1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn Giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn ở huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An

148 698 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thànhLuận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành kinh tế nông nghiệp với đề tài:“Giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nôn

Trang 1

Tác giả cam đoan rằng, trong luận văn này:

- Các số liệu, thông tin được trích dẫn theo đúng quy định

- Dữ liệu khảo sát là trung thực, có chứng cứ

- Lập luận, phân tích, đánh giá, kiến nghị được đưa ra dựa trên quanđiểm cá nhân và nghiên cứu của tác giả, không có sự sao chép của bất kỳ tàiliệu nào đã được công bố

- Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập và hoàn toànchịu trách nhiệm về những nhận xét đã đưa ra trong luận văn

Tác giả luận văn

Lê Thị Sa

Trang 2

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thànhLuận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành kinh tế nông nghiệp với đề tài:

“Giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn huyện Nghi Lộc tỉnhNghệ An”

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tếNông nghiệp và Phát triển nông thôn – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân HàNội đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ và định hướng cho tôi trong suốt quá trìnhhọc tập và nghiên cứu khoa học

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Thị Minh – Bộ mônKinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Trường Đại học Kinh tế Quốcdân Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiêncứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể, cácnhân viên cán bộ và nhân dân huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ tôitrong suốt quá trình nghiên cứu đề tài

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các tập thể, cá nhân, bạn bè

và người thân đã quan tâm giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi trong quá trìnhthực hiện luận văn tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

Vinh, ngày 10 tháng 7 năm 2010

Học viên thực hiện

Lê Thị Sa

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ

TÓM TẮT LUẬN VĂN

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN NÔNG THÔN 8

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 8

1.1.1 Các khái niệm liên quan 8

1.1.2 Đặc điểm của lao đông thanh niên nông thôn 21

1.1.3 Nội dung giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn 25

1.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn 26

1.1.5 Các chỉ tiêu phản ánh việc làm và giải quyết việc làm cho LĐTN nông thôn: 31

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 31

1.2.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động thanh niên trên thế giới 31

1.2.2 Cơ sở thực tiễn giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn ở Việt Nam 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN NÔNG THÔN Ở HUYỆN NGHI LỘC 49

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN NGHI LỘC ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN NÔNG THÔN 49

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 49

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 53

2.2 THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN NGHI LỘC 62

2.2.1 Thực trạng về số lượng lao động thanh niên trong toàn huyện 62

2.2.2 Thực trạng về chất lượng lao động thanh niên trong toàn huyện 65

2.3 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN NÔNG THÔN 72

Trang 4

niên nông thôn trên địa bàn Huyện 72

2.3.2 Kết quả tư vấn và đào tạo nghề cho lao động thanh niên 72

2.3.3 Kết quả giải quyết việc làm 76

2.4 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN NÔNG THÔN Ở HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN 90

2.4.1 Thành tựu đạt được và nguyên nhân 90

2.4.2 Hạn chế, tồn tại trong giải quyết việc làm và nguyên nhân 97

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN NÔNG THÔN Ở HUYỆN NGHI LỘC TRONG NHỮNG NĂM TỚI 104

3.1 QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN 104

3.1.1 Quan điểm về giải quyết việc làm 104

3.1.2 Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động thanh niên trong Huyện trong những năm tới 104

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN NGHI LỘC TỈNH NGHỆ AN 106

3.2.1 Tăng cường công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên nông thôn 106

3.2.2 Tăng cường công tác đào tạo nghề theo yêu cầu phát triển của SX và thị trường lao động 108

3.2.3 Tăng cường hoạt động hỗ trợ trực tiếp để tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn 111

3.2.4 Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện 113

3.2.5 Đẩy mạnh xuất khẩu lao động 115

3.2.6 Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn 116

3.2.7 Triển khai có hiệu quả hơn các chương trình quốc gia về việc làm trên địa bàn Huyện 120

3.2.8 Tăng cường vai trò của Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên 121

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 123

TÀI LIỆU THAM KHẢO 126

Trang 5

CNH Công nghiệp hoá

DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ BẢNG

Bảng 2 Số thanh niên đi xuất khẩu lao động iv

Bảng 2.1 Biến động quỹ đất đai của huyện qua 5 năm từ 2006 – 2010 52

Bảng 2.2 : Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện trong 5 năm 2006 – 2010 55

Bảng 2.3 Hệ thống cơ sở vật chất của huyện năm 2010 59

Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu chủ yếu của huyện Nghi Lộc giai đoạn 2006 – 2010 61

Bảng 2.5 Số lượng lao động thanh niên giai đoạn 2006-2010 64

Trang 6

Bảng 2.7 Lao dộng thanh niên theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 68

Bảng 2.8 Lao động thanh niên theo giới tính 70

Bảng 2.9 Mạng lưới tham gia giải quyết việc làm cho lao động thanh niên 72

Bảng 2.10 Số lượng thanh niên được định hướng nghề nghiệp 5 năm (2006- 2010) 73

Bảng 2.11 Số lượng thanh niên được đào tạo ngắn hạn trong 5 năm 75

Bảng 2.12 Số TN được tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT trong 5 năm 76

Bảng 2.13 Số lượng lao động làm việc trong các trang trại, gia trại 2006- 2010 77

Bảng 2.14 Số lao động thanh niên làm việc trong các hộ gia đình 79

Bảng 2.15 Số doanh nghiệp và số lao động đang làm việc trên địa bàn huyện qua 5 năm 81

Bảng 2.16 Số LĐTN làm việc trong các khu, cụm công nghiệp của huyện 84

Bảng 2.17 Các làng nghề và lao động thanh niên làng nghề 86

Bảng 2.18 Số thanh niên xuất khẩu lao động 88

Bảng 2.19 Lao động thanh niên có việc làm theo cơ cấu ngành nghề 89

Bảng 2.20 Bảng tổng hợp lao động thanh niên được tư vấn, dạy nghề, tạo việc làm 91

Bảng 2.21 Tình hình sử dụng đất đai của các nhóm hộ 92

Bảng 2.22: Lao động thanh niên có việc làm, thiếu việc làm theo nhóm tuổi 98

ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1: Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2006 và 2010 67

Đồ thị 2.2: Lao động thanh niên theo trình độ học vấn 70

Đồ thị 2.3: Lao động thanh niên theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 72

Đồ thị 2.4 Tình trạng sức khoẻ của lao động thanh niên 76

Trang 7

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Nghi Lộc tỉnh Nghệ An là một huyện thuần nông, đời sống của nông dânphụ thuộc vào nông nghiệp là chính, nhu cầu tìm việc làm luôn là vấn đề cấpbách được các cấp các ngành và tổ chức trong huyện quan tâm hàng đầu Mặtkhác, diện tích đất nông nghiệp ngày một hạn hẹp do quá trình đô thị hóa và xâydựng khu công nghiệp Nam Cấm, khu công nghiệp Trường Thạch, khu côngnghiệp Đồng Trộ - Nghi Phong, khu công nghiệp Đô Lăng – Nghi Lâm, làm một

bộ phận thanh niên mất việc làm, dẫn đến việc làm của lao động thanh niên tronghuyện ngày càng gặp nhiều khó khăn Như vậy vấn đề việc làm và giải quyết việclàm cho lao động thanh niên ở khu vực nông thôn đang là vấn đề nhức nhối củatỉnh Nghệ An nói chung và huyện Nghi Lộc nói riêng Vì lý do đó mà tôi chọn

đề tài: “Giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn ở huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu là rất cấp thiết có ý nghĩa cả về lý

luận và thực tiễn

Mục đích nghiên cứu của luận văn là:

- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làmcho lao động thanh niên nông thôn

- Đánh giá đúng thực trạng giải quyết việc làm cho lao động thanh niênnông thôn ở huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao độngthanh niên nông thôn ở huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An phù hợp với điều kiện cụthể của địa phương

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các cách thức, biện pháp giải quyếtviệc làm và các tổ chức, các đơn vị tham gia mạng lưới giải quyết việc làm cholao động thanh niên ở huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An Phạm vi nghiên cứu tạiđịa bàn huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An, trong giai đoạn 2006 – 2010

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm các phương pháp truyềnthống như phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu và

Trang 8

phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin và sử dụng các kết quả điều trađồng thời thời kết hợp các công trình nghiên cứu khoa học quản lý cũng nhưqua nghiên cứu thực tiễn để thực hiện mục tiêu của luận văn.

Luận văn được trình bày trong 3 chương nội dung chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao độngthanh niên nông thôn

Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nôngthôn ở huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An

Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu giải quyết việclàm cho thanh niên nông thôn ở huyện Nghi Lộc trong những năm tới

Dưới đây là các kết quả nghiên cứu chính của luận văn:

1 Các thành tựu về giải quyết việc làm cho lao động thanh niên ở Huyện Nghi Lộc và nguyên nhân

1.1 * Các thành tựu:

- Qua 5 năm, từ 2006 đến năm 2010 các lĩnh vực tạo việc làm trên địabàn huyện đã tổ chức tư vấn, dạy, giải quyết việc làm cho 226.805 lao động;trong đó tư vấn nghề cho 8.353 lao động; dạy nghề cho 1.289 lao động, giảiquyết việc làm cho 217.163 lao động Cụ thể qua bảng 2.19

Bảng 2.19 cho thấy, số lượng lao động thanh niên được mạng lưới tư vấn,tạo việc làm của huyện tạo ra hàng năm đều đạt tỷ lệ cao, năm 2010 tăng so với năm

2006 là 1,3 lần, tương ứng với 11.273 lao động Trong đó các hộ gia đình giải quyết106.760 LĐTN, là nơi giải quyết nhiều việc làm nhất cho lao động thanh niên, tiếpđến là các làng nghề, bình quân mỗi năm giải quyết được 13,17%/năm Cùng vớicác làng nghề và hộ gia đình thì các doanh nghiệp và cụm, khu cụm công nghiệpcũng đã tạo việc làm cho 3375 lao động thanh niên

- Từ năm 2006 đến năm 2010, các doanh nghiệp ngoài huyện đã phối hợp cùng với các tổ chức chính trị – xã hội, các cấp chính quyền xuất khẩu được 6.124 lao động thanh niên đi lao động hợp tác nước ngoài, bao gồm Hội Nông dân huyện đưa 669 lao động, Hội phụ nữ đưa 499, Hội cựu chiến binh và Hội nạn nhân chất độc da cam (đi ô xin) đưa 1.589 lao động, phòng Lao động thương binh xã hội 779, các tổ chức, cá nhân khác là 2.588.

