1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty Cổ phần Hóa chất – Chemco JSC

68 562 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 417 KB

Nội dung

Nhập khẩu Khái niệm: hoạt động nhập khẩu là quá trình mua bán quốc tế thông qua các hợp đồng mua bán quốc tế gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc là hợpđồng mua bán ngoại thương: là sự th

Trang 1

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***

LỜI CAM ĐOAN

Tên em là: Lê Đại Nhân

Mã SV : CQ501947

Lớp : Hải quan 50

Khoa : Thương mại và Kinh tế quốc tế

Em xin cam đoan rằng Chuyên đề thực tập này là hoàn toàn do em tự nghiên cứu đề tài hoàn thành, không sao chép Các số liệu sử dụng trong bài là tài liệu em thu thập được hoàn toàn có nguồn gốc rõ ràng bám sát với tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của công ty Cổ phần Hoá chất.

Nếu có điều gì vi phạm em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường!

Hà Nội, tháng 05 năm 2012

Sinh viên

Lê Đại Nhân

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 3

1.1 Kinh doanh xuất nhập khẩu và vai trò của nó đối với doanh nghiệp thương mại 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 6

1.2 Nội dung của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại doanh nghiệp 7

1.2.1 Xin giấy phép NK (nếu cần) 7

1.2.2 Nghiên cứu tìm hiểu thị trường 8

1.2.3 Lập phương án kinh doanh 9

1.2.4 Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng 10

1.2.5 Phương thức thanh toán quốc tế 16

1.2.6 Thủ tục hải quan cho lô hàng xuất nhập khẩu 17

1.2.7 Thuê phương tiện vận tải và bảo hiểm lô hàng 24

1.2.8 Mua Bảo hiểm cho hàng hoá (nếu có) 26

1.2.9 Nhận hàng, kiểm tra hàng và khiếu nại 27

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT……….30

2.1 Cơ chế tổ chức, chức năng của công ty Cổ phần Hóa chất 30

2.1.1 Khái quát về Công ty cổ phần Hóa chất 30

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nguồn lực hiện tại của công ty cổ phần Hóa chất 31 2.1.3 Chức năng của công ty Cổ phần Hóa chất 35

2.2 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2009- 2011: 35

2.3 Những thành tựu 39

Trang 3

2.4.2 Nguyên nhân dẫn tới sai sót 47

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 49

3.1 Định hướng và mục tiêu phát triền của công ty Cổ phần Hóa chất 49

3.2 Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty Cổ phần Hóa chất 50

3.2.1 Về phương thức thanh toán 50

3.2.2 Về thuê PTVT 52

3.2.3 Về nhận hàng và kiểm tra hàng 53

3.2.4 Một số giải pháp khác 53

3.3 Kiến nghị với nhà nước 55

3.3.1 Tiếp tục hoàn thiện và đơn giản hoá các thủ tục hành chính và cơ chế quản lý XNK 55

3.3.2 Tăng cường thiết lập mối quan hệ với các quốc gia và các tổ chức kinh tế thương mại trên thế giới 56

3.3.4 Trợ giúp các DN về thông tin 57

3.3.5 Chính sách về tỷ giá hối đoái 58

3.3.6 Đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế 58

KẾT LUẬN 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Trang 4

CNH : Công nghiệp hóa

HĐH : Hiện đại hóa

TMQT : Thương mại quốc tế

FOB : Free on Board

CFR : Cost and Freight

CIF : Cost, Isurance, Freight

DAF : Delivered at Frontier

UCP : Uniform Customs and Practice for Documentary CreditsL/C : Letter of Credit

PTVT : Phương tiện vận tải

FCL : Full Container Load

LCL : Less than a Container Load

CAD : Cash against Documents

COD : Cash on Delivery

GTVT : Giao thông vận tải

Trang 5

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần hóa chất 31

BẢNG Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh chung 36

Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh nhập khẩu 37

Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh nhập khẩu theo thị trường 38

Bảng 2.4 Các sai sót trong quá trình thực hiện kinh doanh ngoại thương 40

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, với cơ chế mở cửa hướng ra bên ngoài, hội nhập vào nền kinh

tế khu vực và thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trongnước ngày càng phát triển mạnh mẽ Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệpnói chung cần phải có các biện pháp nâng cao hiệu quả của việc kinh doanhxuất nhập khẩu để vừa thu được nhiều lợi nhuận, tiết kiệm chi phí cho doanhnghiệp đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh với các công ty trong và ngoàinước Trong cac nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ thanh toán quốc tế và làmthủ tục hải quan là hai nghiệp vụ đòi hỏi tính chuyên môn cao và đòi hỏi đượcđầu tư bởi tính quan trọng, phức tạp của nghiệp vụ và ảnh hưởng nghiêmtrọng khi xảy ra sai sót với hai nghiệp vụ này với hoạt động kinh doanh xuấtnhập khẩu

Công ty Cổ phần Hóa chất là doanh nghiệp có truyền thống phát triểntrong nghành kinh doanh hóa chất của miền bắc nói riêng và, nước ta nóichung Thế mạnh về xuất nhập khẩu của công ty ngày càng được khẳng địnhbởi uy tín và tính ổn định của công ty, đồng thời khối lượng giao dịch kinhdoanh ngoại thương đang được chính công ty chú trọng phát triển Vì vậy,yêucầu thực hiện sao cho hiệu quả hai nghiệp vụ thanh toán quốc tế và làm thủtục hải quan được đặt ra Trong thời gian thực tập tại phòng kinh doanh xuấtnhập khẩu của công ty, em đã có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu hai nghiệp vụ

trên, em đã chọn đề tài “ Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty Cổ phần Hóa chất – Chemco JSC.”

Nội dung chính của đề tài gồm ba phần

- Phần I: Cơ sở lý luận chung về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩucủa doanh nghiệp thương mại

- Phần II: Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty

Cổ phần Hóa chất

Trang 7

- Phần III: Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhậpkhẩu tại công ty Cổ phần Hóa chất.

Đề tài này được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy PGS TSNguyễn Văn Tuấn cùng với sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong phòngKinh doanh xuất nhập khẩu công ty Cổ phần Hóa chất Do thời gian và kiếnthức có hạn nên chuyên đề này chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót,

em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý từ quý thầy cô

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

Khái niệm: Trong các hoạt động thương mại, hoạt động kinh doanh xuất

nhập khẩu là hoạt động thương mại trên phạm vi quốc tế Nó không phải làhành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phứctạp có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩysản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bướcnâng cao mức sống của nhân dân Nó bao gồm hai hoạt động chủ yếu là hoạtđộng nhập khẩu và hoạt động xuất khẩu

1.1.1.1.1 Nhập khẩu

Khái niệm: hoạt động nhập khẩu là quá trình mua bán quốc tế thông qua

các hợp đồng mua bán quốc tế gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc là hợpđồng mua bán ngoại thương: là sự thỏa thuận giữa các đương sự có trụ sởkinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu –bên bán – có nghĩa chuyển quyền sở hữu của mình cho một bên khác gọi làbên nhập khẩu – bên mua – một tài sản nhất định gọi là hàng hóa, bên mua cótrách nhiệm nhận hàng và trả tiền hàng

Vai trò của hoạt động nhập khẩu :

- Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay vai trò của hoạt độngnhập khẩu được thể ở các khía cạnh sau:

+Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỷluật ,chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá

Trang 9

+ Góp phần giải quyết những mặt mất cân đối của nền kinh tế Việt Nam+ Góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của người dân Nhập khẩuvừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong đời sống hàng ngày của nhân dân bằngcách nhập khẩu hàng tiêu dùng từ nước ngoài Vừa nhằm cung cầu đầu vàocho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, từ đó giải quyết được việc làm,tạo thu nhập cho người lao động và tạo nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tếquốc dân qua xuất khẩu hàng hoá

+ Đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ,sự tácđộng này thể hiện ở chổ tạo đầu vào cho sản xuất ,tạo môi trường thuận lợicho việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang quốc gia khác

Theo Luật Thương mại sửa đổi 2005, các hoạt động sau được coi là hoạtđộng nhập khẩu:

- Hàng mua của nước ngoài để phục vụ mục đích kinh tế trong nước

hoặc thỏa mãn nhu cầu sử dụng trong nước theo hợp đồng mua bán ngoạithương

- Hàng đưa vào lãnh thổ Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm, và sau đó

được doanh nghiệp trong nước mua lại

- Hàng hóa tại các khu chế suất được bán tại thị trường Việt Nam và thu

ngoại tệ

1.1.1.1.2 Xuất khẩu

Khái niệm: Xuất khẩu là hàng hoá sản xuất trong nước được mang ra

nước ngoài tiêu thụ.Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản ,thúcđẩy nền kinh tế phát triển.Xuất khẩu có cai trò cực kỳ quan trọng trong sựtăng trưởng và phát triển nền kinh tế

- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu :Để phục vụ cho sựnghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ,cần phải có một nguồn vốn lớn

để nhập khẩu máy móc ,thiết bị ,công nghệ hiện đại Nguồn vốn ngoại tệ chủ

Trang 10

yếu từ các nguồn: xuất khẩu ,đầu tư nước ngoài ,vay vốn ,viện trợ ,thu từ hoạtđộng du lịch ,các dịch vụ có thu ngoại tệ ,xuất khẩu lao động Xuất khẩu lànguồn vốn chủ yếu để nhập khẩu

-Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ,thúc đẩy sản xuấtphát triển Xuất khầu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển.Xuất khẩukhông chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc giatăng nhu cầu sản xuất ,kinh doanh ở những ngành liên quan khác.Xuất khẩutạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ ,giúp cho Sản xuất ổn định vàkinh tế phát triển.vì có nhiều thị trường từ đó giúp doanh nghiệp phân tán rủi

ro do cạnh tranh Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vàocho sản xuất ,nâng cao năng lực sản xuất trong nước.Thông qua cạnh tranhtrong xuất khẩu ,buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sảnxuất ,tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả ,giảm chi phí vàtăng năng suất

-Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sốngngười dân.Xuất khẩu làm tăng GDP,làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân,từ

đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa - nhân tố kích thích nền kinh tế tăngtrưởng Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh

tế ,nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu ,xuất khẩu làm giatăng đầu tư trong ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu Xuất khẩu là nhân tốkích thích nền kinh tế tăng trưởng

Tóm lại, hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh ngoạithương có vai trò quan trọng với nền kinh tế quốc dân nói chung, và đem lạilợi nhuận cao đối với các chủ thể kinh doanh Với tính chất là hoạt độngngoại thương nên bên cạnh hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuần túy thìdoanh nghiệp bắt buôc phải nắm rõ các quy định về pháp luật của Việt Nam

và của các quốc gia của các bạn hàng về thương mại ngoại thương nhằm tranh

Trang 11

thủ ưu đãi được hưởng và tránh rủi ro không đáng có; đồng thời có quy trìnhthanh toán thích hợp với hoạt động thương mại đặc biệt này.

1.1.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh cơ bản của nền kinh tế quốc dân, làcông cụ thúc đẩy kinh tế Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩuđược thể hiện ở các mặt sau:

- Đối với hoạt động xuất khẩu:

o Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ quá trìnhcông nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Đảm bảo được cung ngoại tệcho các hoạt động cần thiết khác của đất nước

o Hoạt động xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,thúc đẩy sản xuất phát triển đồng thời mở ra thị trường tiêu thụ làm

mở rộng hiệu quả sản xuất trong nước, tạo điều kiện mở rộng đầu vàocho các hoạt động sản xuất trong nước

o Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế để cải tạo và nâng cao nănglực sản xuất trong nước thông qua việc thu hút vốn, kỹ thuật, côngnghệ từ các nước phát triển

o Thông qua xuất khẩu hàng hóa, hàng hóa Việt Nam tham gia cạnhtranh trên thị trường quốc tế, từ đó đòi hỏi chúng ta cải cách sản xuất,hình thành cơ cấu sản xuất có khả năng thích ứng và cạnh tranh trênnhiều thị trường Đông thời xuất khẩu giải quyết được khâu việc làmcho số đông lao động

o Xuất khẩu là cơ sở để thúc đẩy và mở rộng các mối quan hệ kinh tếđối ngoại, giúp chúng ta tham gia vào quá trình phân công lao độngquốc tế, được hưởng lợi từ việc là các đối tác của thị trường lớn vàtiềm năng

- Đối với hoạt động nhập khẩu:

Trang 12

o Cho phép bổ sung kịp thời sự mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo

sự phát triển cân đối và ổn định Khai thác tối đa khả năng và tiềmnăng sản xuất trong nước Đồng thời bắt các doanh nghiệp phải đổimới công nghệ nâng cao chất lượng để cạnh tranh để có khả năngcạnh tranh trên thị trường quốc tế

o Hoạt động nhập khẩu cho phép các cơ sở sản xuất trang bị máy móchiện đại, công nghệ mới và đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho quátrình sản xuất

o Nhập khẩu đẩy nhanh quá trình xây dụng cơ sở vật chất kỹ thuật,chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa

1.2 Nội dung của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại doanh

nghiệp

Đối với doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức sản xuất, kinh doanhxuất nhập khẩu thì bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu là bộ phận quan trọngtrong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp Tất cả các doanh nghiệp đều ý thức đượctầm quan trong của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, nó mang lại lợinhuận cao, tính thương mại lớn, đặc đó là phần không thể thiếu trong nềnkinh tế quốc dân cuẩ bất kỳ quốc gia nào Vì vậy, làm sao để tổ chức, tiếnhành và quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu một cách hiệu quả làmối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp

Kinh doanh xuất nhập khẩu của một doanh nghiệp là một hoạt độngthương mại quốc tế, nó được tiến hành theo quy trình: nghiên cứu tìm hiểu thịtrường – lập phương án kinh doanh – chuẩn bị giao dịch – tiến hành giaodịch – làm thủ tục xuất nhập khẩu theo quy định – tiến hành kinh doanh –thực hiện các chương trình, chế độ hậu mãi

1.2.1 Xin giấy phép NK (nếu cần)

Trang 13

Giấy phép NK là một công cụ quan trọng để các quốc gia kiểm soáttình hình NK, là tiền đề quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu kháctrong mỗi chuyến hàng NK.

