1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh xăng dầu của tổng công ty xăng dầu việt nam

30 980 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 334 KB

Nội dung

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU CỦA TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM .... 6 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH D

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1 : TÌNH HÌNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU CỦA TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM 4

1.1 TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM 4

1.2 TÌNH HÌNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIETEK NAM TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY 5

1.3 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU CỦA TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU CỦA TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM 9

2.1 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU CỦA TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM 9

2.1.1 Tác động lên nhập khẩu 9

2.1.2 Tác động lên giá bán nội địa 13

2.2 ĐÁNH GIÁ 16

2.2.1 Những ảnh hưởng tích cực 16

2.2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực 16

2.2.3 Nguyên nhân hạn chế tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam 17

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM 19

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA TỔNG CÔNG TY TRONG 3 NĂM TỚI 19

3.2 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA TÝ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU CỦA TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM 21

3.2.1 Thuận lợi 21

3.2.2 Khó khăn 22

3.3 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HẠN CHẾ RỦI RO CỦA TÝ GIÁ HỐI ĐOÁI VỚI TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM 23

KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 30

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan đến cácphạm trù kinh tế khác và đóng vai trò như là một công cụ có hiệu lực, có hiệuquả trong việc tác động đến quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nước, đồngthời là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với chính sách tiền tệ quốc gia Đã baothời nay, loài người đã và đang tiếp tục đứng trước một vấn đề có tầm quantrọng đặc biệt này và cố gắng tiếp cận nó, mong tìm ra một nhận thức đúngđắn để từ đó xác định và đưa vào vận hành trong thực tế một tỷ giá hối đoái phùhợp, nhằm biến nó trở thành một công cụ tích cực trong quản lý nền kinh tế ởmỗi nước

Tỷ giá hối đoái, như các nhà kinh tế thường gọi là một loại "giá củagiá" bị chi phối bởi nhiều yếu tố và rất khó nhận thức, xuất phát từ tính trừutượng vốn có của bản thân nó Tỷ giá hối đoái không phải chỉ là cái gì đó đểngắm mà trái lại, là cái mà con người cần phải tiếp cận hàng ngày, hàng giờ,

sử dụng nó trong mọi quan hệ giao dịch quốc tế, trong việc sử lý những vấn

đề cụ thể liên quan đến các chính sách kinh tế trong nước và quốc tế Và dovậy, nhận thức một cách đúng đắn và sử lý một cách phù hợp một cách tỷ giáhối đoái là một nghệ thuật

Trong điều kiện nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng,khi mà quá trình quốc tế hoá đã bao trùm tất cả các lĩnh vực sản xuất kinhdoanh và trong cuộc sống Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng vậyđặc biệt với Việt Nam một đất nước phải nhập khẩu đến 95% lượng xăng dầuphục vụ sản xuất và sinh hoạt Chính vì thế tỷ giá luôn đóng một vai trò quantrọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đầu mối Việt Nam Do

đó em chọn đề tài đề án “Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh

doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích chủ yếu của đề án là phân tích, đánh giá tác động của tỷ giá

Trang 3

đến hoạt động kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, từ

đó tổng kết đánh giá những thuận lợi và những hạn chế cần khắc phục sự biếnđộng tiêu cực của tỷ giá hối đoái và biết tận dụng những tác động tích cực đểnâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Đồng thời, nêu một số giải pháp

và kiến nghị nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanhxăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề án là tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạtđộng kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Về thời giannghiên cứu là trong giai đoạn 2009- 2010 và đề xuất giải pháp đến năm 2015

4 Kết cấu của đề tài.

Nội dung của đề án gồm 3 phần chính:

Chương 1 : Tình hình tỷ giá hối đoái của Việt Nam từ năm 2009 đến nay

và tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến Tổng công ty xăng dầu Việt Nam.

Chương 2 : Thực trạng tác động tỷ giá hối đoái đến đến hoạt động kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam.

Chương 3: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu, hạn chế rủi ro của tỷ giá đối hôi đoái với Tổng công ty xăng dầu Việt Nam.

