1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng áp dụng phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm” trong giáo dục nghề nghiệp tại một số trường đào tạo nghề

20 1,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 326,5 KB

Nội dung

Yeats -Tên đề tài: Nghiên cứu thực trạng áp dụng phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm” trong giáo dục nghề nghiệp tại một số trường đào tạo nghề.. Tuy nhiên thực trạng việ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT

TIỂU LUẬN

Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Khang

Họ và tên học viên: Trần Thị Hương

Số hiệu học viên: CA -110222

Lớp : 11A-LL&PPDH- Nam Định

Tháng 2 - 2012

Trang 2

“Giáo dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm tin”

(Education is not the filling of a pail, but the lighting of a fire)

W B Yeats

-Tên đề tài:

Nghiên cứu thực trạng áp dụng phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm” trong giáo dục nghề nghiệp tại một số trường đào tạo nghề

Trân trọng cảm ơn Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Khang đã giảng dạy hướng dẫn để hoàn thành tiểu luận Kính mong nhận được ý kiến chỉ bảo của Thầy để lĩnh hội nhiều kiến thức hơn nữa về xã hội và khoa học giáo dục, nhất là trong lĩnh vực đào tạo nghề

Trang 3

MỞ ĐẦU

Nhìn từ góc độ sư phạm, việc giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm là tích cực

và đáp ứng được nhu cầu phát triển của một nền giáo dục hiện đại Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã góp phần làm thay đổi kiểu tư duy và tiếp thu kiến thức của lớp trẻ hiện nay Kiểu dạy nhồi nhét, học thuộc lòng mọi thứ và thụ động bắt chước làm theo không còn phù hợp và cũng không được đại đa số học sinh hoan nghênh nữa Thay vào đó, người thầy phải dùng các phương pháp tiến bộ hơn, kích thích tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh Trên cơ sở đó, nhận thấy mặt tích cực của phưng pháp giảng dạy này, nhiều trường, nhiều thầy cô đã áp dụng phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm, lấy đó là một tư tưởng, một quan điểm dạy học chi phối mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức

và đánh giá hiệu quả của quá trình dạy học Tuy nhiên thực trạng việc áp dụng phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm” như thế nào để đạt được hiệu quả giáo dục và đào tạo, nhất là trong quá trình đào tạo nghề lại là một vấn

đề cần quan tâm đến Nhìn trên các giáo án của giáo viên dạy nghề, hầu như tiêu chí “lấy học sinh làm trung tâm”đều có trong phần phương pháp trọng tâm của quá trình giảng dạy

Với các kiến thức hết sức bổ ích được trao giảng từ môn học “Nghiên cứu xã hội và khoa học giáo dục” do PGS.TS Nguyễn Khang giảng dạy, xin được bày tỏ quan điểm về phương pháp dạy học tích cực “lấy học sinh làm trung tâm” Qua đó nghiên cứu thực trạng việc áp dụng phương pháp giảng dạy này trong quá trình đào tạo nghề - một xu hướng đào tạo thiết thực đối với Việt Nam trong giai đoạn hội nhập Quốc tế Từ đó đề ra các giải pháp để phổ biến, phát triển phương pháp dạy học này trong các trường đào tạo nghề

Quá trình viết tiểu luận không thể tránh khỏi có những mặt hạn chế và khiếm khuyết, kính mong được sự quan tâm chỉ bảo của PGS.TS Nguyễn Khang cùng các Thầy cô giáo Viện Sư phạm Kỹ thuật- trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và bạn bè đồng nghiệp để nhận thức vấn đề được tốt hơn

Nam Định, ngày 20 tháng 2 năm 2012

Học viên

Trần Thị Hương

Trang 4

NỘI DUNG TIỂU LUẬN

1 Quan điểm giảng dạy ‘lấy học sinh làm trung tâm’ trong giáo dục nghề nghiệp giai đoạn đổi mới tại nước ta

1.1 Định hướng đào tạo nghề

1.2 Vai trò của giáo dục người lớn trong xã hội hoá nghề nghiệp

1.3 Các quan điểm tiếp cận dạy học ‘lấy học sinh làm trung tâm’

2 Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp

2.1 Thực trạng áp dụng phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm” trong giáo dục nghề nghiệp tại một số trường đào tạo nghề