Bảng 1 Bảng tổng hợp lao động được tư vấn, dạy nghề, tạo việc làm

T

Năm

2006 (người)

Năm 2007 (người )

Năm 2008 (người )

Năm

2009 (người)

Năm

2010 (người)

Tổng hợp 5 năm (2006- 2010)

SS 2010/2006

(lần)

% tăng BQ năm

Trang 9

1 Trung tâm dạy nghề 149 182 246 325 387 1289 2.60 26.95

Nguồn số liệu khảo sát tại huyện Nghi Lộc năm 2010

Lao động xuất khẩu cũng mang lại một khoản thu nhập lớn So sánh với

một lao động phổ thông, cùng cấp bậc ở trong nước thì lao động xuất khẩu luôn

có mức thu nhập cao hơn từ 1,5 đến 2 lần Trong đó thị trường Đài Loan là cho

mức thu nhập cao nhất, bình quân trên 9,4 triệu đồng/ tháng Bên cạnh đó xuất

khẩu lao động góp phần làm chuyển dịch một phần lao động từ sản xuất nông

nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp Làm chuyển biến nhận thức, tác phong

lao động từ nông nghiệp, sang công nghiệp; góp phần nâng cao trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ người lao động

Bảng 2 Số thanh niên xuất khẩu lao động

(người)

2007 người)

2008 người)

2009 người)

2010 (người)

Tổng 5 năm (người)

So sánh 2010/2006 (lần)

% tăng BQ năm

Nguồn số liệu khảo sát tại huyện Nghi Lộc năm 2010

Bảng 2 Số thanh niên đi xuất khẩu lao động

(người)

2007 người)

2008 người)

2009 người)

2010 (người)

Tổng 5 năm (người)

So sánh 2010/2006 (lần)

% tăng BQ

Trang 10

Nguồn số liệu khảo sát tại huyện Nghi Lộc năm 2010

1.2.* Nguyên nhân chủ yếu đạt được thành tựu trên:

Có được các kết quả giải quyết việc làm nêu trên là do Huyện đã chỉ đạo

thực hiện tốt các chương trình, các chính sách nhằm hỗ trợ giải quyết việc làm

cho lao động thanh niên, cụ thể là:

- Chương trình thanh niên lập thân lập nghiệp:

Huyện Nghi Lộc đã thực hiện tốt nội dung của 4 đồng hành với thanh niên

lập thân, lập nghiệp gồm: 1 Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao

trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ; 2 Đồng hành với thanh niên trong

nghề nghiệp và việc làm; 3 Đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khỏe

thể chất và đời sống văn hoá tinh thần; 4 Đồng hành với thanh niên trong phát

triển kỹ năng xã hội

- Chính sách dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp: Năm 2001, UBND tỉnh

có Quyết định 948/QĐ-UB về việc dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp để tạo điều

kiện tích tụ ruộng đất, đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng các

trang trại, gia trại sản xuất nông nghiệp Quyết định đã cho phép các tổ chức cá

nhân tự dồn điền đổi thửa tập trung lại đất nông nghiệp của gia đình hoặc thuê,

mượn, nhận chuyển nhượng lại đất nông nghiệp của cá nhân khác hoặc thuê, mượn

đất thuộc diện khó giao của UBND xã, thị trấn để xây dựng các trang trại, gia trại

- Chính sách khuyến khích chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi theo hướng

sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp Các gia đình, tổ chức chuyển đổi sản xuất

nông nghiệp, như hỗ trợ 7 triệu đồng/ha đối với chuyển diện tích trồng lúa úng,

trũng sang mô hình lúa cá hoặc nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, hỗ trợ 10 triệu

đồng/ha nếu chuyển sang mô hình nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ Thời hạn cho

Trang 11

thuê đất đến 20 năm và thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chotrang trại Hỗ trợ cho các hộ gia đình nuôi lợn hướng nạc với mức hỗ trợ300.000 đồng/con lợn nái ngoại, 1,5 triệu đồng/con lợn đực ngoại giống; hỗ trợ500.000 đ/trang trại để làm bể khí bioga…

- Chính sách khuyến khích khôi phục phát triển nghề, làng nghề và xây dựng khu, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư Năm 2001, Tỉnh uỷ Nghệ An có

Nghị quyết 01 – NQ/TU ngày 05/6/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, UBND tỉnhban hành Quyết định 12/QĐ-UB của về việc khuyến khích các tổ chức, cá nhânkhôi phục, phát triển các nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, tìmkiếm và du nhập những ngành nghề mới về địa phương và công nhận tiêu chuẩnlàng nghề Ưu tiên đầu tư cho các làng nghề, bao gồm đầu tư hệ thống điện,đường, hệ thống xử lý môi trường làng nghề; hỗ trợ kinh phí quảng bá sản phẩmlàng nghề; hỗ trợ các nghệ nhân để duy trì nghề…

- Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biển thành ngành kinh tế mũi nhọn; trong đó tập trung vào các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến hải

sản và phát triển dịch vụ vận tải biển Trong đó đặc biệt chú trọng lĩnh vực khaithác, chế biến hải sản và phát triển dịch vụ vận tải biển Kêu gọi và cho phépcác tổ chức, tín dụng ngân hàng Trung ương thực hiện việc cho thuê bao tàichính để đóng tàu biển tại 2 xã ven biển Nghi Thu và Nghi Thiết

- Chính sách vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và xuất khẩu lao động: Chính sách vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh quy

định, các hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng con vật nuôi được vay vốn

ưu đãi từ nguồn vốn giải quyết việc làm; những hộ thuộc diện hộ nghèo được vayvốn ưu đãi qua hệ thông ngân hàng chính sách xã hội và tín chấp qua các tổ chứcchính trị xã hội Mức lãi suất ưu đãi 0,65/tháng, thời hạn vay vốn tuỳ thuộc vàođối tượng cây trồng, con vật nuôi, ngành nghề sản xuất, kinh doanh

Chính sách về vay vốn đi lao động nước ngoài: người lao động được vaytối đa 30.000.000 đồng/lao động, lãi suất 0,65% /tháng, thời hạn vay bằng vớithời gian lao động đi làm việc ở nước ngoài và trả lãi, gốc vay sau khi có thunhập ở nước ngoài theo thoả thuận Số vốn được vay tuỳ thuộc vào thị trường

Trang 12

lao động, ngành nghề mà người lao động sẽ đến và làm.

- Chính sách vay vốn học nghề: học sinh, sinh viên vay được vốn ưu đãi đi

học nghề Mỗi học sinh, sinh viên theo học ở các trường Đại học, cao đẳng,THCN thuộc đối tượng con gia đình hộ nghèo được vay vốn với mức lãi suất ưuđãi Được vay 8.000.000 đồng/01 năm học (4.000.000đồng/01 kỳ) Thời gian trảgốc vay sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm và thời gian hoànthành trả nợ gốc vay bằng với thời gian học sinh, sinh viên đó theo học tại cáctrường

2 Hạn chế, tồn tại trong giải quyết việc làm và nguyên nhân

2 1 * Tồn tại và hạn chế:

- Chất lượng của lao động thanh niên trong huyện còn thấp

Một thực trạng cho thấy lao động thanh niên trong huyện có trình độ vănhoá cao nhưng trình độ CMKT lại rất thấp, chỉ có 8,5% có trình độ ĐH, có tới68,4% lao động thanh niên chưa qua đào tạo Những lao động thanh niên chưaqua đào tạo chỉ tìm được những công việc chân tay đòi hỏi sức khoẻ tốt Tronghuyện vẫn có những thanh niên có sức khoẻ yếu không đủ điều kiện làm việc.Trong quá trình tìm việc làm họ chủ yếu tự mình xin việc là chính hoặc nhờ giađình bạn bè giới thiệu

- Một bộ phận lao động thanh niên vẫn chưa có viêc làm, thiếu việc làm

và thu nhập thấp, bấp bênh

Theo số liệu thu thập từ phòng Lao động thương binh và xã hội, phòng Thống

kê, Đoàn thanh niên huyện về việc làm hàng năm thì trên 32 % số thanh niên trong

độ tuổi lao động không có việc làm Năm 2009, do ảnh hưởng suy thoái của nềnkinh tế và chiến tranh ở các nước; nhiều lao động thanh niên từ các khu côngnghiệp, đô thị và nước ngoài trở về địa phương, nên tỷ lệ thanh niên thất nghiệp tăngmạnh lên, tăng 5.481 người so với năm 2006 (xem bảng 2.21) Lao động có việclàm trong lĩnh vực nông nghiệp cũng chịu ảnh hưởng của khủng hoảng suy thoáikinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã giảm 25% qua 5 năm

