Giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn ở Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Luận văn ThS. ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: GS.TS. Mai Ngọc Cường Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm, giải quyết việc làm, để làm căn cứ khoa học cho việc đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết cho lao động nông thôn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn ở Hà Nội hiện nay. Đề xuất phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn ở Hà Nội những năm tới. Keywords. Kinh tế chính trị; Việc làm; Lực lương lao động; Nông thôn; Hà Nội Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam; giải quyết việc làm cho người lao động trong sự phát triển của thị trường lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển tiến kịp khu vực và thế giới. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối thiết thực hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo nhiều việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 đã được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, nêu rõ: "Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân". Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định rõ: "Phát triển thị trường lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm". Mặt khác nước ta đang trong thời kỳ hội nhập mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hội nhập sẽ làm tăng cơ hội việc làm, sẽ xuất hiện những nghề mới ở các lĩnh vực, khu vực mới. Việc hội nhập và chuyển sang kinh tế thị trường sẽ kích thích sự di chuyển của lao động giữa các vùng đồng thời sẽ xảy ra tình trạng mất việc làm ở một số lĩnh vực, khu vực trong đó có khu vực nông thôn. Chính quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá mạnh mẽ sẽ làm một bộ phận nông dân mất đất sản xuất dẫn đến mất việc làm. Bên cạnh đó tuy nước ta là một nước đi lên từ nông nghiệp hay nói cách khác nông nghiệp là một thế mạnh nhưng sản xuất ở ngành này mang tính thời vụ nên nhiều lao động ở ngành này vẫn có nhiều thời gian rảnh rỗi. Điều đó cho ta thấy tình trạng thiếu việc làm của người lao động ở nông thôn đang rất lớn và có nguy cơ tiếp tục gia tăng. Trên địa bàn Thủ đô Hà Nội những năm vừa qua, cùng với quá trình phát triển chung của cả nước, kinh tế của Hà Nội đang phát triển sôi động, việc làm cho người lao động bước đầu đã được giải quyết. Tuy nhiên, đối với khu vực nông thôn của Hà Nội thì đây vẫn còn là một vấn đề nan giải, đặc biệt là sau Nghị quyết số 15 của Quốc hội về việc mở rộng địa giới hành chính của Thủ đô thì số lượng lao động nông thôn lại lớn hơn rất nhiều lần do đó vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội càng trở thành một vấn đề bức thiết cần được giải quyết. Chính vì vậy việc chọn đề tài "Giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn ở Hà Nội" để nghiên cứu luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế là vấn đề có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. 2.Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua, nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động theo những hướng khác nhau, có thể kể tên một số công trình tiêu biểu sau: - Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh, luận án Tiến sĩ kinh tế của Thái Ngọc Tịnh, Trường Đại học Nghiệp I Hà Nội. Trong luận án tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm, thực trạng giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh đồng thời đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Hà Tĩnh. - Các giải pháp tài chính đối với vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam của tác giải Nguyễn Văn Dần, Hà Nội, 2000. Tác giả đã nghiên cứu về vấn đề việc làm, thất nghiệp và vai trò của tài chính đối với việc giải quyết việc làm của đất nước. Thực trạng và định hướng sử dụng các công cụ tài chính để giải quyết việc làm ở Việt Nam và kinh nghiệm về giải quyết việc làm của một số nước. - Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam của tác giả Trần Đình Hoan và Lê Mạnh Khoa, Nxb. Sự thật, 1991. Các tác giả nghiên cứu về vai trò và tiềm năng nguồn lao động trong phát triển kinh tế, xa hội; hiện trạng lao động và việc làm, phương hướng chủ yếu sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm có hiệu quả ở Việt Nam. - Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm ở Hà Nội hiện nay, luận án phó tiến sĩ của tác giả Trần Văn Tuấn nghiên cứu về lý luận và chính sách giải quyết việc làm trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường; thực trạng nguồn lao động, tình hình và kinh nghiệm bước đầu về giải quyết việc làm ở Hà Nội những năm qua. - Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam của các tác giả Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung, Nxb Chính trị quốc gia, 1997. Các tác giả đã phân tich vị trí vai trò của chính sách việc làm trong hệ thống chính sách xã hội ở Việt Nam đồng thời đưa ra các khái niệm về lao động, thị trường lao động, việc làm, thực trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam và phương hướng giải quyết; khuyến nghị, định hướng một số chính sách cụ thể về việc làm, mô hình tổng quát về chương trình quốc gia xúc tiến việc làm. Các công trình khoa học nói trên chủ yếu đề cập đến vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nói chung, cho lao động nông thôn nói riêng… Tuy nhiên chưa có công trình nào đề cập và phân tích một cách có hệ thống vấn đề giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn ở Hà Nội. Do vậy, luận văn là một công trình nghiên cứu có tiếp thu những thành tựu khoa học có liên quan nhưng có tính độc lập, không lặp lại các công trình khác. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Trên cơ sở làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề việc làm, giải quyết việc làm, luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn ở Hà Nội thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết có hiệu quả việc làm cho lao động khu vực nông thôn ở Hà Nội. Để thực hiện các mục tiêu đề ra, luận văn tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau: - Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm, giải quyết việc làm, để làm căn cứ khoa học cho việc đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết cho lao động nông thôn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. - Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn ở Hà Nội hiện nay. - Đề xuất phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn ở Hà Nội những năm tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn ở Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: khu vực nông thôn ở Hà Nội. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2000 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu và tiếp cận đề tài - Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp logic lịch sử, thống kê so sánh, phân tích tổng hợp, đồng thời kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan nhằm làm sáng tỏ vấn đề mà đề tài đặt ra. - Đề tài tiếp cận vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn dưới góc độ giải quyết việc làm ở ngoài địa phương và giải quyết tại chỗ cho người lao động. 6. Đóng góp của luận văn - Về lý luận: Luận văn hệ thống hoá một số vấn đề về giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn trên địa bàn Hà Nội trong quá trình CNH, HĐH. - Về thực tiễn: Đánh giá thực trạng và khuyến nghị một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn ở Hà Nội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết: Chương 1: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn ở Hà Nội. Chương 3: Phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn ở Hà Nội. References 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Niên giám thống kê giáo dục và đào tạo năm 2008, Hà Nội. 2. Chu Văn Cấp (chủ biên - 2000), Lịch sử các học thuyết kinh tế (tập bài giảng), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Cục Thống kê Thành phố Hà Nội (2009), Niên giám thống kê Thành phố Hà Nội 2008. 4. Cục Thống kê Thành phố Hà Nội (2009), Thủ đô Hà Nội 55 năm xây dựng và phát triển. 5. Nguyễn Văn Dần (2000), Các giải pháp tài chính đối với vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam, Hà Nội. 6. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung (1997), Về chiến lược giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Nguyễn Hữu Dũng (2000), "Chiến lược an toàn việc làm trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước", Tạp chí Lao động và Công đoàn, (228). 8. Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIV. 9. Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Doãn Mậu Điệp (1999), "Dân số, lao động và việc làm ở Việt Nam", Tạp chí Tư tưởng văn hóa, (3). 16. Trần Đình Hoan và Lê Mạnh Khoa (1991), Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 17. Lê Hồng Huyên (2011), Quản lý nhà nước về di chuyển lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc, Luận án tiến sỹ Đại học Kinh tế, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. 18. Đặng Tú Lan (2002), “Những nhân tố tác động đến vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, (12). 19. Trần Quang Lâm (chủ biên - 2003), Kinh tế vĩ mô, Tập bài giảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. V.I.Lênin (1997), Toàn tập, tập 38, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva. 21. Lịch sử các học thuyết kinh tế (2003), Tái bản, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. C.Mác (1984), Bộ Tư bản, tập thứ nhất, quyển I, phần I, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 23. C.Mác (1973), Bộ Tư bản, tập 3, quyển 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 24. C.Mác và Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. C.Mác - Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Hồ Chí Minh (1976), Về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 28. Đỗ Thị Xuân Phương (2000), Phát triển thị trường sức lao động, giải quyết việc làm (qua thực tế ở Hà Nội), Luận án tiến sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Bộ luật Lao động 1994, sửa đổi bổ sung các năm 2002, 2006, 2007, Điều 5, Điều 6. 30. Tổng cục Thống kê (2010), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2009, Nxb. Thống kê, Hà Nội 31. Thái Ngọc Tịnh (2003), Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh, luận án Tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Nghiệp I, Hà Nội. 32. Trần Văn Tuấn (1995), Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm ở Hà Nội, Luận án Phó Tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Đỗ Thế Tùng (chủ biên - 2000), Giáo trình kinh tế chính trị, chương trình cao cấp, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2009), Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009 Thành phố Hà Nội. . giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn ở Hà Nội hiện nay. Đề xuất phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn ở Hà Nội những năm. giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn ở Hà Nội hiện nay. - Đề xuất phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn ở Hà Nội những năm. về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn ở Hà Nội.