2 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc (Trang 33 - 37)

CỦA DỰ ÁN 3.1 GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ BẢN

3.2.2 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

• Phân loại nước thải

Tùy theo tính chất, đặc thù và mức độ ô nhiễm của từng nguồn, nước thải của nhà máy được phân thành bốn nhóm sau đây:

Báo cáo ĐTM - DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIA SÚC Nhóm này bao gồm toàn bộ lượng nước mưa rơi trên mặt bằng khuôn viên nhà máy, nước giải nhiệt, nước xả từ các máy điều hòa không khí. Loại nước thải này theo nguyên tắc có thể xả thẳng vào nguồn tiếp nhận, không cần qua xử lý;

Nhóm thứ hai : Nước thải nhiễm bẩn loại II

Nhóm này bao gồm tất cả các loại nước thải sinh hoạt với lưu lượng khoảng 22 m3/ngày, đêm. Loại nước thải này cần phải qua xử lý ở bể tự hoại 3 ngăn trước khi thải ra cống chung của khu công nghiệp.

Nhóm thứ ba : Nước thải nhiễm bẩn loại III

Nhóm này bao gồm các loại nước thải bỏ sau khi sử dụng cho các thiết bị xử lý khí thải của lò hơi. Đặc tính nhiễm bẩn chung của nhóm nước thải này là pH thấp và chứa nhiều cặn. Nhóm nước thải này cần phải được xử lý cục bộ bằng hố gaz trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp. Lưu lượng thải trung bình khoảng 8 -10 m3/ngày.

Hệ thống thoát nước trong nhà máy sẽ được thiết kế theo ba tuyến riêng như sau:

Tuyến thứ 1: Dành riêng cho thoát nước mưa, các loại nước thải “qui ước sạch” sau khi xử lý cục bộ bằng hố gaz và thoát ra hệ thống này cống chung của khu công nghiệp dùng cho thoát nước mưa.

Tuyến thứ 2: Dành riêng cho việc thoát nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại 3 ngăn, nước thải sau khi qua hệ thống xử lý khí thải lò hơi được cho qua bể lắng và thoát ra cống chung của khu công nghiệp về hệ thống xử lý tập trung.

Các biện pháp khống chế ô nhiễm môi trường nước cho nhà máy sẽ tập trung vào các vấn đề sau đây:

1. Khống chế không để cho nước mưa rửa trôi dầu nhớt và các chất thải rắn trong khuôn viên nhà máy. Điều này sẽ được thực hiện bằng cách qui hoạch vị trí thích hợp cho khu vực bồn chứa nhiên liệu dầu hoặc thùng chứa, phải đặt trong nhà hoặc những nơi có mái che chắn nước mưa. Các giỏ rác phải có nắp đậy không để cho nước mưa rơi vào và tốt nhất nên bố trí dọc theo các hành lang có mái che;

Báo cáo ĐTM - DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIA SÚC 2. Xây dựng tuyến mương thoát nước bao quanh khu vực tiếp nhận -

phân loại rác và dẫn tất cả nước thải rò rỉ hoặc vệ sinh mặt sàn từ khu vực này vào hệ thống thoát nước bẩn để đưa đến trạm xử lý nước thải tập trung;

3. Xây dựng các hệ thống thoát nước bao quanh nhà máy đảm bảo cho việc thông thoát tốt nước thải trong nhà máy (kể cả nước mưa và các loại nước thải sau xử lý), không để xảy ra tình trạng ngập úng gây mất vệ sinh môi trường nhà máy;

4. Xây dựng các công trình xử lý cục bộ nước thải cho nước thải sinh hoạt trước khi dẫn vào hệ thống thoát chung của khu công nghiệp. 5.Chương trình giám sát (monitoring) hiệu quả xử lý để theo dõi và điều

chỉnh kịp thời nhằm bảo đảm chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo qui định hiện hành (phần này sẽ được trình bày chi tiết hơn ở mục giám sát môi trường của dự án).

Phần mô tả dưới đây tập trung chủ yếu vào hai nội dung 5 và 6 trong số 7 nội dung của chương trình khống chế ô nhiễm môi trường nước.

* Công trình xử lý cục bộ nước thải sinh họat

Nước thải sinh họat trong nhà máy có chứa rất nhiều cặn bã hữu cơ nên đều phải được xử lý cục bộ đạt yêu cầu nguồn thải loại B trước khi xả vào hệ thống thoát nước thải khu vực. Nguyên tắc hoạt động của các công trình xử lý cục bộ này là nhằm vào mục đích lắng cặn và phân hủy cặn lắng hữu cơ. Dạng công trình xử lý cục bộ nước thải được kiến nghị áp dụng chung cho các khu nhà vệ sinh trong nhà máy là bể tự hoại 3 ngăn, trong đó có một ngăn lọc (Hình 3.3). Áp dụng lọai công trình này, hiệu quả xử lý theo chất lơ lững đạt 65-70 % và theo BOD5 có thể đạt 60 - 65%.

Báo cáo ĐTM - DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIA SÚC

Báo cáo ĐTM - DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIA SÚC

* Tính toán bể tự hoại

* Thể tích phần nước:

WN = K.Q = 5,25 x 1 = 5,25 m3 K - hệ số lưu lượng, K = 2,5

Q - lưu lượng tb ngày đêm, Q = 5,25 m3/ngđ * Thể tích phầàn bùn

Wb = a.N.t.(100 - P1)x0.7x1.2.(100 - P2)/100000

a - Tiêu chuẩn cặn lắng cho 1 người, a = 0.4-0.5 l/người.ngđ N - số công nhân viên, N = 306 người

t - thời gian tích lũy cặn trong bể tự hoại, t = 180-365 ngđ 0,7 - hệ số tính đến 30% cặn đã được phân giải

1,2 - hệ số tính đến 20% cặn được giữ lại bể tự hoại để "nhiễm vi khuẩn" cho cặn tươi

P1 - độ ẩm của cặn tươi, P1=95% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

P2 - độ ẩm tb của cặn trong bể tự hoại, P2=90%

Wb = 0,4x 306x180x(100-95)x0,7x1,2x(100-90)/100.000 = 9,18 m3 * Thể tích tổng cộng của bể tự hoại sẽ là:

W = WN + Wb = 5,25 + 9,18 = 14,43 m3

Kinh phí thực hiện xây dựng bể tự hoại khoảng 22.000.000 đồng, phần xây dựng này đã được nhà máy đưa vào phần xây dựng cơ bản.

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc (Trang 33 - 37)