Các DN kinh doanh NK sẽ phải dựa vào danh mục hàng cấm NK, hàngtạm ngừng NK, hàng NK theo hạn ngạch, không theo hạn ngạch…do các Bộ,Ngành công bố hàng năm, để biết được mặt hàng nào được phép NK, hàngnào phải xin giấp phép khi NK… Từ đó, thoả mãn các yêu cầu pháp lý khiNK

Đối với hàng hoá chất, thì các DN kinh doanh loại hàng này phải căn

cứ vào danh mục hóa chất phải xin giấy phép NK do Cục Hoá chất- Bộ CôngThương và các Bộ, Ngành chủ quản khác ban hành để đáp ứng yêu cầu quản

lý của Nhà nước

Hiện nay, hệ thống cấp giấy xác nhận khai báo hoá chất trực tuyến đãchính thức được triển khai DN không phải trực tiếp đến Cục Hoá chất xingiấy xác nhận mà tiến hành khai báo qua mạng ngay tại DN Nếu cần bổsung, sửa chữa thì Cục sẽ có thông báo qua mạng cho DN Sau khi hoàn tấtthì DN chỉ cần mang tờ khai đến Cục Hoá chất đối chiếu và lấy giấy xácnhận Việc triển khai hệ thống này mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả DN

và Nhà nước

1.2.2 Nghiên cứu tìm hiểu thị trường

Đảm bảo việc kinh doanh đạt hiệu quả cao và ít rủi ro, mọi doanh nghiệptrước khi kinh doanh bắt buộc phải tiến hành nghiên cứu thị trường Nghiêncứu thị trường là một nghiệp vụ được tiến hành dựa trên các kỹ thuật vànghiệp vụ tìm hiểu, phân tích, đánh giá và đưa ra các kết luận phục vụ choquá trình ra quyết định marketing của doanh nghiệp một cách kịp thời chính

Trang 14

xác đảm bảo mục tiêu tìm kiếm thị trường cho các hàng hóa của doanh nghiệptrong một khoảng thời gian và nguồn lực hạn chế nhất định Đồng thời làm cơ

sở cho quá trình giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng của công ty với đối tác.Quá trình nghiên cứu tìm hiểu thị trường được tìm hiểu cụ thể ở các mặtchính sau:

- Nghiên cứu giá cả và nguồn cung hàng hóa trên thị trường thế giới: Là

một vấn đề vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp kinh doanh xuấtnhập khẩu Qua giá cả trên thị trường thế giới ta có thể đánh giá được quan hệcung cầu của một loại hàng hóa trên thị trường thế giới và nó luôn biến động,việc định giá đúng hàng hóa trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tếđảm bảo mang lại hiệu quả cho kinh doanh xuất nhập khẩu

- Dự đoán xu hướng biên động của giá: Xu hướng biến động của giá trên

thị trường thế giới là rất phức tạp, lúc tăng lúc giảm và chỉ mang tính ổn địnhtạm thời Để dự đoán được giá của từng mặt hàng trên thị trường phải dựa vàokết quả nghiên cứu và dự đoán tình hình thị trường đối với từng loại hàng hóađồng thời đánh giá đến các nhân tố tác động đến xu hướng biến đổi giá

1.2.3 Lập phương án kinh doanh

Lập phương án kinh doanh là một chương trình hành động tổng quátnhằm thực hiện/ đạt được mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp dựa trên cơ sở kếtquả của quá trình nghiên cứu thị trường

Quá trình xây dụng phương án kinh doanh gồm các bước sau:

- Phân tích để lựa chọn thị trường và phương án kinh doanh Trong bước

này người lập phương án phải phân tích đánh giá một cách tổng quát tình hìnhthị trường nội địa và nước ngoài Phương pháp phổ biến là sử dụng ma trậnSWOT( S – trengths – điểm mạnh, W – weaks – điểm yếu, O – opportunities– cơ hội, T – threats – thách thức) từ đó xác định các cơ hội, thách thức cùngvới điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp mình trong một khối các doanh

Trang 15

nghiệp cạnh tranh, để từ đó lựa chọn được thị trường và mặt hàng kinh doanhhiệu quả Trong bước này điều quan trọng phải xác định được số lượng hàngxuất nhập khẩu để đạt được lợi nhuận tối đa.

- Xác định mục tiêu: cụ thể các mục tiêu được đề ra trong phương án

kinh doanh: doanh số, lợi nhuận, số lượng bán, số lượng nhập, giá bán ra, tỷsuất lãi trên vốn đầu tư hoặc định hướng kinh doanh

- Phác thảo phương án kinh doanh: từ phương án đã đề ra phải phác thảo

phương án tiến hành kinh doanh trên các thị trường mục tiêu: mặt hàng kinhdoanh, đối tác, số lượng, chất lượng, bao bì, ký hiệu mã, thời gian giao hàng

và hình thức thanh toán và tính toán mức lợi nhuận dự tính sẽ thu được Cóthể có nhiều phương án kinh doanh, và nhiệm vụ của người lập là tìm raphương án kinh doanh khả thi nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất Để làmđược điều này, thì bắt buộc phải đánh giá các phương án được hoạch định trên

cơ sở các chỉ tiêu: Tổng doanh thu dự kiến, mức lợi nhuận dự kiến, tỉ suất lãitrên vốn đầu tư, tỉ suất chi phí phát sinh, và lưu ý rằng các phương án kinhdoanh phải thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và thịtrường, phù hợp với điều kiện và khả năng của doanh nghiệp, đảm bảo mụctiêu cốt lõi của doanh nghiệp, khả thi và an toàn

1.2.4 Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng.

1.2.4.1 Giao dịch, đàm phán

Giao dịch là quá trình trao đổi thông tin về các điều kiện thương mạigiữa các bên tham gia Trong mỗi giao dịch thương mại quốc tế đều được tiếnhành theo một phương thức nhất định; căn cứ vào mặt hàng, số lượng, thịtrường và thời gian giao dịch và trình độ của người giao dịch cũng như thời

cơ tính chất của từng thương vụ mà doanh nghiệp sẽ chọn phương thức giaodịch cho phù hợp như: giao dịch trực tiếp, giao dịch qua trung gian, mua bán

Trang 16

đối lưu, đấu thầu quốc tế, giao dịch tại hội chợ, triển lãm, giao dịch tại sở giaodịch hàng hóa, giao dịch tái xuất.

Trong giao dịch quốc tế, giao dịch thường được tiến hành theo các bước:

- Hỏi giá: là việc người mua đề nghị người bán cho biết thông tin giá cả

và các điều kiện thương mại cần thiết để tiến hành giao dịch Mục đích cơ bảncủa việc hỏi giá là có được thông tin đầy đủ và chính xác về hàng hóa, quycách phẩm chất, số lượng, bao bì, điều kiện giao hàng, giá cả, điều kiện thanhtoán và điều kiện thương mại khác

- Chào hàng: là việc đưa ra lời đề nghị kí kết hợp đồng mua bán thương

mại với một hoặc nhiều đối tượng Chào hàng bắt buộc phải cung cấp cho đốitác những thông tin sau: tên hàng, quy cách, phẩm chất, giá cả, phương thứcthanh toán, điều kiện và địa điểm giao hàng cùng với các điều kiện khác như:bao bì, ký mã hiệu Chào hàng có thể là do người bán hoặc người mua đưa ra.Tuy nhiên, trước khi tiến hành chào hàng cần phải nắm được các thông tin vềcung cầu thị trường nội địa và thế giới, cung và cầu cầu của đối tác, giá hiệnhành trên thị trường và khả năng cung cấp hoặc mua bán của doanh nghiệp

