1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn hoàn thiện pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội ở việt nam hiện nay

130 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

1 Luận văn Hoàn thiện pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam hiện nay 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua một thế kỷ, dân tộc ta chìm trong chế độ nô lệ. Nhân dân ta sống trong cuộc đời lầm than khổ nhục bởi áp bức, đè nén và bóc lột của thực dân và nữa phong kiến. Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Con đường cách mạng mà Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn dẫn đến Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền lập nên Nhà nước dân chủ kiểu mới. Ngay những ngày đầu khó khăn ấy, bản luận cương chính trị của Đảng đã nêu khẩu hiệu: “Người cày có ruộng” cùng với “ nam nữ bình đẳng”. Người phụ nữ Việt Nam đổi đời toàn diện cả về vật chất và tinh thần. Vị thế xã hội và chính trị của người phụ nữ từng bước được nâng lên. Tài năng và nhân phẩm được tôn trọng và phát huy. Ở thời kỳ hòa bình, xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo di huấn của Bác Hồ, Đảng ta khởi xướng chủ trương đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế. Phụ nữ Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào lực lượng sản xuất nói chung và nền kinh tế tri thức nói riêng, góp phần làm tăng trưởng kinh tế và thay đổi diện mạo đất nước. Từ đó đến nay, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm trong các văn kiện qua các kỳ Đại hội. Nghị quyết đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõ: Đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Bổ sung và hoàn chỉnh các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với lao động nữ. Kiên quyết đấu tranh 3 chống các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ [16, tr.120]. Nam nữ bình đẳng là một trong những quyền cơ bản của con người. Trong xã hội dân chủ, quyền này luôn đựơc coi trọng. Ở Việt Nam, chủ trương bình đẳng giới được đề ra ngay từ khi Đảng Cộng sản ra đời. Chính sách bình đẳng giới thật sự là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của chính sách phụ vận qua các thời kỳ phát triển của nhà nước ta. Quyền bình đẳng giới đã được Hiến định ngay từ Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước (1946). Vị trí, vai trò của nữ giới được xã hội tôn trọng và pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi để nữ giới phát triển tài năng và tham gia hoạt động chính trị, hoạt động xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện và bảo vệ quyền bình đẳng giới bằng pháp luật bên cạnh những ưu điểm và tiến bộ còn bộc lộ những tồn tại cần được khắc phục nhằm xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Nhà nước với vai trò quản lý và nắm quyền lực chung, Nhà nước có nhiệm vụ ban hành, bổ sung nhằm hoàn chỉnh và đồng bộ hóa hệ thống pháp luật bảo vệ quyền bình đẳng giới của phụ nữ đối với nam giới về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội trong gia đình và ngoài cộng đồng. Hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều qui định trong các văn bản qui phạm pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, phòng chống hành vi xâm phạm đến quyền bình đẳng giới như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ bà mẹ và trẻ em, Luật Bình đẳng giới, một số luật khác và các văn bản dưới luật có liên quan. Tuy vậy, việc hoàn thiện pháp luật đòi hỏi cần bổ sung một số điều luật mới đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội đã phát sinh như: vấn đề quấy rối tình dục, ngược đãi, ức hiếp vợ, lạm dụng tình dục trẻ em, bạo lực gia đình…Đồng thời rà soát lại các văn bản dưới luật về chống văn hóa phẩm đồi trụy, về việc sử dụng công nghệ cao nhằm trục lợi bất chính như games online đưa trẻ em vào thế giới ảo. Tình hình bạo lực gia đình gia tăng và rất nghiêm trọng, mỗi năm nạn nhân chết do bạo hành gia đình lên đến hàng trăm. Ngoài ra, còn có 4 cả những qui phạm pháp luật được ban hành với mục đích ban đầu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ nhưng thực tế tác động của nó mang lại cho phụ nữ không ít bất công, thiệt thòi như chế độ học phí, chế độ nghỉ thai sản… Bên cạnh đó, một số chế tài pháp luật chưa nghiêm đối với những hành vi vi phạm quyền, nhân phẩm phụ nữ, quyền trẻ em… Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới là rất cần thiết. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này là rất quan trọng, nhằm đưa ra những quan điểm, giải pháp về vấn đề này góp phần giúp các cơ quan, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước quan tâm hơn đối với việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới, khắc phục những bất cập, tồn tại trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Bình đẳng giới là một trong những nội dung quan trọng nhất của mục tiêu tiến bộ, công bằng xã hội. Bởi đây không chỉ là vấn đề nhận được sự quan tâm chung của cộng đồng thế giới mà còn xuất phát từ đặc điểm Việt Nam là một nước Châu Á, những hậu quả nặng nề của “trọng nam khinh nữ” của chế độ phong kiến vẫn còn ảnh hưởng nhiều trong cuộc sống xã hội. Ngày nay, phụ nữ chiếm hơn một nữa dân số cả nước, đang ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, bình đẳng giới luôn là nguyên tắc Hiến định trong pháp luật nước ta: Điều 63 Hiến pháp 1992 qui định “công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình", “nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ. Xúc phạm nhân phẩm phụ nữ…”. Vấn đề bình đẳng giới càng có ý nghĩa quan trọng khi nước ta đang bước vào giai đoạn mới của tiến trình đổi mới, khi chúng ta thực hiện mục tiêu mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, việc nghiên cứu về bình đẳng giới tiếp tục là đề taì được nhiều nhà khoa học quan tâm, đi sâu nghiên cứu nhằm khẳng định địa vị của người phụ nữ và tạo cơ hội cho phụ nữ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng góp cho sự nghiệp 5 đổi mới đất nước. Nhiều công trình, đề tài được công bố là cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp lụât, chính sách dành cho phụ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ, phòng, chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ… Một số công trình, đề tài nghiên cứu tiêu biểu là: Lê Ngọc Hùng: “Xã hội học về giới và phát triển”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2000; TS Ngô Bá Thành: “Sự bình đẳng về cơ hội kinh tế của phụ nữ trong pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt Nam”, xuất bản năm 2001; “Đưa vấn đề giới vào phát triển: thông qua sự bình đẳng giới về quyền, nguồn lực và tiếng nói”, Nxb Văn hóa - Thông tin, năm 2001; Lương Phan Cừ: “Bình đẳng giới- hiện trạng chính sách và pháp luật về bình đẳng giới”, xuất bản năm 2004; GS Lê Thi - Viện khoa học xã hội Việt Nam: “Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự phát triển bền vững”, Nxb Khoa học xã hội, năm 2004; TS Đỗ Thị Thạch: “Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2005; Lê Ngọc Văn (chủ biên) - Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Gia đình và giới: “Nghiên cứu gia đình lý thuyết nữ quyền, quan điểm giới”, Nxb Khoa học xã hội, năm 2006; Viện Khoa học xã hội Việt Nam,Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Trung tâm Nghiên cứu giới và gia đình: “Giới, việc làm và đời sống gia đình”, Nxb Khoa học xã hội, năm 2007; LS Trịnh Đình Thể: “Suy nghĩ về bình đẳng giới dưới góc nhìn pháp luật”, Nxb Tư pháp, năm 2007; Dương Thị Ngọc Lan: “Hoàn thiện pháp luật về quyền lao động nữ ở Việt Nam hiện nay”, Chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, mã số: 60.38.01, năm 2000; Chu Thị Thoa: “Bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay”, chuyên ngành Chủ nghĩa cộng sản khoa học, mã số: 5.01.03, năm 2002; Đổ Thị Thơm: “Hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay”, chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, mã số: 60.38.01, năm 2004; Đặng Thị Ánh Tuyết: “Bình đẳng giới ở nông thôn miền núi phía Bắc hiện nay”, Chuyên ngành Xã hội học, mã số: 60.31.30; Hoàng Mai