, Việt Nam nỗ lực phấn đấu từng bước mở rộng cánh cửa hội nhập, ... công cuộc đổi mới ở Việt Nam Trong bối cảnh phát triển kinh tế sôi động của thế giới , đặc biệt là các nước trong khu vực thì Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng, công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam là sản phẩm của chính mình, do yếu tố nội lực trong nước quyết định 1.2 Bối cảnh trong nước 1.2.1 Nội lực nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Sau khi miền Nam hoàn... gia vào các tổ chức trong khu vực và ở phạm vi lớn hơn Quá trình hội nhập Êy sẽ diễn ra cụ thể như sau: 2.1 Vai trò của Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đối với sự hội nhập của Việt Nam 2.1.1 Ngân hàng thế giới (WB) Ngân hàng thế giới (WB) là tên gọi chung của nhóm Ngân hàng thế giới (World Bank Group) WB là cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc được thành lập theo Quyết định tại Hội. .. biến ASEAN từ một tổ chức trong khu vực trở thành một tổ chức của khu vực đúng với tên gọi của nó Việt Nam gia nhập ASEAN là một bước tiến trong hội nhập khu vực và quốc tế quan trọng của nước nhà, nhưng đồng thời cũng là một bước Líp C - K53 Khoa Lịch sử Hà 27 Trường ĐHSP Khoá luận tốt nghiệp Trang Phạm Thị Thu ngoặt trong lịch sử của ASEAN Tham gia vào ASEAN là chính sách lớn của Việt Nam nhằm thực hiện... ra trong các kì Đại hội Vì thế đối với Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN cũng có nghĩa là tích cực đóng góp và thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên, phấn đấu xây dựng một ASEAN hoà bình, ổn định, đoàn kết và tăng trưởng bền vững * Vai trò của Việt Nam trong tổ chức Ở thời kỳ đầu thành lập, ASEAN chưa đại diện cho lợi Ých và tiếng nói của khu vực , không hội tụ được sức mạnh và ưu thế của tất cả các. .. của Việt Nam Với mét số thành tựu chủ yếu trên đây chứng tỏ Việt Nam gia nhập vào tổ chức ASEAN là hoàn toàn đúng đắn Sự tham gia tích cực và những đóng góp của Việt Nam khiến nhà lãnh đạo các nước ASEAN thấy hài lòng khi chào mừng Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam - ASEAN 2.3 Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế qua việc hội nhập vào Hội nghị... đứng đầu Nhà nước và Chính phủ các quốc gia 2.3.2 Việt Nam gia nhập tổ chức ASEM * Mục tiêu tham gia ASEM của Việt Nam Cùng với 9 nước Đông Nam khác, Việt Nam đã tham gia vào tổ chức ASEM ngay từ khi tổ chức này được tuyên bố thành lập tại Băng Cốc tháng Líp C - K53 Khoa Lịch sử Hà 33 Trường ĐHSP Khoá luận tốt nghiệp Trang Phạm Thị Thu 0 3-1 996 Quyết định tham gia vào tổ chức hy vọng Việt Nam sẽ đạt được... không hoà vào dòng thác toàn cầu hoá thì nền kinh tế Việt Nam tiếp tục trong vòng lạc hậu, trì trệ dù cố gắng rất nhiều cũng không thể thoát ra được Chính vì vậy, một yêu cầu tất yếu đặt ra cho nước nhà là nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế quốc tế thông qua việc liên kết với các tổ chức trong khu vực và trên thế giới là một nước nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động của thế giới, Việt Nam không... triển khai đường lối đối ngoại mới của Đảng trong thời kỳ đổi mới .Việt Nam tích cực, chủ động tham gia vào các tổ chức hợp tác khu vực và quốc tế Hoạt động đối ngoại mới này được mở đầu vào việc ký Hiệp ước Thân hữu và Hợp tác ở Đông Nam Á ( TAC ) tháng 07/1992, tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN ( ARF ) năm 1994, chính thức gia nhập ASEAN tháng 07/ 1995 và tham gia tiến trình hợp tác Á _Âu ( ASEM ) tháng . " ;Việt Nam - quá trình hội nhập thông qua các tổ chức khu Líp C - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà 1 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Thu Trang vực và thế giới trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2006& quot;. Nam - quá trình hội nhập thông qua các tổ chức khu vực và thế giới trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2006& quot; để nghiên cứu. 3. Phạm vi nghiên cứu - Vấn đề nghiên cứu: Khóa luận chỉ tìm hiểu quá trình. trình Việt Nam hội nhập vào các tổ chức khu vực và thế giới. Chương 3: Những tác động của quá trình hội nhập thông qua các tổ chức khu vực và quốc tế đối với Việt Nam. Líp C - K53 Khoa Lịch sử Trường

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan