1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Mỹ Tho.doc

94 1,6K 29
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 788,5 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Mỹ Tho

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH

TP MỸ THO

MSSV: 4043408Lớp: Tài chính-Ngân hàng K30

Cần Thơ – 2008

Trang 2

MỤC LỤC

Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.3.1 Không gian nghiên cứu 3

1.3.2 Thời gian nghiên cứu 3

1.3.3.Giới hạn nội dung 3

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

2.1 PHƯƠNG PHÁP LU Ậ N 5

2.1.1.Khái niệm, bản chất, chức năng của Ngân hàng thương mại 5

2.1.1.1.Khái niệm 5

2.1.1.2 Bản chất của ngân hàng thương mại 5

2.1.1.3 Chức năng của ngân hàng thương mại 5

2.1.2 Một số khái niệm về hoạt động tín dụng 6

2.1.2.1.Khái niệm tín dụng 6

2.1.2.2.Các hình thức tín dụng 6

2.1.2.3.Vai trò và ý nghĩa của tín dụng 7

2.2 Một số quy định chung về tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 7

2.2.1 Nguyên tắc vay vốn 7

2.2.2 Điều kiện vay vốn 9

2.2.3 Hồ sơ vay vốn 9

2.2.4 Đối tượng vay vốn 10

2.2.5 Đối tượng và nhu cầu vốn không đươc cho vay 10

Trang 3

2.2.7 Lãi suất vay vốn 11

2.2.8 Quy trình hoạt động cho vay 12

2.2.9 Phương thức cho vay 15

2.2.10 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng 16

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

2.2.1: Phương pháp thu th ập số liệu 17

2.2.2: Phương pháp phân tích 17

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TP MỸ THO 20

3.1 Quá trình hình thành và phát triển 20

3.2 Cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT TP Mỹ Tho 21

3.2.Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh TP Mỹ Tho 23

3.3 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm từ 2005 – 2007 24

3.5 Phương hướng hoạt động năm 2008 25

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TP MỸ THO 27

4.1 Khái quát tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm từ 2005-2007 27

4.2 Phân tích hoạt đ ộng tín dụng tại chi nhánh qua 3 năm từ 2005-2007 31

4.2.1 Phân tích doanh số cho vay 31

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng 31

4.2.1.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế 34

4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ 40

4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng 40

4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế 42

4.2.3 Phân tích tình hình dư nợ 47

4.2.3.1.Dư nợ theo thời hạn tín dụng 47

4.2.3.2.Dư nợ theo ngành kinh tế 49

4.2.4 Phân tích tình hình nợ xấu 54

Trang 4

4.2.4.1 Nợ xấu theo thời hạn tín dụng 54

4.2.4.2 Nợ xấu theo ngành kinh tế 56

4.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm từ 2005 – 2007 61

4.5 Xu hướng biến động tình hình cho vay tại chi nhánh 63

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG 69

5.1 Đánh giá chung hoạt động tín dụng của Ngân hàng từ 2005-2007 ……….69

5.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng 72

5.3.1 Đối với công tác huy động vốn 72

5.3.2 Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Mỹ Tho 74

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79

6.1 KẾT LUẬN 79

6.2.KIẾN NGHỊ 80

6.2.1 Đ ối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh TP Mỹ Tho 80

6.2.2 Đối với NHN o & PTNT tỉnh Tiền Giang 82

6.2.3 Đối với Chính Quyền địa phương 83

Trang 5

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Sự phát triển của hệ thống tài chính là điều kiện cần cho sự phát triển kinh tếcủa một đất nước Một hệ thống tài chính phát triển đóng vai trò như mạch máu lưuthông trong nền kinh tế Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác, do thịtrường tài chính- tiền tệ chưa phát triển đồng bộ nên hiện nay tín dụng Ngân hàngđang là một kênh cung cấp vốn quan trọng của các doanh nghiệp Đặc biệt trongnhững năm gần đây, nhu cầu về vốn của nền kinh tế là rất lớn thì Ngân hàng ngàycàng thể hiện vai trò vô cùng quan trọng của mình thông qua hai chức năng là: huyđộng các nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế và trong dân cư, sau đóphân phối lại nguồn vốn này cho tất cả các thành phần kinh tế có nhu cầu sản xuấtkinh doanh một cách hợp lý để sử dụng vốn có hiệu quả, ngày càng đưa nền kinh tếđất nước phát triển vững chắc và ổn định

Việt Nam có đặc điểm là một nước với hơn 80% dân số sống ở nông thôn,nên bên cạnh đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, xuất nhậpkhẩu, thì việc đẩy mạnh một nền nông nghiệp vững chắc là vấn đề hết sức quantrọng, nó là cơ sở cho sự phát triển của một nền kinh tế phát triển ổn định Khi nềnkinh tế phát triển ổn định thì đời sống của người dân được nâng cao, xã hội càngtiến bộ, đất nước từng bước theo kịp với sự phát triển của toàn cầu Để làm đượcđiều đó thì ngoài các yếu tố cần thiết như các chủ trương chính sách đúng đắn củaĐảng và Nhà Nước thì vai trò của các Ngân hàng là hết sức to lớn Đặc biệt làNgân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.Với vai trò là trung gian giữangười thừa vốn và người thiếu vốn thì Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nôngthôn ngày càng khẳng định vị trí của mình hơn, Ngân hàng luôn tự đổi mới, hoànthiện để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông thôn thông qua hoạt động tíndụng.Tín dụng là một hoạt động kinh doanh chủ yếu và đem lại lợi nhuận cao nhấtđối với tất cả các Ngân hàng Đồng thời hoạt động tín dụng còn nói lên qui mô pháttriển kinh tế của Ngân hàng thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dưnợ Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn tiềm ẩnnhiều rủi ro và những rủi ro này lại bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau Đểhoạt động kinh doanh ổn định phát triển, đảm bảo có hiệu quả nhưng hạn chế rủi ro

Trang 6

trước tiên phải thông qua việc phân tích tín dụng là mục tiêu không thể thiếu đốivới hoạt động tín dụng của tất cả các Ngân hàng.

Là một Ngân hàng quốc doanh hoạt động theo cơ chế cạnh tranh của thị

trường Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh TP Mỹ Tho

cũng đã đưa việc phân tích tín dụng lên hàng đầu để đảm bảo kinh doanh có hiệuquả và khả năng bảo tồn vốn để tái đầu tư Từ những lí do trên nên em chọn đề tài:

“PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TP MỸ THO” để

làm luận văn trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại chi nhánh

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn chi nhánh TP Mỹ Tho qua 3 năm từ 2005 – 2007, đánh giá chung tình hìnhhoạt động tín dụng tại chi nhánh Phân tích xu hướng biến động và dự báo doanh sốcho vay cũng như phân tích xu hướng biến động nguồn vốn huy động nhằm xácđịnh khả năng đáp ứng nguồn vốn của Ngân hàng Đồng thời đề xuất giải pháp để

mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động hoạt động tín dụng tại chi nhánh

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Khái quát tình hình huy động vốn tại Ngân hàng qua 3 năm từ 2005-2007

- Phân tích doanh số cho vay theo kỳ hạn tín dụng và theo ngành nghề

- Phân tích doanh số thu nợ cho vay theo kỳ hạn tín dụng và theo ngànhnghề

- Phân tích tình hình dư nợ cho vay theo kỳ hạn tín dụng và theo ngànhnghề

- Tình hình nợ xấu cho vay theo theo kỳ hạn tín dụng và theo ngành nghề

- Đánh giá chung về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thông qua các chỉ sốtài chính để thấy được hiệu quả hoat động tín dụng tại Ngân hàng qua 3 năm từ2005-2007

