Bảng 4: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế (2005-2007)
Đơn vị tính: Triệu đồng KHOẢN MỤC
NĂM CHÊNH LỆCH
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền % Số tiền %
Ngành nông nghiệp 32.682 55 38.804 51 47.359 63 6.122 18,73 8.555 22,05
+ Trồng trọt 6.536 20 7.761 20 9.472 20 1.224 18,74 1.711 22,05
+ Chăn nuôi 26.146 80 31.043 80 37.887 80 4.898 18,73 6.844 22,05
Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 8.311 14 10.351 14 7.866 11 2.040 24,55 (2.485) (24,01) Ngành thương nghiệp, dịch vụ 8.703 15 14.616 19 9.980 12 5.913 67,94 (4.636) (31,72)
Ngành thương mại, dịch vụ 3.903 8 5.041 7 200 2 3.138 80,40 (6.841) (97,16)
Ngành công nghiệp chế biến 3.168 6 5.331 7 5.515 7 938 24,03 184 3,45
Ngành khác 2.553 2 2.463 2 3.740 5 (90) (3,53) 1.277 51,85
Tổng 59.320 100 76.606 100 74.660 100 17.286 29,14 (1.946) (2,54)
Biểu đồ 4: Biểu đồ tỷ trọng doanh số cho vay theo ngành kinh tế (2005-2007) Năm 2005 NN 55% CN, T T CN 14% T N, DV 15% T M, DV 8% CNCB 6% NK 2% Năm 2006 NN 51% CN, T T CN 14% T N, DV 19% T M, DV 7% CNCB 7% NK2% Năm 2007 NN 63% CN, T T CN 11% T N, DV 12% T M, DV 2% CNCB 7% NK 5%
(NN: Ngành nông nghiệp; CN, TTCN: Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; TN, DV: Ngành thương nghiệp, dịch vụ; TM, DV: Ngành thương mại, dịch vụ; CNCB: Ngành công nghiệp chế biến; NK: Ngành khác)
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Mỹ Tho đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn cho tất cả các ngành kinh tế. Mặc dù Ngân hàng mở rộng quan hệ cho vay đối với mọi ngành kinh tế, nhưng nhìn vào bảng 4 ta thấy trong 3 năm qua doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay dao động từ 50%-63%. Điều này cũng là tất yếu bởi vì ngành nông nghiệp là những khách hàng truyền thống có địa bàn và qui mô hoạt động rộng lớn và đây là thế mạnh, phù hợp với định hướng kinh doanh của Ngân hàng. Trong đó đặc biệt là cho vay chăn nuôi luôn chiếm tỷ trọng cao trong cho vay đối với ngành nông nghiệp (80%). Kế đến là ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành thương nghiệp dịch vụ.
Chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng qua các năm là ngành nông nghiệp. Do đây là lĩnh vực cho vay chủ yếu của Ngân hàng, phù hợp với định hướng chung của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam là tăng dần tỷ trọng trong cho vay nông nghiệp. Trong lĩnh vực này, NHNo & PTNT TP Mỹ Tho đầu tư cho vay bao gồm các loại chi phí: trồng trọt, chăn nuôi, cải tạo vườn, mua sắm công cụ, vật tư nông nghiệp,…Năm 2005 doanh số cho vay đạt 32.682 triệu đồng chiếm tỷ trọng 55%. Năm 2006 là 38.804 triệu đồng chiếm tỷ trọng 51%, tăng 6.122 triệu đồng so với năm 2005, hay tăng 18,73% và 47.359 triệu đồng cho năm 2007 chiếm tỷ trọng là 63%, tăng 8.555 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng tăng 22,05%. Doanh số cho vay ngành nông nghiệp trong thời gian qua tăng là do số hộ nông dân đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng nhiều. Đa số nông dân trên địa bàn chăn nuôi gà, heo, bò, cá...và trồng cây ăn quả. Các hộ nông dân vay để đầu tư thêm vào chuồng trại chăn nuôi, trang bị thêm máy móc phục vụ cho nông nghiệp. Nắm bắt kịp thời nhu cầu đó Ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với các hộ nông dân nên doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng qua các năm. Chính nhờ sự gia tăng đó đã góp một phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp được phát triển, phát triển nhanh lượng lương thực đảm bảo cho nhu cầu lương thực trong nước và dành một phần cho xuất khẩu. Đồng thời còn giúp cho các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phát triển chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi cá và nuôi heo. Mặc khác, trong những năm gần đây xảy ra dịch cúm gia cầm, bệnh lỡ mồm long móng xảy ra
thường xuyên, giá cả một số hàng nông sản sụt giảm ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông dân, bà con không có nguồn thu khác để bù đắp, dẫn đến nguồn thu tích luỹ để tái sản xuất thấp thậm chí không có. Hơn nữa mọi khoản chi tiêu trong gia đình đều dựa vào thu nhập từ nguồn này nên mỗi khi sản xuất gặp rủi ro bà con đều thiếu vốn sản xuất nên phải nhờ Ngân hàng.
Nền kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất cũng ngày càng tăng đặc biệt là ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp dịch vụ. Nắm bắt kịp thời nhu cầu đó Ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với các ngành này nên doanh số cho vay các ngành chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số cho vay tại chi nhánh qua các năm chiếm từ 10%-19% và tăng trong năm 2007, giảm trong năm 2008. Qua bảng 4 ta thấy doanh số cho vay đối với ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp qua 3 năm như sau: năm 2005 đạt 8.311 triệu đồng chiếm tỷ trọng 14%, sang năm 2006 đạt 10.351 triệu đồng chiếm tỷ trọng 14%, tăng 2.040 triệu đồng so với năm 2005, tương đương tăng 24,55%. Nguyên nhân tăng là do sự tham gia của các thành phần kinh tế đã làm cho sản xuất công nghiệp mang tính đa dạng cả về quy mô sản xuất chủng loại và chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó ngành nghề truyền thống dần dần được khôi phục người sản xuất quan tâm đến cải tiến kỹ thuật sản xuất nên cần sự hỗ trợ vốn của Ngân hàng để các cơ sở đổi mới trang thiết bị nâng cao chất lượng đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đến năm 2007 đạt 7.866 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 11%, giảm 2.485 triệu đồng so với năm 2006, tương đương giảm 24,01% do khách hàng chưa có nhu cầu vay lại để phát triển và đầu tư quy mô sản xuất cho lĩnh vực này.
Còn đối với ngành thương nghiệp, dịch vụ thì khách hàng chủ yếu của ngành nghề này là các doanh nghiệp tư nhân, cá thể, hộ kinh doanh – là những thành phần kinh tế rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Từ bảng 4 ta thấy doanh số cho vay đối với ngành này qua 3 năm như sau: Năm 2005, doanh số cho vay là 8.703 triệu đồng; chiếm tỷ trọng 15%, năm 2006 là 14.616 triệu đồng chiếm tỷ trọng 19% tăng 5.913 triệu đồng so với năm 2005, tương đương tăng 67,94% và năm 2007 đạt 9.980 triệu đồng với tỷ trọng là 12%, giảm 4.636 triệu đồng so với năm 2006, tức giảm 31,72%. Năm 2007,
tuy doanh số cho vay đối với ngành này giảm so với năm 2006 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay trong năm 2007.
Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay là ngành thương mại, dịch vụ và công nghiệp chế biến, với tỷ trọng từ 3%-7% trong tổng doanh số cho vay. Định hướng phát triển kinh tế Thành phố là công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, nông nghiệp do vậy mà cho vay lĩnh vực thương mại dịch vụ cũng được Ngân hàng quan tâm. Qua bảng 4 ta thấy năm 2005 doanh số cho vay đạt 3.903 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8%, sang năm 2006 doanh số cho vay đạt 5.041 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7%, tăng 3.138 triệu đồng so năm 2005, tương đương tăng 80,40%. Nhưng sang năm 2007, doanh số cho vay ngành này giảm mạnh chỉ đạt 200 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 2%, giảm 6.841 triệu đồng so năm 2006 do thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp không ổn định cho nên thương nhân không mạnh dạng mở rộng hình thức kinh doanh mạng lưới buôn bán hơn.
Kế đến là ngành công nghiệp chế biến đây là ngành thứ 2 sau ngành nông nghiệp có doanh số cho vay luôn tăng qua 3 năm và chiếm tỷ trọng ngày càng nhiều trong tổng doanh số cho vay qua 3 năm, bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thủy sản, chế biến lương thực thực phẩm. Từ bảng 4 ta thấy: năm 2005, doanh số cho vay là 3.168 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6%; năm 2006 là 5.331 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7%, tăng 938 triệu đồng so với năm 2005, tương đương tăng 24,03% và năm 2007 đạt 5.515 triệu đồng với tỷ trọng là 7% tăng 184 triệu đồng so với năm 2006, tương đương tăng 3,45%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do công nghiệp chế biến là một trong những ngành phát triển mạnh tại địa phương nên Ngân hàng đã và đang hỗ trợ cho vay đối với ngành nghề này.
Ngoài những ngành nghề chủ yếu nêu trên thì NHNo & PTNT TP Mỹ Tho còn cho vay phục vụ nhiều mục đích kinh tế khác như: phục vụ nhu cầu đời sống cá nhân, cán bộ công nhân viên chức cải thiện đời sống như cho vay mua sắm thiết bị, đồ dùng trong gia đình, sữa chữa nhà….