2.2 Giải pháp và kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Trang 5

1 Quan điểm giảng dạy ‘lấy học sinh làm trung tâm’ trong giáo dục nghề nghiệp giai đoạn đổi mới tại nước ta

1.1 Định hướng đào tạo nghề trong giáo dục Việt Nam giai đoạn đổi mới

Trong thời đại hiện nay, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, hệ thống đào tạo nghề ở Việt Nam đang có nhiều đổi mới Việc phát triển nguồn nhân lực cao đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

là một chiến lược quốc gia trong toàn bộ chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo Hệ thống giáo dục nghề nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực mà trọng tâm là việc nâng cao chất lượng và hiệu quả nguồn nhân lực

Giáo dục Việt Nam trong giai đoạn đổi mới gắn với nền kinh tế tri thức đòi

hỏi phải có nguồn nhân lực có chất lượng cao, thích ứng với nhiều loại hình nghề nghiệp Vì vậy giáo dục nghề nghiệp phải chú trọng nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực, nhân lực phải đa năng…Người lao động phải biết di chuyển kĩ năng, di chuyển cảm xúc…khi chuyển đổi công việc Đây là vấn đề khó khăn đặt

ra cho giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam

“ Trong thời đại được đặc trưng bởi những thách thức lớn như thay đổi công nghệ, toàn cầu hoá, bất ổn định về kinh tế và suy giảm các nguồn lực, vấn đề cấp bách đặt ra là các bên liên quan cùng nhau xây dựng khuôn khổ pháp lý và các chính sách, thiết lập các cấu trúc mang tính thể chế và tái thiết kế các chương trình đào tạo nhằm đảm bảo Giáo dục nghề nghiệp (TVE – Technical & Vocational Education) đáp ứng đầy đủ các nhu cầu khác nhau của mọi thành viên trong xã hội trong việc hoà nhập hay tái hoà nhập vào thế giới việc làm

Với tiêu chí trên, việc hình thành các kỹ năng lập nghiệp được coi là sự chuẩn

bị hết sức cần thiết cho tất cả những người lao động bất kể họ sẽ tự tạo việc làm hay người làm công ăn lương Đào tạo về lập nghiệp được coi là một công cụ hữu ích để thúc đẩy động cơ, tính sáng tạo và sự đổi mới Bên cạnh đó, các kỹ năng lập nghiệp cũng được cho là sẽ giúp trang bị cho người học khả năng tạo ra các cơ hội việc làm thông qua việc thành lập các doanh nghiệp mới”

(Theo văn kiện Hội nghị thế giới về Giáo dục nghề nghiệp-UNESCO-1999)

Việt Nam đang bước vào thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế Nền kinh tế chuyển từ quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa Năm 2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục nghề nghiệp ở Việt nam Quá trình tăng cường hợp

Trang 6

tác khu vực ASEAN và các nước trên thế giới đã và đang đặt ra những yêu cầu mới không chỉ về kinh tế mà cả về giáo dục đặc biệt là về đào tạo nguồn nhân lực theo các chuẩn mực đào tạo khu vực và quốc tế

Các nghiên cứu gần đây về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực ở các nước

cho thấy Việt Nam chỉ đạt 3,79 /10 (so với Trung quốc là 5,73/10 và Thái lan là

4,04/10) Nước ta không chỉ thiếu lực lượng lao động kỹ thuật mà còn thiếu trầm

trọng cả đội ngũ cán bộ hành chính, cán bộ quản lý chất lượng cao Nhân lực được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp dù đã có những chuyển đổi để thích nghi với nền kinh tế thị trường song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, chưa gắn với việc làm So với các nước, sản phẩm đào tạo -nguồn nhân lực - ở Việt Nam chất lượng còn hạn chế, thiếu tính cạnh tranh do năng lực hoạt động, năng lực chia sẻ và năng lực hòa nhập kém dù người Việt Nam không thiếu sự thông minh và cần cù