- Phân tích xu hướng biến động và dự báo doanh số cho vay và vốn huyđộng

- Đánh giá chung hoạt động tín dụng tại chi nhánh, từ đó đề xuất một số giảipháp nhằm để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng

Trang 7

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Không gian nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônchi nhánh TP Mỹ Tho

1.3.2 Thời gian nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thông qua số liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính tạichi nhánh qua 3 năm từ 2005-2007

1.3.3.Giới hạn nội dung

Đề tài tập trung phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của chi nhánhNgân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn TP Mỹ Tho qua 3 năm từ 2005 –2007

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Trong quá trình học tập nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề tín dụng của Ngânhàng, em đã đọc, tham khảo những tài liệu sau:

“Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng trong nông thôn tại Ngân hàngNông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành” do tác giả Lê Thị NgọcLĩnh viết luận văn đã phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng NôngNghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành trong thời gian qua Từ những

cơ sở lí luận đã nghiên cứu và trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động tín dụng tạiNgân hàng, luận văn đã đưa ra một số biện pháp nhằm từng bước hoàn thiện hoạtđộng tín dụng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện ChâuThành trên địa bàn TP Cần Thơ, từ đó hạn chế rủi ro tín dụng

Cùng với nhịp độ phát triển và đổi mới không ngừng của hệ thống Ngânhàng ở nước ta như hiện nay thì các Ngân hàng thương mại đã không ngừng đổimới để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt chính vì vậy tác giảTrịnh Quốc Trung viết về “ Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngânhàng thương mại trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay ” Luận văn đã phântích một cách sâu sắc những tồn tại của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong quátrình hội nhập, trong đó có vấn đề về tín dụng ngắn hạn, các vấn đề về vốn, cácchính sách còn hạn chế của chính phủ về thuế, lãi suất Từ đó luận văn đã đưa ramột số biện pháp, đặc biệt là các kiến nghị về mở cửa hội nhập Ngân hàng và nângcao sức cạnh tranh các Ngân hàng

Trang 8

Đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng Sacombank

An Giang” do tác giả Nguyễn Ngọc Thủy viết nhằm phân tích, đánh giá hiệu quảhoạt động tín dụng Từ những cơ sở lí luận đã nghiên cứu và trên cơ sở phân tíchthực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh, luận văn đã đưa ra một số giải phápnhằm từng bước hoàn thiện hoạt động tín dụng, đưa ra biện pháp nhằm đẩy mạnhhoạt động tín dụng, nâng cao sức cạnh tranh của Sacombank An Giang với cácNgân hàng khác trong tỉnh

Phân tích về hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng Ngân hàngnói riêng em nhận thấy vấn đề về tín dụng đã được nhiều tác giả nghiên cứu, phântích rất sâu, kĩ lưỡng và đầy đủ Trên cơ sở lí luận, phân tích chuyên môn của cáctài liệu đó vận dụng vào thực tiễn hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông Nghiệp

và Phát triển nông thôn chi nhánh TP Mỹ Tho để thực hiện đề tài và sử dụng hàm

số đường thẳng để phân tích xu hướng biến động doanh số cho vay nhằm đưa ranhững nhận xét đánh giá chung về hoạt động tín dụng tại chi nhánh Từ đó tìm rabiện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng

Trang 9

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LU Ậ N

2.1.1.Khái niệm, bản chất, chức năng của Ngân hàng thương mại: (Th.s THÁI

VĂN ĐẠI Giáo trình “ Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại”)

2.1.1.2 Bản chất của ngân hàng thương mại

- Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế

- Ngân hàng thương mại hoạt động mang tính chất kinh doanh

- Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tíndụng và dịch vụ Ngân hàng

2.1.1.3 Chức năng của Ngân hàng thương mại

- Chức năng tập trung và phân phối vốn: đây là chức năng cơ bản của tín

dụng nhằm điều tiết vốn từ nơi “thừa” sang nơi “cần” để đầu tư phát triển Huyđộng nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và chuyển hoá quyền sử dụng để đáp ứngnhu cầu vốn cho xã hội

- Chức năng tiết kiệm tiền và chi phí lưu thông: nhờ hoạt động tín dụng đã

tạo điều kiện cho sự ra đời các công cụ lưu thông không dùng tiền mặt như: kỳphiếu, trái phiếu, các loại sec, các thẻ thanh toán cho phép thay thế một lượng tiềnmặt lưu hành nhờ đó giảm bớt các chi phí có liên quan đến việc in ấn, đúc tiền, vậnchuyển

- Chức năng tạo tiền: quá trình tạo ra tiền của Ngân hàng thương mại được

thực hiện thông qua các hoạt động tín dụng và tổ chức thanh toán trong hệ thốngNgân hàng

Trang 10

2.1.2 Một số khái niệm về hoạt động tín dụng: (TH.S BÙI VĂN TRỊNH, TH.S THÁI VĂN ĐẠI (2005) Bài giảng “Tiền tệ - Ngân hàng”, Tủ sách Trường Đại học

Cần Thơ và Th.s THÁI VĂN ĐẠI Giáo trình “ Nghiệp Vụ Ngân Hàng ThươngMại”)

2.1.2.1.Khái niệm tín dụng

Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị,dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng sau đóhoàn trả lại một lượng giá trị lớn hơn

2.1.2.2.Các hình thức tín dụng

2.1.2.2.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng

- Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm thường

được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanhnghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân

- Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm dùng để

cho vay vốn mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựngcác công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh

- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để

cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn

2.1.2.2.2 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

- Tín dụng có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế

chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba Sự đảm bảo này làcăn cứ pháp lý để Ngân hàng có thêm một nguồn thu thứ 2, bổ sung cho nguồn thu

nợ thứ nhất thiếu chắc chắn

- Tín dụng không bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm

cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bảnthân khách hàng

2.1.2.2.3 Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng

- Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các nhà Doanh nghiệp,

được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá

- Tín dụng Nhà nước: Là quan hệ tín dụng trong đó Nhà nước là Người đi

vay, người cho vay là các tổ chức kinh tế Nhà nước đi vay dân chúng và các tổchức kinh tế dưới hình thức phát hành trái phiếu, công trái chính phủ

Trang 11

- Tín dụng Ngân hàng: Tín dụng Ngân hàng là mối quan hệ giữa Ngân hàng,

các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân trong xã hội

2.1.2.2.4 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn

- Tín dụng sản suất và lưu thông hàng hóa: Loại tín dụng được cấp cho các

doanh nghiệp và các chủ thể sản suất, kinh doanh tạo ra sản phẩm hàng hoá và lưuthông hàng hoá

- Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng được cấp cho cá nhân để sử dụng vào

mục đích tiêu dùng như: mua sắm phương tiện, tiện nghi, sửa chữa nhà cửa Tíndụng tiêu dùng có thể được cấp phát dưới hình thức tiền mặt, mua bán chịu hànghoá

2.1.2.3.Vai trò và ý nghĩa của tín dụng

- Là một trong những công cụ tập trung vốn hữu hiệu và còn là công cụ thúcđẩy sự phát triển cho các tổ chức kinh tế

