Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 74)

Ngày nay, đại đa số phụ nữ Việt Nam đã đợc giải phóng khỏi khuôn khổ chật hẹp và ràng buộc của công việc nội trợ trong gia đình và những định kiến mang tính chất phân biệt đối xử trong xã hội, tham gia ngày càng nhiều và tích cực vào các hoạt động kinh tế, chính trị - xã hội; tuy nhiên, trên thực tế tỷ lệ phụ nữ giữ những vị trí lãnh đạo quản lý chủ chốt trong bộ máy Đảng, Nhà nớc và hệ thống chính trị còn thấp. Nhìn chung, phụ nữ cha có tiếng nói có trọng lợng thích đáng trong việc hoạch định đờng lối, chính sách và chiến lợc quốc gia. Đó chính là biểu hiện của những hạn chế, bất cập trong pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ còn nhiều bất cập, hạn chế. Cụ thể là:

Thứ nhất, nhận thức của xã hội vẫn còn t tởng trọng nam khinh nữ, vai trò của phụ nữ trong xã hội bị coi nhẹ, cách nhìn nhận phụ nữ còn hẹp hòi. T tởng này không chỉ có trong nam giới mà còn có cả trong nữ giới. Một số tr- ờng hợp phụ nữ còn thiếu tự tin vào giới mình nên không ủng hộ ngời cùng giới trong các kỳ bầu cử, tuyển chọn. Đồng thời, t tởng định kiến này không chỉ có trong quần chúng mà có cả trong một bộ phận lãnh đạo, đảng viên. Một số cán bộ lãnh đạo không tin tởng vào vai trò và khả năng đóng góp của phụ nữ, do đó, họ không muốn đề bạt chị em vào cơng vị lãnh đạo chủ chốt. Vì vậy, trong các cuộc bầu cử, các cử tri cũng có tâm lý thích lựa chọn ứng cử viên nam hơn là nữ vì hầu hết các cử tri không tin rằng các nữ ứng cử viên có

thể trở thành đại diện tốt cho mình, mặc dù trên thực tế khi so sánh về bằng cấp, trình độ, các tiêu chuẩn liên quan và thậm chí cả năng lực cán bộ, cử tri cũng biết rằng có nam ứng cử viên này cha hẳn đã bằng nữ ứng cử viên kia. Đó là vấn đề tâm lý, nhận thức. Do đó, ứng cử viên nữ thờng thiếu sự ủng hộ của cả cử tri nam và nữ, dẫn đến ít thành công hơn nam giới trong các kỳ bầu cử. Chính nhận thức đó đã chi phối việc đánh giá, lựa chọn và đề bạt cán bộ nữ và kết quả của các kỳ bầu cử, ảnh hởng không nhỏ tới vị trí, công việc, thu nhập, đời sống của cán bộ nữ và gia đình họ.

Thứ hai, công tác rà soát các văn bản pháp luật cũng nh việc hệ thống hóa các văn bản pháp luật liên quan đến quyền của phụ nữ nói chung và quyền chính trị của phụ nữ nói riêng cha thờng xuyên và hiệu quả. Do đó, có một số quy định của pháp luật liên quan đến phụ nữ không phù hợp với hoàn cảnh thực tế cha bị loại bỏ. Đồng thời, một số quy định trong văn bản dới luật lại không đồng bộ, thống nhất với văn bản luật, gây khó khăn trong quá trình thực hiện.

Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dỡng cán bộ, đặc biệt là phụ nữ cha đợc thực hiện toàn diện và triệt để. Ngày nay, trong điều kiện đổi mới đất nớc, ng- ời dân mong muốn lựa chọn ra những đại biểu thực sự có năng lực, có tâm huyết với công việc để thực sự đại diện cho quyền lợi của họ trong các cơ quan dân cử, vì vậy, yêu cầu về tiêu chuẩn cho đại biểu tham gia vào các cơ quan trên cao hơn những năm trớc. Thực tế này đặt ra vấn đề lựa chọn bầu đại biểu khắt khe hơn, trong khi đó, nguồn cán bộ nữ ở một số địa phơng còn thiếu, nhiều chị em đợc giới thiệu ra ứng cử nhng không đáp ứng đợc các tiêu chuẩn đề ra nh trình độ học vấn, trình độ chuyên môn. Trong khi đó, một số chị em mặc dù đã đáp ứng đợc các trình độ trên nhng lại không đủ điều kiện về độ tuổi...

Thứ t, việc tuyên truyền vận động bầu cử cho phụ nữ còn cha tốt, cha triệt để, đặc biệt là việc bồi dỡng kiến thức về kỹ năng làm chính trị, kỹ năng

vận động trong các kỳ hiệp thơng cho các ứng cử viên nữ cha hiệu quả, trong khi những yêu cầu đối với các đại biểu này ngày càng cao.