- Công tác quản lý nhà nước về lao động – việc làm còn nhiều bất cập

Trang 13

Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về việc làm, các

cơ quan chức năng của Huyện chưa có giải pháp hữu hiệu mang tính lâu dài,chưa nắm bắt được hay kiểm soát một cách chính xác, thường xuyên tình hình

về số người lao động, tình hình biến động lao động, nhất là số lao động thấtnghiệp có nhu cầu tìm việc làm, kể cả số lao động thanh niên thất nghiệp có nhucầu việc làm mới

2.2.* Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế:

- Khó khăn trong quá trình học nghề:

Khảo sát cho thấy còn khá nhiều các vấn đề bất cập được người lao động đềcập đến Trước hết, khoảng 50% số các khó khăn hoặc vấn đề bất cập tập trungvào mức học phí tham gia học nghề cao dẫn đến người lao động muốn học nghềnhưng do không có khả năng về tài chính khó theo học

- Toàn huyện chưa có cơ sở tư vấn chọn ngành học thích hợp phù hợp với nhiều lao động thanh niên, các trung tâm dạy nghề chưa đủ các điều kiện đảm bảo đào tạo nghề có chất lượng cho lao động thanh niên

Cả 2 trung tâm dạy nghề của Huyện đều thiếu nghiêm trọng các phòng học,phòng, phương tiện thí nghiệm, thực hành; thiếu đội ngũ giáo viên dạy nghề; chế

độ thu nhập và tiền lương cho đội ngũ giáo viên thấp nên không thu hút được giáoviên; kinh phí hỗ trợ cho đào tạo học nghề rất thấp, hoặc không có Qua phỏng vấn

20 giáo viên tại 2 trung tâm dạy nghề cho thấy 70% giáo viên là kiêm nhiệm, chủyếu là làm nhiệm vụ dạy văn hoá cho học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 Trình độ giáoviên dạy nghề rất thấp

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Huyện chậm, chưa đáp ứng nhu cầu chuyển đổi việc làm và việc làm mới

- Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và bản thân lao động thanh niên thiếu vốn để phát triển sản xuất – kinh doanh và tạo việc thêm việc làm

Qua khảo sát 80% số thanh niên có thu nhập thấp, đều thiếu vốn vay; vớinhóm thanh niên có thu nhập trung bình, tỷ lệ người thiếu vốn là 35%; còn nhómthanh niên có thu nhập cao tỷ lệ này là 20% Như vậy thiếu vốn cho sản xuất, kinh

Trang 14

doanh là một nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng tới việc làm của thanh niên.Ngoài ra, mức kinh phí nộp để đi xuất khẩu lao động còn cao, quá sức với thu nhậpcủa một bộ phận người dân

- Lực lượng cán bộ làm công tác lao động - việc làm cho lao động thanh niên trên địa bàn Huyện còn thiếu cả về số lượng và trình độ chuyên môn

Ban chỉ đạo thực hiện chương trình giải quyết việc làm của huyện tuy có sựphân công cụ thể cho các thành viên nhưng việc chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giámsát triển khai thực hiện đối với các xã, thị trấn còn thiếu sâu sát, cụ thể và thườngxuyên Cán bộ làm công tác quản lý trong lĩnh vực lao động - việc làm còn thiếu

về số lượng, hạn chế về trình độ, phần lớn là phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ,nhận thức về chuyên môn nghiệp vụ còn yếu, chưa nắm bắt được chính xác tìnhhình số lượng, chất lượng của lực lượng lao động

Từ thực trạng trên, trong những năm tới, công tác giải quyết việc cho laođộng thanh niên nông thôn ở Huyện Nghi Lộc cần tập trung vào giải quyết nhữngvấn đề sau:

3 Quan điểm về giải quyết việc làm

- Trước hết cần quan niệm về việc làm “Mọi hoạt động lao động tạo nguồn thunhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” Như vậy thì, tất cảnhững người làm việc ở các thành phần kinh tế, trong cơ quan Nhà nước, Đảng, đoàn

thể, các tổ chức xã hội, trường học hoặc tại gia đình đều được coi là có việc làm.

- Giải quuyết việc làm cho lao động thanh niên trong Huyện phải gắn liềnvới việc thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Huyện, chútrọng đến chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và chỗ làm mới để lựa chọn các dự án pháttriển kinh tế trên địa bàn

- Giải quuyết việc làm cho lao động thanh niên trong Huyện phải gắn với

mở rộng các thành phần kinh tế, gắn lao động với đất đai, tài nguyên khoángsản của huyện Phải lấy giải quyết việc làm tại chỗ là chính kết hợp mở rộng vàphát triển việc làm ngoại huyện, tỉnh, nước ngoài với sự trợ giúp của Nhà nước

4 Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động thanh

Trang 15

niên trong Huyện trong những năm tới

Để đạt được mục tiêu đưa tỷ lệ lao động trong độ tuổi qua đào tạo đạt 45%vào năm 2015 và trên 70% năm 2020; trong giai đoạn 2011 – 2020, bình quânhàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 5 – 6 ngàn lao động (trong đó xuấtkhẩu lao động từ 800 – 1000 người), lao động trong độ tuổi có việc làm chiếmtrên 90% vào năm 2020, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí hiện hành còn8% vào năm 2015 và 4,5% vào năm 2020, trong những năm tới hướng giải quyếtviệc làm cho lao động thanh niên trên địa bàn cụ thể như sau:

- Giải quyết việc làm cho lao động thanh niên khu vực các xã trong huyện

- Giải quyết việc làm cho lao động khu vực thị xã thị trấn, thị tứ

- Giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp

- Sắp xếp lại mạng lưới hệ thống dạy nghề, mở rộng và đa dạng hoá cáchình thức dạy nghề để đáp ứng yêu cầu tự tạo việc làm và tìm việc làm,đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá

- Có chính sách, cơ chế khuyến khích hỗ trợ để tìm kiếm thị trường, cung

ứng lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài, nước ngoài

5 Một số giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động thanh niên trong những năm tới:

5.1 * Tăng cường công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên nông thôn

- Cung cấp thông tin tư vấn cho người lao động trước khi tham gia học nghề

là rất quan trọng đảm bảo người lao động được hướng nghiệp một cách chính xác

và phù hợp đặc biệt là trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất hiện nay

- Tổ chức lớp tư vấn việc làm cho lao động thanh niên, cho họ thấy xuhướng việc làm trong giai đoạn hiện nay và tương lai và những yêu cầu của cácnhà tuyển dụng Từ đó định hướng cho lao động thanh niên chọn đúng nghề với sởthích của mình

- Giới thiệu, hướng dẫn các phương thức tìm việc làm cho lao động thanhniên để họ biết sử dụng các phương tiện tư vấn trên Internet, đài báo, ti vi, đặc biệt

Trang 16

là qua trung tâm giới thiệu việc làm.

5.2 * Tăng cường công tác đào tạo nghề theo yêu cầu phát triển của SX và thị trường lao động

- Phát triển đào tạo nghề tại chỗ cho người lao động trong các lĩnh vực nông,lâm, ngư nghiệp nhằm nâng cao kỹ năng sản xuất nông, lâm và ngư nghiệp gópphần nâng cao năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp nói chung

- Đa dạng hoá phương thức và phương pháp đào tạo, chú trọng phươngpháp dạy tại hiện trường sản xuất; phương pháp có sự tham gia của người học;lưu ý đến tính đặc thù của các nhóm đối tượng thanh niên khuyết tật

- Hỗ trợ đào tạo mới, đào tạo lại nghề theo các hình thức linh hoạt cholao động thanh niên thiếu việc làm và thất nghiệp Bên cạnh đó mở lớp chuyểngiao khoa học kỹ thuật cho những lao động muốn mở trang trại và tìm thịtrường đầu ra cho họ

- Tổ chức hỗ trợ đào tạo ngắn hạn, linh hoạt về thời gian và nội dung đàotạo sát với yêu cầu thị trường lao động

5.3 * Tăng cường hoạt động hỗ trợ lao động thanh niên nông thôn

5.4 * Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện

5.5.* Đẩy mạnh xuất khẩu lao động thanh niên

- Ưu tiên đưa LĐTN chưa qua đào tạo đi xuất khẩu lao động tại các thịtrường cần nhiều lao động phổ thông, lao động bán lành nghề

5.6 * Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

Tăng cường chỉ đạo quy hoạch sản xuất, định hướng đầu tư, tiêu thụ sảnphẩm, khuyến khích việc tiếp thu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào xây dựng

và triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả Mở rộng diện tíchlúa chất lượng cao, chú trọng phát triển diện tích cây vụ đông, nhất là diện tích

Trang 17

trồng đậu tương đông Thực hiện tốt định hướng xuân muộn, mùa sớm, vụ đôngrộng, các chương trình dự án chuyển đổi, áp dụng công thức luân canh tăng vụ

để đạt mục tiêu giá trị sản xuất cao trên đơn vị diện tích, tạo bước đột phá tăngtrưởng kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá hiệu quả và bềnvững

5.7.* Triển khai có hiệu quả hơn các chương trình quốc gia

về việc làm trên địa bàn Huyện

Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa côngnghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu laođộng nông thôn trên địa bàn Quan tâm hơn nữa đến công tác đưa người laođộng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, coi đây là một trong những giảipháp góp phần tạo việc làm cho người lao động thanh niên

