- Ngân hàng nên giảm việc cho vay các món vay nhỏ có giá trị thấp vì địa bàn rộng khi cho vay các món vay nhỏ phải đi thẩm định xa tốn nhiều chi phí trong khi lãi cho vay ít, cần tập trung vào các món vay lớn có giá trị cao. Ngân hàng có thể đa dạng hoá hình thức cho vay như thực hiện hình thức tín dụng bao thanh toán. Khi kinh tế ngày càng phát triển thì hình thức tín dụng này rất cần thiết.
- Đầu tư tín dụng theo tín hiệu thị trường, theo định hướng của ngành và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương, theo khả năng quản lí của cán bộ, quán triệt nguyên tắc: chất lượng_hiệu quả_không chạy theo doanh số. Đồng thờiphân loại khách hàng, xác định khả năng tăng trưởng phù hợp, kiểm soát được chất lượng tín dụng.
Ngân hàng nên bổ sung thêm nguồn nhân lực nhất là nguồn lực cán bộ tín dụng. Ngân hàng nên giao 2 cán bộ tín dụng phụ trách trên cùng một địa bàn quản lí trong đó một cán bộ chuyên thực hiện công tác thẩm định, kiểm tra quá trình khách hàng sử dụng vốn vay, thu hồi nợ, một cán bộ chuyên làm công tác ở văn phòng tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn, hoàn thành thủ tục hồ sơ vay vốn cho khách hàng như vậy sẽ nâng cao trách nhiệm của mỗi người, công việc được giải quyết nhanh hơn, cán bộ làm công tác thẩm định sẽ nắm rõ địa bàn hơn. Nếu như một cán bộ tín dụng phụ trách một địa bàn như ở Ngân hàng hiện nay thì có gặp nhiều phiền hà khi cán bộ này đi thẩm định, hoặc nghỉ phép nếu có khách hàng đến liên hệ công việc, khách hàng sẽ mất nhiều thời gian chờ đợi, đi lại nhiều lần.
Trang bị thêm máy móc thiết bị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhân viên. Từng bước thực hiện cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản để tạo thói quen này cho các doanh nghiệp và các hộ sản xuất.
Qua phân tích doanh số cho vay theo ngành thì nhìn chung qua 3 năm doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp có sự tăng trưởng rất tốt vì vậy để đảm bảo kết quả trên nhằm phù hợp định hướng kinh doanh của Ngân hàng thì Ngân hàng có thể cơ cấu lại dư nợ theo hướng mở rộng thêm đối tượng cho vay các lĩnh vực chiến lược như trang trại chăn nuôi, đầu tư cải tạo vườn tạp nhưng cần phân tích và đánh giá khách hàng chính xác trước khi cho vay để đảm bảo tăng doanh số cho vay và hạn chế rủi ro.
Mở rộng thêm các đối tượng khách hàng bên cạnh lĩnh vực nông nghiệp nhằm tăng doanh số cho vay tại chi nhánh. Hiện nay do kinh tế xã hội ngày càng phát triển, sản xuất càng tăng trưởng nên nhu cầu về vốn của người dân cũng ngày càng phong phú. Vì thế, Ngân hàng cần có chiến lược Marketing, tìm hiểu về các doanh nhiệp, các tầng lớp dân cư để biết được nhu cầu vay vốn của họ cũng như là hiệu quả hoạt động của các nhóm ngành nghề mà họ sẽ thực hiện. Từ đó có thể quyết định cho vay đến các đối tượng một cách phù hợp hơn.
Thành lập bộ phận Maketing để điều tra nhu cầu và thăm dò ý kiến khách hàng đã, đang và chưa từng vay vốn Ngân hàng nhằm nắm bắt được nguyện vọng, nhu cầu của khách hàng để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng để tăng doanh số cho vay tại chi nhánh.
Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa cho vay ngành thương mại dịch vụ. Vì cho đối với ngành này trong 3 năm qua không có nợ xấu.
