Quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 48)

chính trị của phụ nữ ở Việt Nam

Ngay từ khi nớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đợc thành lập, quyền bình đẳng và quyền làm chủ đất nớc của ngời dân nói chung và của phụ nữ nói riêng đã đợc pháp luật khẳng định, điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội và có những đóng góp to lớn trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc, pháp luật về quyền chính trị của công dân nói chung và của phụ nữ nói riêng đã đợc quy định khá cụ thể và chi tiết. Sự phát triển của pháp luật về quyền chính trị nói chung và quyền chính trị của phụ nữ nói riêng đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nớc Việt Nam đối với phụ nữ.

Có thể nói, quyền chính trị của phụ nữ không phải là một thứ "quyền tự nhiên" ở một nớc Đông Nam á nhỏ bé với kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu, mà nó chính là một trong những thành quả vĩ đại của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và đứng đầu là vị lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh. Cuộc Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đã xóa bỏ ách thống trị của chế độ phong kiến hàng nghìn năm và xiềng xích nô lệ của chủ nghĩa thực dân hàng trăm năm trên đất nớc Việt Nam, đa dân tộc Việt Nam từ một dân tộc chìm sâu dới bùn nô lệ trở thành một dân tộc có địa vị bình đẳng với các dân tộc khác trên thế giới. Và cũng chính nhờ cuộc cách mạng này ngời phụ nữ Việt Nam đã đợc giải phóng, từ địa vị thấp kém trong gia đình và xã hội trở thành ngời có địa vị làm chủ xã hội, bình đẳng với nam giới về mọi mặt. Có thể nói, ngời có công đầu tiên trong việc nâng vị thế của ngời phụ nữ bình đẳng với nam giới không phải ai khác mà chính là Chủ

tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Ngời luôn luôn gắn nhiệm vụ giải phóng phụ nữ với giải phóng dân tộc. Ngời cho rằng, sự nghiệp giải phóng phụ nữ không chỉ dừng lại ở lý luận t tởng mà quan trọng hơn là phải bằng những giải pháp, chính sách pháp luật cụ thể, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội, đem lại quyền lợi về vật chất và tinh thần cho phụ nữ. Nói đến giải phóng phụ nữ, Ngời khẳng định: "Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài ngời. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa" [29, tr. 33-35]. Cũng theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng phụ nữ trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là giải phóng sức lao động, giải phóng sức chiến đấu, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy cao nhất khả năng của mình, đóng góp nhiều nhất cho đất nớc, cho dân tộc. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để bảo đảm đợc quyền bình đẳng cho phụ nữ, cần đa phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội. Đó chính là môi trờng thuận lợi để phụ nữ có thể tự khẳng định mình, phát huy hết khả năng vốn có của mình. Có thể thấy, vấn đề giải phóng phụ nữ là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều này càng đợc thể hiện rõ hơn trong Di chúc của Ngời: "Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch thiết thực để bồi dỡng, cân nhắc và giúp đỡ sao cho ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo..."

[10, tr. 42]. Bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngời hơn ai hết hiểu rõ: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ, trẻ cũng nh già, ra sức dệt thêu mà thêm phần tốt đẹp rực rỡ" [26, tr. 432].

Thấm nhuần t tởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta ngay từ khi mới ra đời, đã luôn coi vấn đề giải phóng phụ nữ, tôn trọng các quyền của phụ nữ là nhiệm vụ và là bổn phận của sự nghiệp cách mạng. Đảng và Nhà nớc ta luôn quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy đợc vai trò, khả năng cách mạng, truyền thống yêu nớc Việt Nam ta. Có thể nói, sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã mang lại cho phụ nữ các quyền con ngời nh

những công dân khác. Đối với công dân nói chung và phụ nữ nói riêng thì quyền chính trị là một trong những quyền quan trọng và nhạy cảm nhất, nó thờng đợc đề cập đầu tiên trong hệ thống các quyền mà họ có. Nh đã nêu tại chơng 1, quyền chính trị của phụ nữ bao gồm: quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lý nhà nớc và xã hội; quyền tham gia các tổ chức chính trị xã hội.

