Hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở việt nam hiện nay

126 873 0
Hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

mục lục Trang Mở đầu 1 Chơng 1: cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ 7 1.1 Cơ sở lý luận về quyền chính trị của phụ nữ và pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ 7 1.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ 24 1.3. Hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam là yêu cầu khách quan, cấp bách hiện nay 34 Chơng 2: quá trình hình thành, phát triển và thực trạng pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở việt nam hiện nay 40 2.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam 41 2.2 Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam 50 Chơng 3: phơng hớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở việt nam hiện nay 75 3.1. Phơng hớng hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay 75 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay 82 3.3. Một số kiến nghị 105 Kết luận 108 những công trình liên quan đến luận văn đã đợc công bố 110 1 danh mục tài liệu tham khảo 111 phụ lục 116 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Danh ngôn Trung Quốc có câu: "Phụ nữ đỡ nửa bầu trời". Sự đúc kết đó đã nói lên vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu của ngời phụ nữ trong xã hội. Lẽ tất yếu, vai trò xã hội đòi hỏi vị trí xã hội tơng ứng. Tuy nhiên, hàng ngàn năm nay, ở khắp nơi trên thế giới, phụ nữ vẫn phải chịu những thiệt thòi về mặt vị trí xã hội so với nam giới. Điều đó đặc biệt thể hiện ở sự bất bình đẳng với phụ nữ trong việc hởng thụ các quyền chính trị. Cuộc đấu tranh cho vị thế bình đẳng của phụ nữ so với nam giới xuất phát từ nghịch lý kể trên, bắt đầu từ buổi bình minh của chế độ phụ quyền. Phát triển từ thấp đến cao, từ tự phát đến tự giác, cho đến ngày nay, đấu tranh cho vị thế bình đẳng của phụ nữ với nam giới, trong đó đặc biệt là quyền chính trị của phụ nữ, đã không còn là vấn đề riêng biệt của mỗi quốc gia, mà đã trở thành mối quan tâm chung của toàn nhân loại và đợc thể chế hóa trong nhiều công ớc quốc tế về quyền con ngời. ở Việt Nam hiện nay, phụ nữ chiếm 50,8% dân số và 48% lực lợng lao động xã hội. Phụ nữ nớc ta trớc đây đã có những đóng góp hết sức to lớn vào công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm giành và giữ gìn độc lập, xây dựng 2 Tổ quốc. Trong sự nghiệp Đổi mới hiện nay, phụ nữ Việt Nam vẫn luôn sát cánh cùng nam giới phấn đấu vì mục tiêu "Dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" và có những đóng góp đáng kể trong các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định xã hội cũng nh những cống hiến xuất sắc trong việc chăm lo xây dựng gia đình, nuôi dỡng các thế hệ công dân tơng lai của đất nớc. Không những vậy, nhiều phụ nữ còn mang lại những vinh quang lớn cho đất nớc trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thể thao. Nhận thức rõ vị trí và vai trò quan trọng của ngời phụ nữ trong xã hội nên ngay từ khi nớc nhà mới giành đợc độc lập, các quyền của công dân nói chung và quyền của phụ nữ nói riêng đã đợc pháp luật Việt Nam ghi nhận và khẳng định, trong đó có các quyền bình đẳng về chính trị của phụ nữ Điều đó đã tạo điều kiện căn bản cho phụ nữ tham gia tích cực và hiệu quả vào các hoạt động kinh tế, xã hội và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ khi đổi mới đến nay, Đảng và Nhà nớc tiếp tục quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia ngày càng nhiều và hiệu quả hơn vào lĩnh vực chính trị; nhờ vậy, phụ nữ Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội và nhiều đại diện tham gia vào hệ thống chính trị, cũng nh vào việc đề xuất, hoạch định, thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nớc. Xét chung trên toàn thế giới và khu vực, Việt Nam là quốc gia đợc đánh giá cao về mức độ bảo đảm quyền bình đẳng về chính trị của phụ nữ, thể hiện ở tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội ở mức tơng đối cao. Mặc dù vậy, trên thực tế ở Việt Nam, quyền bình đẳng về chính