- Tín dụng giúp duy trì và mở rộng sản xuất, thực hiện tái sản xuất xã hội dễdàng hơn, góp phần phát triển nền kinh tế xã hội

- Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá, làm giảm áp lực lạm phát.Ngoài ra tín dụng còn là cầu nối để phát triển giao lưu, hợp tác kinh tế với các nướctrong khu vực và trên thế giới

2.2 Một số quy định chung về tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Sổ tay tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn Việt Nam)

Trang 12

nguyên tắc này, khi cho vay Ngân hàng có quyền yêu cầu buộc bên vay phải sửdụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát hành động củabên vay về phương diện này.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của bên vay gắn liền với hiệu quả cho vay củaNgân hàng Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàngvay vốn là cơ sở cho sự an toàn của khoản vay Thiếu yêu cầu này không thể nóiđến sự tồn tại và phát triển của các quan hệ vay vốn Vì vậy, hiệu quả kinh tế củatiền vay được đưa ra như một sự đảm bảo, một sự cam kết của bên vay vốn Việcthỏa thuận và sự cụ thể hóa nguyên tắc này như một trong những điều kiện cho vayđược sử dụng làm cơ sở để Ngân hàng thiết lập quan hệ tín dụng và giám sát hoạtđộng của khách hàng vay vốn trong quá trình hoạt động có sử dụng vốn vay Ngânhàng

Các bên hữu quan luôn luôn xác định hiệu quả sử dụng tiền vay của Ngânhàng Mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốnnói riêng của khách hàng với hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng là tất yếu,nhưng có tính độc lập tương đối Căn cứ vào tình trạng các vấn đề đã nêu Ngânhàng sẽ quyết định mức độ quan hệ hiện tại và định hướng chiến lược cho quan hệtrong tương lai đối với khách hàng Điều này lý giải tại sao các khách hàng thànhđạt ở các ngành kinh tế mũi nhọn luôn luôn nhận được sự ủng hộ từ phía các Ngânhàng và các nhà tài trợ

Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn

đã thoả thuận trên hợp đồng tín dụng.

Trong nền kinh tế thị trường, nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tíndụng là giao dịch cung cấp về vốn, tín dụng chỉ là giao dịch quyền sử dụng vốntrong một thời gian nhất định Trong khoảng thời gian cam kết giao dịch, Ngânhàng và bên vay thoả thuận trong hợp đồng tín dụng rằng sẽ chuyển giao quyền sửdụng một lượng giá trị nhất định cho bên vay Khi kết thúc kỳ hạn, bên vay phảihoàn trả quyền này cho Ngân hàng (trả nợ gốc) với một khoản chi phí (lợi tức vàphí) nhất định cho việc sử dụng vốn vay

Về phương diện hạch toán, nguyên tắc này là nguyên tắc về tính bảo tồn củatín dụng: Tiền vay phải được bảo đảm không bị giảm giá, tiền vay đảm bảo thu hồiđược đầy đủ và sinh lời Tuân thủ nguyên tắc này là cơ sở đảm bảo cho sự phát

Trang 13

triển kinh tế, xã hội được ổn định, các mối quan hệ của Ngân hàng được phát triểntheo xu thế an toàn và năng động Nguyên tắc này ràng buộc các Ngân hàng khôngthể an toàn đối với các khách hàng làm ăn yếu kém, không trả được nợ, gây khókhăn cho các khách hàng khác.

Những sự sai lệch so với dự kiến của việc hoàn trả nợ vay về mức độ trả nợ,thời hạn trả nợ đều phản ảnh sự không bình thường trong hoạt động của bên vay ởcác mức độ khác nhau Nếu sự bất ổn đó không là quá mức thì các bên có thể phốihợp điều chỉnh được Nhưng nếu sự bất ổn đó ở mức độ trầm trọng (bên vay bị phásản) thì việc xử lý những tình huống xảy ra phức tạp hơn nhiều Điều này có liênquan đến uy tín và sự tồn tại của Ngân hàng

Đối với công việc hạch toán của từng Ngân hàng, việc tuân thủ nguyên tắcnày đảm bảo tạo điều kiện vật chất ( thu nhập) cho sự duy trì và phát triển củaNgân hàng, thể hiện tính kinh doanh của tín dụng Hơn nữa, do phương thức hoạtđộng của các Ngân hàng là “đi vay để cho vay”, nên tính hoàn trả của tín dụngcàng khẳng định như một cơ chế tồn tại của Ngân hàng

Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sửdụng tiền vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng

2.2.2 Điều kiện vay vốn

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệmdân sự theo quy định của pháp luật

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

- Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệuquả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khảthi

Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính Phủ,Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và hướng dẫn của Tổng Giám Đốc Ngân hàngNông Nghiệp Việt Nam

Trang 14

- Đơn xin vay vốn.

- Sổ vay vốn ( dùng cho hộ gia đình sản xuất nông – lâm – ngư – nghiệp vay vốn không phải bảo đảm tiền vay)

- Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất;

- Phương án sản xuất kinh doanh (nếu có)

- Hợp đồng thế chấp tài sản và hợp đồng tín dụng có chứng nhận tại các cấp

có thẩm quyền như xã, phường…

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính), giấy sở hữu các tài sản thế chấp khác (bản chính).

2.2 Đối tượng vay vốn

Đối tượng khách hàng vay tại NHNo & PTNTVN:

+ Khách hàng doanh nghiệp Việt Nam:

- Các pháp nhân là doanh nghiệp Nhà Nước, Hợp tác xã, Công ty TNHH,Công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủđiều kiện quy định tại điều 94 Bộ luật dân sự

- Các pháp nhân nước ngoài

- Doanh nghiệp tư nhân

- Công ty hợp danh

+ Khách hàng dân cư:

- Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác

2.2.4 Đối tượng và nhu cầu vốn không đươc cho vay

+ Những đối tượng không được cho vay:

- Thành viên Hội Đồng Quản Trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám Đốc, PhóTổng Giám Đốc NHNo & PTNTVN

- Cán bộ, nhân viên của NHNo & PTNTVN thực hiện nhiệm vụ thẩm định,quyết định cho vay

- Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng GiámĐốc, Phó Tổng Giám Đốc NHNo & PTNTVN

- Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc sở giao dịch, chi nhánh các cấp

- Vợ (chồng), con của Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc sở giao dịch, chinhánh các cấp

+ Những nhu cầu vốn không được cho vay:

Trang 15

- Để mua sắm các tài sản và chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấmmua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.

- Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luậtcấm

- Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các dịch vụ mà pháp luật cấm

+ Hạn chế cho vay:

Ngân hàng cho vay thuộc hệ thống NHNo & PTNTVN không được cho vaykhông có bảo đảm bằng tài sản, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất,mức cho vay đối với những đối tượng sau:

- Các cổ đông lớn của NHNo & PTNTVN

- Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng không vượt quá 15% vốn tự cócủa NHNo & PTNTVN

2.2.5 Thời hạn vay vốn

Ngân hàng Nông Nghiệp nơi cho vay và khách hàng thoả thuận về thời hạncho vay căn cứ vào:

- Chu kì sản xuất kinh doanh

- Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư

- Khả năng trả nợ của khách hàng

- Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam

Đối với pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quáthời hạn hoạt động theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động còn lại tạiViệt Nam

Đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không được vượt quá thờihạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam

2.2.6 Lãi suất vay vốn

Lãi suất cho vay là một yếu tố quan trọng trong hoạt động Ngân hàng Việcquyết định lãi suất cho vay sẽ phải dựa trên các thông số về mức kì vọng sinh lờicủa Ngân hàng, rủi ro tín dụng của khoản vay và tỉ lệ an toàn vốn, chi phí rủi ro tíndụng và khoản sinh lời cần thiết để hoạt động của Ngân hàng có lãi và tăngtrưởng

Trang 16

Mức lãi suất cho vay do Ngân hàng Nông Nghiệp nơi cho vay và kháchhàng thoả thuận phù hợp với quy định của Tổng Giám Đốc Ngân hàng NôngNghiệp Việt Nam.

Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn giao cho Giám Đốc sởgiao dịch, chi nhánh cấp 1 ấn định nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay ápdụng trong thời hạn cho vay đã được kí kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tíndụng theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và hướng dẫn của TổngGiám Đốc Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam

2.2.7 Quy trình hoạt động cho vay

Bước 4

(1) Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ tín dụng

Khi khách hàng đề xuất vay vốn, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng cụthể và đầy đủ về các điều kiện vay vốn Ngân hàng theo cơ chế tín dụng hiện hành

Khi khách hàng muốn vay vốn Ngân hàng, khách hàng phải lập đơn xin vay,kèm theo các giấy tờ cần thiết sau đó Ngân hàng xem xét nếu chấp nhận thì đặtquan hệ tín dụng với khách hàng

Cán bộ tín dụng sẽ căn cứ vào mục đích, nhu cầu vay vốn, hình thức đảmbảo tiền vay và thời gian để thực hiện phương án để hướng dẫn khách hàng làm thủtục vay vốn

Quyếtđịnh chovay

Giảingân,theo dõinợ

Trang 17

Khách hàng phải làm đơn xin vay và ghi rõ mục đích sử dụng vốn, tổng nhucầu vốn, vốn tự có, vốn cần vay Ngân hàng và hoạch định khả năng trả nợ vốn vaytrên đơn xin vay phải có chữ kí của người vay.

Sau khi đã lập hồ sơ vay vốn, hộ sản xuất đến Uỷ Ban nhân dân xã, phường,

và tại đây cán bộ xã, phường xác nhận trên đề nghị vay vốn và hợp đồng thế chấp(đối với thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) rằng hộ sản xuất đang cư trútại phường, xã

(2) Ngân hàng tiến hành thẩm định

Qui trình thẩm định là rất cần thiết và quan trọng nó giúp cho cán bộ tíndụng có được những kết quả đúng đắn trong việc quyết định cho vay Qua thẩmđịnh cán bộ tín dụng sẽ đánh giá được khả năng tài chính, tính hiệu quả, khả thi của

dự án từ đó giúp cho cán bộ tín dụng đưa ra mức cho vay, thời hạn thu hồi nợ hợp

lí tạo điều kiện cho khách hàng vay trả được nợ, đồng thời hạn chế đến mức thấpnhất rủi ro về tín dụng

Trên cơ sở hồ sơ vay vốn do khách hàng vay vốn cung cấp, cán bộ tín dụngtiến hành:

- Thẩm định năng lực pháp lí của khách hàng: đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủnăng lực dân sự, có hộ khẩu thường trú tại địa phương

- Thẩm định tình hình tài chính: giá trị tài sản đến ngày vay vốn, dự trữ tiềnmặt và các khoản có khả năng chuyển đổi thành tiền

Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh: dự án đầu tư nhằm mục đích gì,

có phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của địa phương không,khu vực thực hiện và tiêu thụ của dự án, hiệu quả mang lại của dự án

Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án: cán bộ tín dụng sẽ tiến hành tínhtoán các chỉ tiêu từ đó nhận xét đánh giá xem dự án có tính khả thi hay không cókhả năng hoàn trả nợ vay hay không

Thẩm định tài sản thế chấp: đây là nguồn trả nợ thứ 2 của khách hàng đốivới Ngân hàng khi nguồn vốn trả nợ thứ nhất không thực hiện được Các tài sản thếchấp gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chủ quyền nhà, máy móc thiết

bị, giấy tờ xe, ghe tàu thuyền, sổ tiết kiệm

Sau khi đã tiến hành thẩm định xong, nếu quyết định cho vay, cán bộ tíndụng chịu trách nhiệm lập báo cáo thẩm định vay vốn và trình toàn bộ hồ sơ vay

Trang 18

vốn của khách hàng đã lập theo yêu cầu của Ngân hàng lên trưởng phòng tín dụngxem xét.

(3) Quyết định cho vay

Khi thoả mãn về một phương án vay vốn, cán bộ tín dụng hoàn tất thủ tụcvay vốn của khách hàng thông thường gồm phương án sản xuất kinh doanh đề nghịvay vốn kiêm khế ước nhận nợ, hợp đồng thế chấp (cầm cố, bảo lãnh) hợp đồng tíndụng và phiếu thẩm định cho vay để trình lên lãnh đạo phòng nghiệp vụ kinhdoanh

Sau khi nhận hồ sơ vay vốn và tờ trình thẩm định từ cán bộ tín dụng,Trưởng phòng sẽ xem xét, kiểm tra xét duyệt cho vay của cán bộ tín dụng đã ghiđầy đủ các điều kiện, trưởng phòng kí tên xác nhận cho vay Nếu có ý kiến chưa đủđiều kiện cho vay trong hồ sơ vay vốn, giám đốc có quyền từ chối cho vay, Nếuđồng ý cho vay, giám đốc sẽ đồng ý kí cho vay Cán bộ tín dụng có nhiệm vụ nhậnlại hồ sơ vay vốn, đóng dấu, giữ lại những hồ sơ thuộc mình lưu giữ và chuyển hồ

sơ cho phòng kế toán, đồng thời thông báo khách hàng biết để nhận tiền

(4) Giải ngân và kiểm tra sử dụng vốn

Phát tiền vay phải đúng mục đích sử dụng tiền vay trên hồ sơ vay vốn,lượng tiền vay được giải ngân phải phù hợp với kế hoạch và tiến độ sử dụng vốnthực tế của khách hàng Do đó Ngân hàng phải kiểm tra việc sử dụng vốn ngay saukhi phát tiền vay đến khi thu hồi gốc và lãi

Xử lí sau khi kiểm tra: Nếu phát hiện vốn vay sử dụng sai mục đích phảitiến hành thu nợ hoặc chuyển thành nợ quá hạn Nếu phát hiện người vay cung cấpthông tin sai lệch hoặc biểu hiện gian trá để nhận tiền vay thì ngưng cho vay và tìmmọi biện pháp thu hồi vốn đã cho vay và đề nghị cơ quan phụ trách xử lí theo pháplệnh Những người tìm cách khất nợ dẫn đến nợ vay quá hạn thì ngoài việc phongtoả, phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ, Ngân hàng có quyền đề nghị chínhquyền địa phương có biện pháp cưỡng chế để người vay trả nợ

Trang 19

Đối với lãi tiền vay, khi cho vay cán bộ tín dụng thường ấn định thời gianđóng lãi cho từng khách hàng:

Số tiền lãi = Số tiền vay * Số ngày vay * lãi suất/30 (thường lãi suất quyđịnh là lãi suất tháng)