5.8 * Tăng cường vai trò của Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên

- Tăng cường tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức của thanh niên vềnghề nghiệp và việc làm Tham mưu thành lập trung tâm tư vấn, dạy nghề củathanh niên Khuyến khích thành lập công ty cổ phần của thanh niên để tạo việc làmcho thanh niên khuyết tật Thành lập cường nhiệm vụ trồng rừng ngập mặn chắnsóng, nhằm bảo vệ vững chắc cho đê biển chống xâm mặn của nước biển, đồngthời là thu hút sự di cư đến trú ngụ và cư trú của nhiều loài thuỷ sản, chim biển.Nghiên cứu khu rừng ngập mặn có tiềm năng du lịch để khai thác kinh doanh dulịch sinh thái để chuyển đổi phát triển kinh tế và tạo việc làm tăng thu nhập chonhân dân và Thanh niên

Trang 18

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối vớimỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng laođộng lớn như Việt Nam; giải quyết việc làm cho người lao động trong sự pháttriển của thị trường lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quảnguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thịtrường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới.Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương,đường lối thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu của quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nhiều việc làm cho người lao động,giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ởnông thôn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ X xác định rõ: "Phát triển thị trường lao động trong mọi khu vực kinh tế,

tạo sự gắn kết cung - cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao độngtrong học nghề, tự tạo và tìm việc làm" Tuy nhiên các văn bản, chính sách vềlao động - việc làm ra đời nhưng việc ban hành các văn bản hướng dẫn thựchiện chưa đầy đủ, chưa thực sự theo sát thực tiễn, hiệu quả triển khai thựchiện chính sách còn chậm, lúng túng và thấp Công tác thanh tra, kiểm trathực hiện chính sách chưa được thường xuyên, việc xử lý vi phạm chưa thực

sự nghiêm minh, ảnh hưởng không tốt đến việc giải quyết việc làm và pháttriển thị trường lao động Chất lượng việc làm chưa cao, tính ổn định, bềnvững trong việc làm thấp, hiệu quả tạo việc làm còn thấp; nhu cầu có việc làmvẫn là vấn đề bức xúc của xã hội; chuyển dịch cơ cấu lao động chậm Theo sốliệu năm 2009 thì lao động chủ yếu làm việc trong nông nghiệp (54,7%), laođộng ở khu vực nông thôn chiếm chủ yếu (75%) gây sức ép lớn về giải quyết

Trang 19

việc làm Với tốc độ này thì để đạt mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản

là nước công nghiệp theo hướng hiện đại đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn củatất cả các cấp, các ngành

Thiếu việc làm đối với lao động nông thôn nói chung và thanh niên nôngthôn nói riêng vẫn diễn ra khá phổ biến Tình trạng TNNT chưa qua đào tạonghề chiếm tỷ trọng lớn, thu nhập bình quân từ lao động các ngành nghề tại cácvùng thường thấp hơn so với thành thị; cơ hội chuyển đổi việc làm, nghềnghiệp cũng khó hơn, điều kiện văn hoá, xã hội cũng chậm phát triển hơn.Cùng với tư tưởng coi trọng " Đại học" của các gia đình, dòng họ, bản thân TNhọc sinh nên dẫn đến đa số TNNT đều có nguyện vọng thi vào các trường "Đạihọc", sau khi tốt nghiệp Đại học, Cao Đẳng họ cũng không muốn về nông thônlàm việc mà tìm kiếm việc làm tại thành thị, họ chưa tha thiết với sản xuất,công tác tại nông thôn và tham gia học nghề, dẫn đến thiếu hụt một lực lượnglớn TN tại các vùng nông thôn để tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh,giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hoá làng quênông thôn Việt Nam; làm mất cân bằng cơ cấu giữa Đại học và học nghề Nhưvậy vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho lao động thanh niên ở khu vựcnông thôn đang là vấn đề nhức nhối của nước ta hiện nay

Huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An là một huyện thuần nông, đời sống củanông dân phụ thuộc vào nông nghiệp là chính, nhu cầu tìm việc làm luôn là vấn

đề cấp bách được các cấp các ngành và tổ chức trong huyện quan tâm hàngđầu Mặt khác, diện tích đất nông nghiệp ngày một hạn hẹp do quá trình đô thịhóa và xây dựng khu công nghiệp Nam Cấm, khu công nghiệp Trường Thạch,khu công nghiệp Đồng Trộ - Nghi Phong, khu công nghiệp Đô Lăng – NghiLâm làm một bộ phận thanh niên mất việc làm, dẫn đến việc làm của lao độngthanh niên trong huyện ngày càng gặp nhiều khó khăn Bên cạnh đó do sự suygiảm kinh tế ở một sô nước nên một số lao động đã phải trở về nước trong đóphần lớn là lao động thanh niên dẫn đến việc làm của lao động thanh niên tronghuyện ngày càng gặp nhiều khó khăn Để thấy rõ được thực trạng tìm việc làm

Trang 20

lao động thanh niên trong huyện, những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó vàcần phải làm gì để giải quyết tốt việc làm cho lao động thanh niên, tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn

ở huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá đúng thực trạng giải quyết việc làm cho lao động thanh niên ởhuyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhânchính dẫn đến thực trạng đó và đề xuất một số giải pháp chủ yếu giải quyếtviệc làm cho lao động thanh niên nông thôn trong điều kiện cụ thể của địaphương

cụ thể của địa phương

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là các cách thức, biện pháp giải quyết việc làm

và các tổ chức, các đơn vị tham gia mạng lưới giải quyết việc làm cho laođộng thanh niên ở huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An

Trang 21

2010 Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn thanh niên,

hộ gia đình thanh niên, mạng lưới tạo việc làm, các cơ quan năm 2011

3.2.3 Về nội dung

Nghiên cứu thực trạng việc làm, vấn đề tư vấn việc làm, cách thức giảiquyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài lựa chọn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An làm điểm nghiên cứu.Trong huyện, ba xã Nghi Phong, Nghi Lâm, Nghi Xá được chọn làm điểmnghiên cứu vì ba xã này đều có những đặc điểm phù hợp với nội dung, mụcđích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đó là:

Xã Nghi Phong, Nghi Lâm và Nghi Xá là ba xã có tỷ lệ lao động thanhniên chiếm số lượng lớn Lực lượng lao động thanh niên thuộc những lứa tuổikhác nhau, trình độ văn hóa, trình độ CMKT khác nhau, dẫn đến khả năng tìmviệc của mỗi lao động khác nhau Từ đó phản ánh đầy đủ thực trạng việc làmcủa lao động thanh niên nông thôn

Bên cạnh đó xã Nghi Phong, Nghi Lâm và Nghi Xá là ba xã có diệntích đất nông nghiệp giảm mạnh do quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp tiếnhành xây dựng khu công nghiệp Nam Cấm, Trường Thạch, Đồng Trộ, ĐôLăng Do vậy, một bộ phận lao động thanh niên không có đất sản xuất nôngnghiệp Họ không có việc làm và họ phải đi kiếm việc làm Chính vì vậy, tiếnhành nghiên cứu ba xã Nghi Phong, Nghi Lâm và Nghi Xá, sẽ cho phép phảnánh rõ được thực trạng việc làm của lao động thanh niên trong huyện và từ đóđưa ra các giải pháp việc làm cụ thể cho lao động thanh niên trong huyện

4.2 Phương pháp thu thập số liệu

4.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp là những thông tin có sẵn, đã được công bố, dướidạng sách báo, các báo cáo định kỳ Đây là nguồn thông tin cơ bản được sửdụng trong đề tài Nguồn thông tin này giúp cho ta thấy được tình hình lao

Trang 22

động và việc làm của toàn huyện Nguồn thông tin này được thu thập từ nhiềunguồn khác nhau thể hiện qua bảng sau:

2 Số liệu về đặc điểm địa

hợp từ các báo cáo

- Nguồn lực đất đai - Phòng địa chính UBND huyện

- Hệ thống cơ sở hạ tầng - Phòng thống kê UBND huyện

- Kết quả sản xuất kinh

3 Số lượng lao động và

chất lượng LĐTN toàn

huyện

- Phòng thống kê UBND huyện

và Huyện đoàn thanh niên

Tìm hiểu, tổng hợp từ các báo cáo

4.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Đây là nguồn thông tin vô cùng quan trọng để tiến hành tổng hợp, phântích và trình bày trong phần kết quả nghiên cứu của đề tài Nguồn thông tinnày được tiến hành thu thập được từ phỏng vấn, điều tra trực tiếp lao độngthanh niên thuộc các hộ nông dân trong các điểm nghiên cứu

* Phương pháp chọn điểm điều tra:

Tiến hành chọn mẫu điều tra là lực lượng lao động thanh niên trong 60

hộ thuộc 3 xã: Nghi Phong, Nghi Lâm, Nghi Xá

Tiến hành điều tra bằng bộ câu hỏi đã thiết kế trong phiếu điều tra Cácthanh niên được điều tra có cả đi làm gần, làm xa, cả lao động nữ, lao độngnam làm trong các lĩnh vực khác nhau cả nông nghiệp, công nghiệp và dịchvụ thuộc các nhóm hộ: hộ giàu, hộ khá, hộ nghèo

* Thiết kế bảng hỏi

Thông qua sử dụng bảng hỏi với nội dung được chuẩn bị sẵn phù hợp vớiđối tượng điều tra là các lực lượng lao động thanh niên thuộc 60 hộ trong 3 xã