Từ những thông tin trên mà đưa ra chào hàng cố định hoặc chào hàng tự do,

và với loại hình chào hàng nào thì vẫn phải đưa ra các khoản mục một cách rõràng và phải có tính hấp dẫn Sức hấp dẫn không chỉ ở khía cạnh giá mà cònđược xem xét ở khía cạnh các dịch vụ đi kèm, hoặc chế độ hậu mãi hoặcphẩm chất hàng hóa, điều kiện thanh toán hàng hóa mà được coi là mang lạinhiều lợi ích cho người mua

- Đặt hàng: là lời đề nghị kí hợp đồng thương mại của người mua Về

nguyên tăc, nội dung của đặt hàng phải đầy đủ nội dung cần thiết cho việc kýhợp đồng Bởi vì việc đặt hàng là đề nghị chắc chắn về kí kết hợp đồng từphía người mua Đề nghị này xuất phát từ việc doanh nghiệp biết rõ đối táccung cấp mà mình đặt hàng, và đã có các giao dịch trước đó nên doanh nghiệp

Trang 17

biết rõ quy cách, phẩm chất hàng hóa, giá cả và khả năng giao hàng của đốitác Thông tin quan trong cần xác định trong đặt hàng là các thông tin về: tênhàng, quy cách, phẩm chất sổ lượng hàng cần đặt mua.

- Hoàn giá: là việc người nhận chào hàng không chấp nhận hoàn toàn

đơn chào hàng mà đưa ra những đề nghị mới, lúc đó đơn chào hàng trước làkhông còn hiệu lực

- Chấp nhận: là việc người nhận đơn chào hàng chấp nhận hoàn toàn mọi

điều kiện trong đơn chào hàng, khi đó hợp đồng thương mại được thành lập

- Xác nhận: là việc cả hai bên ghi lại kết quả giao dịch đã đạt được về

điều kiện giao dịch và trao cho nhau Xác nhận được lập thành hai bản có chữ

ký hợp pháp của hai bên, và mỗi bên giữ một bản

Đàm phán trong thương mại: là quá trình các bên tiên hành thảo luận,thương lượng để đạt được sự thống nhất về các mối quan tâm chung và cácquan điểm còn bất đồng để tiến đến hợp đồng thương mại Về hình thức thìđàm phán có thể tiến hành qua nhiều cách như: đàm phán bằng thư tín, bằngđiện thoại hoặc gặp gỡ trực tiếp Tùy theo vị thế, sự chủ động và mối quan hệgiữa các bên mà chọn hình thức đàm phán sao cho hiệu quả, tiết kiệm cả thờigian và chi phí Tiến trình trong đàm phán thương mại quốc tế được tiến hànhnhư sau:

- Chuẩn bị đàm phán: là chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành

đàm phán như: chuẩn bị nội dung và xác định mục tiêu đàm phán, chuẩn bị

dữ liệu thông tin về hàng hóa, về đối tác, về thị trường…, chuẩn bị nhân sựtham gia đàm phán, lựa chọn thời gian địa điểm và chuẩn bị chương trình đàmphán

- Tiến hành đàm phán: Đối với hoạt động kinh doanh nói chung, thì thao

tác đàm phán sẽ ảnh hưởng tới 60% sự thành đạt của một doanh nghiêp Vìvây, trong quá trình đàm phán yêu cầu cả tính chuyên môn và cả nghệ thuật

Trang 18

đàm phán, nó bao gồm: tiếp cận, trao đổi thông tin, thuyết phục, nhượng bộ

và thỏa thuận

- Kết thúc đàm phán: dù kết quả đàm phán có như thế nào, có ký kết

hoặc không ký kết hợp đồng với đối tác thì vẫn phải giữ thiện chí và giữ mốiquan hệ tốt đẹp giữa các bên Đồng thời đánh giá lại kết quả đàm phán trêncác phương diện các mục tiêu đề ra, rút bài học kinh nghiệm cho các cuộcđàm phán tiếp theo

1.2.4.2 Ký kết hợp đồng

Hợp đồng thương mại quốc tế là thỏa thuận giữa các đương sự có trụ sởkinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên là bên bán – bên xuất khẩu– có trách nhiệm chuyển quyền sử dụng và sở hữu tài sản gọi là hàng hóa chobên khác gọi là bên mua – bên nhập khẩu, bên mua có trách nhiệm nhận hàng

và thanh toán tiền hàng cho bên bán Theo điều 50 và 81 của Luật Thươngmại Việt Nam sửa đổi 2005 quy định rõ một hợp đồng thương mại có hiệu lựckhi có đầy đủ các điều kiện sau:

- Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bán phải có đầy đủ tư cách pháp

lý Trong thương mại quốc tế, chủ thể đối tác nước ngoài là thương nhân đầy

đủ tư cách pháp lý được quy định trong luật pháp của quốc gia mà họ đăng kýgiấy phép kinh doanh Chủ thể Việt Nam là chủ thể có đầy đủ tư cách pháp lýtheo Luật pháp Việt Nam và được phép kinh doanh với đối tác nước ngoài

- Đối tương hợp đồng là hàng hóa được phép kinh doanh mua bán theo

quy định của pháp luật và chính phủ của cả bên mua và bên bán

- Hợp đồng thương mại quốc tế phải có đầy đủ các thông tin sau: tên

hàng, số lượng, quy cách, phẩm chất, phương thức thanh toán, địa điểm vàthời gian giao nhận hàng Hợp đồng thương mại quốc tế phải được lập thànhvăn bản Thư từ, điện báo, telex, fax, thư tín điện tử không được coi là hình

Trang 19

thức văn bản Mọi thỏa thuận bằng miệng kể cả việc sửa đổi bổ sung đềukhông có hiệu lực.

Nội dung cơ bản của hợp đồng: Hợp đồng thương mại thường gồm haiphần phần chung và phần điều khoản

Phần chung:

- Số hiệu của hợp đồng – contract no … - đây không phải nội dung pháp

lý bắt buộc của hợp đồng như nó có ý nghĩa về công tác quản lý, kiểm tra,giám sát, điều hành thực hiện hợp đồng của các bên

- Địa điểm ngày tháng kí kết hợp đồng: Nội dung này có thể ở đầu hoặc

cuối hợp đồng, nếu trong hợp đồng không có điều khoản gì thêm thì hiệu lựchợp đồng bắt đầu từ ngày kí kết hợp đồng

- Tên và địa chỉ các bên kí kết hợp đồng: Các chủ thể của hợp đồng phải

nêu rõ, chính xác, đầy đủ: tên theo giấy phép kinh doanh, địa chỉ, người đạidiện, chức vụ các bên tham gia ký kết hợp đồng

- Các định nghĩa dùng trong hợp đồng: Trong hợp đồng có thể dùng các

thuật ngữ mà ở mỗi quốc gia lại hiểu theo nghĩa khác nhau, như vậy để thốngnhất các thuật ngữ này hoặc các vấn đề quan trọng được định nghĩa rõ tronghợp đồng