Hương: “Hoàn thiện pháp luật về quyền 6 chính trị của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay”, Chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, mã số: 60.38.01; Cao Quốc Việt: “Hoàn thiện pháp luật phòng chống mua, bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay”, Chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, mã số: 60.38.01, năm 2006; Nguyễn Thanh Sơn: “Hoàn thiện pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam hiện nay”, chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, mã số: 60.38.01, năm 2006; và nhiều bài viết đăng trên các tạp chí có liên quan. Những công trình nêu trên chỉ mới đề cập một số khía cạnh này hoặc khía cạnh khác liên quan đến bình đẳng giới và pháp luật về quyền của phụ nữ. Trong đó đáng chú ý là công trình của Lương Phan Cừ mới chỉ nghiên cứu chủ yếu về hiện trạng chính sách và pháp luật về bình đẳng giới. Công trình này xuất bản năm 2004, đến nay thực trạng pháp luật về bình đẳng giới đã có nhiều thay đổi. Vì vậy, đây là công trình mới nghiên cứu có hệ thống về thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu cơ sở lý luận về bình đẳng giới, hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới. - Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới; vì sự tiến bộ của phụ nữ; nhận xét, đánh giá những thành tựu; những hạn chế trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới, một số khái niệm về bình đẳng giới, pháp luật về bình đẳng giới, nghiên cứu thực trạng của quyền bình đẳng nam, nữ trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử và quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới. 4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam qua các giai đoạn và thực trạng pháp luật về bình đẳng giới hiện nay nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, các Công ứơc quốc tế Việt Nam tham gia, ký kết về quyền bình đẳng nam, nữ; bình đẳng giới; vì sự tiến bộ của phụ nữ. 5.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Mác-Lênin; Đồng thời sử dụng các phương pháp cụ thể như: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp; Phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn. 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn Từ trước đến nay đã có một số tác giả bước bước đầu đã nghiên cứu về pháp luật về bình đẳng giới, song những tác giả này chỉ mới đề cập một số khía cạnh này hoặc khía cạnh khác. Vì vậy, đây là công trình mới nghiên cứu 8 có hệ thống lý luận thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới. Những đóng góp của luận văn thể hiện tập trung ở các nội dung sau đây: - Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các quan điểm, tác giả đưa ra quan điểm của mình về khái niệm giới, bình đẳng giới, khái niệm pháp luật về bình đẳng giới, tiêu chí hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới. - Phân tích, nhận xét, đánh gía khái quát thực trạng pháp lụât về bình đẳng giới. - Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn hoàn thành có thể làm tài liệu tham khảo, vận dụng trong quá trình xây dựng và hòan thiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, những kết quả của luận văn có thể được vận dụng làm tài liệu nghiên cứu về bình đẳng giới và xây dựng pháp luật về bình đẳng giới trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Đồng thời luận văn góp phần hệ thống hóa pháp lụât về bình đẳng giới. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu làm 3 chương, 7 tiết. 