Những khách hàng gặp khó khăn không trả nợ đúng hạn do nguyên nhânkhách quan thì cán bộ tín dụng có thể hướng dẫn khách hàng làm giấy gia hạn vàgiải quyết cho gia hạn nợ nếu được sự đồng ý của ban lãnh đạo

Trường hợp không có đơn gia hạn nợ Ngân hàng tự chuyển nợ quá hạn.Đơn gia hạn sẽ được duyệt theo trình tự và được chuyển cho kế toán làmcăn cứ hoãn thu hồi số nợ đã gia hạn

(6) Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Sau khi khách hàng đã hoàn thành trách nhiệm trả nợ, cán bộ tín dụng phảiđánh giá hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng và rút kinh nghiệm cho vay vốn lầnsau

2.2.8 Phương thức cho vay

NHNo & PTNTVN áp dụng các phương thức cho vay sau:

+ Cho vay từng lần

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng

+ Cho vay theo dự án đầu tư

+ Cho vay trả gớp

+ Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng

+ Cho vay hợp vốn

+ Cho vay theo hạn mức thấu chi

+ Cho vay theo các phương án khác

Có nhiều phương thức cho vay khác nhau tuy nhiên Ngân hàng chỉ áp dụng

2 phương thức cho vay phổ biến nhất là phương thức cho vay từng lần và phươngthức cho vay theo hạn mức tín dụng

2.2.9 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng

Doanh số cho vay: : Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng màNgân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưatrong một khoảng thời gian nhất định

Trang 20

Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân

hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó

Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của

Ngân hàng Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định,Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn Hệ số này càng cao được đánh giácàng tốt Công thức tính:

Doanh số thu nợ

Hệ số thu nợ = Doanh số cho vay

Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu

được vào một thời điểm nhất định Để xác định được dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánhgiữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ

Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ – Doanh số thu

nợ trong kỳ

Như vậy dư nợ cho vay cuối kỳ phụ thuộc vào ba yếu tố:

- Thứ nhất là dư nợ cho vay đầu kỳ đây là chỉ tiêu từ năm trước chuyểnsang, là số không thay đổi trong năm nay

- Thứ hai là doanh số cho vay trong kỳ: Doanh số cho vay trong kỳ tăng thì

dư nợ cho vay trong kỳ cũng tăng và ngược lại

- Thứ ba là Doanh số thu nợ trong kỳ: Doanh số thu nợ trong kỳ tỷ lệ nghịchvới dư nợ cho vay cuối kỳ Nếu doanh số thu nợ tăng thì dư nợ cho vay cuối kỳgiảm và ngược lại

Dư nợ ngắn (trung, dài) hạn

- Dư nợ ngắn (trung, dài) hạn trên tổng dư nợ =

Tổng dư nợ

Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn nhằm giúp choNgân hàng xác định cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lí hay chưa để có giải pháp điềuchỉnh kịp thời

Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng

không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng mà không có lý do chính đáng Khi đóNgân hàng chuyển từ tài khoản nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản dư nợ quáhạn Nợ quá hạn được tính từ nhóm 2 đến nhóm 5

Dư nợ ngắn (trung_dài)hạnTổng dư nợ

Trang 21

Doanh số cho vay trên vốn huy động: Chỉ tiêu này phản ánh vốn huy động

đáp ứng bao nhiêu phần trăm trong doanh số cho vay tại Ngân hàng Nếu vốn huyđộng chiếm tỷ trọng càng lớn dùng để cho vay thì thể hiện tính tự chủ cao củaNgân hàng trong việc sử dụng vốn

Vòng quay tín dụng: Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng

của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm Nếu sốlần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càngnhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao

Công thức tính:

Doanh số thu nợ

Vòng quay vốn tín dụng (lần) =

Dư nợ bình quânTrong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:

Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ

Dư nợ bình quân =

2

Nợ xấu: Là những khoản nợ được tính từ nhóm 3 trở lên Đây là những

khoản nợ có thể gây rủi ro cho Ngân hàng

Tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu được xác định bằng công thức:

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1: Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp từ chi nhánh Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Mỹ Tho

2.2.2: Phương pháp phân tích

2.2.2.1 Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêukinh tế

∆y = y1 - yo

Trang 22

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trướccủa các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của cácchỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

2.2.2.2 Phương pháp so sánh bằng số tương đối

Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của cácchỉ tiêu kinh tế

∆y = (y1 / y0 ) *100% - 100%

Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉtiêu kinh tế trong thời gian nào đó So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa cácnăm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu Từ đó tìm ra nguyên nhân vàbiện pháp khắc phục

Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước

y1 : chỉ tiêu năm sau

∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

2.2.2.3 Hàm số mô tả xu hướng biến động doanh số cho vay và vốn huy động ( VÕ THỊ THANH LỘC Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và kinh tế,NXB thống kê năm 2000.)

Nghiên cứu xu hướng biến động của doanh số cho vay và vốn huy động chủyếu phục vụ cho mục đích dự đoán trong tương lai về doanh số cho vay và vốn huyđộng để từ đó Ngân hàng có thể chủ động hơn để đưa ra các biện pháp huy độngvốn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho khách hàng

Sử dụng hàm số đường thẳng (Võ Thị Thanh Lộc, giáo trình thống kê ứngdụng và dự báo trong kinh doanh và kinh tế, nhà xuất bản Hà Nội năm 2000) đểphân tích xu hướng biến động và dự báo doanh số cho vay tại Ngân hàng

Phân tích xu hướng biến động của dãy số thời gian

Nội dung cơ bản của phân tích xu hướng đối với dãy số thời gian là kháiquát hóa xu hướng biến động của dãy số bằng một hàm toán học

Bước 1: Xác định hàm số toán học mô tả biến động của hiện tượng bằng

cách quan sát đồ thị biến động thực tế của hiện tượng kết hợp với kinh nghiệm thựctế

Bước 2: Xác định tham số của hàm số.

Trang 23

Có nhiều dạng hàm số biểu hiện tính xu hướng trong phân tích kinh tếnhưng ở đây chỉ áp dụng hàm số đường thẳng: yb0 b1t

Tuy nhiên việc lựa chọn hàm số trong phân tích xu hướng phụ thuộc vào suy

lý và kinh nghiệm của người nghiên cứu, do vậy sự rủi ro của việc lựa chọn chủquan ở đây là rất lớn

Ý nghĩa: Hàm số trên có thể dùng để dự đoán mức độ của hiện tượng ở

n i i n

i i

t

t y b

n

y b

1 2

1 1 1

Trang 24

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TP

MỸ THO

3.1 Quá trình hình thành và phát triển

Quá trình xây dựng và trưởng thành của Ngân hàng Nông Nghiệp và Pháttriển nông thôn Tiền Giang (NHNo & PTNTTG) luôn gắn bó chặc chẽ với sựchuyển đi cơ chế chung cũng như cơ chế hoạt động của ngành Ngân hàng Có thểphân chia quá trình đó thành 3 thời kì:

- Thời kì năm 1988, NHNo & PTNTTG là 1 bộ phận của Ngân hàng khu vực

I tỉnh Tiền Giang, hoạt động hoàn toàn mang tính bao cấp

- Thời kì từ năm 1988- 1990, với nghị định 53/H ĐBT ngày 26/03/1988 củaHội Đồng Bộ Trưởng đã tách hệ thống Ngân hàng từ 1 cấp thành 2 cấp là Ngânhàng Nhà Nước và các Ngân hàng chuyên doanh nên Ngân hàng Tiền Giang đổithành Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang vào năm 1988