Do kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế, thời gian hạn hẹp, nên đề tàichưa thật sự sâu sắc, phản ánh hết mọi khía cạnh của các vấn đề và còn tồn tạinhững hạn chế, sai xót nhất định Vì vậy em mong nhận được sự góp ý tíchcực của các thầy cô, các bạn và những người quan tâm để đề tài được hoànthiện hơn Em chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy TS.Tạ Lợi,Khoa Thương mại & Kinh tế quốc tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân đãgiúp em hoàn thành bài nghiên cứu

Trang 4

CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM

2009 ĐẾN NAY VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU

CỦA TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM

1.1 TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM

Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), tiền thân là TổngCông ty Xăng dầu mỡ được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày12/01/1956 của Bộ Thương nghiệp và được thành lập lại theo Quyết định số224/TTg ngày 17/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ Tổng công ty Xăng dầuVệt Nam hiện có 41 Công ty thành viên, 34 Chi nhánh và Xí nghiệp trựcthuộc các Công ty thành viên 100% vốn Nhà nước, có 23 Công ty cổ phần cóvốn góp chi phối của Tổng công ty, có 3 Công ty Liên doanh với nước ngoài

và có 1 Chi nhánh tại Singapore và có trụ sở chính đạt tại:

 Số 1 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

 Điện thoại : 043 8512630

 Fax: : 043 8519203

 Website : Www.petrolimex.com.vn

 Tài khoản : Mở tại ngân hàng Công thương Việt Nam

 Vốn và tài sản: quản lý và sử dụng vốn, tài sản do Nhà nước cấp

Là doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, được xếp hạng đặc biệt, có quy

mô toàn quốc, bảo đảm 60% thị phần xăng dầu cả nước, Petrolimex luôn pháthuy vai trò chủ lực, chủ đạo bình ổn và phát triển thị trường xăng dầu, các sảnphẩm hoá dầu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phục vụ sự nghiệpphát triển kinh tế của đất nước và bảo đảm an ninh quốc phòng

Kinh doanh xăng dầu là lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của Petrolimex

Trang 5

Hàng năm, Tổng công ty nhập khẩu 7-8 triệu m3 xăng dầu, chiếm khoảng60% thị phần nội địa Doanh thu xăng dầu trung bình năm đạt trên 25.000 tỷđồng, chiếm 80% tổng doanh thu toàn ngành

Phục vụ cho hoạt động kinh doanh, Petrolimex có hệ thống kho bể vớisức chứa trên 1.200.000 m3 được phân bổ dọc theo chiều dài đất nước đảmbảo cho dự trữ và cung ứng xăng dầu theo nhu cầu của thị trường như: Tổngkho Xăng dầu Đức Giang (Hà Nội), Thượng Lý (HảI Phòng), Tổng kho Xăngdầu Nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh), Cụm kho Xăng dầu miền Trung (PhúKhánh - Bình Định - Đà Nẵng - Nghệ An), miền Tây Nam bộ, Cụm kho xăngdầu B12 (Quảng Ninh),… Nhận thức rõ “xăng dầu là mạch máu quốc gia”,Tổng công ty coi kinh doanh xăng dầu không chỉ là vì lợi nhuận của công ty

mà còn là nhiệm vụ chính trị đối với đất nước Petrolimex xác định phải đảmbảo cung cấp đủ nhiên liệu với chất lượng tốt cho nền kinh tế trong mọi hoàncảnh Thông qua hệ thống phân phối gần 1.500 cửa hàng bán lẻ và hệ thốngđại lý 6.000 điểm bán trên toàn quốc, Petrolimex hiện nay là đơn vị lớn nhấtcung cấp các chủng loại xăng dầu tốt nhất phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia vàquốc tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa củađất nước