Đảng và Nhà nớc ta đã ban hành nhiều chủ trơng, chính sách pháp luật liên quan đến quyền chính trị của phụ nữ, thể hiện rõ nhất qua các quy định trong các bản Hiến pháp: 1946, 1959, 1980 và 1992. Các bản Hiến pháp này đã khẳng định quyền dân tộc cơ bản của dân tộc Việt Nam, chủ quyền không thể phân chia và ban bố các quyền tự do của công dân. Theo các quy định của các bản Hiến pháp trên, phụ nữ đợc bình đẳng trớc pháp luật, đợc tham gia chính quyền, đợc thực hiện các quyền tự do cá nhân và nói chung là đợc "ngang quyền với đàn ông về mọi phơng diện" (Điều 9 Hiến pháp 1946). Có thể nói, các bản Hiến pháp này là một bản tuyên bố hùng hồn về sự nghiệp giải phóng phụ nữ và đồng nghĩa với nó là chấm dứt một phần không nhỏ tình trạng bất bình đẳng nam nữ. Và, những quy định trong các bản Hiến pháp này đã phá bỏ rào cản không cho phép phụ nữ tham gia xã hội, hởng bình quyền với nam giới trong suốt hàng ngàn năm đô hộ của các triều đại phong kiến. Rõ ràng, việc ghi nhận sự bình đẳng về quyền chính trị của phụ nữ (qua quyền công dân) trong các bản Hiến pháp là sự thể hiện tập trung quan điểm đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam - lực lợng duy nhất lãnh đạo xã hội Việt Nam: luôn coi trọng mục tiêu giải phóng phụ nữ và thực hiện nam nữ bình đẳng, đặt sự nghiệp giải phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Bên cạnh sự ra đời của các bản Hiến pháp, hàng loạt các văn bản luật ở tất cả các lĩnh vực cũng đợc ban hành, kể cả lĩnh vực chính trị, nhằm cụ thể hóa hơn chủ trơng, chính sách của Đảng và các quy định trong Hiến pháp. Đó là Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (sửa đổi năm 2001), Luật Bầu cử đại biểu

Hội đồng nhân dân (sửa đổi năm 2001), Luật Tổ chức Chính phủ (1992), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (1994) và Bộ luật Lao động (sửa đổi năm 2003). Nhìn chung, quy định của các luật này đều tuân thủ nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử giữa nam và nữ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chẳng hạn, Điều 2 của Luật bầu cử Hội đồng nhân dân quy định:

Công dân nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn c trú, đủ mời tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mơi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật, trừ những ngời mất trí và những ngời bị pháp luật hoặc Tòa án nhân dân tớc các quyền đó.

Qua quy định này, có thể thấy rõ mọi công dân, bất kể là nam hay nữ đều có quyền nh nhau trong lĩnh vực bầu cử và ứng cử. Đây là quan điểm tiến bộ của Nhà nớc ta về vị trí và vai trò của phụ nữ trong xã hội. Không chỉ có các luật trên quy định các quyền của phụ nữ trong chính trị mà cùng với nó là hàng loạt các nghị quyết, chỉ thị về công tác cán bộ nữ, nh: Nghị Quyết số 152, 153 của Ban chấp hành Trung ơng Đảng về công tác phụ vận, Chỉ thị 44-CT/TW ngày 7/6/1984 của Ban Bí th Trung ơng Đảng về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ, Chỉ thị 37-CT/TW ngày 16/5/1994 của Ban Bí th Trung ơng về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới, Nghị quyết 04-NQ/TW ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về đổi mới và tăng cờng công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới, Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 29/9/1993 của Ban Bí th Trung ơng về thực hiện Nghị quyết Bộ Chính trị Đổi mới, tăng cờng công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới... Trong đó Nghị quyết 04-NQ/TW đã xác định:

Phụ nữ Việt Nam có truyền thống lịch sử vẻ vang, có những tiềm năng to lớn, là một động lực quan trọng của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế, xã hội. Phụ nữ vừa là ngời lao động, ngời công dân, vừa là ngời mẹ, ngời thầy đầu tiên của con ngời. Mục tiêu giải phóng phụ nữ hiện nay là thiết thực cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của chị em, nâng cao vị trí xã hội của phụ nữ, thực hiện tốt nam nữ bình đẳng... Sự nghiệp giải phóng phụ nữ và công tác của phụ nữ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nớc, các đoàn thể nhân dân, của toàn xã hội và của từng gia đình.

Qua các văn bản trên, có thể nói pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ đã có sự phát triển một bớc, quyền chính trị của phụ nữ đã đợc quy định cụ thể hơn trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nớc. Tuy nhiên, pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ có điểm yếu là hầu hết các quy định trong Hiến pháp và các luật trên đều quy định chung chung về các quyền của công dân, còn các quy định cụ thể về quyền chính trị của phụ nữ lại là các văn bản dới luật. Trong khi đó, các quy định trong văn bản còn nặng về định hớng và cha có những biện pháp hay các chế tài cụ thể để bảo đảm thực hiện chúng trong thực tiễn. Vì vậy, cần có luật riêng về quyền và lợi ích của phụ nữ, trong đó có nhấn mạnh đến quyền chính trị và các biện pháp bảo đảm thực hiện trong thực tế.

Cùng với việc ban hành các văn bản luật và dới luật liên quan trực tiếp và gián tiếp đến quyền chính trị của phụ nữ, Chính phủ Việt Nam đã sớm thành lập ủy ban Quốc gia về thập kỷ phụ nữ (năm 1985) nay là ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ nhằm đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản luật và dới luật. Đồng thời, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên ký Công ớc CEDAW vào năm 1980 và phê chuẩn năm 1981. Điều này càng thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nớc ta đối với phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Vì vậy, ngày nay quyền của phụ nữ nói chung và quyền chính trị của phụ nữ nói riêng ngày càng đợc bảo đảm, đáp ứng đợc yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn phát triển mới của đất nớc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở việt nam hiện nay (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w