Khái quát tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Mỹ Tho.doc (Trang 31 - 34)

2005-2007

Với vai trò làm trung tâm trong việc phân phối nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của xã hội. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh TP Mỹ Tho với phương châm “ đi vay để cho vay”, nhưng như thế nào để cho vay vừa tìm được lợi nhuận cao, phục vụ tốt cho nhu cầu vay vốn của khách hàng. Để làm tốt điều này thì ngoài việc vay vốn từ Ngân hàng cấp trên, các Ngân hàng cần phải đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường. Tuy nhiên trong điều kiện như hiện nay, môi trường cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi các Ngân hàng phải xây dựng được chiến lược lãi suất phù hợp thì mới có thể đáp ứng nhu cầu huy động vốn của mình. Trong quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh TP Mỹ Tho cũng đã gặp không ít khó khăn trong việc huy động vốn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình hình huy động vốn của Ngân hàng có chiều hướng tăng lên. Có được như vậy là vì nền kinh tế ngày càng phát triển, số tiền nhàn rỗi trong dân cư ngày càng tăng, các doanh nghiệp ngày càng có nhiều nhu cầu gởi tiền vào Ngân hàng với mục đích thanh toán thông qua hệ thống Ngân hàng mà độ an toàn cao và chi phí thấp… Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Mỹ Tho đã không ngừng nâng cao uy tín của mình nên đã tạo được lòng tin cho khách hàng, làm cho việc huy động vốn của Ngân hàng ngày càng thuận lợi hơn. Trên cơ sở nhận thức “Xác định công việc khai thác khách hàng tiền gửi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh”. Để thực hiện được điều đó, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn TP Mỹ Tho đã huy động vốn dưới các hình thức như: nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư, huy động vốn thông qua các giấy tờ có giá như phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi...Chính vì thế đã góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của chi nhánh trong những năm gần đây.

Bảng 2: Tình hình huy động vốn qua 3 năm (2005-2007) Đơn vị tính: Triệu đồng KHOẢN MỤC NĂM CHÊNH LỆCH 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 35.479 88 41.490 80 52.490 74 6.011 16,94 11.000 26,51 Vốn điều chuyển 5.085 12 10.109 20 18.291 26 5.024 98,80 8.182 80,94 Tổng 40.564 100 51.599 100 70.781 100 11.035 27,20 19.182 37,18

Biểu đồ 2: Biểu đồ tỷ trọng vốn huy động tại chi nhánh qua 3 năm ( 2005-2007 ) Năm 2005 Vốn huy động 88% Vốn điều chuyển 12% Năm 2006 Vốn huy động 80% Vốn điều chuyển 20% Năm 2007 Vốn huy động 74% Vốn điều chuyển 26%

Nhìn vào bảng 2 ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2005 là 40.564 triệu đồng, sang năm 2006 là 51.599 triệu đồng, tăng 11.035 triệu đồng so với năm 2005, tương đương tăng 27,20%. Đến năm

2007 là 70.781 triệu đồng, tăng 19.182 triệu đồng so với năm 2006, tương đương tăng 37,18%. Trong đó vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn dao động từ 74%-87% và luôn tăng qua 3 năm. Vốn điều chuyển chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn dao động từ 12%-25% nhưng lại có xu hướng tăng qua 3 năm, điều này làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Vì vậy Ngân hàng cần có giải pháp tích cực hơn nữa để tăng vốn huy động. Cụ thể, năm 2005 vốn huy động của Ngân hàng đạt 35.479 triệu đồng chiếm tỷ trọng 88%, sang năm 2006 đạt 41.490 triệu đồng chiếm tỷ trọng 80%, tăng 6.011 triệu đồng, tương đương tăng 16,94%. Đến năm 2007 đạt 52.490 triệu đồng chiếm tỷ trọng 74%, tăng 11.000 triệu đồng, tương đương tăng 26,51%. Huy động vốn đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp nguồn vốn cho hoạt động Ngân hàng hiện nay, khi mà nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội rất lớn và nguồn tiềm năng trong dân cư tăng.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động không phải lúc nào các Ngân hàng cũng đảm bảo huy động đủ nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của mình. Chính vì thế mà nguồn vốn điều chuyển là nguồn chủ yếu khi Ngân hàng thiếu vốn. Vốn điều chuyển của chi nhánh tăng lên qua 3 năm. Năm 2005 là 5.085 triệu đồng chiếm tỷ trọng 12,54%, sang năm 2006 là 10.109 triệu đồng chiếm tỷ trọng 19,59%, tăng 5.024 triệu đồng, tương đương tăng 98,80%. Đến năm 2007 là 70.781 triệu đồng chiếm tỷ trọng 25,84%, tăng 19.182 triệu đồng, tương đương tăng 80,94% tốc độ tăng có giảm hơn so với năm 2006.

Đạt được kết quả trên là do chi nhánh không ngừng đổi mới phương pháp tiếp thị, phong cách phục vụ khách hàng, ân cần niềm nở nhưng do tình hình chung trong những năm gần đây giá vàng, bất động sản, giá xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng tăng mạnh có tác động tiêu cực đến chỉ số giá tiêu dùng trên phạm vi cả nước, mức trượt giá cao hơn lãi suất tiền gửi gây dao động tâm lí đối với người gửi tiền làm ảnh hưởng bất lợi cho công tác huy động vốn. Mặt khác, trên địa bàn có 6 Ngân hàng quốc doanh và 8 Ngân hàng cổ phần cùng hoạt động, lãi suất huy động các ngân hàng cổ phần cao hơn Ngân hàng Nhà Nước, điều này gây sức ép cạnh tranh khá lớn đối với chi nhánh, làm công tác huy động vốn của chi nhánh chưa được tăng cao.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Mỹ Tho.doc (Trang 31 - 34)