Sửa đổi, bổ sung pháp luật về tổ chức hoạt động của các đoàn thể, tổ chức của phụ nữ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 103)

đoàn thể, tổ chức của phụ nữ

Nh chúng ta đã biết, xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật là hai khâu của một quá trình phát triển. Bất kỳ một Nhà nớc nào muốn giữ vững độc lập chủ quyền, ổn định tình hình chính trị nhằm phát triển kinh tế - xã hội, cũng cần phải xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh hệ thống pháp luật đó. Quyền chính trị của phụ nữ chỉ có thể thực hiện tốt khi nó có cơ chế thực thi và giám sát đồng bộ việc thực hiện từ Trung ơng đến địa phơng. ở Việt Nam, các tổ chức liên quan trực tiếp và gián tiếp đến phụ nữ đợc coi là cơ quan giám sát và thực hiện quyền của phụ nữ nói chung và quyền chính trị nói riêng. Trong đó, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đóng một vai trò hết sức quan trọng và hai cơ quan này còn đợc ngầm hiểu là cơ quan đầu mối trong việc thực hiện quyền của phụ nữ. Để làm tốt đợc nhiệm vụ của mình, mỗi tổ chức, cơ quan thực hiện quyền của phụ nữ đều phải có chức năng, nhiệm vụ, cũng nh các quy chế riêng liên quan đến quá trình thực hiện quyền của phụ nữ. Nhìn chung, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và ủy ban

Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đã thực hiện tơng đối tốt chức năng, nhiệm vụ và các quy chế của tổ chức mình. Tuy nhiên, hiện nay, việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan này cha đồng bộ và toàn diện. Điều này dẫn đến hiệu quả của quá trình bảo đảm thực hiện quyền của phụ nữ nói chung và quyền chính trị của phụ nữ nói riêng. Vì vậy, Đảng và Nhà nớc ta cần có những quy định cụ thể hơn, rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Để hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ, Đảng và Nhà nớc ta cần tiến hành ngay những biện pháp sau:

Thứ nhất, tăng cờng vai trò và quyền hạn cụ thể của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam trong việc bảo đảm quyền chính trị của phụ nữ

Những năm qua, cùng với sự phát triển của phong trào phụ nữ, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đã không ngừng đổi mới về nội dung, phơng thức hoạt động, cũng nh về tổ chức bộ máy, cán bộ để đáp ứng yêu cầu của phong trào phụ nữ trong thời kỳ đổi mới. Điều đó đã giúp cho Hội phụ nữ và ủy ban luôn giữ vững đợc vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị, khẳng định đợc vai trò là tổ chức, cơ quan đại diện tin cậy của phụ nữ Việt Nam. Nh chúng ta đã biết, hai cơ quan này đã thờng xuyên bám sát các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất n- ớc, quan tâm tới nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, nên hoạt động của hai cơ quan này ngày càng thiết thực, đạt đợc hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn. Để phát huy hơn nữa vai trò và vị trí của hai cơ quan này và khuyến khích sự tham gia tích cực của họ, Đảng và Nhà nớc ta cần tiếp tục tiến hành các biện pháp cụ thể sau:

- Củng cố, bổ sung và hoàn thiện nhiệm vụ và quyền hạn sẵn có của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam trong việc bảo đảm quyền của phụ nữ nói chung và quyền chính trị

nói riêng. Cụ thể là cần thúc đẩy vai trò của Hội phụ nữ trong việc giới thiệu nhân sự nữ, hỗ trợ cho các nữ ứng cử viên và có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ quá trình bầu cử.

- Các cấp Hội phụ nữ và ủy ban vì sự tiến bộ của phụ nữ cần tăng cờng sự phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành chức năng, đoàn thể tổ chức tốt việc tuyên truyền phổ biến các chủ trơng, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nớc, chủ trơng của công tác Hội và ủy ban, Công ớc CEDAW cho phụ nữ, đặc biệt cho phụ nữ vùng núi, vùng sâu, vùng xa

- Đảng và Nhà nớc cần khuyến khích bằng cách hỗ trợ các nguồn lực cho các cơ quan này nhằm giúp họ thiết lập mạng lới liên kết phụ nữ trong giới chính trị để chia sẻ kinh nghiệm và tạo sự phối hợp hoạt động chung không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi quốc tế. Mạng lới này rất cần thiết, nó không chỉ giúp cho chị em phụ nữ trong hoạt động chuyên môn mà còn giúp việc hoàn thiện chính bản thân họ.

Thứ hai, xây dựng cơ quan thực thi và giám sát việc thực hiện pháp

luật về quyền chính trị của phụ nữ

Thực thi quyền lực và thi hành pháp luật là những hoạt động luôn cần đến sự kiểm tra, giám sát đầy đủ và hữu hiệu trên tất cả mọi lĩnh vực, cụ thể là lĩnh vực chính trị. Đặc biệt, trong một Nhà nớc pháp quyền, các hình thức thực hiện và cơ chế kiểm tra, giám sát phải thực sự đợc coi trọng và hoàn thiện ở mức cao nhất, bảo đảm quyền lực nhà nớc luôn phục vụ nhân dân và đất nớc, đồng thời, pháp luật luôn luôn đợc tôn trọng và bảo vệ. Từ trớc đến nay, khi ban hành một văn bản pháp luật, chúng ta đã quy định cơ quan giám sát việc thực hiện luật đó (cơ quan luật định). Tuy nhiên, các quy định này cha rõ ràng, cụ thể nên gây khó khăn cho quá trình thực hiện, làm cho hiệu quả thực hiện cha cao. Nh trên đã phân tích, hiện nay, các cơ quan đợc coi là cơ quan thực thi và giám sát các luật liên quan đến phụ nữ là Hội Liên hiệp Phụ nữ