- Thời kì 1990 đến nay, cùng với việc ban hành Pháp lệnh Ngân hàng, hợptác xã tín dụng, công ty tài chánh (24/05/1990) và hàng loạt các Nghị định, quyếtđịnh của chính phủ được ban hành trong đó có quyết định công nhận Ngân hàngNông nghiệp là doanh nghiệp Nhà Nước dạng đặc biệt

Năm 1990, Ngân hàng Nông Nghiệp Tiền Giang chính thức thành lập vànăm 1996 đổi tên thành Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn TiềnGiang, là một chi nhánh của NHNo & PTNT Việt Nam (đại diện pháp nhân hoạtđộng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang)

NHN o & PTNT Tiền giang có cơ cấu như sau

+ Một chi nhánh hội sở đặc tại thành phố Mỹ Tho

+ Chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Mỹ Tho

+ Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Cái Bè

+ Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Cai Lậy

+ Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tân Phước

+ Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành

+ Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo

Trang 25

+ Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Gò Công Tây

+ Chi nhánh NHNo & PTNT Thị Xã Gò Công

Ngoài ra còn có các Ngân hàng loại 3 trong toàn tỉnh

- Chi nhánh hội sở Tỉnh vừa làm nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, phân phối, đềuhoà vốn cho các Ngân hàng Huyện, vừa kinh doanh tại địa bàn Thành Phố Mỹ Tho

Hoạt động kinh doanh chủ yếu là huy động vốn và cho vay đến mọi thànhphần kinh tế bao gồm các doanh nghiệp Nhà Nước, các công ty, xí nghiệp ngoàiquốc doanh, tư nhân, cá thể và hộ nông dân Ngoài ra còn phát triển thêm 1 số hoạtđộng dịch vụ như thu đổi ngoại tệ, kiều hối, chuyển tiền và một số dịch vụ khác

Chi nhánh NHNo & PTNT TPMỹ Tho ra đời cùng với sự trưởng thành củaNHNo & PTNT tỉnh Tiền Giang cũng làm nhiệm vụ kinh doanh giống như hội sởTỉnh nhưng địa bàn hoạt động là phạm vi Huyện

3.2 Cơ cấu tổ chức NHN o & PTNT TP Mỹ Tho

Tổng số CBNV: 34 người

Có 2 chi nhánh trực thuộc: NHNo & PTNT Ấp Bắc và NHNo & PTNT BìnhĐức ( gọi tắc là chi nhánh cấp III trực thuộc NHNo & PTNT Thành Phố Mỹ Thoquản lí)

GIÁM ĐỐC CHI

NHÁNH ẤP BẮC

(CẤP III)

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH BÌNH ĐỨC(CẤP III)

Trang 26

Ban giám đ ốc: Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, tiếp nhậncác chỉ thị phổ biến cho cán bộ trong Ngân hàng Đồng thời chịu trách nhiệm trướcpháp luật về mọi quyết định của mình.

3.2.1.Phòng tín dụng

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại kháchhàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộngtheo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắntín dụng xuất khẩu, lưu thông và tiêu dùng

- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kĩ thuật, danh mục khách hàng,lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao

- Thẩm định và đề xuất cho các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền

- Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo & PTNT Việt Nam

- Xây dựng và thực hiện mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địabàn, đồng thời theo dõi, đánh giá sơ kết, đề xuất Tổng Giám Đốc cho phép nhânrộng

- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ xấu, tìm nguyên nhân và đềxuất phương hướng khắc phục

- Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề và thực hiện các nhiệm vụ khác

- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quyđịnh

- Quản lí, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanhtheo quy định

Trang 27

- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do kế toán giao

3.2.3.Phòng hành chính_Nhân sự (gồm cả bảo vệ)

- Xây dựng các quy chế, quy định, sắp xếp, bố trí lao động tại đơn vị

- Nghiên cứu, đề xuất thực hiện định mức lao động, quản lí tiền lương theochế độ khoán tài chính đến người lao động, quản lí quỹ tiền lương

- Tham mưu sắp xếp, xây dựng mạng lưới kinh doanh tại đơn vị

3.2.Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh TP Mỹ Tho

3.2.1.Chức năng

- Là đơn vị kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàngtrên toàn địa bàn Nghĩa là:

- Tổ chức huy động vốn ngắn, trung và dài hạn của mọi thành phần kinh tế

và dân cư dưới mọi hình thức tiền gửi

- Cho vay trung hạn để tăng cường cơ sở vật chất cho các hộ sản xuất vàphục vụ đời sống sinh hoạt của Cán bộ - CNV ( cho vay tiêu dùng )

- Tiếp nhận uỷ thác và đầu tư phát triển của các tổ chức trong và ngoài nước

- Cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất để sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp

và dịch vụ thương mại, tạo điều kiện cho nông dân sản xuất mang lại hiệu quả, thúcđẩy kinh tế phát triển, nhưng đảm bảo nguyên tắc thu hồi vốn gốc và lãi đúng hạn

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các cá nhân và tổ chức kinh tế có nhu cầu

- Làm dịch vụ chuyển tiền cho các tổ chức tín dụng

- Là đơn vị nhận khoán tài chính theo quy chế tài chính của chủ tịch hộiđồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam, được phân giao chỉ tiêu, tính toán, xétduyệt và hưởng lương theo kết quả kinh doanh

3.2.2.Nhiệm vụ

- Tổ chức, huy động và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả

- Tổ chức công tác thông tin, nghiên cứu và phân tích các hoạt động có liênquan đến hoạt động tín dụng, tiền tệ để tham mưu cho cấp uỷ chính quyền địaphương trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địaphương

Trang 28

- Luôn đảm bảo công việc kinh doanh của chi nhánh an toàn và có hiệu quả,bảo toàn và phát triển vốn.

3.3 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm từ 2005 – 2007

Bảng 1: Kết quả họat động kinh doanh của Ngân hàng

Qua bảng số liệu cho biết tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo &PTNT TP Mỹ Tho qua các năm 2005, 2006, 2007 là rất tốt, biểu hiện là lợi nhuậncủa Ngân hàng liên tục tăng từ 2005-2007 Cụ thể năm 2005 là 877 triệu đồng,sang năm 2006 là 1.021 triệu đồng, tăng 142 triệu đồng so với năm 2005, tươngđương tăng 16,40% Tuy thu nhập và chi phí của năm 2006 giảm nhưng do tốc độgiảm của thu nhập nhỏ hơn tốc độ giảm của chi phí nên vẫn làm cho lợi nhuận củanăm 2006 cao hơn lợi nhuận năm 2005 Đến năm 2007 lợi nhuận của Ngân hàngđạt 2.041 triệu đồng, tăng 1.020 triệu đồng, tương đương tăng 99,90%

Đạt được kết quả trên, trước hết là nhờ sự lãnh đạo của Ban giám đốc và sựphấn đấu nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng Nông Nghiệp vàPhát triển nông thôn TP Mỹ Tho trong khâu thu hồi nợ, giảm thiểu nợ xấu, nợ khóđòi Ngoài ra còn hạn chế chi phí ở mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo cho hoạt độngkinh doanh Với phương châm hoạt động của NHNo & PTNT TP Mỹ Tho là “đivay để cho vay”, chi nhánh luôn cố gắng bằng mọi phương pháp khơi nguồn vốntại chỗ, đặc biệt là nguồn vốn trong dân cư nhằm khai thác tối đa nguồn lực trên địabàn để phục vụ phát triển kinh tế địa phương đồng thời đảm bảo kinh doanh cóhiệu quả Chính vì vậy mà chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng kể