Trang 23

* Thu thập thông tin

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, để thu thập được những thông tin

về thực trạng việc làm và giải quyết việc làm của lao động thanh niên, nhữngnguyên nhân dẫn đến thực trạng để từ đó có hướng giải quyết phù hợp, đề tài

đã sử dụng phương pháp PRA vào thu thập thông tin với các công cụ sau:

- Phỏng vấn cá nhân:

Đây là công cụ sử dụng bảng hỏi gợi ý mang tính sơ bộ đã được chuẩn

bị sẵn, các cuộc phỏng vấn được thực hiện riêng rẽ phù hợp với từng đốitượng phỏng vấn Đề tài này đã tiến hành thu thập số liệu bằng cách phỏngvấn trực tiếp các lao động thanh niên trong xã nhằm tìm hiểu thông tin về laođộng thanh niên

- Quan sát trực tiếp:

Trong phạm vi đề tài đã thực hiện việc quan sát thực tế đặc điểm địabàn, thực trạng việc làm của lao động thanh niên trong huyện Nghi Lộc vàcác biện pháp giải quyết việc làm đã được thực hiện

4.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết, đề tài tiến hành tổng hợp

số liệu và sử dụng phần mềm Microsoft Excel xử lý số liệu Để làm rõ hơnvấn đề nghiên cứu, phương pháp thống kê kinh tế đã được sử dụng:

+ Sử dụng phương pháp thống kê kinh tế để thu thập và phân tích thôngtin trong một khoảng thời gian cần thiết phù hợp với đề tài nghiên cứu Các sốliệu phân tích được cho thấy thực trạng và xu hướng vận động của hiện tượng

+ Các số liệu sau khi được tính toán sẽ được chỉnh lý, tổng hợp và hệthống hóa lại theo nội dung nghiên cứu

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho

lao động thanh niên nông thôn.

Trang 24

Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động thanh

niên nông thôn ở huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp giải quyết việc

làm cho lao động thanh niên nông thôn ở huyện Nghi Lộc trong những năm tới.

Trang 25

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN NÔNG THÔN

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1.1 Khái niệm về việc làm, thất nghiệp

* Khái niệm về việc làm

Theo Điều 13 Chương II Bộ Luật Lao động nước Cộng hòa Xã hội Chủnghĩa Việt Nam, mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luậtcấm được thừa nhận là việc làm (Bộ Luật Lao động nước CHXHCN ViệtNam, 2007)

Đại từ điển kinh tế thị trường lại định nghĩa: Việc làm là hành vi củanhân viên có năng lực lao động, thông qua hình thức nhất định kết hợp với tưliệu sản xuất để được thù lao hay thu nhập (Viện nghiên cứu và phổ biến tríthức bách khoa, 1998)

Phân loại việc làm:

+ Căn cứ vào nguồn gốc thu nhập: Việc làm có thể chia làm các dạng sau:

- Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vậtcho công việc đó

- Làm các công việc để tạo thu nhập và thu lợi nhuận cho bản thân baogồm sản xuất nông nghiệp trên đất do chính thành viên sở hữu, quản lý hoặc

có quyền sử dụng, hoặc các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp do chínhthành viên đó làm chủ toàn bộ hay một phần

- Làm các công việc cho hộ gia đình nhưng không được trả thù lao dướihình thức tiền công, tiền lương cho công việc đó, bao gồm sản xuất nôngnghiệp trên đất do chủ hộ hoặc thành viên trong hộ sở hữu, quản lý hoặc cóquyền sử dụng, hoặc các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp do chủ hộ hoặcmột thành viên trong hộ làm chủ hoặc quản lý

Trang 26

Trong điều kiện hiện nay việc làm được coi là hoạt động có ích, không

bị pháp luật ngăn cấm, tạo thu nhập hay lợi ích cho bản thân gia đình ngườilao động hay cho cộng đồng nào đó

Như vậy, khái niệm việc làm đã được mở rộng cho thích ứng với nềnkinh tế thị trường, mặt khác cũng giới hạn hoạt động theo những chế địnhpháp luật, ngăn chặn những hoạt động có hại cho thị trường lao động

+ Căn cứ vào mức độ đầu tư thời gian cho việc làm phân thành:

- Việc làm chính là việc làm mà người lao động dành nhiều thời giannhất so với các việc khác

- Việc làm phụ là những việc làm mà người lao động dành thời gian íthơn so với việc làm chính

+ Căn cứ vào thời gian có việc làm thường xuyên trong một năm, phân thành:

- Người có việc làm ổn định: là những người làm việc từ 6 tháng trở lêntrong một năm hoặc những người làm việc dưới 6 tháng trong năm và sẽ tiếptục làm công việc đó trong những năm tiếp theo

- Người có việc làm tạm thời là những người làm việc dưới 6 thángtrong 2 tháng trước thời điểm điều tra, đang làm việc tạm thời hay không cóviệc làm dưới 1 tháng

Người có việc làm là người có đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trongcác ngành kinh tế quốc dân mà trong tuần lễ liền kề trước thời điểm điều tra

có thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định được coi là có việclàm Ở nhiều nước sử dụng mức chuẩn này là 1 giờ, còn ở nước ta mức chuẩnnày là 8 giờ

Riêng với những người trong tuần lễ tham khảo không có việc làm vìcác lý do bất khả kháng hoặc do nghỉ ốm, thai sản, nghỉ phép, nghỉ hè, đi học

có hưởng lương, nhưng trước đó họ đã có một công việc nào đó với thời gianthực tế làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho người được coi là cóviệc làm và họ sẽ tiếp tục trở lại làm việc bình thường sau thời gian tạm nghỉ,vẫn được tính là người có việc làm

Căn cứ vào chế độ làm việc, thời gian thực tế và nhu cầu làm thêm của

Trang 27

người được xác định là có việc làm trong tuần lễ trước điều tra Người có việclàm chia thành hai nhóm: Người đủ việc làm và người thiếu việc làm.

- Người đủ việc làm: Là người có số giờ làm việc trong tuần lễ thamkhảo lớn hơn hoặc bằng 36 giờ nhưng không có nhu cầu làm thêm hoặc có sốgiờ làm việc nhỏ hơn 36 giờ nhưng bằng hoặc lớn hơn số giờ quy định đối vớingười làm các công việc nặng nhọc, độc hại

- Người thiếu việc làm: Là người có số thời gian làm việc trong tuần lễtham khảo dưới 36 giờ, hoặc ít hơn giờ chế độ quy định đối với các công việcnặng nhọc, độc hại, có nhu cầu làm thêm giờ và sẵn sàng làm việc khi có việclàm; hoặc là những người từ đủ 15 tuổi trở lên có tổng số ngày làm việc lớnhơn hay bằng 183 ngày

* Khái niệm về thiếu việc làm:

Theo ILO người thiếu việc làm là người trong tuần lễ tham khảo có sốgiờ làm việc dưới mức quy định chuẩn cho người có đủ việc làm và có nhucầu làm thêm

Hoặc có thể định nghĩa cụ thể như sau, người thiếu việc làm là những người

có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo dưới 36 giờ hoặc ít hơn giờ chế độ quyđịnh đối với các công việc nặng nhọc, độc hại, có nhu cầu làm thêm giờ và sẵn sànglàm việc khi có việc làm; hoặc là những người từ đủ 15 tuổi trở lên có tổng số ngàylàm việc nhỏ hơn 183 ngày

Theo Bộ Lao động – Thương binh xã hội (1998) thì người thiếu việc làm lànhững người có số giờ làm việc trong tuần lễ điều tra dưới 40 giờ hoặc có số giờlàm việc nhỏ hơn số giờ quy định và họ có nhu làm việc

Theo một số chuyên gia về chính sách lao động việc làm thì cho rằng: ngườithiếu việc làm là những người đang làm việc có mức thu nhập dưới mức lương tốithiểu và họ có nhu cầu làm thêm

Dựa vào các khái niệm trên, chúng tôi đưa ra khái niệm người thiếu việc làmnhư sau: người thiếu việc làm là người thuộc lực lượng lao động đang có việc làmnhưng thời gian làm việc ít hơn mức chuẩn quy định cho người đủ việc làm vàmang lại thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu

Trang 28

Để hiểu rõ vấn đề việc làm và tại sao mọi quốc gia đều phải gắn vấn đềgiải quyết việc làm trong các chương trình chiến lược phát triển kinh tế - xãhội của đất nước mình, chúng ta cần phải tìm hiểu qua khái niệm đối lập vớikhái niệm việc làm Đó là khái niệm thất nghiệp và tìm hiểu các nguyên nhândẫn đến tình trạng thất nghiệp.