Việt Nam và ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Hai cơ quan này cha có sự phân công, phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện, gây nên sự chồng chéo. Thực tế cho thấy, không có cơ quan nào có thể đảm nhiệm cùng một lúc hai nhiệm vụ vừa thực thi vừa giám sát, không phù hợp với công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam. Vì vậy, cần quy định lại cho rõ chức năng nhiệm vụ của hai cơ quan này. Theo tác giả luận văn, nên chăng quy định chức năng thực thi Luật Bình đẳng giới cho Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam làm nhiệm vụ giám sát việc thực hiện Luật này. Nh đã đề cập trong phần ban hành Luật Bình đẳng giới, để giám sát việc thực hiện Luật này, nên có một quy định riêng về việc thành lập một cơ quan thực thi và cơ quan giám sát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới. Tuy nhiên, các cơ quan này không nhất thiết phải là một bộ máy hành chính cồng kềnh mà có thể đặt trong hệ thống Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và

ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Để có một hệ thống các cơ quan thực thi và giám sát có hiệu quả, cần tham khảo các cơ chế giám sát của một số nớc, chẳng hạn cơ chế giám sát ở Thụy Điển. Chính phủ Thụy Điển đã thiết lập những cơ chế bộ máy giám sát về bình đẳng giới. Các cơ chế này hoạt động rất có hiệu quả trong thực tiễn. Các cơ chế và bộ máy đó gồm: Bộ trởng về Các Vấn đề Bình đẳng chịu trách nhiệm chung về các vấn đề bình đẳng; Quốc vụ khanh về các Vấn đề Bình đẳng Giới phụ trách nhóm công tác của Chính phủ về thúc đẩy và bảo đảm bình đẳng giới; Văn phòng Giám sát các Cơ hội Bình đẳng (Ombusman), một cơ chế giám sát độc lập về các cơ hội bình đẳng; Hội đồng về các Vấn đề Bình đẳng thuộc Chính phủ. Có thể thấy rõ, những cơ chế giám sát này đã bảo đảm cho phụ nữ Thụy Điển tham gia thực sự vào tất cả các hoạt động của đời sống chính trị xã hội.

ở Việt Nam, do có những đặc điểm riêng về kinh tế, xã hội và văn hóa nên muốn xây dựng hệ thống các cơ quan thực thi và giám sát tốt, cần chú ý các biện pháp sau:

- Các cơ quan thực thi và giám sát này phải thực sự là cơ quan đầu mối, chỉ đạo trong việc phối hợp thực hiện với các cơ quan lập pháp, hành pháp và t pháp ở tất cả các cấp nhằm bảo đảm sao cho phụ nữ có mặt ở tất cả các giai đoạn nh rà soát, xây dựng, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quyền của mình, kể cả quyền chính trị mà đã đợc quy định trong Luật Bình đẳng giới.

- Cơ quan giám sát - ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam phải thực sự trở thành cơ quan dân nguyện. Điều này có nghĩa là cơ quan này có quyền nhận đơn th khiếu kiện liên quan đến vấn đề bình đẳng giới, về việc thực hiện các quyền của phụ nữ và từ đó kiến nghị lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền, mà trực tiếp nhất là báo cáo lên Quốc hội, kể cả kiến nghị lên tòa án các cấp.

- Các cán bộ của các cơ quan thực thi và cơ quan giám sát theo Luật Bình đẳng giới phải thờng xuyên đợc đào tạo, bồi dỡng cập nhật kiến thức về luật, chính sách của Đảng để từ đó làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho ngời dân về quyền chính trị của phụ nữ.

- Mỗi cơ quan, ban ngành, địa phơng cần thành lập và phát huy khả năng của các hội liên hiệp phụ nữ và các ban vì sự tiến bộ của phụ nữ nhằm thực thi và giám sát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới. Và phải bảo đảm phụ nữ luôn là ngời đứng đầu ban đó và nhiệm vụ của ban này là tuyên truyền pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ; giám sát quá trình bầu cử, ứng cử, tuyển chọn và sử dụng cán bộ; đồng thời đánh giá các quá trình đó.

- Cần bảo đảm sự cân bằng giới trong việc thực hiện quyền chính trị của phụ nữ ở các ban vì sự tiến bộ của phụ nữ, đặc biệt là cấp cơ sở.

Muốn bảo đảm đợc quyền chính trị của phụ nữ, các cơ quan, bộ, ban ngành cần phối hợp chặt chẽ và có sự chỉ đạo chung của cơ quan giám sát. Và muốn thực sự phát huy hết khả năng của phụ nữ hay giải phóng phụ nữ, Đảng

và Nhà nớc ta luôn luôn coi mục tiêu của Cách mạng Việt Nam là đấu tranh cho quyền bình đẳng, tự do và phát triển của phụ nữ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 103)