Trang 29

Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của

Ngân hàng (2005-2007)

0 1.000

+ Xây dựng chương trình, phương án đầu tư đối với từng loại hình kinhdoanh phù hợp với chiến lược phát triển của từng địa phương để giảm thiểu rủi ro.Cần đa dạng hoá đối tượng cho vay bằng biện pháp lượng định nguồn vốn cho từngloại hình kinh doanh và theo từng ngành nghề

+ Thu hút khách hàng mở rộng thị phần huy động vốn, thị phần tín dụng+ Nâng cao khả năng tự chủ trong điều hành hoạt động kinh doanh, tự chủ

về tài chính

Từ những mục tiêu nêu trên, chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Mỹ Tho

đề ra chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2008 như sau:

Trang 30

Chỉ tiêu Thực hiện

2007

Kế hoạch2008

(+),(-) tuyệtđối

(+), (-) tươngđốiTổng vốn huy

3.5.2 Những chương trình chính của đơn vị

+ xây dựng chương trình hành động cụ thể tại chi nhánh: Dựa trên cơ

sở chỉ đạo và định hướng kinh doanh của NHNo tỉnh và mục tiêu phấn đấucủa chi nhánh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế_xã hội địa phương Cónội dung, biện pháp công tác cụ thể theo từng mốc thời gian thực hiện

+ Chương trình thực hiện một số nội dung về nâng cao chất lượng dịch

vụ phục vụ khách hàng: công tác tiếp thị thu hút khách hàng tiền gửi, kháchhàng sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán, khách hàng sử dụng các sản phẩmmới

+ Chương trình thi đua: phát động các đợt thi đua ngắn ngày, mục tiêu

là hạ thấp nợ xấu và tăng cường thu nợ rủi ro, khai thác khách hàng tiềmnăng

CHƯƠNG 4

Trang 31

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

có chiều hướng tăng lên Có được như vậy là vì nền kinh tế ngày càng pháttriển, số tiền nhàn rỗi trong dân cư ngày càng tăng, các doanh nghiệp ngàycàng có nhiều nhu cầu gởi tiền vào Ngân hàng với mục đích thanh toán thôngqua hệ thống Ngân hàng mà độ an toàn cao và chi phí thấp… Bên cạnh đó,trong quá trình hoạt động Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn

Mỹ Tho đã không ngừng nâng cao uy tín của mình nên đã tạo được lòng tincho khách hàng, làm cho việc huy động vốn của Ngân hàng ngày càng thuậnlợi hơn Trên cơ sở nhận thức “Xác định công việc khai thác khách hàng tiềngửi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cán bộ công nhân viên toàn chinhánh” Để thực hiện được điều đó, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triểnnông thôn TP Mỹ Tho đã huy động vốn dưới các hình thức như: nhận tiền gửi

có kỳ hạn và không kỳ hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư, huy động vốnthông qua các giấy tờ có giá như phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền

Trang 32

gửi Chính vì thế đã góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của chi nhánhtrong những năm gần đây.

Bảng 2: Tình hình huy động vốn qua 3 năm (2005-2007)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền % Số tiền % Vốn huy

Trang 33

Biểu đồ 2: Biểu đồ tỷ trọng vốn huy động tại chi nhánh qua 3 năm

( 2005-2007 )

Năm 2005

Vốn huy động 88%

Vốn điều chuyển 12%

Năm 2006

Vốn huy động 80%

Vốn điều chuyển 20%

Năm 2007

Vốn huy động 74%

Vốn điều chuyển 26%

Trang 34

Nhìn vào bảng 2 ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng qua 3năm Cụ thể, năm 2005 là 40.564 triệu đồng, sang năm 2006 là 51.599 triệuđồng, tăng 11.035 triệu đồng so với năm 2005, tương đương tăng 27,20%.Đến năm 2007 là 70.781 triệu đồng, tăng 19.182 triệu đồng so với năm 2006,tương đương tăng 37,18% Trong đó vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng caotrong tổng nguồn vốn dao động từ 74%-87% và luôn tăng qua 3 năm Vốnđiều chuyển chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn dao động từ 12%-25% nhưng lại có xu hướng tăng qua 3 năm, điều này làm giảm lợi nhuận củaNgân hàng Vì vậy Ngân hàng cần có giải pháp tích cực hơn nữa để tăng vốnhuy động Cụ thể, năm 2005 vốn huy động của Ngân hàng đạt 35.479 triệuđồng chiếm tỷ trọng 88%, sang năm 2006 đạt 41.490 triệu đồng chiếm tỷtrọng 80%, tăng 6.011 triệu đồng, tương đương tăng 16,94% Đến năm 2007đạt 52.490 triệu đồng chiếm tỷ trọng 74%, tăng 11.000 triệu đồng, tươngđương tăng 26,51% Huy động vốn đóng vai trò then chốt trong việc cung cấpnguồn vốn cho hoạt động Ngân hàng hiện nay, khi mà nhu cầu vốn đầu tưphát triển kinh tế xã hội rất lớn và nguồn tiềm năng trong dân cư tăng

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động không phải lúc nào các Ngânhàng cũng đảm bảo huy động đủ nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu hoạtđộng của mình Chính vì thế mà nguồn vốn điều chuyển là nguồn chủ yếu khiNgân hàng thiếu vốn Vốn điều chuyển của chi nhánh tăng lên qua 3 năm.Năm 2005 là 5.085 triệu đồng chiếm tỷ trọng 12,54%, sang năm 2006 là10.109 triệu đồng chiếm tỷ trọng 19,59%, tăng 5.024 triệu đồng, tương đươngtăng 98,80% Đến năm 2007 là 70.781 triệu đồng chiếm tỷ trọng 25,84%,tăng 19.182 triệu đồng, tương đương tăng 80,94% tốc độ tăng có giảm hơn sovới năm 2006

Đạt được kết quả trên là do chi nhánh không ngừng đổi mới phươngpháp tiếp thị, phong cách phục vụ khách hàng, ân cần niềm nở nhưng do tìnhhình chung trong những năm gần đây giá vàng, bất động sản, giá xăng dầu,sắt thép, vật liệu xây dựng tăng mạnh có tác động tiêu cực đến chỉ số giá tiêudùng trên phạm vi cả nước, mức trượt giá cao hơn lãi suất tiền gửi gây daođộng tâm lí đối với người gửi tiền làm ảnh hưởng bất lợi cho công tác huyđộng vốn Mặt khác, trên địa bàn có 6 Ngân hàng quốc doanh và 8 Ngân hàng

Trang 35

cổ phần cùng hoạt động, lãi suất huy động các ngân hàng cổ phần cao hơnNgân hàng Nhà Nước, điều này gây sức ép cạnh tranh khá lớn đối với chinhánh, làm công tác huy động vốn của chi nhánh chưa được tăng cao

4.2 Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh qua 3 năm từ 2005-2007 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay

Trong những năm qua chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Pháttriển nông thôn TP Mỹ Tho luôn cố gắng đa dạng hoá hình thức cho vay phùhợp với điều kiện, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế địa phương vànguồn vốn của chi nhánh

