Học viên: Trần Thị Vân Lớp: CH 18Q BÀI KIỂM TRA MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI HỌC VIÊN : TRẦN THỊ VÂN LỚP : CH 18Q Đề bài: Vận dụng quy luật cạnh tranh vào hoạt động kinh doanh thương mại của Tổng Công ty Viễn Thông Viettel Telecom. BÀI LÀM Để kinh doanh thành công, vấn đề có tính quyết định của các chủ doanh nghiệp phải nhận thức đầy dủ các yêu cầu các quy luật có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như: quy luật giá trị, quy luật lợi nhuận, quy luật cạnh tranh, quy luật dòng chảy hàng hóa trong kinh doanh, quy luật các yếu tố tâm lý kinh doanh khách hàng Quy luật cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường có vai trò quan trọng đòi hỏi nhà quản lý phải biết nắm vững thích nghi. Trước hết, chúng ta xem xét khái niệm về cạnh tranh , quy luật cạnh tranh và các phương pháp cơ bản để cạnh tranh trong kinh doanh thương mại. Có nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh kinh tế nhưng một cách hiểu chung nhất thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Phạm vi của cạnh tranh có thể diễn ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng, hoặc giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng; giữa người sản xuất với người sản xuất Vai trò của cạnh tranh rất quan trọng là một trong những động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải thừơng xuyên năng động, nhạy bén, cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế. Đó là Bài kiểm tra môn: Quản trị kinh doanh thương mại 1 Học viên: Trần Thị Vân Lớp: CH 18Q cạnh tranh lành mạnh. Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh còn có mặt tiêu cực, biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh như dùng những thủ đoạn vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật nhằm thu được nhiều lợi ích cho mình nhất, gây tổn hại đến lợi ích của tập thể, xã hội cộng đồng, như làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế Quy luật cạnh tranh là một quy luật kinh tế của nên kinh tế thị trường, yêu cầu của quy luật cạnh tranh là các chủ thể tham gia cạnh tranh phải dùng mọi biện pháp để độc chiếm, hoặc chiếm hữu ưu thế thị trường về sản phẩm cạnh tranh nhờ đó thu được lợi nhuận kinh tế cao nhất cho phạm vi cho phép Quy luật cạnh tranh cũng chỉ ra rằng: Tất cả các đời sản phẩm, các doanh nghiệp đều phải liên tục tự đổi mới và nâng cao năng lực của mình. Doanh nghiệp nào chậm đổi mới tất yếu sẽ “thua” trong cuộc “chạy đua” của cạnh tranh, và sẽ bị các đối thủ khác vượt lên trước. Nắm vững quy luật cạnh tranh, sẽ giúp cho các doanh nghiệp nghiên cứu, tận dụng các tiềm năng, thế mạnh của mình đồng thời nhìn nhận hạn chế những rủi ro, khó khăn sẽ gặp phải để tìm ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả Nhưng làm thế nào để nắm bắt và vận dụng được quy luật kinh doanh. Để trả lời câu hỏi đó nhà quản lý cần có những phương pháp và nghệ thuật quản trị thích hợp. Các phương pháp cơ bản để cạnh tranh là: - Thu nhỏ chi phí lao động cá biệt của doanh nghiệp mình dưới mức chi phí lao động xã hội trung bình tạo ra sản phẩm ( bằng các biện pháp khoa học công nghệ tiên tiến và tổ chức quản lý lao động phổ thông). - Sử dụng tích cực các yếu tố về thị hiếu, tâm lý khách hàng để đưa ra sớm các sảm phẩm mà người tiêu dùng chấp nhận - Sử dụng sức ép phi kinh tế để độc chiếm hoặc chiếm ưu thế trên thị trường Thực tế hiện nay, ở nước ta có nhiều doanh nghiệp nắm bắt được quy luật cạnh tranh và biết cách áp dụng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của mình trở thành một doanh nghiệp lớn có thương hiệu uy tín trên thị trường như công ty viễn thông Viettel (Viettel Telecom) là một trong những ví dụ điển hình. Bài kiểm tra môn: Quản trị kinh doanh thương mại 2 Học viên: Trần Thị Vân Lớp: CH 18Q Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 05/4/2007, trên cở sở sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel. Với mục tiêu trở thành nhà là cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu ở Việt Nam thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm và dịch vụ của Viettel Telecom từ dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178, đến dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet và gần đây nhất là điện thoại di động 098, điện thoại di động, Internet và điện thoại cố định Bước vào nền kinh tế thị trường, sự tham gia của hãng viễn thông Viettel ngay từ ban đầu đã vấp phải sự cạnh tranh của 2 hãng di động lớn của Việt Nam là Mobifone và Vinafone. Bằng cách nào Viettel đã cạnh tranh thành công và giành thị phần trong thị trường viễn thông? Câu trả lời nằm ở phương pháp sử dụng đối với các đối thủ cạnh tranh và nghệ thuật quản trị kinh doanh mà các nhà quản trị của Viettel Telecom đã xây dựng chiến lược cho mình là xâm nhập thị trường cạnh tranh bằng chính chất lượng dịch vụ và xác định trọng điểm đối tượng Viettel hướng tới. Năm 2004, Viettel bắt đầu làm di động. Khi đó Viettel đã có các dịch vụ như Voice, IP… và tích lũy được khá nhiều, có được 15 triệu đô tiền lãi. Vậy là Viettel quyết định đầu tư mua 150 trạm BTS về lắp đặt. Tại Hà Nội khi đó chỉ có 47 trạm. Hồ Chí Minh thì có khoảng 6,70 trạm và Đà Nẵng có một ít. Khi lắp xong các trạm thì hết tiền, Trong sự khó khăn đó, Viettel đã quyết định mạnh dạn mua trả góp 4000 trạm thu phát từ một công ty của Thái Lan. Kế hoạch xây dựng nhiều trạm thu phát lúc đó của Viettel từng bị đánh giá là “ngông cuồng” bởi lẽ 2 nhà mạng lớn khi đó là Vinafone và Mobifone tổng số trạm thu phát cũng chưa tới 2000 mà vẫn chưa khai thác hết công suất. Tuy nhiên đây là phương pháp cạnh tranh bằng biện pháp công nghệ mà các nhà quản trị của Viettel đã tính toán từ trước rất hợp lý. Thời gian đã chứng minh chiến lược của Viettel là có lý, hãng đã cho lắp đặt 4000 trạm thu phát trong một thời gian ngắn kỷ lục, và đặc biệt hơn là địa điểm lắp đặt các trạm thu phát đó hầu hết lại ở các địa bàn nông thôn và vùng núi. Chiến lược Bài kiểm tra môn: Quản trị kinh doanh thương mại 3 Học viên: Trần Thị Vân Lớp: CH 18Q này đối mặt với sự đầu tư tốn kém, nhưng nhờ đó điện thoại di động đã trở thành một thứ bình dân, mà nước ta giới bình dân chiếm tới 70%. Đây là phương pháp cạnh tranh bằng tâm lý xã hội bởi lẽ đặc điểm ở thành phố người tiêu dùng không phân biệt sự khác biệt giữa các nhà mạng, sự khác biệt giữa các nhà cung cấp khó nhận ra. Tuy nhiên về nông thôn thì hoàn toàn khác hẳn. Người dân sẽ cảm nhận được mạng của hãng có ở nông thôn vùng núi thì ắt hẳn ở thành phố còn tốt hơn. Từ đó người ta có ấn tượng về Viettel rất tốt Sau khi Viettel đã thành công tại nông thôn rồi thì các nhà mạng khác đã quay về nông thôn để làm. Vậy là họ đã chậm hơn Viettel từ một năm rưỡi đến hai năm trong khi đó Viettel lại quay lại thành phố để làm. Khi đó về tốc độ phát triển thuê bao, Viettel đã vượt qua Vinafone và Mobifone, đạt mốc 5 triệu thuê bao chỉ sau 6 tháng, đó là sự tăng trưởng khiến các “đối thủ” trên thị trường di động không khỏi “giật mình” và nể trọng. Tiếp trên đà phát triển, Viettel liên tục “sáng tạo” ra những “sản phẩm” dẫn đầu thị trường với giá cước ngày càng rẻ. Chiến lược kinh doanh của Viettel hướng vào tầng lớp bình dân ở nông thôn (nông dân, lao động làng nghề,…) và người lao động ở thành thị (người lao động viên chức, sinh viên, ….) đã giúp Viettel liên tục dẫn đầu thị trường về tốc độ tăng số lượng thuê bao, tăng trưởng doanh thu. Sau 5 năm kinh doanh trên thị trường, Viettel Telecom đã có hàng chục triệu khách hàng đó là một điều chưa từng có, một kỳ tích trong lịch sử viễn thông Việt Nam. Hơn nữa, Viettel quyết định hướng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường khi phát triển các dịch vụ viễn thông như mảng 3G, cung cấp mạng đường truyền internet