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 1.1.1. Khái niệm pháp luật về bình đẳng giới Bất bình đẳng giới, có nghĩa là muốn nói đến địa vị thấp kém của phụ nữ so với nam giới đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử xã hội loài người. Do đó, cuộc đấu tranh của phụ nữ giành quyền bình đẳng đối với nam giới, phong trào vận động ủng hộ phụ nữ trong cuộc đấu tranh đó đã xuất hiện và phát triển cũng đã rất lâu. Thực tiễn đó làm nảy sinh các lý thuyết nữ quyền và lý thuyết giới. Các lý thuyết đó đã phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu lý thuyết nữ quyền, lý thuyết giới chỉ mới xuất hiện những năm gần đây. Khoa học về phụ nữ và giới chính là sản phẩm của phong trào đấu tranh của phụ nữ. Nó ra đời từ chính phong trào, thừa kế những di sản văn hoá, tinh thần tiến bộ của loài người và đến lượt mình nó lại tạo cơ sở lý lụân, làm phong phú thêm cho chính phong trào phụ nữ cũng như cho chính kho tàng kiến thức của nhân loại. Nó đã gây được ảnh hưởng lớn, thậm chí làm đảo lộn nhiều nhận thức và quan niệm của một số ngành khoa học. Ngành khoa học nghiên cứu về phụ nữ mới được hình thành từ những năm 80. Mặc dù là một ngành khoa học còn rất non trẻ nhưng nó đã trưởng thành nhanh chống, đạt được nhiếu thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu phụ nữ học và triển khai các đề tài nghiên cứu ứng dụng về người phụ nữ ở Việt Nam cũng như vấn đề về bình đẳng nam nữ, góp phần quan trọng vào công việc quản lý xã hội trong thời kỳ đổi mới đất nước ta. Thời gian gần đây, vấn đề giới đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người thuộc các cấp, các ngành và các lĩnh vực khác nhau. Nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết về giới cũng như việc vận dụng lý thuyết giới vào thực tiễn đang tăng lên không 10 chỉ ở những nơi triển khai các dự án về giới, xây dựng luận chứng, lập kế hoạch và soạn thảo chính sách kinh tế - xã hội liên quan tới giới mà còn cả những cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo về giới trên toàn quốc. Khái niệm giới, tuy mới được nói tới từ những năm 80 của thế kỷ XX, nhưng bản chất vấn đề giới và nội dung các quan điểm về giới thực ra đã được nói đến từ lâu trong lịch sử thế giới mà chủ yếu liên quan tới vấn đề phụ nữ và sự bình đẳng nam - nữ. Mối quan hệ giữa nam giới và phụ nữ, sự giống nhau và khác nhau giữa hai giới, sự bình đẳng giữa hai giới… là vấn đề có từ xưa, từ khi loài người bắt đầu xuất hiện trên trái đất. Tuy nhiên, cho đến ngày nay đó vẫn còn là vấn đề thời sự đang được bàn luận sôi nổi và nghiêm túc. 1.1.1.1. Khái niệm giới Theo quan niệm của nhiều nhà khoa học, Giới và giới tính là hai khái niệm cặp đôi, liên quan chặt chẽ nhau. Trong đó tiếng Anh giới là GENDER và giới tính là SEX. Do đó, để hiểu khái niệm giới, trước hết cần hiểu khái niệm giới tính. Giới tính là một khaí niệm khoa học ra đời từ môn sinh vật học chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. sự khác biệt này chủ yếu liên quan đến quá trình tái sản xuất con người, di truyền nòi giống. Con người sinh ra đã có những đặc điểm về giới tính. Ví dụ: chỉ phụ nữ mới có khả năng mang thai và sinh con, hoặc chỉ nam giới mới có khả năng sản xuất tinh trùng cho quá trình thụ thai. Giới là khái niệm ra đời từ môn xã hội học, chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã hội. Nói về giới là nói về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quan niệm hay qui định cho nam giới và phụ nữ. Vai trò, trách nhiệm và quyền lợi đó thể hiện trước hết ở sự phân công lao động, phân chia các nguồn của cải vật chất, tinh thần, tức là cách đáp ứng nhu cầu của nam và nữ trong xã hội. Ví dụ: Theo quan niệm và thói quen đã có từ lâu đời ở nhiều nước, nhiều khu vực thì phụ nữ thì phải làm hầu hết các công việc trong nhà như chăm sóc con, nấu ăn, phục vụ chồng… Còn nam giới thì có trách nhiệm lao động sản [...]... xây dựng pháp luật, chúng ta cũng dựa trên truyền thống văn hoá và hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam để điều chỉnh và thông qua những qui phạm pháp luật phù hợp Chính vì thế, pháp luật Việt Nam thể hiện tư tưởng tiến bộ, có tính thuyết phục, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc Các qui phạm pháp luật về bình đẳng giới trong hệ thống pháp luật Việt Nam thể hiện rõ tư tưởng trên,... học và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới 24 1.1.4 Vai trò của pháp luật về bình đẳng giới Vai trò của pháp luật về bình đẳng giới thể hiện ở những điểm cơ bản sau: - Thứ nhất, pháp lụât bình đẳng giới ở Việt Nam là phương tiện thể chế hoá chính sách bình đẳng giới của Đảng Cộng