* Khái niệm về thất nghiệp:

Thất nghiệp là từ Hán - Việt (thất: mất mát, nghiệp là việc làm) chỉ tìnhtrạng không có việc làm mang lại thu nhập, người cần có việc làm nhưng lạikhông có việc sẽ gặp khó khăn hoặc không thể chi trả các khoản đóng góp,thuế, nợ nần…Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến nhiều tệ nạn xã hộinhư cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, mại dâm…Theo Luật Lao động nước ta sửađổi và bổ sung năm 2002: “Người thất nghiệp là những người trong độ tuổilao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm”

Từ đây có thể rút ra được tiêu chuẩn để xác định người là thất nghiệp:+ Hiện đang chưa có việc làm

+ Có khả năng làm việc

+ Đang muốn tìm và có nhu cầu làm việc

Có nhiều tiêu thức để phân loại thất nghiệp:

+ Căn cứ vào thời gian thất nghiệp mà người ta chia thất nghiệp rathành thất nghiệp dài hạn và thất nghiệp ngắn hạn

Thất nghiệp dài hạn là thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên tính từngày đăng ký thất nghiệp hoặc tính từ thời điểm điều tra trở về trước

Ở nông thôn tình trạng thất nghiệp hiếm thấy nhưng tình trạng thiếuviệc làm thì phổ biến

* Những người không thuộc lực lượng lao động trong độ tuổi lao động

(còn được gọi là dân số không hoạt động kinh tế) bao gồm: Toàn bộ số người

chưa đủ từ 15 tuổi trở lên nên không thuộc bộ phận người có việc làm và thấtnghiệp Những người không hoạt động kinh tế vì các lý do: Đang đi học, đanglàm công việc nội trợ cho gia đình, già cả ốm đau kéo dài, tàn tật không cókhả năng lao động, tình trạng khác

Trang 29

* Khái niệm về người thất nghiệp

Người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên thuộc nhóm dân sốhoạt động kinh tế mà trong tuần lễ tham khảo không có việc làm nhưng cónhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc nhưng không tìm được việc

Phần lớn các nước đều sử dụng khái niệm trên để xác định người thấtnghiệp Tuy nhiên cũng có sự khác biệt khi xác định mức thời gian không cóviệc làm

Trong khi phân loại cơ cấu các thị trường lao động hiện nay, thấtnghiệp phân ra thành ba loại khác nhau: Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệptheo chu kỳ và thất nghiệp có tính cơ cấu

- Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do sự di chuyển không ngừng của conngười giữa các vùng, các công việc hoặc là các giai đoạn khác nhau của cuộcsống Thậm chí trong nền kinh tế có đầy đủ việc làm, vẫn luôn có một sốchuyển động nào đó do người ta đi tìm việc làm khi tốt nghiệp các trườnghoặc chuyển đến một nơi sinh sống mới Hay phụ nữ có thể trở lại lực lượnglao động sau khi sinh con Do những công nhân thất nghiệp tạm thời thườngchuyển công việc hoặc tìm những công việc mới tốt hơn, cho nên người tathường cho rằng họ là những người thất nghiệp “Tự nguyện”

- Thất nghiệp có tính cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầulao động, sự mất cân đối này có thể diễn ra vì mức cầu đối với một loại lao độngtăng lên trong khi mức cầu đối với một loại lao động khác giảm đi, trong khi đómức cung không được điều chỉnh nhanh chóng Như vậy trong thực tế xảy ra sựmất cân đối trong các ngành nghề hoặc các vùng do một số lĩnh vực phát triển sovới một số lĩnh vực khác và do quá trình đổi mới công nghệ

Việc phân loại thất nghiệp theo các tiêu chí khác nhau là nhằm mụcđích tìm hiểu về nguyên nhân của từng loại; từ đó tìm ra các giải pháp thíchhợp cũng như việc hoạch định các chính sách nhằm hạn chế tỉ lệ thất nghiệp,giải quyết tốt vấn đề việc làm

- Nguyên nhân thất nghiệp:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp trước hết là do

Trang 30

mất cân bằng giữa cung và cầu lao động trên thị trường lao động Xét quan hệcung cầu về lao động trên thị trường xảy ra ba trạng thái:

Nếu cung về lao động lớn hơn cầu về lao động thì tất yếu sẽ dẫn đếnthất nghiệp

Nếu cung và cầu về lao động cân bằng thì tình trạng thất nghiệp gầnnhư không có

Nếu cung về lao động nhỏ hơn cầu thì sẽ không có thất nghiệp Tuynhiên đây là tình trạng rất ít xảy ra

Nguyên nhân của thất nghiệp còn do tỉ lệ thời gian lao động ở nôngthôn sử dụng chưa hết Điều này dẫn đến lao động trong nông nghiệp dôi dưnhiều trong khi không có việc để làm

Tình trạng di dân tự do từ các tỉnh, các vùng lân cận vào các đô thị lớncũng là nguyên nhân gây nên tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm Theo xuthế chung thì sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các đô thị là lợi thế tạo ra

sự hấp dẫn và sức hút làn sóng di dân từ các vùng nông thôn và các vùng lâncận đến thành thị để làm ăn sinh sống sẽ tăng lên

Những bất cập trong đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực cũng gópphần làm xuất hiện và gia tăng tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm Do quátrình đào tạo không gắn với nhu cầu sử dụng và chất lượng nguồn nhân lựckhông đáp ứng được với những đòi hỏi của nền kinh tế và những yêu cầu củathị trường lao động

Một nguyên nhân gây nên tình trạng thất nghiệp nữa là do chính sáchgiảm biên chế và sắp xếp lại cơ cấu trong các doanh nghiệp Nhà nước Quátrình sắp xếp lại sản xuất, chuyển các doanh nghiệp Nhà nước sang hình thứccông ty cổ phần một mặt tạo điều kiện để phát huy tính năng động tự chủ củacác cơ sở kinh tế Mặt khác, nó cũng tạo ra một số lượng lớn lao động bổsung vào đội ngũ thất nghiệp

Do sự phát triển mạnh mẽ và tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã biến nótrở thành lực lượng lao động trực tiếp của nền kinh tế - xã hội, làm cho năngsuất lao động tăng cao Với xu thế đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa

Trang 31

học kỹ thuật hiện đại và các dây chuyền sản xuất tự động vào sản xuất đã đẩyhàng loạt người lao động ra khỏi quá trình sản xuất.

Ngoài ra, thất nghiệp còn có nguyên nhân là do tâm lý của người laođộng trong việc lựa chọn ngành nghề, không chấp nhận làm những công việcnặng nhọc, thu nhập thấp

1.1.1.2 Khái niệm giải quyết việc làm

Việc làm là một trong những vấn đề được lãnh đạo của mọi quốc giaquan tâm Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn đặt vấn đề dân số và việc làmvào vị trí hàng đầu trong các chính sách kinh tế - xã hội Vì việc làm có ýnghĩa to lớn cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội

Trên cơ sở phân tích các khái niệm: việc làm đầy đủ, việc làm không đầy

đủ và thất nghiệp ở trên chúng ta có thể hiểu giải quyết việc làm như sau: “Giảiquyết việc làm là quá trình đưa người lao động vào làm việc, tạo ra những điềukiện cần thiết cho sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất và sức lao động”

Giải quyết việc làm có thể được hiểu theo hai khía cạnh khác nhau:

Giải quyết việc làm theo nghĩa rộng:

Giải quyết việc làm bao gồm những vấn đề liên quan đến việc pháttriển nguồn nhân lực Nghĩa là quá trình diễn ra từ vấn đề giáo dục đào tạo vàphổ cập nghề nghiệp để chuẩn bị cho người lao động, đến vấn đề tự do laođộng và hưởng thụ xứng đáng với giá trị mà lao động của họ tạo ra, cải thiện

và nâng cao chất lượng cuộc sống

Theo nghĩa này, vấn đề giải quyết việc làm gắn liền và được thực hiệnthông qua các chính sách và các chương trình phát triển kinh tế chung củaĐảng và Nhà nước Không những thế, nó còn gắn liền với vấn đề phát triểngiáo dục, đào tạo nghề cho người lao động nhằm nâng cao chất lượng nguồnnhân lực, cùng với việc sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực mộtcách hợp lý để hướng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Nội dung giải quyết việc làm theo nghĩa rộng mang ý nghĩa kinh tế làchủ yếu, cho nên công nghệ được lựa chọn ở đây là công nghệ mũi nhọn, sửdụng lao động có trình độ kĩ thuật cao nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh

Trang 32

tế ở mức độ cao.

Giải quyết việc làm theo nghĩa hẹp:

Giải quyết việc làm chủ yếu hướng vào đối tượng thất nghiệp, thiếuviệc làm hoặc chưa có việc làm nhằm mục tiêu nâng cao thu nhập và giảm tỉ

lệ thất nghiệp Nghĩa là nội dung giải quyết việc làm chỉ hạn chế trong khuônkhổ và nội dung các chính sách xã hội cụ thể của Nhà nước, giải quyết việclàm cho người lao động còn mang tính xã hội hóa, coi tự tạo việc làm và chủđộng tìm kiếm việc làm là hướng quan trọng kết hợp với các chính sách củaNhà nước, chống ỷ lại vào Nhà nước

Nội dung giải quyết việc làm như trên gắn với việc hình thành chươngtrình việc làm quốc gia, là một chương trình xã hội mang tính mục tiêu, giảiquyết việc làm tách ra khỏi chương trình phát triển kinh tế Vì vậy, giải quyếtviệc làm mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, giải quyết việc làm có mục tiêu hướngvào sử dụng lao động chống thất nghiệp và tình trạng thiếu việc làm, đảm bảotăng thu nhập

Khái niệm giải quyết việc làm theo nghĩa rộng và giải quyết việc làmtheo nghĩa hẹp tuy có sự khác nhau, song chúng có mối quan hệ đan xen, bổsung cho nhau và đều hướng đến mục tiêu sử dụng, phát huy tối đa tiềm nănglao động của xã hội

Thị trường lao động việc làm chỉ có thể được hình thành khi người laođộng có nhu cầu việc làm và người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng laođộng Họ gặp gỡ, thỏa thuận với nhau nhưng mỗi người hoạt động là để đạt mụcđích riêng của họ Do đó, khi xem xét cơ chế giải quyết việc làm cần chú ý đến

ba chủ thể chính là: người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước

Về phía người lao động: khi tiến hành hoạt động lao động để duy trì,

đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình thì người lao động phải có sứckhỏe, có trình độ… Muốn vậy người lao động phải có sự đầu tư cho bản thân

về thời gian và tiềm lực để nâng cao sức khỏe, đầu tư cho giáo dục…

Về phía người sử dụng lao động: bao gồm các doanh nghiệp, các cơ sở

sản xuất kinh doanh, xí nghiệp, công ty… là những nơi tạo ra việc làm, duy

Trang 33

trì ổn định chỗ làm việc thông qua quá trình thu hút người lao động vào việclàm Muốn vậy, người sử dụng lao động phải có vốn, nắm được khoa học kỹthuật, có kiến thức, kinh nghiệm và tổ chức quản lý, phải tìm được đầu vàocũng như đầu ra cho sản phẩm của mình.