1.2 TÌNH HÌNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIETEK NAM TỪ NĂM

2009 ĐẾN NAY

Từ đầu năm 2009 tỷ giá VNĐ/ USD bắt đầu tăng một phần vì ViệtNam bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn đến việc VNĐmất giá để kích thích xuất khẩu hạn chế nhập khẩu Tỷ giá VNĐ/ USD tăng từ16.998đ/USD lên tới 17.800đ/ USD như vậy tỷ giá đã gần 6% VNĐ mất giáđồng nghĩa với việc các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam phải chi nhiềutiền hơn để nhập khẩu mặt hàng đó so với trước Như vậy sẽ tác động trựctiếp lên chi phí đầu vào của các sản phẩm nhập khẩu

Để điều tiết tỷ giá VNĐ/ USD ổn định thì Ngân hàng Nhà nước điềuchỉnh tỷ giá VNĐ /USD liên ngân hàng tăng dần từ mức 16.500 VND /USDlên mức 17.800 VND/USD sát với tỷ giá giao dịch tự do Tiếp đó ngày

Trang 6

17/8/2010, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng VNĐ/USD áp dụng cho ngày 18/8/2010 từ mức 18.544 VND/USD lên mức 18.932VND/USD, tương đương với mức tăng hơn 2% Động thái này của NHNNtrong bối cảnh thâm hụt cán cân thương mại gia tăng khiến cho các công tykinh doanh xuất nhập khẩu Mặt khác, sự điều chỉnh này gây tác động trựctiếp đến giá trị những khoản đầu tư của khối ngoại quy đổi ra đồng USD (sụtgiảm tương ứng với sự mất giá của VND) Cũng giống như các công ty kinhdoanh xuất nhập khẩu khác thì Tổng công ty xăng dầu Việt Nam cũng chịutác động nặng nề do tỷ giá tăng làm tăng chi phí đầu vào của các sản phẩm.Hơn nữa sản phẩm của Công ty là mặt hàng thiết yếu của Quốc gia luôn chịu

sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, đóng vai trò quyết định tới sự phát triểnkinh tế xã hội của Việt Nam nên cho dù chi phí đầu vào tăng thì Công ty cũngkhông được tùy ý tăng giá sản phẩm như các sản phẩm khác mà phải theo sựcho phép của Liên Bộ Tài chính, Bộ Công thương để tăng giá sản phẩm

Tính từ đầu năm 2009 đến nay tỷ giá tăng từ mức 17.800VNĐ/USDlên mức 18.932 VND/USD tức là tỷ giá đã tăng gần 6% điều này làm choTổng công ty xăng dầu Việt Nam bị thua lỗ nặng cho dù được nhà nước bù lỗ

và hỗ trợ từ Quỹ bình ổn xăng dầu

1.3 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU CỦA TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM

Theo báo Tiền Phong online

Ngày 6-9, bà Đàm Thị Huyền, Phó Tổng giám đốc Tổng Cty Xăng dầuViệt Nam (Petrolimex) cho biết, vướng nhất đối với doanh nghiệp (DN) xăngdầu hiện nay là vấn đề tỉ giá và ngoại tệ Lần điều chỉnh giá ngày 18-8 vừaqua khiến DN mất 380 tỷ đồng Thực tế DN nhập khẩu theo hợp đồng, xăngdầu mua về bán rồi thì mới điều chỉnh tỉ giá nên khi thanh toán DN phải gánh

lỗ từ việc tỉ giá điều chỉnh tăng Gánh nặng 380 tỷ đồng này DN sẽ phải san

sẻ vào chi phí giá thành trong thời gian từ nay đến cuối 2010 Cùng với tỷ giátăng, việc cân đối nguồn ngoại tệ của DN đang gặp nhiều khó khăn DN bánxăng dầu trong nước thu tiền Việt, trong khi không mua được ngoại tệ và phải

Trang 7

vay từ ngân hàng để thanh toán mua hàng.