trị của phụ nữ vẫn cha đợc bảo đảm một cách tơng xứng so với vai trò và khả năng của phụ nữ trong xã hội. Điều đó thể hiện ở chỗ vẫn còn khoảng cách lớn giữa tỷ lệ đại biểu nữ và nam trong các cơ quan dân cử (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) và số lợng hạn chế phụ nữ nắm giữ các vị trí then chốt có quyền ra quyết định trong các cơ quan của hệ thống chính trị (xem phụ lục 1 đến phụ 3 lục 7). Đơn cử, mặc dù ở mức cao trên thế giới, song tỷ lệ đại biểu Quốc hội nữ khóa XI mới chỉ đạt 27,3%, tỷ lệ đại biểu nữ ở Hội đồng nhân dân cấp xã nhiệm kỳ (2004-2007) là 20,1% [17, tr. 3-5]. Rõ ràng, tỷ lệ đại biểu nữ hiện nay cha thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu là đại diện giới mình trong việc xây dựng và hoạch định chính sách, pháp luật liên quan đến việc giải quyết các quyền lợi chính đáng cho phụ nữ. Thực tế kể trên đặt ra nhu cầu cấp thiết phải nghiên cứu tìm ra các giải pháp tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trên lĩnh vực chính trị, qua đó giúp phụ nữ tham gia và đóng góp ngày càng hiệu quả hơn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nớc, cũng nh bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế có liên quan của Nhà nớc ta, mà một trong những hớng tiếp cận cơ bản là hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật trên lĩnh vực này. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: "Hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nớc và pháp luật tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trong những năm gần đây, đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam, tiếp cận từ nhiều khía cạnh nh quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia vào quản lý nhà nớc và các tổ chức xã hội của phụ nữ Tiêu biểu trong đó có thể kể nh:"Quyền bầu cử và ứng cử của công dân trong chế độ ta" của Đàm Văn Hiếu (Tạp chí Luật học, số 3, 1975; "Công ớc về việc loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ" của TS. Ngô Bá Thành (Tạp chí Luật học, số 2, 1982); "Phụ nữ: những u ái và thiệt thòi- nhìn từ góc độ xã hội, pháp lý" của TS. Hoàng Thị Kim Quế (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9, 2003); "Về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới (Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 4 37-CT/TƯ của Ban Bí th Trung ơng Đảng khóa VII)" của Hà Thị Khiết (Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 3, 2004); "Quyền chính trị của phụ nữ trong Công ớc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trong pháp luật Việt Nam" của TS. Nguyễn Văn Mạnh; "Công ớc của Liên hợp quốc và pháp luật Việt Nam về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ" của Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ T pháp. Riêng cuốn sách: "Vai trò của nữ cán bộ quản lý nhà nớc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của TS. Võ Thị Mai đề cập kỹ hơn, sâu hơn về một phần nội dung của đề tài đó là phụ nữ tham gia vào quản lý nhà nớc. Tuy các bài viết, công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến một số nội dung liên quan đến đề tài luận văn, nhng đều cha nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở lý luận cũng nh các quy phạm pháp luật và những giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ. Đề tài: "Hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay" là công trình khoa học độc lập, không trùng lắp với các công trình nêu trên, nghiên cứu có hệ thống cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu những nội dung của đề tài, tác giả có kế thừa, tham khảo kết quả nghiên cứu ở các công trình khoa học nêu trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục đích của luận văn là đề xuất những phơng hớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của nớc ta và các chuẩn mực quốc tế có liên quan mà Nhà nớc ta đã cam kết thực hiện. - Để thực hiện đợc mục đích trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ sau: 5 (1) Phân tích khái quát cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ để làm tiền đề đánh giá