Trang 20

- Tên hàng: là điều khoản quan trọng trong một hợp đồng thương mại

quốc tế, nó nói lên chính xác đối tượng mua bán, trao đổi, vì vậy người taluôn tìm cách diễn đạt chính xác tên hàng bằng cách ghi cả hai tên thôngthường và khoa học của hàng hóa đo

- Số lượng: là điều kiện không thể thiếu trong hợp đồng thương mại quốc

tế, cung cấp chính xác về mặt lượng của hàng hóa giao dịch gồm đơn vị tính

số lượng hàng hóa, phương pháp quy định số lượng, phương pháp quy định sốlượng

- Chất lượng: là điều khoản nói lên đặc trưng của hàng hóa, bao gồm các

chỉ tiêu sau: các chỉ tiêu cơ, lý, hóa, công suất và các chi tiêu cảm quan: màusắc mùi vị Trong giao dịch quốc tế thường được sử dụng hàng mẫu, thường

có ba mẫu hàng giao cho bên mua, bên bán, và bên giám định để xác địnhphẩm chất hàng hóa giao nhận sau này

- Giá cả: trong giao dịch thương mại thì giá cả là một điều kiện quan

trọng, bao gồm đồng tiền tính giá, mức giá, phương pháp quy định giá,phương pháp xác định mức giá, cơ sở của giá cả và việc giảm giá Giá cảtrong hợp đông thương mại quốc tế là giá quốc tế, vì vậy công tác nắm bắtkịp thời giá trên thị trường thê giới để xác định mức giá hợp lý trong hợpđồng thương mại có ý nghĩa quan trọng trong nghiệp vụ kinh doanh xuất nhậpkhẩu

- Phương thức thanh toán: thanh toán tiền hàng luôn có ý nghĩa đối với

cả hai bên mua và bán, nó tác động trực tiếp đến quay vòng vốn của hai bên

vì trị giá của hợp đồng thương mại quốc tế thường là rất lớn nên lượng tiềnphải thanh toán là nhiều Vì thế phương thức thanh toán có ý nghĩa lớn trongviệc thực hiện giao dịch thương mại quốc tế, nên trong giao dịch thương mạiquốc tế, các bên đều cố gắng đàm phán hình thức thanh toán có lợi nhất cho

Trang 21

mình Các điều kiện thanh toán trong hợp đồng gồm có: đồng tiền thanh toán,thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, và điều kiện đảm bảo hối đoái.

- Điều kiện giao hàng: xác định địa điểm và thời gian giao hàng, xác

định phương thức giao hàng và thông báo giao hàng

1.2.5 Phương thức thanh toán quốc tế.

Thanh toán là một nội dung quan trọng hoạt động thương mại quốc tế,

nó có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, trong thương mại quốc tế có nhiềuphương thức thanh toán, dưới đây là một số loại hình thanh toán phổ biến

a Thanh toán bằng phương pháp tín dụng chứng từ

Khi hợp đồng ngoại thương yêu cầu thanh toán bằng phương pháp tíndụng chứng từ, thì bắt buộc doanh nghiệp nhập khẩu phải tiến hành mở thưtín dụng – L/C Trước khi mở L/C, bằng phương pháp kiểm tra và giám sátdoanh nghiệp nhập khẩu phải biết chắc rằng doanh nghiệp xuất khẩu có hàng

và giao theo hợp đồng Doanh nghiệp nhập khẩu mở L/C còn là hoạt độngtiền đề cho hoạt động giao hàng của người xuất khẩu Căn cứ để mở L/C làhợp đồng ngoại thương đã được ký kết giữa hai bên

Đề tiến hành mở L/C người nhập khẩu phải đến ngân hàng làm đơn xin

mở L/C theo mẫu của ngân hàng Đơn mở L/C là căn cứ để giải quyết tranhchấp (nếu có) giữa ngân hàng mở L/C với người mở L/C đồng thời là cơ sở

để ngân hàng mở L/C cho bên xuất khẩu Vì vậy, doanh nghiệp nhập khẩuphải chú ý lập đơn cho chính xác, đúng mẫu đơn và phù hợp với nội dungmình mong muốn, đồng thời cân nhắc các điều kiện ràng buộc bên xuất khẩuđảm bảo tính chặt chẽ, quyền lợi và điều khoản của hợp đồng Sau đó, doanhnghiệp nhập khẩu tiến hành kí quỹ để ngân hàng tiến hành mở L/C cho ngườixuất khẩu theo yêu cầu đã ghi trong đơn xin mở L/C của người nhập khẩu.Bên xuất khẩu chấp nhận L/C và giao hàng đồng thời giao bộ chứng từ chobên nhập khẩu, bên nhập khẩu sử dụng bộ chứng từ này và thanh toán tiền

Trang 22

hàng cho ngân hàng, đồng thời nhận lại chứng từ chứng thực để đi nhậnhàng.

b Thanh toán bằng phương thức nhờ thu

Trong hợp đồng ngoại thương quy định thanh toán bằng phương phápnhờ thu, thì sau khi nhận chứng từ ở ngân hàng, doanh nghiệp phải kiểm trachứng từ Trong trường hợp chứng từ hợp lệ với hợp đồng thương mại thìchấp nhận thanh toán tiền hàng, còn nếu chứng từ không hợp lệ theo hợpđông thương mại thì bên nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán, và việc viphạm hợp đồng sẽ được hai bên trực tiếp giải quyết với nhau

c Thanh toán bằng phương pháp giao chứng từ trả tiền

Được tiến hành nếu trong hợp đồng ngoại thương yêu cầu thanh toánbằng phương pháp giao chứng từ trả tiền thì đến kỳ hạn thanh toán, doanhnghiệp nhập khẩu phải đến ngân hàng mình mở tài khoản yêu cầu mở thựchiện dịch vụ CAD hoặc COD ký một bản ghi nhớ đồng thời thực hiện ký quỹ100% giá trị của thương vụ để lập tài khoản ký thác Ngân hàng sẽ kiểm tra

bộ chứng từ do người xuất khẩu gửi đến, nếu hợp lệ thì ngân hàng sẽ thanhtoán cho bên xuất khẩu và chuyển chứng từ xác minh đã thanh toán đến bênnhập khẩu để tiến hành nhận hàng

d Phương thức chuyển tiền

Đối với, doanh nghiệp nhập khẩu khi nhận được bộ chứng từ do bên xuấtkhẩu gửi đến thì tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và chính xác, nếu phù hợp thìviết lệnh chuyển tiền đến ngân hàng và yêu cầu ngân hàng chuyển tiền đếncho người xuất khẩu

1.2.6 Thủ tục hải quan cho lô hàng xuất nhập khẩu

1.2.6.1 Thủ tục hải quan và các công ước quốc tế Việt Nam tham gia về

Hải quan

a Thủ tục hải quan:

Trang 23

Là việc mà người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện nhậpcảnh, quá cảnh, xuất cảnh hoặc của người được ủy quyền (gọi là người khaihải quan) theo các quy định của pháp luật Hải quan và các luật khác có liênquan.

b Các công ươc hiệp định quốc tế Việt Nam tham gia về Hải quan

- Công ước về thành lập hội đồng hợp tác hải quan.

- Công ước Kyoto về đơn giản và hài hòa hải quan.

- Công ước HS.

- Hiệp định xác định trị giá hải quan GATT.

- Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung – CEPT.