Tiếp đó ngày 10/11/2010 báo điện tử: www.baodautu.vn ngày10/11/2010, việc tỷ giá VNĐ/USD và giá dầu thế giới tăng ảnh hưởng lớn đếnkinh doanh xăng dầu.Cụ thể:

Doanh nghiệp xăng dầu trong nước tìm hướng giải quyết khó khăn

do tác động tỷ giá và giá xăng dầu thế giới ở mức cao Ông Cao Văn Hân,

Giám đốc điều hành Công ty Xăng dầu Quân đội cho biết, tính đến ngày 8/11,doanh nghiệp này phải chịu lỗ 1.600 đồng/lít xăng "Doanh nghiệp đang phảichịu áp lực kép do tỷ giá biến động và giá xăng dầu thế giới ở mức cao.Chúng tôi chưa thống kê tổng mức lỗ, nhưng điều chắc chắn, nếu tình hìnhnày kéo dài thì càng bán nhiều, doanh nghiệp càng lỗ", ông Hân nói

Bà Đàm Thị Huyền, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu ViệtNam (Petrolimex), trong buổi họp với lãnh đạo Bộ Công thương tại Hà Nộihôm 8/11, cũng cho biết, phần lỗ mà Petrolimex đang phải gánh do biến động

tỷ giá khoảng 800 tỷ đồng Theo giải thích của doanh nghiệp, giá bán xăngdầu trong nước giữ nguyên trong khi tỷ giá biến động, gây ra lỗ lớn "Mọichuyện trên thị trường xăng dầu có vẻ đang bình thường vì mọi người nghĩ đã

có Quỹ bình ổn để đề phòng trường hợp giá dầu thế giới biến động mạnh.Nhưng giả sử khi cơ quan chức năng phát lệnh xả Quỹ, thì doanh nghiệp cũngkhông thể xả, bởi chỉ có quỹ ảo Lý do là, doanh nghiệp đã lỗ trong thời gianrất dài, nên không trích được tiền trên thực tế", bà Huyền nêu thực trạng tạidoanh nghiệp xăng dầu

Bà Huyền phân tích, nếu tính trên sản lượng của Petrolimex và mứctrích 300 đồng/lít thì Quỹ bình ổn có khoảng 2.100 tỷ đồng Tuy nhiên, đâychỉ là số tiền ảo, nên nếu Bộ Tài chính có yêu cầu Petrolimex trích Quỹ bình

ổn để bù lỗ thì doanh nghiệp cũng chịu

Ông Cao Văn Hân cũng thừa nhận, Quỹ bình ổn xăng dầu của cácdoanh nghiệp trong ngành chỉ tồn tại trên danh nghĩa, do lỗ kéo dài "Nếu thịtrường thế giới có cú sốc về giá, thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ chịu lỗ nặng

Trang 8

hơn, chứ không thể trông vào Quỹ bình ổn như lý thuyết điều hành thị trường

đã chỉ ra", ông Hân nói

Qua hai bài báo trên ta có thể thấy được sự ảnh hưởng tiêu cực khi tỷgiá VNĐ/USD tăng khiến cho chi phí đầu vào tăng làm tăng giá thành sảnphẩm của Tông công ty xăng dầu Việt Nam như xăng A92 không chì, xăngA95 không chì, dầu DO 0,05S ,dầu DO 0,025S và dầu hỏa Vì thế làm chohoạt động kinh doanh của Tổng công ty luôn bị thua lỗ Tuy nhiên chúng tacũng có thể thấy Công ty cũng được lợi từ ảnh hưởng tích cực của việc tăng

tỷ giá VNĐ/USD từ chênh lệch giá do lượng tồn kho của công ty và các hợpđồng nhập khẩu xăng dầu ký từ trước bởi đặc trưng của mặt hàng xăng dầu làtiêu thụ hàng ngày và thị phần của công ty luôn chiếm trên 60% thị trườngViệt Nam nên Tổng công ty luôn phải ký hợp đồng trước 3-5 ngày để đảmbảo cung cấp cho thị trường trong nước Chính điều này gây nên áp lực rấtlớn mỗi khi tỷ giá VNĐ/USD tăng lên

Trang 9

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU CỦA TỔNG

CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM

2.1 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU CỦA TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM

2.1.1 Tác động lên nhập khẩu

Để thực hiện các mục tiêu kinh tế và quản lý thị trường ngoại hối hiệuquả, Việt Nam đang duy trì một chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lýcủa Nhà nước, với biên độ dao động tỷ giá không đáng kể

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam VnEconomy.vn

Bảng số 1:Biên độ dao động tỷ giá trong thời gian qua

Việc áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết sẽ có các thuận lợi như:Thứ nhất, nó phản ánh kịp thời mọi quan hệ cung cầu trên thị trường, tránhtình trạng tỷ giá không sát với thực tế của nền kinh tế Hai là, sự can thiệp,điều tiết kịp thời của nhà nước đến tỷ giá sẽ tránh được những biến độngkhông mong muốn có ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế, xã hội Ba là,giúp cho các doanh nghiệp thương mại có cơ sở để quyết định chính sách kinhdoanh của mình, không phải đối mặt với những biến động bất thường của một

cơ chế tỷ giá linh hoạt hoàn toàn

Trang 10

Đối với mặt hàng xăng tại Việt Nam là một nước có trữ lượng dầu thôtương đối lớn tuy nhiên chúng ta không thể trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm

sử dụng cấp thiết hàng ngày như xăng A95, xăng A92, dầu DO… để cho thịtrường trong nước do trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam còn hạn chếchưa thể xây dựng được các nhà máy Lọc dầu công nghệ cao để tinh chế racác sản phẩm xăng dầu Gần đây nhà máy lọc dầu Dung Quất được hoànthành tuy nhiên cũng chỉ đáp ứng được gần 30% thị trường Việt Nam nênxăng dầu tiêu thụ hàng ngày của Việt Nam chủ yếu từ nhập khẩu Ở đây Tổngcông ty xăng dầu Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Singapore

Khi tỷ giá VNĐ/USD tăng nên nghĩa là để mua được 1USD thì chúng

ta phải bỏ nhiều VNĐ hơn việc này đồng nghĩa với việc để cùng mua mộtmặt hàng nhập chúng ta phải bỏ nhiều tiền hơn so với các khi tỷ giáVNĐ/USD tăng Mặt hàng xăng dầu cung như vậy để nhập khẩu xăng dầu thì

tỷ giá VNĐ/USD luôn là vấn đề thường trực với Tổng công ty xăng dầu ViệtNam từ việc nên kế hoạch thu mua USD để luôn đảm bảo phục vụ kế hoạchnhập khẩu xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Do là mặt hàngchiến lược của quốc gia nên Tổng công ty luôn được hỗ trợ từ Chính phủ nhưmua lại USD từ các Tổng công ty Nhà nước… nên vấn đề thu mua USDkhông phải là vấn đề quá lớn tuy nhiên mỗi khi thị trường trong nước có cơnsốt USD thì Tổng công ty xăng dầu Việt Nam bắt buộc phải tìm đến USD từthị trường tự do và chấp nhận mua USD với giá cao rất nhiều so với tỷ giáLiên Ngân hàng điều nay đã gây nên áp lực cho Tổng công ty xăng dầu ViệtNam trong cơ cấu hàng nhập khẩu sao cho hợp lý nhưng các mặt hàng kinhdoanh của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đều là mặt hàng thiết yếu khôngthể thay đổi nên Tổng công ty chỉ có thể thay đổi lượng nhập để giảm bớt rủi

ro Đồng thời Tổng công ty xăng dầu Việt Nam cũng đã khắc phục và hạnchế rủi ro bằng cách là mua xăng dầu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất theo đóngày 09 tháng 11 năm 2010 - Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam và Công tyLọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) đã chính thức ký kết hợp đồng mua xăng dầucho năm 2011 với số lượng 2 triệu m3 sản phẩm do Nhà máy Lọc dầu Dung

Trang 11

Quất sản xuất Tuy nhiên cũng chỉ hạn chế được một phần nhỏ bởi chỉ khihoạt động với 100% công xuất thì nhà máy lọc dầu Dung Quất mới đáp ứngđược 30% thị trường trong nước Nhưng hiện tại thì nhà máy mới đang tronggiai đoạn hoàn công