và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ. (2)Tập hợp và phân tích hệ thống các quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến việc bảo đảm quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam; (3) Trên cơ sở những nhiệm vụ (1) và (2), chỉ ra những thành tựu và hạn chế của pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam và đề xuất các phơng hớng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ trong điều kiện xây dựng Nhà nớc pháp quyền cũng nh xu thế toàn cầu hóa hiện nay. 4. Phạm vi và đối tợng nghiên cứu của luận văn Hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam là một vấn đề có phạm vi rộng, không chỉ liên quan đến pháp luật, mà còn gắn liền với nhiều lĩnh vực khác nh kinh tế, xã hội và văn hóa. Tuy nhiên, với khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu về hệ thống các quy phạm pháp luật liên quan đến việc bảo đảm các quyền chính trị cơ bản của phụ nữ ở Việt Nam, trong đó tập trung vào các quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; quyền tham gia quản lý nhà nớc, xã hội và quyền tham gia các tổ chức chính trị - xã hội. 5. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu của luận văn - Luận văn đợc thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, t tởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nớc và pháp luật trong sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là đờng lối, chủ trơng đổi mới của Đảng về nhận thức chính trị, về quyền chính trị của phụ nữ trong điều kiện xây dựng Nhà nớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. - Các phơng pháp cụ thể mà tác giả sử dụng để nghiên cứu đề tài bao gồm phơng pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, so sánh, thống kê 6 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn So sánh với các công trình khoa học khác trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến vấn đề về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam, luận văn có một số đóng góp mới về khoa học nh sau: - Về cách tiếp cận: Luận văn lần đầu tiên tiếp cận nghiên cứu về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam thông qua việc gắn các quy định pháp luật có liên quan với vấn đề bình đẳng giới và quyền của phụ nữ trong pháp luật quốc tế. - Về nội dung: Trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn pháp lý có liên quan và các điều kiện tác động về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa ở Việt Nam, luận văn lần đầu tiên khái quát hóa, phân tích và đánh giá một cách có hệ thống các quy phạm pháp luật hiện hành về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam cũng nh việc thực hiện những quy định này trong thực tế Luận văn cũng đề xuất các phơng hớng và luận chứng những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, nhất là sự cần thiết phải ban hành Luật Bình đẳng giới ở Việt Nam, trong đó có những quy định về sự bình đẳng trong lĩnh vực chính trị của phụ nữ. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Với kết quả luận văn đạt đợc, tác giả hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam trong thời gian tới. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về vấn đề liên quan đến quyền chính trị của phụ nữ trong các trờng đào tạo cán bộ nói chung và cán bộ nữ nói riêng của Đảng và Nhà nớc. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chơng, 8 tiết. 7 8 Chơng 1 Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ 1.1. Cơ sở lý luận về quyền chính trị của phụ nữ và pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ Ngày nay quyền của phụ nữ tham gia hoạt động chính trị đã đợc tôn trọng và thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Sự tham gia của họ vào đời sống chính trị xuất phát từ giá trị phổ quát của quyền con ngời. Cũng nh nam giới, phụ nữ, với t cách là con ngời, có quyền đợc hởng tất cả các quyền mà "tạo hóa đã ban cho họ" và quyền tham gia đời sống chính trị - xã hội. Nhng tất cả những quyền đó chỉ thực sự có ý nghĩa và trở thành hiện thực khi chúng đợc bảo đảm bằng pháp luật. Nói cách khác, quyền chính trị của phụ nữ sẽ đ- ợc hiện thực hóa khi chúng đợc thể chế hóa trong pháp luật và bảo đảm cho các quy định của pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ đợc thực hiện trong thực tế. Nh vậy, để nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ trớc hết phải nghiên cứu cơ sở lý luận về quyền chính trị và pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ. 