sản Việt Nam Trong lịch sử xã hội loài người từ khi nhà nước xuất hiện, pháp luật chính là công cụ thể... lập pháp nói chung và xây dựng pháp luật bình đẳng giới nói riêng; phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và chuyển hoá pháp luật quốc tế vào nội dung pháp luật trong nước nói riêng Để hoàn thiện pháp luật bình đẳng giới ở nước ta không thể không tham khảo quá trình xây dựng và phát triển pháp luật bình đẳng giới ở các nước có nền lập pháp phát triển, các điều ước liên quan mà Việt Nam. .. mở rộng quan hệ và hợp tác với các nước thì phải chú trọng phát huy vai trò của pháp luật nói chung và pháp luật bình đẳng giới nói riêng, nhanh chống xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và pháp luật bình đẳng giới phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh trong nước, đồng thời phù hợp với xu hướng phát triển chung của tình hình quốc tế và khu vực 1.2 TIÊU CHÍ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở. .. và hoàn thiện pháp luật: - Kỹ thụât lập pháp thể hiện ở những nguyên tắc tối ưu được vạch ra để áp dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp lụât về bình đẳng giới - Trình độ kỹ thuật pháp lý thể hiện ở việc xác định chính xác cơ cấu của pháp luật bình đẳng giới - Các biểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý phải đảm bảo tính cô động, logic, chính xác và một nghĩa Trình độ, kỹ thuật xây dựng pháp luật. .. thực hiện những quyền đó trên thực tế Từ những phân tích trên, có thể khái niệm pháp luật về bình đẳng giới như sau: Pháp luật về bình đẳng giới là hệ thống các qui phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội về quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội 1.1.2 Đặc điểm của pháp luật về bình đẳng giới Bình đẳng giới hiện nay đang trở thành... quản lý ở các cấp, các ngành còn thấp - Thứ năm, pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam bảo đảm thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy tối đa quyền dân chủ của phụ nữ và nam giới, bảo đảm công bằng xã hội Khi nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới, không thể không nhìn từ gốc độ pháp luật Việc bảo đảm bình đẳng giới bằng pháp luật chính là cơ sở pháp lý để xác lập địa vị pháp lý bình đẳng cho nam giới... hiệu lực pháp lý thấp hơn, cụ thể là sự thống nhất giữa các qui định của Bộ Luật dân sự, Bộ Luật hình sự, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình… với Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Tố tụng hình sự, Luật Tố tụng dân sự…; tính thống nhất của pháp luật còn thể hiện ở sự thống nhất của qui phạm pháp luật với tập quán, truyền thống đạo đức, văn hoá... bộ giữa Hiến pháp với Luật Bình đẳng giới và phải xây dựng được một hệ thống qui phạm pháp luật căn bản trong Hiến pháp, hoàn thiện Hiến pháp nhằm tạo cơ sở củng cố tính thống nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật Hai là, thể hiện sự thống nhất, không mâu thuẫn, không xung đột, không trùng lặp, chồng chéo trong luật bình đẳng giới, mỗi chế định pháp luật và giữa các qui phạm pháp luật trong Luật Bình đẳng... thực tế - Thứ hai, pháp lụât bình đẳng giới ở Việt Nam tạo cơ sở pháp lý đấu tranh thực hiện bình đẳng giới giữa phụ nữ và nam giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Với chức năng là công cụ để nhà nước quản lý, bảo vệ các gía trị xã hội và bảo đảm công bằng xã hội, pháp luật có vai trò đặt biệt quan trọng trong việc xác lập và bảo vệ các quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới Pháp luật là hệ thống . 1 Luận văn Hoàn thiện pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam hiện nay 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua một. Hoàn thiện pháp luật về quyền 6 chính trị của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay , Chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, mã số: 60.38.01; Cao Quốc Việt: Hoàn thiện pháp luật. dựng và hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay. 7

Ngày đăng: 03/09/2015, 17:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w