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Bảng 3: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng (2005-2007)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 32.106 54 49.764 65 43.414 58 17.658 55 (6350) (12,8)

Trang 36

Biểu đồ 3: Biểu đồ tỷ trọng doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

(2005-2007)

Năm 2005

DSCVNH 54%

DSCVNH 65%

Năm 2007

DSCVNH 58%

DSCVT _ DH 42%

(DSCVNH: Doanh số cho vay ngắn hạn; DSCVT_DH: Doanh số cho vay

trung_dài hạn)

Trang 37

Nhìn vào bảng 3 ta thấy doanh số cho vay tại chi nhánh qua 3 năm có

sự biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà tăng trong năm 2006

và giảm trong năm 2007 Cụ thể: năm 2005, doanh số cho vay là 59.320 triệuđồng, đến năm 2006 là 76.606 triệu đồng, tăng 17.286 triệu đồng so với năm

2005, tương đương tăng 29,14% Sang năm 2007, doanh số cho vay đạt74.660 triệu đồng, giảm 1.946 triệu đồng so với năm 2006, tương đương giảm2,54% Do nhu cầu vốn của người dân trên địa bàn tăng đột biến trong năm

2006 dẫn đến nhu cầu này giảm trong năm 2007, bên cạnh đó Ngân hàng đãhạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh có độ rủi rocao, kém hiệu quả Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn Trong đó chovay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay dao động

từ 45%-64% và tăng trong năm 2006, giảm trong năm 2007 còn doanh số chovay trung_dài hạn chiếm tỷ trọng từ 35%-45% và giảm trong năm 2006, tăngmạnh trong năm 2007 Cụ thể:

Doanh số cho vay ngắn hạn: hoạt động cấp tín dụng của NHNo &PTNT Thành Phố Mỹ Tho thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trêntổng doanh số cho vay Nguyên nhân là do khách hàng vay vốn tại chi nhánhchủ yếu là hộ gia đình, cá nhân và đối tượng vay chủ yếu là chăn nuôi, kinhdoanh buôn bán nhỏ lẻ, đầu tư vào các đối tượng chi phí như: giống cây, laođộng, thuốc bảo vệ thực vật, Hơn nữa, tâm lí người dân họ không muốn cáckhoản vay của họ kéo dài quá lâu vì phải tốn thêm chi phí, họ muốn vay trongngắn hạn vì sẽ chịu mức lãi suất thấp hơn và trong một thời gian ngắn họ sẽ

có số tiền để trả Tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng doanh

số cho vay đã phản ảnh thực tế là Ngân hàng đã định hướng đầu tư vốn ngắnhạn càng nhiều để giảm thiểu rủi ro của việc cho vay vốn trung và dài hạn.Qua 3 năm đat kết quả như sau: Năm 2005 doanh số cho vay đạt 32.106 triệuđồng chiếm tỷ trọng 54%, sang năm 2006 doanh số cho vay đạt 49.764 triệuđồng chiếm tỷ trọng 65%, tăng 17.658 triệu đồng so với năm 2005, tươngđương tăng 55% Doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh trong năm 2006 là

do trong năm kinh tế xã hội địa phương phát triển khá ổn định, hầu hết cácngành kinh tế đều phát triển Đến năm 2007 doanh số cho vay đạt 43.414

Trang 38

triệu đồng chiếm tỷ trọng 58%, giảm 6.350 triệu đồng so với năm 2006, tươngđương giảm 12,76%.

Doanh số cho vay dài hạn: Mục đích của khách hàng vay

trung-dài hạn tại chi nhánh nhằm mở rộng trang trại chăn nuôi, phát triển cơ sở hạtầng, mua sắm thiết bị cho phân xưởng hay phục vụ đời sống cán bộ côngnhân viên Các khoản cho vay trung-dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu lại

có độ rủi ro lớn nên Ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xétduyệt cho vay Năm 2005 doanh số cho vay trung_dài hạn đạt 27.214 triệuđồng chiếm tỷ trọng 46%, sang năm 2006 đạt 26.842 triệu đồng chiếm tỷtrọng 35%, giảm 372 triệu đồng so với năm 2005, tương đương giảm 1,37%.Đến năm 2007, doanh số cho vay đạt 31.246 triệu đồng chiếm tỷ trọng 42%,tăng 4.404 triệu đồng so với năm 2006, tương đương tăng 16,41% nhằm đápứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương nên chi nhánh dần dần đẩymạnh cho vay trung_dài hạn

4.2.1.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Trang 39

Bảng 4: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế (2005-2007)

Trang 40

Biểu đồ 4: Biểu đồ tỷ trọng doanh số cho vay theo ngành kinh tế (2005-2007)

Năm 2005

NN 55%

NK 2%

Năm 2006

NN 51%

CN,

T T CN 14%

T N, DV 19%

T M, DV 7%

CNCB 7% NK2%

Năm 2007

NN 63%

CN,

T T CN 11%

T N, DV 12%

T M, DV 2%

Ngày đăng: 19/09/2012, 17:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. T.s. LÊ THỊ MẬN . “Tiền tệ - ngân hàng và thanh toán quốc tế”, NXB tổng hợp TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ - ngân hàng và thanh toán quốc tế
Nhà XB: NXB tổng hợp TPHCM
2. TH.S BÙI VĂN TRỊNH, TH.S THÁI VĂN ĐẠI (2005). Bài giảng “Tiền tệ - Ngân hàng”, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng “Tiền tệ - Ngân hàng”
Tác giả: TH.S BÙI VĂN TRỊNH, TH.S THÁI VĂN ĐẠI
Năm: 2005
3. Th.s THÁI VĂN ĐẠI. Giáo trình “ Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại
6. PGS.TS. NGUYỄN VĂN DỜN. “Tín dụng Ngân hàng”. Trường Đại học kinh tế TPHCM, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng Ngân hàng
Nhà XB: NXB Thống kê
4. VÕ THỊ THANH LỘC. Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và kinh tế, NXB thống kê năm 2000 Khác
5. Sổ tay tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Khác
7. Các báo cáo đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Mỹ Tho Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng (2005-2007) - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Mỹ Tho.doc
Bảng 3 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng (2005-2007) (Trang 35)
Bảng 4: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế (2005-2007) - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Mỹ Tho.doc
Bảng 4 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế (2005-2007) (Trang 39)
Bảng 5: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng (2005-2007) - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Mỹ Tho.doc
Bảng 5 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng (2005-2007) (Trang 44)
Bảng 7: Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng (2005-2007) - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Mỹ Tho.doc
Bảng 7 Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng (2005-2007) (Trang 51)
Bảng 8: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế (2005-2007) - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Mỹ Tho.doc
Bảng 8 Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế (2005-2007) (Trang 54)
Bảng 9: Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng (2005-2007) - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Mỹ Tho.doc
Bảng 9 Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng (2005-2007) (Trang 58)
Bảng 10: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế (2005-2007) - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Mỹ Tho.doc
Bảng 10 Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế (2005-2007) (Trang 61)
Bảng 11: Hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng (2005-2007) - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Mỹ Tho.doc
Bảng 11 Hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng (2005-2007) (Trang 65)
Bảng 14: Dự báo doanh số cho vay và vốn huy động năm 2008 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Mỹ Tho.doc
Bảng 14 Dự báo doanh số cho vay và vốn huy động năm 2008 (Trang 70)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w