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm quyền chính trị của phụ nữ 1.1.1.1. Khái niệm quyền chính trị và quyền chính trị của phụ nữ Để làm rõ khái niệm về quyền chính trị của phụ nữ, trớc hết cần phải làm rõ các khái niệm chính trị, quyền chính trị. Chính trị là một khái niệm vừa phản ánh quy luật phát triển của lịch sử, vừa mang tính triết học sâu sắc. Xét từ góc độ khoa học lịch sử, chính trị luôn là nội dung bao hàm trong mọi cuộc đấu tranh giai cấp, gắn liền với quá 9 trình hình thành và phát triển của nhà nớc và xã hội. Cả C.Mác và Ph.ăngghen đều cho rằng lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trớc đến nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp [21, tr. 596-597]. Do vậy, chính trị không tách rời khỏi lịch sử phát triển của mọi xã hội và đấu tranh giai cấp. Xét từ góc độ triết học, chính trị đợc cho là sự tham gia vào các công việc của Nhà nớc, việc quy định những hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nớc. Lĩnh vực chính trị bao hàm các vấn đề chế độ nhà nớc, quản lý đất nớc, lãnh đạo các giai cấp, vấn đề đấu tranh đảng phái, v.v [35, tr. 161]. Nói cách khác, nói đến chính trị là nói đến quyền lực nhà nớc. Từ phân tích trên, xét ở góc độ chung nhất, có thể thấy chính trị thực chất là quan hệ giữa các giai cấp, trong đó chủ yếu là quan hệ giữa giai cấp cầm quyền với các giai cấp khác trong xã hội mà nội dung của quan hệ đó là vấn đề chính quyền thuộc về ai, của ai và vì ai. Xét ở góc độ riêng, chính trị chỉ thực sự có nghĩa khi nó đợc hiện thực hóa gắn với chủ thể là con ngời, là giai cấp cụ thể. Và khi nói đến con ngời thì không thể không gắn đến quyền. Quyền ở đây không mang nghĩa là vơng quyền hay thần quyền, mà là quyền vốn có và tự nhiên của mỗi con ngời, không phải do bất kỳ ai hoặc thế lực nào ban phát. Sự kết hợp giữa nội dung của chính trị với bản chất của quyền con ngời chính là cơ sở dẫn đến sự thừa nhận về quyền chính trị. Có nhiều định nghĩa khác nhau về quyền chính trị. Trong giáo trình đại cơng phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy của trờng Waynesboro ở bang Pennsylvania (Mỹ), quyền chính trị đợc định nghĩa một cách đơn giản: là những yêu cầu pháp lý của công dân đợc tham gia trong chính quyền và đợc đối xử công bằng [53]. Giáo trình này cũng chỉ rõ, quyền chính trị bao gồm quyền đ- ợc bỏ phiếu, khởi kiện, họp và tham gia cơ quan nhà nớc. Từ định nghĩa trên, có thể thấy quyền chính trị trớc hết là một quyền pháp lý, đợc thừa nhận và bảo vệ bằng pháp luật. Bên cạnh đó, theo định nghĩa này, quyền chính trị gắn và chỉ gắn với những cá nhân có t cách công dân; những ngời không có quốc tịch, nhập c bất hợp pháp, ngời nớc ngoài c trú và 10 [...]... bộ của phụ nữ 1.1.2.3 Đặc điểm của pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ 21 Từ phân tích về nội dung của pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở trên, có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ nh sau: - Thứ nhất, pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ bao gồm các quy định của pháp luật về quyền chính trị của công dân nói chung và các quy định trực tiếp về quyền. .. diện của pháp luật trong việc thực hiện và bảo vệ quyền chính trị của phụ nữ, cần phải xem xét liệu pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ có đầy đủ những quy phạm pháp luật thể hiện đợc ba nguyên tắc trên không Về lý thuyết, pháp luật của Việt Nam đã có khá đầy đủ những quy phạm pháp luật bảo vệ quyền chính trị của phụ nữ, thể hiện trong Hiến pháp, luật bầu cử, Không những thế, pháp luật về quyền chính. .. vậy, pháp luật đã có những quy định xác lập và bảo vệ quyền chính trị của phụ nữ Nhờ đó, từ khi khai sinh nớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, phụ nữ Việt Nam đã đợc giải phóng, đã có quyền tham gia đời sống chính trị của xã hội - Ba là, pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ đã động viên, khuyến khích và tạo cơ sở pháp lý để phụ nữ đấu tranh thực hiện quyền chính trị của mình Pháp luật về quyền chính trị của. .. phụ nữ khi tham gia vào đời sống chính trị và đời sống công cộng Hơn nữa, pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ là sự tổng hợp các quy phạm pháp luật của nhiều ngành luật khác nhau trong hệ thống pháp luật của Việt Nam Quyền chính trị của phụ nữ có phạm vi rộng, có những nội dung thuộc sự điều chỉnh của Luật Hành chính, Luật Bầu cử, Bộ luật Hình sự Chính vì vậy, mức độ hoàn thiện của pháp luật về. .. đến tính nghiêm minh của các quy phạm pháp luật Sự hoàn thiện của pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ chỉ có thể đợc xác định khi các quy phạm pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ có đợc đời sống thực tế, đợc xây dựng theo đúng trình tự pháp luật Vì đã đợc coi là một tiêu chí để xác định sự hoàn thiện của pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ, nên yêu cầu về tính hiệu lực đòi hỏi phải đợc kết... pháp luật và liên quan đến nhiều văn bản pháp luật vì thế có thể xác định pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ là một chế định pháp luật để đánh giá mức độ hoàn thiện của nó Quyền chính trị của phụ nữ là quyền bình đẳng của phụ nữ đợc tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống chính trị và đời sống công cộng trên cơ sở không phân biệt đối xử Do vậy, tính toàn diện của pháp luật về quyền 28 chính. .. định của pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện quyền chính trị của phụ nữ trên thực tế 1.2.3 Tính phù hợp và khả thi Tính phù hợp của pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ phải thể hiện mối quan hệ giữa những quy phạm pháp luật nhằm xác lập vị trí và bảo vệ quyền chính trị của phụ nữ với trình độ phát triển, hoàn cảnh thực tiễn của đất nớc và khả năng cũng nh tiềm năng của phụ nữ Pháp luật về quyền chính. .. và chính sách của Đảng về phụ nữ nói chung và quyền chính trị của phụ nữ nói riêng Điều này đã ảnh hởng không nhỏ đến quá trình thực hiện quyền chính trị của phụ nữ trên thực tế - Hai là, pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ tạo cơ sở pháp lý vững chắc nhằm thực hiện và bảo vệ quyền chính trị của phụ nữ Với chức năng là công cụ để Nhà nớc quản lý, bảo vệ các giá trị và bảo đảm công bằng xã hội, pháp. .. khái niệm về quyền chính trị của phụ nữ nh sau: Quyền chính trị của phụ nữ là một trong những quyền con ngời quan trọng nhất của phụ nữ, đợc Hiến pháp và pháp luật bảo vệ; nó xác lập năng lực pháp lý bình đẳng của phụ nữ với nam giới trong việc tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quản lý nhà nớc, quản lý xã hội 1.1.1.2 Đặc điểm của quyền chính trị của phụ nữ Xem xét quyền chính trị của phụ nữ trong... của pháp luật về quyền 28 chính trị của phụ nữ phải bảo đảm hai yêu cầu: Pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ phải có đầy đủ các quy phạm pháp luật nhằm xác lập quyền bình đẳng nam nữ, vị trí và ý nghĩa quyền chính trị của phụ nữ; và đồng thời phải nhằm thực hiện và bảo vệ quyền chính trị của phụ nữ Về yêu cầu thứ nhất, đối với phụ nữ quyền chính trị là một trong những quyền quan trọng nhất, thờng . nay 75 3.1. Phơng hớng hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay 75 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay 82 3.3. Một. trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam 50 Chơng 3: phơng hớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở việt nam hiện nay 75 3.1 lục Trang Mở đầu 1 Chơng 1: cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ 7 1.1 Cơ sở lý luận về quyền chính trị của phụ nữ và pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ 7 1.2.

Ngày đăng: 16/04/2015, 16:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Më ®Çu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan