1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHUYÊN ĐÊ PHƯƠNG PHÁP DẠY VẼ TRANG TRÍ LỚP 2

4 2,3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 55,5 KB

Nội dung

Chuyên đề: BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP HAI HỌC TỐT PHÂN MÔN VẼ TRANG TRÍ 1. Lý do chọn chuyên đề: -Xuất phát từ mục tiêu giáo dục hiện nay là cần phải giáo dục cho học sinh một cách toàn diện. Trong đó, việc dạy môn Mỹ thuật cùng với các môn học khác nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về thẫm mĩ và hình thành các kỹ năng cần thiết để học sinh hoàn thiện được các bài tập trong chương trình. Việc giáo dục thẫm mĩ cho học sinh, giúp các em cảm nhận được cái đẹp và vận dụng kiến thức mĩ thuật vào học tập, sinh hoạt hằng ngày. Mĩ thuật là môn học chính thức trong chương trình giáo dục Tiểu học. Môn học này tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen với cái đẹp của thiên nhiên và các tác phẩm mĩ thuật. Đồng thời giúp học sinh tạo ra cái đẹp và áp dụng vào cuộc sống, góp phần xây dựng môi trường thẫm mĩ cho xã hội. Là một giáo viên giảng dạy Mĩ thuật, trong thực tế tôi đã tiếp xúc hầu hết các đối tượng học sinh. Nhằm khơi dậy trong các em niềm đam mê môn học. Hầu hết các em đều yêu thích môn học có tính nghệ thuật và tính nhẹ nhàng vừa sức. Các em có thể vừa học vừa chơi. Tuy nhiên những học sinh có năng khiếu về môn học lại ít; phần lớn là các em không có năng khiếu về vẽ lại nhiều, vả lại tư tưởng các em còn chủ quan, ít rèn luyện do điều kiện học còn khó khăn, ít được hướng dẫn cụ thể. Qua quá trình dạy học, tôi nhận thấy học sinh còn mắc phải những lỗi bố cục, hình mảng, hình khối và màu.sắc trong các bài vẽ trang trí ở phần bài tập . Phân môn Vẽ trang trí ở chương trình tiểu học gồm có 2 loại bài tập : Trang trí cơ bản và Trang trí ứng dụng.Các loai bài tập này vận dụng các nguyên tắc trang trí một cách chặt chẽ khi vẽ hình mảng ,vẽ hoạ tiết và vẽ màu . Vì thế về mục tiêu,chương trình ,nội dung , SGK đã xác định rõ , cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, việc vận dụng các biện pháp dạy học cho phù hợp càng trở nên quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh theo hướng phát huy tính tích cực trong dạy học. Từ những lý do đó, tôi chọn và viết chuyên đề “Một vài giải pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn Vẽ trang trí”. 2. Thực trạng: Năm học 2012-2013, tôi được phân công giảng dạy Mĩ thuật lớp Hai và lớp Bốn. Qua thực tế giảng dạy trong một thời gian, tôi nhận thấy học sinh rất ham thích học vẽ, thích được vẽ. Nhưng số học sinh có năng khiếu vẽ thì ít và đa phần học sinh vẽ chưa đẹp, chưa đúng, lúng túng trong khi chọn bố cục , hình mảng , hoạ tiết , dùng màu trong trang trí , sử dụng còn hạn chế các hoạ ti, các mảng giống nhau, bằng nhau , như nhau về đậm nhạt , về hình và màu sắc sắp xếp đối xứng nhau qua một trục hoặc nhiều trục hay sắp xếp đối xứng qua tâm .Cách sắp xếp nầy thường thấy ở trang trí các hình cơ bản như hình tròn hình vuông , hình chữ nhật . Cụ thể qua điều tra, khảo sát bài vẽ của học sinh đầu năm học như sau: -70% bài vẽ phân bố hình mảng chưa cân đối chưa có trọng tâm hoạ (hình ảnh chính, hình ảnh phụ chưa cân đối, hoạ tiết chính phải lớn các hoạ tiết khác và đặt ở trọng tâm ” 1 -35% bài vẽ chưa cân đối về hoạ tiết ( vẽ hoạ tiết to,nhỏ không đều nhau , không đối xứng qua trục … ) -50% bài vẽ về màu sắc chưa phù hợp (các màu chưa hài hoà, chưa có đậm nhạt, mảng chính phải đậm hơn hoặc sáng hơn các mảng khác tô chưa đều, màu còn lem ra ngoài). - Một số học sinh chưa được phụ huynh quan tâm đúng mức; chưa có vở vẽ ( quên vở ) ; thiếu dụng cụ học tập: màu vẽ, bút chì, tẩy… Phụ huynh chỉ chú trọng đến môn Toán, Tiếng Việt. - Một bộ phận lớn học sinh cầm bút vẽ các nét cơ bản như: nét thẳng, nét cong… chưa đúng. - Bước đầu học sinh mới làm quen những kiến thức về mĩ thuật. Các thuật ngữ “ trang trí” còn mới lạ đối với HS .Vd : Từ “ trình bày”, “trưng bày” hay trang trí cơ bản, trang trí ứng dụng . Việc sắp xếp các hình mảng , các hoạ tiết đối xứng nhau qua trục ngang ,dọc chéo…còn mới lạ HS chưa quen tay ,thuận mắt nên khó khăn trong lúc làm bài . - Đồ dùng, thiết bị, điều kiện dạy học mĩ thuật còn hạn chế, hằng năm không được bổ sung ,cơ sở vật chất chưa đầy đủ. +Với thực trạng như trên, cho nên tôi tìm tòi, suy nghĩ và vận dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phân môn vẽ trang trí đạt hiệu quả hơn. 3. Biện pháp để nâng cao chất lượng học tập của học sinh: a) Đối với giáo viên: Giáo viên cần nắm đặc điểm tâm lý của HS để hướng dẫn giúp HS khi làm bài bởi vì : - Học sinh tiểu học thường hiếu động, hay hướng tới những hoạt động cụ thể, hơn nữa trình độ nhận thức còn chậm. Tư duy cụ thể chiếm vai trò quan trọng. Trong gìơ Mỹ thuật, giáo viên chỉ thiên về lí thuyết khi cung cấp kiến thức, thời gian học sinh thực hành ít hiệu quả sẽ không cao. Trên thực tế HS chỉ nắm bắt kiến thức thông qua đồ dùng trực quan, cụ thể của từng bài học thì cho kết quả sẽ cao hơn Khi học sinh vẽ trực quan cụ thể với đồ dùng sẽ giúp các em quan sát phân tích, tư duy để chiếm lĩnh kiến thức để các em rèn luyện tư duy và tiếp thu bài tốt , đồng thời gây hứng thú cho các em vẽ. - GV cần chuẩn bị kỹ đồ dùng dạy học cho từng phân môn, từng bài dạy .Qua đồ dùng dạy học giúp các em hiểu nội dung bài xác định được mục tiêu bài học , cho nên việc chuẩn bị đồ dùng dạy học là rất quan trọng. + Ví dụ: Dạy Bài 31: Vẽ trang trí :Trang trí hình chữ nhật . GV cần chuẩn bị các ĐD DH như: Sưu tầm môt, số mẫu trang trí HCN, hình vuông, hình tròn …, phóng to hình vẽ mẫu , một số bài vẽ của HS ….Vì vậy, cần phải chuẩn bị chu đáo tranh minh hoạ, tranh mẫu để hướng dẫn các em nắm chắc nội dung bài , cần khác nhau về cách vẽ, về bố cục màu sắc, nhưng phải đơn giản. - GV phải nắm kiến thức, mục tiêu , chuẩn kiến thức kĩ năng về dạy học mĩ thuật ở từng khối lớp., nghiên cứu và nắm mục tiêu từng bài dạy để tổ chức các hình thức hoc tập phù hợp - Bài làm của học sinh cũ để các em tham khảo. 2 Vd : Ở cuối HĐ2 , trước khi chuyển sang HĐ3 GV cần đưa ra các bức tranh của những HS năm trước để các em quan sát, nhận xét và rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình - Hình minh hoạ các bước vẽ để hướng dẫn học sinh nắm cách vẽ. VD : Khi dạy bài 31 : Vẽ trang trí :Trang trí hình vuông . GV cần phải có tranh mẫu , bài mẫu và gợi ý HS nhận xét . VD : Hình vuông được trang trí bằng hoạ tiêt gì ? ( Hoạ tiết là hoa, lá , các con vật, hình vuông, tam giác …) , Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào ? Hoạ tiết to ( chính ) ở giữa, hoạ tiết nhỏ ( phụ ) ở 4 góc và xung quanh . Màu sắc trong các bài trang trí như thế nào ? ( Đơn giản, ít màu, hoạ tiết giống nhau vẽ cùng một màu ) …để hướng dẫn các em biết vẽ các hoạ tiết .Qua đó HS bớt lúng túng và xác định đúng nội dung trọng tâm bài tập . . - Ngay từ đầu năm học, giáo viên cần tìm hiểu tất cả các đối tượng học sinh để có biện pháp quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn các em còn yếu (kĩ năng vẽ) còn lúng túng. Giúp các em nhận ra những gì hợp lí và chưa hợp lí để điều chỉnh, bổ sung. - Có sổ theo dõi cá nhân: ghi chép cẩn thận, nhận xét cụ thể với học sinh. - Tiếp xúc với học sinh để khơi dậy niềm đam mê môn học. - Phân môn vẽ trang trí là tổng hợp các phân môn học khác: như vẽ theo mẫu, thường thức mĩ thuật… Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể, gợi mở phù hợp trong từng bài dạy để khi vẽ tranh học sinh đủ kĩ năng, kiến thức phối hình các hình ảnh đúng nội dung, đề tài., khi hướng dẫn hs vẽ thêm các nét để hoàn chỉnh hoạ tiết chính ,hoạ tiết phụ GV phải xác định cho hs các hoạ tiết đối xứng qua các trục ngang, dọc , chéo …dể HS vẽ cân đối các hoạ tiết theo từng cặp . - GV hướng dẫn cho HS biết cách xoay vở , cách cầm bút khi vẽ các hoạ tiết đối xứng các trục . Khi dạy GV cần cung cấp và khắc sâu các thuật ngữ mới để HS nắm - Khi hướng dẫn học sinh, quan sát, nhận xét: Giáo viên cần đặt câu hỏi có hệ thống, giúp học sinh nhận định sâu sắc, có trọng tâm, biết phân biệt hoạ tiết chính, hoạ tiết phụ của bức tranh để giúp học sinh tưởng tượng, sáng tạo, bộc lộ cái mới, cái riêng của mình, để học sinh khai thác đúng đề tài. Vd : Khi Trang trí Hinh vuông ở HĐ2 hướng dẫn HS cách vẽ : GV cần đặt câu hỏi gợi mở để khai thác nội dung bài . Gv yêu cầu hs quan sát HV hỏi:Hoạ tiết chính ở Hv là hình gì ? ( bông hoa ) . Bông hoa có bao nhiêu cánh ? (8 cánh ) Hình của bông hoa sắp xếp như thế nào ? ( ở giữa và lớn ) Tỉ lệ hoạ tiết chính so với hoạ tiết phụ ra sao ? ( lớn hơn hoạ tiết phụ ) Ngoài ra GV cần chuẩn bị thêm một số dụng cụ học tập cho HS như : bút chi , màu , tẩy…cho một số HS hay quên họăc thiếu dụng cụ học tập để giúp các em hoàn thành bài ngay tại lớp - Kiểm tra kĩ việc