Về phía Nhà nước: Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra

môi trường thuận lợi để việc làm hình thành, ổn định và phát triển thông quahàng loạt các chính sách, pháp luật như: Chính sách giải quyết việc làm,chính sách khuyến khích đầu tư, bảo hộ lao động, giáo dục đào tạo, y tế;chính sách phát triển kinh tế - xã hội…

Chính sách giải quyết việc làm: là chính sách hướng tới việc khẳng

định quyền có việc làm, quyền được làm ở những lĩnh vực khác nhau và khảnăng của mỗi người được phát huy nhất Thực chất, chính sách giải quyết việclàm là hệ thống các biện pháp có tác động mở rộng để lực lượng lao độngtoàn xã hội tiếp cận được việc làm

Có thể hiểu chính sách giải quyết việc làm là chính sách xã hội là sự cụthể hóa pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực lao động - việc làm, là hệ thốngcác quan điểm, chủ trương phương hướng, biện pháp giải quyết việc làm chongười lao động nhằm góp phần an toàn và phát triển xã hội

Chính sách giải quyết việc làm liên quan trực tiếp đến mọi mặt của đờisống, là yếu tố đảm bảo để con người phát triển, phát huy được khả năng củamình Vì vậy, đây được coi là chính sách cơ bản của mọi quốc gia trong quátrình phát triển kinh tế - xã hội Trong quá trình phát triển kinh tế thị trườngĐảng và Nhà nước ta rất coi trọng vai trò của chính sách giải quyết việc làmtrong việc hoạch định, triển khai các chính sách phát triển kinh tế xã hội củađất nước Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, vấn đề việc làm đã được nâng lêntầm mới cả về phương diện lý luận và thực tiễn, đó là nội dung xuyên suốttrong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

1.1.1.3 Ý nghĩa của giải quyết việc làm với phát triển kinh tế - xã hội

* Ý nghĩa về mặt kinh tế:

Giải quyết việc làm là giải pháp có tính chiến lược để phát triển kinh tế

Trang 34

- xã hội đối với một quốc gia Giải quyết tốt vấn đề việc làm là một trongnhững nhân tố đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, có mức tăngtrưởng cao, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộcsống cho người lao động.

Giải quyết việc làm và thực hiện chiến lược việc làm nhằm nâng caokhả năng phản ứng và điều chỉnh tình hình kinh tế Đồng thời nâng cao khảnăng đổi mới và sáng tạo trong nội tại nền kinh tế Nâng cao tính linh hoạt vềthời gian lao động, tiền công, chi phí, nhân lực, đảm bảo an toàn lao động, hệthống bảo hiểm thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác

Giải quyết việc làm chính là giải quyết đầu vào cho quá trình sản xuấtsức lao động chỉ được sử dụng hiệu quả khi giải quyết được việc làm đầy đủcho người lao động

* Ý nghĩa về mặt xã hội:

Giải quyết việc làm sẽ tạo điều kiện cho người lao động thực hiệnquyền và nghĩa vụ của mình, trong đó chính là quyền được làm việc Thôngqua việc làm, con người thể hiện quyền được sống, quyền được làm việc vàquyền được mưu cầu hạnh phúc

Chính sách giải quyết việc làm là một công cụ quan trọng của Đảng vàNhà nước ta nhằm giải quyết và điều chỉnh các vấn đề xã hội như: phát huykhả năng sáng tạo của con người, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho họ, đảm bảothực hiện công bằng xã hội mà trước hết là bình đẳng giữa các thành viêntrong xã hội

1.1.1.4 Khái niệm về lao động, lực lượng lao động thanh niên nông thôn

- Khái niệm về lao động

Theo giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, lao động là hoạt động cómục đích, có ý thức của con người nhằm làm thay đổi những vật thể tự nhiên chophù hợp với nhu cầu con người (Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, 2005)

Theo từ điển Tiếng Việt, lao động là hoạt động quan trọng nhất của con

Trang 35

người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội (Từ điển TiếngViệt, 2005) Trong quá trình lao động, con người tiếp xúc với tự nhiên, cócông cụ sản xuất và nắm được kỹ năng lao động, đã làm thay đổi ngoại giới

và đối tượng lao động cho phù hợp với nhu cầu của mình

Như vậy, lao động chính là hoạt động của con người tác động vào giới

tự nhiện, làm biến đổi tự nhiên theo những mục đích nhất định của mình Conngười có thể dùng sức mạnh cơ bắp hoặc trí tuệ để tác động vào tự nhiên biếnchúng thành có ích cho cuộc sống của mình Lao động có năng suất, chấtlượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước

Ngày nay khái niệm lao động được mở rộng, lao động là hoạt động cómục đích cùa con người, bất cứ ai làm việc gì cũng phải tiêu hao một lượngnăng lượng nhất định, tuy nhiên chỉ có tiêu hao năng lượng có mục đích mớiđược gọi là lao động Vì vậy lao động là điều kiện không thể thiếu được củađời sống con người, là sự tất yếu vĩnh viễn

- Khái niệm về lực lượng lao động

Theo quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO- InternationalLabour Orgnization): Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổiquy định theo thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp

Ở nước ta, theo quy định của Luật lao động (1994), độ tuổi lao độngđối với nam giới là 15- 60 tuổi, nữ giới là 15 – 55 tuổi (Giáo trình kinh tế pháttriển 2008)

Còn theo Từ điển Bách khoa toàn thư lại viết như sau: “Lứa tuổi có khảnăng lao động, do Nhà nước quy định, được thống kê để tính ra nguồn laođộng Giới hạn tuổi lao động khác nhau ở mỗi quốc gia, được quy định theođiều kiện kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán, tâm lí, sinh lí con người ỞViệt Nam: nam 16 - 60 tuổi, nữ 16 - 55 tuổi Số người trong đối tượng laođộng thay đổi hàng năm tùy các yếu tố sinh, tử, di cư Đối tượng lao động cóthể chia ra thành các nhóm: thanh niên (16 – 30 tuổi), trung niên (31 – 45tuổi), già (trên 45 tuổi)

Trang 36

Lực lượng lao động là một bộ phận của nguồn lao động, là số người trong

độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc chưa có việc làm nhưng đang tích cựctìm kiếm việc làm Đề cập đến lực lượng lao động phải xem xét đến cơ cấu laođộng Cơ cấu lao động là thể hiện từng loại lực lượng lao động giản đơn, phứctạp, trí óc, chân tay và biểu hiện mối quan hệ giữa chúng Nhờ nghiên cứu laođộng giúp cho mỗi quốc gia có chủ trương, phương hướng, biện pháp trong giảiquyết việc làm và sử dụng lực lượng lao động có hiệu quả

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã thừa nhận con người tiếnhóa và phát triển nhờ có lao động và đã đúc kết tính xã hội hóa ngày càng caocủa lao động và kéo theo đó là tính xã hội hóa ngày càng cao của việc làm.Chính từ đó đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn về việc làm trong kinh tế thịtrường, những người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm nhưng không cónguyện vọng tìm kiếm việc làm thì không tính vào lực lượng lao động hoặcnhững người ngoài độ tuổi lao động nhưng thực tế đang làm việc cũng khôngtính vào lực lượng lao động Tóm lại, lực lượng lao động không bao gồm bộphận dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng không thamgia hoạt động kinh tế như: Học sinh, sinh viên, những người đang làm việcnội trợ trong gia đình hoặc những người chưa có nhu cầu làm việc

- Khái niệm về lực lượng lao động thanh niên nông thôn

Có thể dựa vào nhiều tiêu chí để xác định lứa tụổi thanh niên: tuổi sinhhoạt, hoạt động chủ đạo, vị thế và quan hệ xã hội…

Thanh niên nông thôn là những người sinh ra, lớn lên và sinh sống ởnông thôn Về tuổi đời, Luật thanh niên Việt Nam của nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam số 53/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 đã quyđịnh: Thanh niên là công dân Việt Nam từ 16 đến 30 tuổi

Cùng với những khái niệm trên chúng ta có thể hiểu: Lực lượng laođộng thanh niên nông thôn gồm những lao động thanh niên sinh ra, lớn lên vàsinh sống chủ yếu ở nông thôn, trong độ tuổi lao động từ 16 – 30, có khả nănglàm việc, đang làm việc hoặc chưa có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm

Trang 37

việc làm Lực lượng lao động thanh niên không bao gồm những học sinh, sinhviên, những người trong độ tuổi 16 – 30 đang đi học không có mong muốn,nhu cầu tìm kiếm việc làm, những thanh niên làm nội trợ trong gia đình vànhững thanh niên không có khả năng làm việc.