- Cam kết về thuế quan khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới –

WTO

1.2.6.2 Các bước thông quan hàng xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp

a. Khai báo và kê khai thuế

Khai báo: là quá trình người phụ trách công tác hải quan ở doanh nghiệpnhập khẩu cung cấp những thông tin cần thiết về đối tượng tham gia hoạtđộng thương mại ngoại thương, chi tiêt hàng hóa, và các thông tin khác cóliên quan để cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, đối chiếu trước khi cơ quannày ra quyết định thông quan hay không cho thông quan

Nguyên tắc khai thuế: Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thựcđầy đủ các nội dung trong tờ khai và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy địnhtrong hồ sơ khai thuế với cơ quan hải quản lý thuế, mà trong trường hợp này

là cơ quan hải quan

Bộ hồ sơ hải quan:

- Đối với hàng xuất khẩu: Bộ hồ sơ cơ bản gồm:

Tờ khai hải quan: 02 bản chính;

Bản kê khai chi tiết hàng hóa: 01 bản chính và 01 bản sao;

Trang 24

Giấy phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật trong trường hợphàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản;

Đối với hàng hóa xuất khẩu theo hình thức nhập nguyên liệu để sảnxuất, hàng gia công: bản định mức sử dụng nguyên liệu của mã hàng: 01 bảnchính;

Các chứng từ khác có liên quan của pháp luật liên quan phải có: 01 bảnchính;

- Đối với hàng nhập khẩu: Bộ hồ sờ cơ bản gồm:

Tờ khai hải quan: 02 bản chính;

Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị tương đươnghợp đồng: 01 bản sao;

Hóa đơn thương mại: 01 bản chính, 01 bả sao;

Vận tải đơn: 01 bản sao;

 Các loại chứng từ khác có liên quan như: bảng kê khai chi tiết hànghóa( 01 bản chính, 01 bản sao); giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượnghàng hóa hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra nhà nước về hàng hóa(01 bảnchính); tờ khai trị giá hàng nhập khẩu(01 bản chính);giấy chứng nhận xuất xứhàng hóa – C/O(01 bản gốc và 01 bản sao)

b Trách nhiệm của người khai báo

- Chuẩn bị các chứng từ hợp lệ, hợp pháp của lô hàng theo đúng quy

định và các điều kiện liên quan khác để hoàn chỉnh việc khai báo hải quantrước khi làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan

- Tự khai báo chính xác đầy đủ hàng hóa nhập khẩu theo đúng nội dung

quy định cho người khai báo hải quan

- Tự xác định mã số hàng hóa, thuế suất, giá trị tính thuế của từng mặt

hàng nhập khẩu và tự tính số thuế phải nộp trên tờ khai hải quan

Trang 25

- Tự xếp hồ sơ hải quan vào nơi cơ quan hải quan quy định phân luồng

theo tiêu chí, đăng kí thời gian xuất trình hàng hóa để hải quan kiểm tra trongtrường hợp cần thiết

- Ký tên, đóng dấu vào tờ khai sau khi thực hiện đầy đủ các bước khai

báo ở trên

c Thời gian khai báo và nộp thuế

Thời gian khai báo

- Đối với hàng nhập khẩu thuộc diễn miễn thuế, hàng không có thuế,

hoặc thuế suất bằng không theo đúng quy định của Luật Hải quan, doanhnghiệp được khai báo, đăng kí tờ khai hàng nhập khẩu trước 7 ngày hàng đếncủa khâu nhập khẩu

- Đối với hàng có thuế: Doanh nghiệp được đăng kí và khai báo hải

quan khi hàng về đến cửa khẩu dỡ hàng

- Đối với hàng nhập khẩu bằng đường biển, đường không, đường sắt:

trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng đến cửa khẩu dỡ hàng ghi trên vậnđơn, người làm thủ tục hải quan phải đến cơ quan hải quan làm thủ tục Tờkhai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời gian 15 ngày kể từngày đăng ký

- Đối với hàng nhập khẩu bằng đường bộ, đường sống:ngày hàng đến

cửa khẩu đầu tiên là ngày người làm thủ tục hải quan mở tờ khai và đăng kýlàm thủ tục hải quan

- Tờ khai hải quan có hiệu lực 15 ngày tính từ ngày mở tờ khai hải

quan

Nộp thuế

- Thời điểm tính thuế được tính từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Thuế suất, trị giá tính thuế, tỷ giá tính thuế được tính theo thời điểm tính thuế

Trang 26

- Thời hạn nộp thuế đối với hàng xuất khẩu là 30 ngày, kể từ ngày đăng

ký tờ khải hải quan

- Thời hạn nộp thuế đối với hàng nhập khẩu được quy đinh cụ thể đối

với từ trường hợp cụ thể sau

 Đối với hàng hóa là hàng nhập khẩu tiêu dùng trong Danh mục hànghóa do Bộ Thương mại công bố thì phải nộp thuế xong trước khi nhận hàng.Nếu người nộp thuế có bảo lãnh về sô thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế làthời hạn bảo lãnh, và không quá 30 ngày tính từ ngày đăng ký tờ khai hảiquan Hàng hóa tiêu dùng trong Danh mục hàng hóa do Bộ Thương mại công

bố nhưng nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứukhoa học và giáo dục đào tạo thuộc đối tượng được miễn thuế thì xét miễnthuế nhập khẩu thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khaihải quan

 Thời hạn đối với người khai hải quan chấp hành tốt pháp luật thuế:

 Hàng hóa nhập khẩu là vât tư, nguyên liệu để trực tiếp sản xuất hànghóa xuât khẩu thì thời hạn nộp thuế là 275 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khaihải quan

 Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất hoặc tạmxuất tái nhập, thì thời hạn nộp thuế là 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn hết tạmnhập, tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập

 Đối với hàng hóa là hàng hóa nhập khẩu khác, thời hạn nộp thuế là 30ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan

 Thời hạn nộp thuế đối với người chưa chấp hành tốt pháp luật thuếtrong các trường hợp cụ thể như sau:

 Nếu được các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp theoquy định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì

Trang 27

thời hạn nộp thuế theo thời gian bảo lãnh, nhưng không được quá thời hạn đốivới các trường hợp đã nêu ở trên.

 Nếu không được các tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc các tổ chức hoạtđộng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuếphải nộp, người nộp thuế phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng

 Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng,nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo thuộc đối tượng được xét miễn thuếthì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày người nộp thuế đăng ký tờ khaihải quan

d Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và trị giá tính thuế Thuế giá trị gia tăng:

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hànghóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất,lưu thông đến tiêu dùng

Căn cứ tình thuế là giá tính thuế và thuế suất

Giá tình thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu là giá nhập tại cửakhẩu cộng với thuế nhập khẩu ngoài ra còn bao gồm các khoản phí và phụ phíthu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng

Thuế suất giá trị gia tăng được quy định như sau:

- Mức thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu;

- Mức thuế suất 5% đối với các hàng hóa, dịch vụ: nước sạch phục sản

xuất kinh doanh; phân bón và quặng để sản xuất phân bón; thuốc trừ sâu, cácchất kích thích tăng trưởng vật nuôi; thiết bị và dụng cụ y tế; bông băng y tế,thuốc chữa bệnh, phòng bệnh; giáo cụ phục vụ giảng dạy và học tập; đồ chơicho trẻ em, sách khoa học – kỹ thuật, sách văn học nghệ thuât, sách thiếu nhi,sách pháp luật trừ văn bản pháp luât; sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôitrồng thủy sản chưa qua chế biến; thực phẩm tưới sống; sản phẩm bằng tre,nan, nứa, lá; bông sơ chế từ bông trồng trong nước; thức ăn cho gia súc gia

Trang 28

cầm, vật nuôi khác; dịch vụ khoa học, kỹ thuật; dịch vụ trực tiếp phục vụ sảnxuất nông nghiệp.

- Mức thuế suất 10% đối với các hàng hóa, dịch vụ: dầu mỏ, than đá,

khí đốt, quặng và các sản phẩm khai khoáng khác; điện thương phẩm, sảnphẩm đồ điện,cơ khí, điện tử; hóa chất mỹ phẩm; sợi, vải, các sản phẩm maymặc, thêu ren; giấy và các sản phẩm bằng giấy; bánh kẹo, sữa, nước giải khát

và các sản phẩm chế biến khác; các sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh, cao su,nhựa, gỗ và các sản phẩm bằng gỗ; xi măng, gạch ngói, các vật liệu xây dựngkhác; xây dụng, lắp đặt, vận tải bốc xếp; dịch vụ bưu điện, bưu chính, viễnthông; cho thuê nhà, kho tang, bến bãi, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải;dịch vụ tư vấn pháp luât; in sao băng, cho thuê băng; in, chụp, phóng ảnh; cácloại hàng hóa dịch vụ khác

- Mức thuế suất 20% đối với hàng hóa: vàng, bạc, đá quý do cơ sở kinh

doanh mua vào, bán ra; khách sạn, du lịch, ăn uống; sổ xố kiến thiết và cácloại hình sản xuất khác; đại lý tàu biển; dịch vụ môi giới

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế gián thu đánh vào một số mặt hàng mà nhànước không khuyến khích sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu tiêu dùng

Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu theo từng lầnnhập khẩu là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu, giá tính thuếtiêu thụ đặc biệt, thuế suất tiêu thụ đặc biệt Trong đó giá tinh thuế tiêu thụđặc biệt đối với hàng nhập khẩu là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế suất tiêu thu đặc biệt:

- Đối với loại hàng hóa là thuốc lá, xà gà có thuế suất là 65%.

- Đối với loại hàng hóa là rượu, thuế suất là 65 % đối với rượu từ 40 độ

trở lên, 30% rượu từ 20 độ đến 40 độ, 20% rượu dưới 20 độ

Trang 29

- Đối với hàng hóa là bia, thuế suất là 75% đối với bia chai,bia hôp; và

40% đối với bia hơi, bia tươi

- Đối với hàng hóa là ô tô, thuế suất là 50 % đối với ô tô từ 5 chỗ ngồi

trở xuống; 30% đối với ô tô 6 từ 15 chỗ ngồi; 15% đối với ô tô từ 16 đếndưới 24 chỗ ngồi

- Đối với các loại xăng là 10%.

- Điều hòa nhiệt độ công suất 90.000 BTU trở xuống là 15%.

- Đối với hàng hóa là bài lá, thuế suất là 40%.

- Đối với hàng hóa vàng mã, hàng mã, thuế suất là 70%

1.2.7 Thuê phương tiện vận tải và bảo hiểm lô hàng

1.2.7.1 Thuê phương tiện vận tải

Việc thuê phương tiện vận tải để chuyên chở hàng hoá nhập khẩu trựctiếp ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, sự an toàn của hàng hoá…Vì vậy, khithuê phương tiện nhập khẩu phải am hiểu và nắm chắc các căn cứ và nghiệp

vụ để thuê phương tiện vận tải

1.2.7.2 Các căn cứ để thuê phương tiện vận tải

- Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng thương mại ngoạithương Điều kiện cơ sở của giao hàng là điều kiện là CFR, CIF, CIP, DES,DEQ, DDU, DDP thì người xuất khẩu phải tiến hành thuê phương tiện vậntải, còn nếu điều kiện giao hàng là EXW, FCA, FAS, FOB thì người nhậpkhẩu tiến hành thuê phương tiện vận tải

- Căn cứ vào khối lượng và đặc điểm hàng hóa để tối ưu hoá tải trọngcủa phương tiện, từ đó tối ưu hoá chi phí, cũng để đảm bảo cho hàng hoátrong quá trình vận chuyển

- Căn cứ vào điều kiện vận tải: Đó là hàng rời hay hàng đóng trongcontainer, là hàng thông dụng hay hàng đặc biệt, vận tải là một chiều hay vận

Trang 30

tải hai chiều, chuyên trở theo chuyến hay chuyên chở liên tục Để từ đó lựachọn phương tiện vận tải thích hợp nhất.

- Căn cứ vào các điều kiện khác trong hợp đồng như: Quy định về mứctải trọng tối đa của phương tiện vận tải, mức bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ…

1.2.7.3 Nghiệp vụ thuê phương tiện vận tải

Hàng hoá giao dịch trong TMQT thường được vận chuyển bằng tàu biển,bằng container, bằng đường sắt và đường hàng không Nhưng hàng chuyênchở bằng tàu biển và container là phổ biến hơn cả

a Nghiệp vụ thuê tàu: Có hai hình thức thuê tàu: Thuê tàu chợ và thuêtàu chuyến

- Thuê tàu chợ là việc người thuê chở yêu cầu người chuyên chở hoặcchủ tàu giành cho thuê một phần chiếc tàu chợ (Liner) để chuyên chở hànghoá từ một cảng này đến một hay nhiều cảng khác và trả cước phí theo biểugiá cước định sẵn Tàu chợ chạy định kỳ, thường xuyên trên một tuyến nhấtđịnh, ghé qua những cảng nhất định với lịch trình cụ thể được định trước Nghiệp vụ thuê tàu chợ được đánh giá là khá đơn giản

- Thuê tàu chuyến là việc người thuê chở đề nghị người chủ tàu cho thuêtoàn bộ con tàu để chở hàng từ một cảng này đế một hay nhiều cảng khác vàphải trả một khoản phí cước thuê tàu do hai bên thoả thuận Tuyến đường vàlịch trình hoạt động của tàu chuyến (Tramp) phụ thuộc vào yêu cầu của ngườithuê chở

Nghiệp vụ thuê tàu chuyến khá phức tạp

b Nghiệp vụ thuê container:

- Thuê một phần chiếc container (Gửi hàng lẻ- LCL): Phù hợp khi ngườigửi hàng có khối lượng hàng hoá không đủ xếp đầy một container

- Thuê nguyên cả container (Gửi hàng nguyên container- FCL): Áp dụngkhi chủ hàng có khối lượng hàng hoá lớn và đồng nhất, đủ chứa đầy một hay

Trang 31

nhiều container HĐ thuê theo FCL có thể ký kết theo 4 dạng: Thuê chuyếnmột, thuê không quy định số lượng container với giá cố định, HĐ thuê có quyđịnh số lượng container tối thiểu bắt buộc, HĐ thuê dài hạn.