Về đối tác nhập khẩu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam là các đốitác đã hợp tác lâu dài đã từ trên 10 năm nay nên mỗi khi Tổng công ty gặpkhó khăn về tỷ giá thì đã được đối tác chia sẻ khó khăn bằng cách giãn thờigian thanh toán và linh hoạt trong việc chọn ngoại tệ thanh toán như thay vìchọn USD thì Tổng công ty có thể thanh toán bằng SGD Điều nay đã giúpcông ty hạn chế được rủi ro trong thanh toán Góp phần hạn chế thấp nhất chiphí đầu vào tăng lên do tỷ giá VNĐ/USD tăng

Giá cuối cùng của các mặt hàng xăng dầu bán ra thị trường được cấuthành từ rất nhiều yếu tố như: tỷ giá, giá CIF cảng Việt Nam,thuế nhập khẩu,thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng,phí xăng dầu,định mức chi phí kinhdoanh, lợi nhuận định mức, mức trích Quỹ bình ổn giá Theo phương pháptính giá cơ sở căn cứ để đưa ra giá bán ra thị trường thì giá đầu vào CIF đượcquy đổi ra VNĐ là giá gốc để tính các chi phí tiếp theo dưới đây là bản tínhgiá cơ sở hằng ngày của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam:

Trang 12

STT Kết cấu giá cơ sở Đơn vị tính

Mặt hàng Xăng

RON92 Điêzen 0.05S Dầu hoả Madút 3,5S

1

Giá thế giới để tính giá cơ sở

USD/thùng;

đối với madút:

USD/tấn

2 Tỷ giá VND/USD Tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mạinhà nước

3 cảng ViệtGiá CIF

USD/thùng;

đối với madút:

USD/tấn

Nguồn: Tổng công ty xăng dầu Việt Nam

Bảng số 2:Bảng tính giá cơ sở ngày 12/11/2010

Qua bài bảng tính giá cơ sở ta có thể thấy khi tỷ giá VNĐ/USD tăng lên

đã làm cho giá cơ sở tăng lên rất nhiều như ngày 12/11/2010 đã là trên 10%

Trang 13

đối với mặt hàng xăng, dầu và trên 7% với mặt hàng dầu hỏa Như vậy chỉriêng tỷ giá đã khiến cho giá cơ sở của các mặt hàng xăng dầu tăng lên đáng

kể chiếm tới trên 30% phần chênh lệch giá tăng

2.1.2 Tác động lên giá bán nội địa

Tỷ giá tăng cao khiến cho các mặt hàng xuất nhập khẩu tăng giá bán,với mặt hàng xăng dầu tuy việc điều chỉnh giá bán phải được Liên Bộ Tàichính- Bộ Công thương đồng ý nhưng để giảm bớt rủi cho kinh doanh củaTổng công ty thì việc tăng giá mỗi khi các chi phí đầu vào tăng lên là khôngthể tránh khỏi dưới đây là bảng các lần tăng giá từ đầu năm 2009 đến nay

Các lần điều

chỉnh

Xăng A95(KC)

Xăng A92(KC)

Dầu DO 0,05S

Dầu DO 0,025S

Dầu hỏa

Trang 14

nguyên nhân chính đó là do giá dầu thô thế giới tăng do sự phục hồi tích cựccủa nền kinh tế đặc biệt là các nền kinh tế lớn như Mỹ, Đức, Trung Quốckhiến cho nhu cầu về dầu mỏ phục vụ sản xuất tăng lên cộng với đó thì tổchức các nước dầu mỏ OPEC đã thống nhất giữ nguyên mức sản lượng nhưhiện nay đã làm giá dầu tăng Tuy nhiên xét trên khía cạnh ở nền kinh tế ViệtNam thì tỷ giá tăng hay nói cách khác tức là VNĐ mất giá đã làm cho hànghóa nhập khẩu đắt nên tương đối nhìn vào bảng tính giá cơ sở để làm căn cứ