Thứ năm, việc phân bổ chỉ tiêu ứng cử viên cha hợp lý đối với một số ngành, địa phơng. Chẳng hạn, đối với những ngành dịch vụ, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, y tế, giáo dục... cần tăng tỉ lệ phụ nữ vào công tác lãnh đạo quản lý trong những ngành này là nhu cầu cấp thiết vì đây là những ngành sử dụng nhiều lao động nữ. Còn đối với những ngành ít sử dụng lao động nữ thì cũng cần cân đối ở mức vừa phải.

Thứ sáu, các quy định về chức năng nhiệm vụ của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam cha rõ ràng, gây ra sự chồng chéo, khó thực thi trong thực tiễn.

Thứ bảy, pháp luật quốc gia cha theo kịp với pháp luật quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực quyền chính trị của phụ nữ nh cha phê chuẩn Công ớc về các quyền chính trị của phụ nữ năm 1952, điều này đã ảnh hởng đến việc phát huy vai trò và vị thế của phụ nữ Việt Nam trên trờng quốc tế.

Thứ tám, đối với việc phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý, không chỉ có nguyên nhân khách quan nh trên mà còn tồn tại nguyên nhân chủ quan từ chính chị em phụ nữ. Có thể thấy, đa số chị em vừa phải gánh vác công việc gia đình, chăm sóc con cái vừa phải thực hiện tốt công việc của mình. Thực tế cho thấy, cơ cấu quyền lực trong gia đình vẫn nghiêng về nam giới (ngời chồng), trọng tâm công việc gia đình vẫn nằm trên vai ngời phụ nữ. Vì vậy, họ ngại mất thời gian nên không hăng hái tham gia công tác xã hội, mà muốn nhờng cho nam giới làm lãnh đạo quản lý. Và quan trọng hơn cả là sự thiếu hiểu biết và thái độ an phận, tự ti của chính bản thân ngời phụ nữ đối với vấn đề bình đẳng giới

Tất cả những nguyên nhân trên đã dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ.

Nhìn chung, pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở nớc ta trong giai đoạn hiện nay là tơng đối tốt. Điều này, một mặt, nhờ có chủ trơng, chính sách đúng đắn, sự quan tâm thỏa đáng của Đảng và Nhà nớc đối với phụ nữ; mặt khác, chất lợng xây dựng pháp luật liên quan đến quyền chính trị của phụ nữ ngày càng đợc nâng cao, các quy định pháp luật t- ơng đối cụ thể và sát với tình hình thực tiễn. Vì vậy, thành quả quá trình này là ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào các cấp lãnh đạo và quản lý, tham gia vào mọi mặt của đời sống chính trị của đất nớc, có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng đất nớc vì mục tiêu "dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu trên, về cơ bản, chúng ta có thể rút ra một số điểm cha hoàn thiện của pháp luật để có thể bảo đảm quyền chính trị của phụ nữ đợc thực hiện một cách đầy đủ nhất:

Một là, những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến việc bảo đảm quyền chính trị của phụ nữ cha đồng bộ và thống nhất, văn bản dới luật còn vênh với Hiến pháp và luật.

Hai là, việc thể chế hóa chủ trơng và chính sách của Đảng và Nhà nớc về phụ nữ nói chung, trong đó có phần liên quan đến quyền chính trị của phụ nữ nói riêng, cha kịp thời.

Ba là, phụ nữ vốn đã đợc coi là phái yếu, vấn đề giới cha đợc quan tâm đúng mức trong nhiều lĩnh vực và cho đến nay chúng ta vẫn cha có một đạo luật riêng với những quy định cụ thể và rõ ràng nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của phụ nữ, trong đó có quyền chính trị.

Đảm bảo quyền chính trị của phụ nữ có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó thể hiện vai trò và vị trí của ngời phụ nữ đợc nhìn nhận nh thế nào trong xã hội. ý nghĩa của việc này đã đợc ông Habib Bourguiba – Tổng thống đầu tiên của Tuy-ni-di tổng kết rằng: " Không thể nào phát triển một đất nớc nếu

trớc hết không nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ" [22, tr.152].Sự tiến bộ của phụ nữ trên mọi mặt, nhất là trong lĩnh vực quản lý là thớc đo trình độ phát triển của xã hội đó. Cùng với những vấn đề khác, các điểm kết luận sơ bộ trên đây sẽ đợc giải quyết trong chơng 3 của luận văn.

Chơng 3

Phơng hớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w