1.2.8 Mua Bảo hiểm cho hàng hoá (nếu có)

Trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá thường phải vận chuyển đirất xa, trong những điều kiện vận tải phức tạp Do đó, hàng hóa rất dễ hưhỏng, mất mát, tổn thất trong quá trình vận chuyển Chính vì vậy, việc muabảo hiểm cho hàng hoá để giảm bớt các rủi ro có thể xảy ra có ý nghĩa to lớn.Trên thế giới và Việt Nam hiện nay thường áp dụng 3 điều kiện BH chính:Điều kiện bảo hiểm loại A, B, C

1.2.8.1 Những căn cứ để mua bảo hiểm hàng hoá

- Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng thương mại quốctế: Điều kiện cơ sở giao hàng sẽ quy định rủi ro hàng hoá trong quá trình vậnchuyển thuộc về bên xuất khẩu hay nhập khẩu Từ đó, các bên cần xem xétviệc mua BH cho hàng hoá, ngoại trừ điều kiện CIF, CIP người bán có nghĩa

vụ mua bảo hiểm hàng hoá theo điều kiện C (mức bảo hiểm tối thiểu)

- Căn cứ vào hàng hoá vận chuyển: Nếu lô hàng có giá trị lớn, dễ chịutác động từ quá trình bốc xếp, vận chuyển thì cần mua bảo hiểm điều kiện A,những lô hàng có bản chất rất khó bị hư hỏng, mất mát cho dù có những tácđộng từ bên ngoài thì có thể mua bảo hiểm ở điều kiện thấp hơn hoặc khôngmua

- Căn cứ vào điều kiện vận chuyển: Các điều kiện vận chuyển như: loạiphương tiện vận chuyển, loại bao bì bốc dỡ…là các yếu tố tạo nên rủi ro chohàng hoá

1.2.8.2 Nghiệp vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá

Trang 32

* Xác định nhu cầu bảo hiểm (xác định giá trị bảo hiểm và điều kiện bảohiểm) Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của lô hàng, thường là giá hàng ởđiều kiện CIF.

* Xác định loại hình bảo hiểm: Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhậpkhẩu thường sử dụng hai loại hình bảo hiểm chính: hợp đồng bảo hiểmchuyến và hợp đồng bảo hiểm bao

- Hợp đồng bảo hiểm chuyến: Được ký kết cho từng chuyến hàngchuyên chở từ địa điểm này đến địa điểm khác, được ghi trong hợp đồng bảohiểm

- Hợp đồng bảo hiểm bao: Đuợc ký kết cho một khối lượng hàng vậnchuyển trong nhiều chuyến kế tiếp nhau (thường thời hạn là 1 năm)

* Lựa chọn công ty bảo hiểm: Công ty bảo hiểm có uy tín, có quan hệthường xuyên, tỷ lệ phí bảo hiểm thấp và thuận tiện trong quá trình giao dịch

là ưu tiên lựa chọn đầu tiên của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

* Đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm, thanh toán phí bảo hiểm, nhậnđơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm

1.2.9 Nhận hàng, kiểm tra hàng và khiếu nại

1.2.9.1 Nhận hàng

Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có thể nhận hàng chuyên chởbằng tàu biển, bằng container, bằng đường sắt, đường hàng không Mỗi hìnhthức lại quy định thủ tục nhận hàng khác nhau Các thủ tục này thường làkhông đơn giản

Việc nhận hàng có thể do chính doanh nghiệp tự đảm nhận hoặc uỷ tháccho một công ty giao nhận Công việc này tương đối phức tạp, liên quan đếnnhiều thủ tục hành chính đặc biệt đối với hàng chở rời như phân bón, bột mì,

xi măng…với số lượng lớn, chở nguyên tàu Nếu không nắm vững các thủ tụcnày người nhập khẩu sẽ không biết lập các chứng từ liên hệ như: giấy chứng

Trang 33

nhận hàng thiếu, biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng, mời bảo hiểm giám định, lậpbiên bản giám định… Do đó sẽ khó khiếu nại đòi bồi thường sau này Hiệnnay các doanh nghiệp thường nhờ đến các công ty giao nhận để có được sựchuyên môn hoá của họ nhằm đạt được hiệu quả thực hiện cao nhất.

1.2.9.2 Kiểm tra hàng

Kiểm tra hàng hoá là công vịệc hết sức cần thiết, với mục đích là kiểmtra mức độ phù hợp của hàng hoá nhập khẩu so với yêu cầu trong hợp đồngthương mại quốc tế về số lượng, chất lượng, bao bì… để bảo vệ quyền lợi hợppháp của người mua và là cơ sở để khiếu nại sau này, nếu có

Nội dung kiểm tra:

- Kiểm tra về số lượng: Số lượng hàng thiếu, hàng đổ vỡ và nguyênnhân

- Kiểm tra về chất lượng

- Kiểm tra bao bì hàng hoá

- Kiểm dịch động, thực vật nếu hàng hoá là động thực vật

- Khi nhận hàng từ phương tiện ga, cảng phải kiểm tra niêm phong cặpchì trước khi dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải

1.2.9.3 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)

Khiếu nại là phương pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện

HĐ, bằng cách các bên trực tiếp thương lượng nhằm đưa ra các giải pháp mang tính pháp lý thoả mãn hay không thỏa mãn các yêu cầu của bên khiếu nại

Người mua và người bán có quyền khiếu nại nhau khi một trong hai bên vi phạm bất cứ điều khoản quy định về nghĩa vụ của người bán và người mua trong HĐ Người mua hoặc người bán có thể khiếu nại người chuyên chở khi người chuyên chở vi phạm HĐ chuyên chở, cũng có thể khiếu nại hãng BH khi hàng hoá bị tổn thất do các rủi ro đã được mua BH gây nên

Trang 34

Một số chứng từ liên quan đến quy trình thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu

- Commercial Invoice (Hoá đơn thương mại): Thể hiện số tiền mà người bán yêu cầu người mua phải trả

- Parking List (Phiếu đóng gói): Là bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong một kiện hàng, được sử dụng để mô tả cách đóng gói hàng hoá

- Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ): Là một chứng từ ghi nơi sản xuất hàng do người XK kê khai, ký và được người của cơ quan có thẩm quyền của nước người XK xác nhận

- Cargo List (Bản đăng ký hàng chuyên chở): Chủ hàng phải lập và xuất trình cho đại diện của người vận tải một bản Cargo List để được xếp hàng lên tàu

- ROROC (Biên bản kết toán nhận hàng với tàu): Xác nhận số lượng kiện hàng đã giao và đã nhận

- COR (Biên bản nhận hàng hư hỏng): Là bằng chứng rõ rệt để khiếu nại hãngtàu về trách nhiệm chăm sóc, bảo quản hàng trong quá trình vận chuyển

- Vận đơn hàng hải (Ocean Bill of Lading): Là chứng từ chuyên chở hàng trênbiển do người vận chuyển cấp cho người gửi hàng, thể hiện quan hệ pháp lý giữa họ

- D/O (Lệnh giao hàng): Do công ty vận tải lập khi việc giao hàng được thực hiện trong nước cho người mua hàng hoặc người thụ hưởng

- Các giấy chứng nhận kiểm dịch và chứng nhận vệ sinh: Là các chứng từ do

cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa

đã được an toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, nấm độc…

- Đơn bảo hiểm: Là chứng từ do tổ chức BH cấp, bao gồm những điều khoản chủ yếu của HĐ BH

Ngày đăng: 21/03/2015, 22:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w