chuẩn bị đồ dùng học tập: HS do tổ trưởng kiểm tra mỗi thành viên. Mỗi học sinh phải có đủ đồ dùng học tập: chì, tẩy, vở bài tập…. - Phong tặng danh hiệu: ở mỗi tiết học khi HS trưng bày nhận xét, chọn ra các bài tậ vẽ đẹp và phong tặng danh hiệu hoạ sĩ nhí cho học sinh có bài vẽ xuất sắc. 3 - Giao việc về nhà: yêu cầu HS tập quan sát, nhận xét các chủ đề trước khi vẽ - Quan sát, theo dõi giúp đỡ học sinh trong khi học sinh còn lúng túng. Ví dụ: em thấy chổ này trong tranh cần vẽ thêm gì nữa không ? ( GV gợi ý và nhắc nhở )… - Đối với học sinh kém, GV gợi mở cụ thể: nếu chưa đúng thì chữa ngay: chổ này chưa đẹp, vẽ thêm cái này sẽ đẹp hơn… -Với học sinh giỏi: Yêu cầu các em tự tìm ra những chổ khiếm khuyết về bố cục, màu sắc. 4. Kết quả: Sau quá trình nghiên cứu và thực hiện những biện pháp trên, tôi đã thu được những kết quả để làm bài học cho bản thân. Đến giữa học kì 2, qua khảo sát và dự thi các đợt vẽ tranh do nhà trường phát động: - Gần 98% học sinh vẽ đạt yêu câù phâ n môn vẽ trang trí (hoàn thành) - 2% học sinh vẽ màu chưa phù hợp (chưa đạt – chưa hoàn thành) - Cụ thể : + Đầu năm Cuối năm giảm * Tô màu chưa đều : 75% 20% * Bố cục chưa hợp lí: 80% 15% Có được kết quả đó là một sự cố gắng học tập và sự say mê của thầy và trò, sự quan tâm giúp đỡ của đồng nghiệp trong trường. 5. Kết luận: Dạy học đã khó, dạy nghệ thuật lại càng khó hơn. Cần phải mang tính nghệ thuật cao. Song không phải không dạy được. Vậy muốn học trò học tốt, người thầy cần phải có những phương pháp thích hợp; luôn suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo. Tìm ra những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế trong giảng dạy, nhằm giúp các em tiếp cận với cái đẹp, tạo điều kiện cho năng khiếu thẫm mỹ của các em phát triển. Qua đó, làm giàu thêm kiến thức cuộc sống, rèn cho các em thói quen lao động tốt và có những hiểu biết ban đầu về Mĩ thuật. Có được kết quả nhỏ bé như trên, song tôi biết mình không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Chỉ nêu những kinh nghiệm của bản thân, sẽ còn những khiếm khuyết cần bổ sung. Tôi rất mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để bản thân tôi rút kinh nghiệm và dạy tốt hơn. Đại Hiệp, ngày 25 tháng 3 năm 2013 NGƯỜI VIẾT Tưởng Thị Ngãi 4 . bài vẽ trang trí ở phần bài tập . Phân môn Vẽ trang trí ở chương trình tiểu học gồm có 2 loại bài tập : Trang trí cơ bản và Trang trí ứng dụng.Các loai bài tập này vận dụng các nguyên tắc trang. học. Từ những lý do đó, tôi chọn và viết chuyên đề “Một vài giải pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn Vẽ trang trí”. 2. Thực trạng: Năm học 20 12- 2013, tôi được phân công giảng dạy Mĩ thuật. Chuyên đề: BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP HAI HỌC TỐT PHÂN MÔN VẼ TRANG TRÍ 1. Lý do chọn chuyên đề: -Xuất phát từ mục tiêu giáo dục hiện nay

Ngày đăng: 15/04/2015, 06:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w