1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN_PHƯƠNG PHÁP DẠY LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM

7 2,5K 67

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 90,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH Họ và tên: MÃ SỐ : −−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−− TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM ĐÃ ĐƯC THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ Ở ĐƠN VỊ CÔNG TÁC THUỘC HỌC PHẦN TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC ĐAI HỌC Giảng viên: Ts. Trần Thị Thu Mai Số thứ tự (phòng Đào tạo ghi) Tâm Lý Học Giáo Duc Đại Học - 2 - Tp. Hồ Chí Minh 06/2011 Đề tài: TRÌNH BÀY MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM ĐÃ ĐƯC THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ Ở ĐƠN VỊ CÔNG TÁC Dạy học lấy người học làm trung tâm được xem là một quan niệm, một xu hướng dạy học hướng vào người học, đề cao vai trò chủ thể, tính tích cực chủ động của người học. Thầy giáo đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, còn học trò là người thực hiện, phát hiện và quyết định q trình nhận thức của mình. Mục tiêu, nội dung, cách thức họat động, vai trò của học sinh, hình thức dạy học sẽ khác nhiều so với dạy học theo lối dạy hoc cổ truyền. Cơ sở tâm lý của phương hướng dạy học lấy người học làm trung tâm là: Theo lý thuyết hoạt động, hoạt động là điều kiện là cơ chế của sự hình thành và phát triển tâm lý, tâm lý là sản phẩm của hoạt động có đối tượng… Vì thế dạy học là việc tổ chức hoạt động cho học sinh lĩnh hội kiến thức, nền văn hóa và học sinh phải là chủ thể của hoạt động lĩnh hội, sáng tạo. Cơ sở nữa là từ nhu cầu của con người. Con người chỉ hoạt động, chỉ tích cực khi có một nhu cầu thúc đẩy. Con người có xu thế tích cực đi tìm kiếm những đối tượng thỏa mãn nhu cầu. Dạy học lấy người học làm trung tâm có những lợi thế: dựa trên nhu cầu, lợi ích của người học, vai trò làm chủ, tính tích cực trong lĩnh hội. Phát huy vốn sống, vốn kinh nghiệm, khả năng tư duy sáng tạo của họ và hướng vào ý nghĩa thực tiễn của tri thức. Dạy học theo hướng này thì người học học ở nhiều người (thầy cơ, bạn bè, sách báo,…) và học được từ rất nhiều điều, biết cách học, cách giải quyết vấn đề từ đó hình thành động cơ học tập Ts. Trần Thị Thu Mai Tâm Lý Học Giáo Duc Đại Học - 3 - Chính vì những lí do, trong q trình giảng dạy, tơi đã sử dụng rất có hiệu quả phương pháp lấy người học làm trung tâm ở đơn vị mà tơi đang cơng tác. Tơi thường sử dụng 2 phương pháp sau: Thực hiện theo nhóm: Phân chia lớp ra thành 4 nhóm: yêu cầu một trong 4 nhóm thực hiện việc trình bày về nội dung của môn đã, đang và sẽ được học cho cả lớp nghe. Nhiệm vụ của các nhóm còn lại sẽ đặt câu hỏi cho nhóm trình bày, nhằm làm rõ nội dung của môn đã, đang và sẽ được học. Giảng viên sẽ góp ý/bổ sung và điều chỉnh nội dung cho cả lớp nghe sau khi nhóm trình bày xong, từ đó rút kết được nội dung bài học. Việc trình bày nhóm sẽ được thực hiện theo xoay vòng. Sử dụng 70% phương pháp nhóm cho môn học sẽ nâng cao tính đoàn kết, chia sẽ thông tin, học hỏi kinh nghiệm học tập giữa các học viên, trang bò cho học viên làm quen với môi trường thực hiện theo nhóm sau khi tốt nghiệp. Thực hiện theo cá nhân: Giảng viên ra đề tài về nội dung của môn đã, đang và sẽ được học, yêu cầu tất cả các học viên trình bày theo gốc độ cá nhân. Sử dụng danh sách lớp gọi ngẫu nhiên một cá nhân lên trình bày về nội dung của đề tài. Sau đó kết hợp nhìn trực diện/ sử dụng danh sách lớp gọi ngẩu nhiên một học viên khác đánh giá/đặc câu hỏi. Ts. Trần Thị Thu Mai Tâm Lý Học Giáo Duc Đại Học - 4 - Sử dụng 65% phương pháp này sẽ nâng cao tính tự giác học tập/nghiên cứu/cạnh tranh của từng học viên, trách trường hợp học viên ỷ lại/nhờ vảvào các bạn học lực khá giỏi. Chúng ta điều thấy, phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm là phương pháp cực kỳ hữu hiệu trong thời đại ngày nay, nó sẽ giúp học viên phát huy được khả năng tự lực ngay từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường, nhằm đáp ứng với những yêu cầu đầy khắc nghiệt với xã hội hiện đại ngày nay đối với học viên sau khi tốt nghiệp. Theo tơi, việc áp dụng phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm là một phương pháp tiên tiến so với phương pháp truyền thống. Người học cảm thấy họ được tơn trọng, nhờ đó học tham gia tích cực hơn, có động cơ tích cực hơn, có sự tự tin hơn trong q trình học tập. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm đã phát huy được vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh, đồng thời đề cao hơn vai trò chủ đạo của người thầy. Ở đây, giáo viên phải có trình độ chun mơn sâu, có trình độ sư phạm lành nghề, có đầu óc sáng tạo và nhạy cảm mới có thể đóng vai trò là người gợi mở, xúc tác, trợ giúp, hướng dẫn, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động độc lập của học sinh, đánh thức năng lực tiềm tàng trong mỗi em, chuẩn bị cho học sinh tham gia tích cực vào phát triển cộng đồng. Đặt người học vào vị trí trung tâm của q trình dạy học, xem cá nhân người học – với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi người – vừa là chủ thể, vừa là mục đích của q trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa q trình học tập với sự trợ giúp của các phương tiện, thiết bị hiện đại để cho tiềm năng của mỗi học sinh được Ts. Trần Thị Thu Mai Tâm Lý Học Giáo Duc Đại Học - 5 - phát triển tối ưu, góp phần có hiệu quả vào xây dựng cuộc sống có chất lượng cho cá nhân, gia đình và xã hội. Nhìn chung, nền giáo dục nước ta hiện nay đang đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ, trong đó chất lượng giáo dục rất đáng lo ngại, đặc biệt là giáo dục Đại học. Nên việc cấp bách hiện nay là phải “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và các phương tiện hoạt hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên Đại học”. Cho dù phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm ngày càng trở nên phổ biến, nó cũng bị chỉ trích là quá chú trọng vào cá nhân ngươi học. Tầm quan trọng của môi trường, xã hội và mối tương tác với cộng đồng có thể không được quan tâm đến trong quá trình đào tạo. Điều này xem ra không phù hợp với đặc điểm văn hóa của dân tộc Việt Nam, tuy rằng ngày nay, ảnh hưởng của giao lưu với văn hóa phương Tây không phải là nhỏ. Với tư cách là giáo viên khoa QTKD, truong ĐH Bình Dương,tôi xin đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện một số phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm như sau:  Khoa hay tổ bộ môn nên công bố mục tiêu, nội dung, kế hoạch, các giai đoạn và quy trình đào tạo cho sinh viên biết ngay từ đầu khóa học, năm học, môn học để họ có thể chủ động thiết kế quá trình học tập của mình. Ts. Trần Thị Thu Mai Tâm Lý Học Giáo Duc Đại Học - 6 -  Nên giảm tỉ lệ diễn giảng của giảng viên mà thay vào đó cho sinh viên tự nghiên cứu tùy theo bộ môn nhằm tăng cường và nâng cao hiệu suất quá trình tự học của sinh viên.  Tăng cường khuyến khích, giúp đỡ trao đổi những vấn đề về học tập và nghiên cứu khoa học.  Soạn thảo các tài liệu hướng dẫn học tập chung và cho từng bộ môn, in và bán tài liệu cho sinh viên.  Phát huy vai trò của các đoàn thể học sinh, các nhóm nhà khoa học trẻ, câu lạc bộ khoa học để tạo không khí hăng say học tập, nghiên cứu trong sinh viên.  Tăng cường các loại bài tập sáng tạo, bài tập tình huống để học sinh suy nghĩ tìm ra các phương án giải quyết tối ưu. Kiểm tra, thi cử khách quan, khuyến khích sinh viên có những ý kiến sáng tạo, tránh gò ép theo quan điểm duy nhất của giáo viên. Chính những yêu cầu của đổi mới phương pháp giảng dạy đòi hỏi chúng ta phải tự vượt lên trên chính bản thân mình. Bản thân người thầy phải nổ lực không ngừng, phải thấu hiểu sâu sắc lĩnh vực chuyên môn mà mình đảm nhiệm, luôn tìm tòi sáng tạo, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến và hiện đại vào quá trình giảng dạy để bài giảng của mình có có sức hấp dẫn cao, có hiệu quả nhất. Mỗi bài giảng của thầy giáo phải mở ra một trang mới trong thế giới kiến thức vô tận, không lặp lại nhàm chán. Do vậy, việc thường xuyên trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật tri thức và công nghệ mới là công việc thường xuyên người Ts. Trần Thị Thu Mai Tâm Lý Học Giáo Duc Đại Học - 7 - thầy phải quan tâm. Bên cạnh đó người thầy còn phải là tấm gương sáng tâm huyết với nghề với sự nghiệp đào tạo của mình. Giảng viên phải tôn trọng nguyên tắc phát huy cao độ tính chủ động của sinh viên, chỉ can thiệp khi sinh viên không thể tự giải quyết vấn đề, nhưng sự can thiệp này cũng chỉ ở mức độ những gợi ý để sinh viên tiếp tục suy nghĩ tìm cách giải quyết vấn đề bằng tri thức cơ bản, hệ thống kỹ năng chuyên ngành của mình để từ đó có thể hình thành năng lực trí tuệ, phương pháp nghiên cứu và phương pháp hoạt động thực tiễn. Ts. Trần Thị Thu Mai . SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM ĐÃ ĐƯC THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ Ở ĐƠN VỊ CÔNG TÁC Dạy học lấy người học làm trung tâm được xem là một quan niệm, một xu hướng dạy học hướng. họat động, vai trò của học sinh, hình thức dạy học sẽ khác nhiều so với dạy học theo lối dạy hoc cổ truyền. Cơ sở tâm lý của phương hướng dạy học lấy người học làm trung tâm là: Theo lý thuyết. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH Họ và tên: MÃ SỐ : −−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−− TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM ĐÃ ĐƯC THỰC HIỆN

Ngày đăng: 14/04/2015, 16:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w