tốc độ cao,… Để làm được điều này, Viettel đã tuyển một số lượng lớn tới hơn 3000 cán bộ, kỹ sư CNTT với mức lương ưu đãi. Việc sử dụng phương pháp cạnh tranh băng nguồn nhân lực đã giúp cho Viettel luôn tự chủ trong việc xây dựng các ứng dụng cho chính mình áp ứng được các nhu cầu về lắp đặt các solution, server viễn thông cho các doanh nghiệp đối tác Viettel. Viettel trở thành một lựa chọn tốt của các doanh nghiệp khi cân nhắc sử dụng mạng điện thoại để phục vụ quá trình liên lạc, đàm phán kinh doanh của đơn vị mình. Đội ngũ CNTT đó cũng đóng góp Bài kiểm tra môn: Quản trị kinh doanh thương mại 4 Học viên: Trần Thị Vân Lớp: CH 18Q một phần đắc lực trong việc Viettel tham gia thị trường phân phối điện thoại BlackBerry (năm 2009) và điện thoại Iphone (đầu năm 2010), và là kênh phân phối laptop, thiết bị điện tử viễn thông. Không bằng lòng với kết quả trước mắt, các nhà lãnh đạo của Viettel đã tiếp tục các chính sách mở rộng thị trường và hướng đầu tư tài chính, dịch vụ sang nước ngoài. Lần lượt, Viettel đã mở rộng liên kết, đầu tư sang Lào và Campuchia, nơi mà thị trường di động đầy tiềm năng phát triển Tháng 5/2006, Viettel bắt đầu cung cấp dịch vụ tại Campuchia với dịch vụ VoIP sau đó là dịch vụ Internet. Tiếp theo đó, Viettel xin được cấp phép triển khai mạng di động và đến đầu năm 2009, mạng di động tại Campuchia sẽ chính thức cung cấp dịch vụ. Cho đến thời điểm này, Viettel là nhà cung cấp dịch vụ VoIP và Internet lớn nhất tại thị trường này.kinh tế đã ảnh hưởng không Ông Nguyễn Mạnh Hùng Phó tổng giám đốc Viettel cho biết ngoài 2 thị trường Lào và Campuchia, Viettel cũng đang tiếp tục thăm dò một số thị trường nước ngoài khác.Việc Viettel quyết định đầu tư ra nước ngoài xuất phát từ triết lý và tầm nhìn của Viettel. Đây là phương pháp né tránh trong cạnh tranh bởi lẽ nếu chỉ nhìn vào thị trường bị giới hạn hơn 80 triệu dân ở Việt Nam thì đến một thời điểm nào đó sẽ hết tăng trưởng. Cho nên Viettel phải đi ra nước ngoài để mở rộng thị trường cho mình cũng là tuân theo quy luật cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Trong thị trường viễn thông di động, tiềm năng phát triển luôn là rất lớn, nhưng sự cạnh tranh rất khắc nghiệt và luôn tồn tại quy luật đào thải. Trong khi các hãng viễn thông khác trên thị trường như S-fone, Beeline, Vietnammobile, … “chật vật” thì Viettel luôn dẫn đầu thị trường. Sự thành công trong quá trình cạnh tranh của Viettel xuất phát từ chiến lược phát triển công nghệ, qua đó chinh phục người tiêu dùng bằng chất lượng dịch vụ và chi phí cước. Kết luận: Rõ ràng quy luật cạnh tranh có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. . Trong thời đại hội nhập thương mại quốc tế thì cạnh tranh ngày càng gay gắt do đó doanh nghiệp nào biết nắm quy luật cạnh tranh và có Bài kiểm tra môn: Quản trị kinh doanh thương mại 5 Học viên: Trần Thị Vân Lớp: CH 18Q những biện pháp thích hợp thì doanh nghiệp đó sẽ thành công. Quy luật cạnh tranh tồn tại và tác động với các quy luật kinh tế khác thành một hệ thống nhất nhưng khi xử lý cụ thể nhà quản lý cần phải nhận biết được quy luật và kết hợp với các phương pháp kinh tế thích hợp nhưng tất nhiên phải tuân theo luật cạnh tranh 2004. Bài kiểm tra môn: Quản trị kinh doanh thương mại 6 . KINH DOANH THƯƠNG MẠI HỌC VIÊN : TRẦN THỊ VÂN LỚP : CH 18Q Đề bài: Vận dụng quy luật cạnh tranh vào hoạt động kinh doanh thương mại của Tổng Công ty Viễn Thông Viettel Telecom. BÀI LÀM Để kinh. trị, quy luật lợi nhuận, quy luật cạnh tranh, quy luật dòng chảy hàng hóa trong kinh doanh, quy luật các yếu tố tâm lý kinh doanh khách hàng Quy luật cạnh tranh là một trong những quy luật kinh. nhiều doanh nghiệp nắm bắt được quy luật cạnh tranh và biết cách áp dụng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của mình trở thành một doanh nghiệp lớn có thương hiệu uy tín trên thị trường như công ty