Ngân hàng cần tăng cường công tác thu hồi nợ, xử lý nợ xấu tồn đọng và nâng cao chất lượng tín dụng, vì vậy Ngân hàng cần phải:
Hiện nay chi nhánh chủ yếu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp. Một ngành nghề mà thu nhập của khách hàng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, giá cả nông sản rất nhạy cảm với những biến động của thị trường. Vì vậy, Ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau để nâng cao khả năng thu hồi nợ:
Đối với thu nợ theo thời hạn, sau khi cho vay cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thường xuyên theo dõi sự biến động giá cả cũng như nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Đối với một số ngành sản xuất mang tính thời vụ, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm được khi nào nhu cầu vốn của khách hàng tăng cao, khi nào khách hàng có vốn nhàn rỗi để định kỳ hạn trả nợ đối với cho vay vốn lưu động và trả nhiều vốn đối với cho vay vốn cố định.
Thực hiện công tác luân chuyển địa bàn quản lí tín dụng để phát huy khả năng khai thác địa bàn của từng cán bộ, kiểm tra đối chiếu nợ từ 50% dư nợ trên địa bàn tín dụng trở lên nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
Khảo sát kiểm tra thực tế từng địa bàn xã, phường để xem xét đánh giá mọi khả năng đầu tư vốn trong tương lai và có thể dự đoán khả năng trả nợ của khách hàng.
Tùy trường hợp mà cho khách hàng gia hạn nợ sẽ tốt hơn cho cả 2 bên: khách hàng có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh, phục hồi những biến cố xảy ra, còn Ngân hàng vẫn đảm bảo thu được nợ.
Bên cạnh đó, nợ xấu là một vấn đề luôn làm các nhà quản trị Ngân hàng thương mại quan tâm. Bất cứ Ngân hàng thương mại nào dù có quản lý tài chính chặt chẽ đến đâu thì vẫn không thể triệt tiêu hết nợ xấu, bởi vì nguy cơ rủi ro tiềm ẩn từ mọi nơi, mọi phía. Qua phân tích cho thấy nợ xấu của chi nhánh tương đối cao nhưng vẫn còn trong mức cho phép của NHNN. Tuy nhiên cũng cần có những biện pháp để hạn chế nợ xấu đến mức tối đa, cụ thể Ngân hàng có thể:
* Thường xuyên có chính sách gửi cán bộ tín dụng đi đào tạo huấn luyện để nâng cao thêm trình độ thẩm định cho họ nhằm hạn chế đến mức tối đa những sai phạm của cán bộ tín dụng trong hoạt động phân tích đánh giá khách hàng. Đặc biệt là thẩm định tư cách của khách hàng. Vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng
* Tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ tín dụng với phòng kế toán để theo dõi tình hình trả nợ và lãi của khách hàng đồng thời nắm được nợ đến hạn của khách hàng mà thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ.
* Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay đến khi thu được nợ, không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó Ngân hàng mới nắm được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để có biện pháp tư vấn hỗ trợ giúp khách hàng vượt qua khó khăn đảm bảo có thể trả nợ khi đến hạn. Để làm được điều đó, lãnh đạo Ngân hàng nên phát động phong trào thi đua khen thưởng những cán bộ xuất sắc trong công tác thu nợ cũng như kỷ luật, phê bình những cán bộ tín dụng để phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu chiếm tỷ lệ cao.
* Chấp hành tốt các quy trình tín dụng, nâng cao chất lượng thẩm định, kiểm tra giám sát được món vay. Kiên quyết xử lí các khoản nợ xấu, tránh điều chỉnh, gia hạn nhiều lần, tác động tiêu cực đến thiện chí trả nợ của khách hàng.
* Khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp thích hợp.
* Ngân hàng nên tiến hành phân loại khách hàng theo khả năng tài chính hoặc theo đạo đức tín dụng để kịp thời có những chính sách ưu đãi đối với các khách hàng được đánh giá là tốt và tiếp tục thực hiện phương châm “không cho vay đối với khách hàng trể hạn vốn và lãi”.
* Qua phân tích nợ xấu theo ngành cho thấy nợ xấu phát sinh nhiều ở ngành thương nghiệp, dịch vụ và ngành khác, do đó cần lưu ý khi cho vay đối với các ngành này. Cán bộ tín dụng thường xuyên bám sát diễn biến thị trường, thẩm định kỹ tình hình tài chính, mục đích vay vốn của khách hàng trong khâu thu thập thông tin khách hàng trước khi cho vay để có thể cấp những hạn mức tín dụng thích hợp với nhu cầu kinh doanh của khách hàng. Mặt khác, đối với những khách hàng có nợ quá hạn nếu xét thấy có khả năng thu hồi và khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng vì cần thêm vốn thì Ngân hàng có thể cho vay thêm để tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
CH ƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