Tính toàn diện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 27)

Tính toàn diện của một hệ thống pháp luật thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau:

- ở cấp độ chung, toàn hệ thống đòi hỏi hệ thống pháp luật phải có đủ các ngành luật theo cơ cấu nội dung lôgíc và thể hiện thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tơng ứng.

- ở cấp độ cụ thể hơn, ở từng lĩnh vực mà pháp luật điều chỉnh đòi hỏi mỗi ngành luật phải có đủ các chế định pháp luật và các quy phạm pháp luật [33, tr. 61].

- ở mức độ cụ thể, quan hệ xã hội cụ thể hoặc chủ thể quan hệ pháp luật cụ thể (chế định pháp luật) đòi hỏi các chế định pháp luật phải có đầy đủ các quy phạm pháp luật cần thiết. Quyền chính trị của phụ nữ là một vấn đề đặc thù, chuyên biệt về đối tợng điều chỉnh, chủ thể quan hệ pháp luật và liên quan đến nhiều văn bản pháp luật vì thế có thể xác định pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ là một chế định pháp luật để đánh giá mức độ hoàn thiện của nó.

Quyền chính trị của phụ nữ là quyền bình đẳng của phụ nữ đợc tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống chính trị và đời sống công cộng trên cơ sở không phân biệt đối xử. Do vậy, tính toàn diện của pháp luật về quyền

chính trị của phụ nữ phải bảo đảm hai yêu cầu: Pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ phải có đầy đủ các quy phạm pháp luật nhằm xác lập quyền bình đẳng nam nữ, vị trí và ý nghĩa quyền chính trị của phụ nữ; và đồng thời phải nhằm thực hiện và bảo vệ quyền chính trị của phụ nữ.

Về yêu cầu thứ nhất, đối với phụ nữ quyền chính trị là một trong những quyền quan trọng nhất, thờng đợc đề cập đầu tiên trong hệ thống các quyền con ngời mà họ có. ở nớc ta, quyền chính trị của phụ nữ trớc tiên đợc khẳng định trong các văn kiện của Đảng, coi đó là một quyền bình đẳng của nam nữ, một tiêu chí để xác định tính dân chủ trong xã hội. Pháp luật có nhiệm vụ thể chế hóa đờng lối, chủ trơng và chính sách của Đảng về quyền chính trị của phụ nữ bằng những quy phạm pháp luật cụ thể, biến nó trở thành quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc với toàn xã hội. Hơn nữa, từ nghĩa vụ quốc tế khi Việt Nam gia nhập và phê chuẩn Công ớc CEDAW, pháp luật của chúng ta cũng tiếp thu và thể chế hóa toàn bộ phạm vi các quyền chính trị của phụ nữ đợc quy định trong công ớc này.

Về yêu cầu thứ hai, việc thực hiện và bảo vệ quyền chính trị của phụ nữ, theo tinh thần của Công ớc CEDAW, dựa trên ba nguyên tắc có tính chất bắt buộc: bình đẳng, không phân biệt đối xử và trách nhiệm quốc gia. Do vậy, để xác định tính toàn diện của pháp luật trong việc thực hiện và bảo vệ quyền chính trị của phụ nữ, cần phải xem xét liệu pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ có đầy đủ những quy phạm pháp luật thể hiện đợc ba nguyên tắc trên không. Về lý thuyết, pháp luật của Việt Nam đã có khá đầy đủ những quy phạm pháp luật bảo vệ quyền chính trị của phụ nữ, thể hiện trong Hiến pháp, luật bầu cử,... Không những thế, pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ còn có những quy phạm pháp luật chứa đựng các chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với những hành vi xâm phạm quyền chính trị của phụ nữ vì bất kỳ lý do gì và dới bất kỳ hình thức nào, thể hiện trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Khiếu nại và tố cáo, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính...

Nh vậy, cơ sở pháp lý về quyền chính trị của phụ nữ là toàn diện, thể hiện đợc trách nhiệm quốc gia của Việt Nam trong vấn đề lập pháp, phù hợp với những yêu cầu của các điều ớc quốc tế và Công ớc CEDAW.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 27)