1.1.2 Đặc điểm của lao đông thanh niên nông thôn

* Đặc điểm nhận thức của lao động thanh niên:

- Khả năng nhận thức: Do sự hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của hệthần kinh trung ương và các giác quan, sự tích luỹ phong phú kinh nghiệmsống và tri thức, yêu cầu ngày càng cao của hoạt động học tập, lao động, hoạtđộng chính trị xã hội nên nhận thức của lứa tuổi thanh niên có những nét mới

về chất so với các lứa tuổi trước

- Nhận thức chính trị xã hội của lao động thanh niên:

+ Đa số thanh niên đã nhận thức được về tình hình nhiệm vụ của đấtnước, về nhiệm vụ chiến lược trong những năm đầu của thế kỷ XXI

+ Thanh niên đã thể hiện rõ ý thức chính trị - xã hội qua tính cộngđồng, tinh thần xung phong, tình nguyện, lòng nhân ái, sẵn sàng nhường cơm

sẻ áo, xả thân vì nghĩa lớn Thanh niên đã nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm,nghĩa vụ của mình đối với đất nước và tích cực tham gia

* Đời sống tình cảm của lao động thanh niên:

- Đời sống tình cảm của thanh niên rất phong phú và đa dạng Tình cảmcủa thanh niên ổn định, bền vững, sâu sắc, có cơ sở lý tính khá vững vàng

- Tình bạn, tình yêu và tình đồng chí là nội dung tình cảm chiếm vị tríquan trọng trong đời sống tình cảm của thanh niên, nó có tính chất nghiêm túc

và rõ ràng

* Đặc điểm về tính cách của lao động thanh niên:

Thanh niên là lứa tuổi đã ổn định về tính cách Biểu hiện về tính cáchcủa thanh niên có nhiều tính tích cực:

- Thanh niên có tính tình nguyện, tính tự giác trong mọi hoạt động Tính tựtrọng phát triển mạnh mẽ, tính độc lập của thanh niên cũng phát triển mạnh mẽ

Trang 38

Thanh niên luôn tự chủ trong mọi hoạt động của mình (học tập, lao động và hoạtđộng xã hội) Họ luôn có tinh thần vượt khó, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Tuổi thanh niên có tính năng động, tính tích cực Thế hệ trẻ rất nhạy bénvới sự biến động của xã hội Thanh niên ngày nay không thụ động, không trôngchờ ỷ nại vào người khác mà tự mình giải quyết những vấn đề của bản thân.Thanh niên thường giàu lòng quả cảm, gan dạ, dũng cảm và giàu đức hy sinh

- Thanh niên có tinh thần đổi mới, rất nhạy cảm với cái mới, nhanhchóng tiếp thu cái mới Trong học tập, lao động và hoạt động xã hội, thanhniên thể hiện tính tổ chức, tính kỷ luật rõ rệt

- Trong đặc điểm về tính cách của thanh niên có những hạn chế:

+ Do tính tự trọng, tự chủ phát triển mạnh nên thanh niên dễ có tínhchủ quan, tự phụ đánh giá quá cao về bản thân mình Thanh niên còn có tínhnóng vội, muốn đốt cháy giai đoạn, thiếu cặn kẽ, dễ đưa đến thất bại

+ Thanh niên có tính gan dạ, dũng cảm cao nhưng đôi khi hành độngliều lĩnh mạo hiểm Ở thanh niên, khi không thành công ở một vài việc nào đóthì thường dễ chán nản, bi quan với những công việc khác Từ đó thanh niên

dễ tự ti, thụ động, sống khép kín và ít tham gia các hoạt động xã hội

+ Thanh niên có tinh thần đổi mới, nhạy bén, tiếp thu nhanh cái mớisong thanh niên cũng dễ phủ nhận quá khứ, phủ nhận những thành quả củathế hệ đi trước, phủ nhận “ sạch trơn”

+ Thanh niên dễ có thiên hướng chuộng hình thức, đánh giá sự việc quahình thức bề ngoài

Như vậy thanh niên có nhiều đặc điểm, tính cách nổi bật đáng trântrọng, xã hội nói chung, tổ chức Đoàn nói riêng cần tạo cơ hội giúp họ khẳngđịnh mình để cống hiến nhiều cho xã hội

* Đặc điểm về xu hướng của thanh niên:

- Nhu cầu của thanh niên: Nhu cầu của thanh niên ngày nay khá đadạng và phong phú và phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội Mốiquan tâm lớn nhất của thanh niên là việc làm, nghề nghiệp, tiếp theo là nhu

Trang 39

cầu học tập, nâng cao nhận thức, phát triển tài năng Thanh niên có nhu cầu nângcao thu nhập và ổn định cuộc sống Bên cạnh đó thanh niên còn có các nhu cầu vềvui chơi giải trí, thể thao, nhu cầu về tình bạn, tình yêu và hôn nhân gia đình…Thanh niên đã thể hiện tích cực, chủ động trong việc thoả mãn nhu cầu của mìnhthông qua hoạt động lao động học tập, giao tiếp, giải trí… bằng chính sức lực vàtrí tuệ của thế hệ trẻ Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận thanh niên có những nhu cầulệch lạc, lười lao động, thích hưởng thụ đòi hỏi vượt quá khả năng đáp ứng củagia đình và xã hội nên đã có biểu hiện lối sống không lành mạnh hoặc vi phạmpháp luật.

- Hứng thú của thanh niên: Hứng thú của thanh niên có tính ổn định bềnvững, liên quan đến nhu cầu Hứng thú có tính phân hoá cao, đa dạng, ảnhhưởng đến khát vọng hành động và sáng tạo của thanh niên Nhìn chung thanhniên rất hứng thú với cái mới, cái đẹp

- Lý tưởng của thanh niên: Thanh niên là lứa tuổi có ước mơ, có hoàibão lớn lao và cố gắng học tập, rèn luyện, phấn đấu để đạt ước mơ đó Nhìnchung thanh niên ngày nay có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, muốn đem sức mìnhcống hiến cho xã hội, phấn đấu vì một xã hội tốt đẹp hơn

- Về thế giới quan: Do trí tuệ đã phát triển, thanh niên đã xây dựngđược thế giới quan hoàn chỉnh với tư cách là một hệ thống Thanh niên đã cóquan điểm riêng với các vấn đề xã hội, chính trị, đạo đức, lao động

1* Đặc điểm việc làm của lao động thanh niên nông thôn

- Ở các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, khu vựcnông thôn có đặc điểm chung là dân số tăng nhanh, cấu trúc dân số trẻ, dẫnđến lực lượng lao động ngày càng tăng Khả năng tạo ra việc làm của nềnkinh tế luôn thấp hơn nhu cầu việc làm của lao động nông thôn Vấn đề tạoviệc làm, do vậy là khá khó khăn đối với lao động thanh niên nông thôn

- Lao động nông nghiệp ít chuyên sâu, trình độ thấp so với trong côngnghiệp Trong sản xuất nông nghiệp có nhiều loại công việc mang tính chấtkhác nhau Một lao động thanh niên có thể làm được nhiều việc và một việc

Trang 40

cũng do nhiều người đảm nhiệm Phần lớn lao động thanh niên trong nôngnghiệp là lao động phổ thông, ít được đào tạo, sản xuất bằng kinh nghiệm làchính, nguồn lao động chất xám không nhiều vả lại phân bố không đều Vì thếnăng suất lao động thấp, khó khăn trong việc đưa khoa học kỹ thuật vào trongsản xuất nông nghiệp.

- Lao động nông nghiệp mang tính thời vụ : sản xuất nông nghiệp luônchịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ của các quy luật sinh học và các điềukiện tự nhiên của từng vùng, tiểu vùng Quá trình sản xuất nông nghiệp mangtính thời vụ rất cao, cho nên có thời kỳ cần ít lao động song cũng có nhữngthời kỳ cần rất nhiều lao động Do đó khả năng thu hút lao động nông nghiệpnông thôn là không đều và khác nhau trong từng gia đình sản xuất Đối vớingành trồng trọt, việc làm chỉ chủ yếu vào thời điểm gieo trồng và thu hoạch,thời gian còn lại là khá nhàn rãi, còn gọi là thời kỳ nông nhàn trong nôngthôn Trong thời kỳ nông nhàn, một bộ phận lao động trong nông thôn thườngchuyển sang các công việc phi nông nghiệp hoặc sang các địa phương kháchành nghề để tăng thu nhập Tình trạng thời gian nông nhàn và thu nhập thấptrong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân đầu tiên gây nên hiện tượng dichuyển lao động nông thôn từ vùng này sang vùng khác, từ nông thôn rathành thị Chính hiện tượng này làm cho việc làm của lao động thanh niênnông thôn thường bấp bênh, công việc không ổn định

- Việc làm trong nông nghiệp, nông thôn thường là những công việcgiản đơn, thủ công, ít đòi hỏi tay nghề cao, tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai

và tư liệu cầm tay, dễ học hỏi, dễ chia sẻ Vì vậy, khả năng thụ động của laođộng cao, những sản phẩm làm ra chất lượng thường thấp, mẫu mã thườngđơn điệu, năng suất lao động thấp nên thu nhập bình quân không cao, tỷ lệnghèo đói ở nông thôn còn khá cao so với khu vực đô thị Ở nông thôn, cómột số lớn công việc tại nhà không ổn định thời gian như trông nhà, nội trợ,trông con cháu, Bởi vậy, lao động thanh niên nông thôn thường có trình độthấp, tay nghề kém, không đáp ứng công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao

Ngày đăng: 18/04/2015, 15:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w