Tốc độ nạp liệu là lượng nguyên liệu naphtha được xử lý trên một lượng xúc tác nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Khi lưu lượng nguyên liệu được tính theo thể tích/giờ và xúc tác tính theo thể tích, thì tốc độ nạp liệu được gọi là tốc độ không gian
thể tích (Liquid Hourly Space Velocity, LHSV). Khi đơn vị khối lượng được áp dụng thì tốc độ nạp liệu được gọi là tốc độ không gian khối lượng (Weight Hourly Space Velocity, WHSV). Do trong vận hành phân xưởng Platforming, tỷ trọng và thể tích của xúc tác thường được sử dụng và hầu hết các nhà chế biến dầu mỏ đều đo lưu lượng dòng nguyên liệu theo đơn vị thể tích/giờ, vì vậy UOP thường sử dụng tốc độ nạp liệu là LHSV (đơn vị là hr-1) và được tính theo công thức sau:
LHSV =
Tốc độ nạp liệu LHSV được tính bằng h-1, và thể tích nguyên liệu được tính theo tỷ trọng ở nhiệt độ 15°C.
Tốc độ nạp liệu ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm (ví dụ như: trị số octan). Khi tăng tốc độ nạp liệu (thời gian lưu sẽ giảm), trị số octan theo RONC của sản phẩm có sẽ giảm hoặc phản ứng xảy ra ít hơn tại một nhiệt độ xác định. Tăng nhiệt độ phản ứng tăng sẽ bù lại việc tăng tốc độ nạp liệu. Khi vận hành phân xưởng CCR Platforming theo các thông sô vận hành bình thường, thì tốc độ nạp liệu ít ảnh hưởng đến sản lượng của phân xưởng. Khi LHSV rất nhỏ thì các phản ứng nhiệt có thể xảy đủ nhiều để làm giảm sản lượng reformat và hydro. Khi chưa xác định được giới hạn trên của tốc độ nạp liệu, có thể tăng nhiệt độ phản ứng để duy trì chất lương sản phẩm (RONC) và khi tăng đến một gía trị nào đó sẽ làm các phản ứng nhiệt không mong muốn có thể xảy ra và sẽ làm giảm sản lượng sản phẩm.