để đưa ra giá bán thì ta thầy ngay được ràng khi tỷ giá tăng lên thì đồng nghĩavới việc giá CIF cảng Việt Nam cũng tăng nên mà giá CIF cảng Việt Nam lại

là giá gốc ban đầu để tính các loại thuế, chi phí, quỹ nên tỷ giá tăng thì đãlàm cho giá bán xăng dầu tăng lên

Để thấy được sự thay đổi về giá rõ dàng hơn thì trên biểu đồ biểu thịgiá các mặt hàng xăng dầu dưới đây:

Nguồn: Wedsite Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam

Biểu đồ số 1: Thay đổi về giá

Căn cứ vào bảng Các lần điều chỉnh giá bán mặt hàng xăng dầu từ năm

Trang 15

2009 đến nay ta thấy giá các mặt hàng xăng A92 KC, xăng A95 KC, dầu DO0,05S, dầu DO 0,025S và dầu hỏa tuy có một và lần điều chỉnh giảm nhưngtổng quan lại thì đều tăng Có 2 lý do chính của việc tăng giá này: thứ nhất đó

là giá dầu thô thế giới tăng từ trên 60 USD/ thùng tăng nên gần 90 USD/thùng tăng 1,5 lần so với đầu năm 2009 mà dầu thô là sản phẩm để tinh chế racác sản phẩm xăng dầu…, thứ hai là sự tăng tỷ giá VNĐ/ USD từ 16.998VNĐ/ USD lên mức 18.932VNĐ/ USD tăng hơn 11,7% đã làm cho giá đầuvào của sản phẩm nhập khẩu xăng dầu tăng lên Trong hai lý do trên thì lý dotác động tiêu cực của tỷ giá đáng nói hơn cả bởi tỷ giá do Ngân hàng nhànước quy định Nhà nước có thể điều tiết thị trường bằng nhiều phương pháp

Cụ thể đi vào từng mặt hàng thì ta có thể thấy được đối với mặt hàngxăng A95 KC và xăng A92 KC thì giá đã tăng trên 11% kể từ đầu năm 2009đến nay tăng cao hơn cả tăng trưởng GDP của Việt Nam Thực tế đến thờiđiểm ngày 12/11/2010 thì giá cơ sở đã cao hơn giá bán hiện hành là gần1800đ/ lít tương ứng trên 10% nếu trừ đi 500đ/lít trợ giá từ Quỹ bình ổn thìTổng công ty xăng dầu Việt Nam đang lỗ trên 1300đ/lít như vậy mỗi ngàyTổng công ty xăng dầu Việt Nam lỗ hàng chục tỷ đồng, đó là chưa kể đến tiền

hỗ trợ từ Quỹ bình ổn chỉ là trên danh nghĩa chứ không có thực tế Giải thíchcho việc thua lỗ nặng này thì 1 phần là do giá dầu thô cao tuy nhiên cũng là

do tỷ giá VNĐ/ USD đã tăng cao đỉnh điểm khi mà tỷ giá VNĐ/ USD ngoàithị trường tự do đã lên trên 21.000 VNĐ/ USD Đồng thời đối với các mặthàng khác như dầu DO 0,05S và dầu DO 0,025S và dầu hỏa cũng như vậy tỷgiá tăng cao kết hợp với giá dầu thế giới tăng cao khiến cho giá cơ sở tăngcao Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh xăng dầucủa Tổng công ty xăng dầu Việt Nam do khó khăn từ việc thu mua USD dokhan hiếm đồng thời do tỷ giá VNĐ/ USD tăng cao Tính từ đầu năm 2010đến nay thì công ty đã bù lỗ trên 1200 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh xăngdầu mà nguyên nhân trực tiếp có nhiều nguyên nhân nhưng cũng chủ yếu từbiến động tỷ giá

2.2 ĐÁNH GIÁ

Ngày đăng: 11/11/2014, 14:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w