Thực trạng về lao động và việc làm, về chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta

đã đặt ra những yêu cầu mới về đào tạo nghề và hướng nghiệp Nhà nước ta đã

đặt ra mục tiêu: ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng

nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế

1.2 Vai trò của giáo dục người lớn trong xã hội hoá nghề nghiệp

Giáo dục là con đẻ của hệ thống xã hội, do vậy, giữa giáo dục trong nhà trường

có mối liên hệ chặt chẽ với giáo dục của gia đình và xã hội Trong mối liên hệ này, giáo dục nhà trường có thể tương thích hoặc không tương thích với hệ thống

xã hội Yêu cầu của xã hội là đơn đặt hàng đối với nhà trường trong việc xác định mục tiêu, xây dựng nội dung chương trình giáo dục cũng như lựa chọn và áp dụng các phương pháp giáo dục Ngược lại, giáo dục của nhà trường là một trong những môi trường có tác động chủ đạo đến tiến trình xã hội hóa cá nhân Trường học được hình thành trên cơ sở hệ thống các yếu tố cấu thành có mối liên

hệ chặt chẽ, tương tác lẫn nhau tạo ra sự vận động và phát triển của nhà trường theo chức năng và vai trò xã hội nhất định của nó

Vì vậy trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009 -2020 khi

đề cập đến giáo dục nghề nghiệp đã chỉ rõ mục tiêu đào tạo: “Sau khi hoàn thành các chương trình giáo dục nghề nghiệp, học sinh có năng lực và có đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại, có khả năng sử dụng ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh trong học tập và làm việc tương đương với học sinh

ở các nước phát triển trong khu vực, có khả năng tham gia vào thị trường lao động

Trang 7

quốc tế Đến 2020 có trên 95% số học sinh tốt nghiệp được các doanh nghiệp và

cơ quan sử dụng lao động đánh giá đáp ứng được các yêu cầu của công việc” Đào tạo nghề cho người lớn là đào tạo khả năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho người đã trưởng thành(từ 18 tuổi trở lên) Quá trình đào tạo nghề cho người lớn là quá trình liên tục, có tổ chức và độc lập trong hệ thống giáo dục đào tạo Quốc dân với nhiều hình thức đào tạo: trực diện, từ xa, trên máy tính, mạng,

tự học và kết hợp các yếu tố trên

1.3 Các quan điểm tiếp cận dạy học ‘lấy học sinh làm trung tâm’

Lý luận và cách tiếp cận giảng dạy và học tập lấy người học làm trung tâm

bắt nguồn từ các lý thuyết của trường phái Xây dựng mô hình (contructivism) của

John Dewey và một số lý thuyết khác John Dewey (1859- 1952) được xem là cha

đẻ của nền giáo dục tiến bộ Hoa Kì Với cách tiếp cận dạy học lấy người học làm trung tâm, bài giảng của giảng viên chỉ đóng góp một vai trò hỗ trợ thay vì là trọng tâm của tri thức Mục tiêu trung tâm là người học tự mình định hướng và động viên thông qua các môi trường xung quanh, người học phát triển kiến thức

và xây dựng ý nghĩa cá nhân và sự thông hiểu thế giới xung quanh họ, người học

sử dụng mọi kinh nghiệm này để hình thành các mối quan hệ và thực hiện chuyển giao tri thức

Hình 1.1 Mô hình người học là trung tâm

Tư tưởng nhấn mạnh vai tích cực chủ động của người học, xem người học là chủ thể của quá trình học tập đã có từ lâu, ở thế kỉ XVII, A.Kômenski đã viết:

Trang 8

“Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán, phát triển nhân cách… hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn”

Do vậy trong giáo dục đã xuất hiện các thuật ngữ “sự tự giáo dục”, “người tự giáo dục” Ở nước ta, vấn đề phát huy tích cực chủ động của học sinh nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo đã được đặt ra trong ngành giáo dục từ những năm 1960 Khẩu hiệu “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” cũng đã

đi vào các trường sư phạm từ thời điểm đó Tuy nhiên, thuật ngữ “dạy học lấy người học làm trung tâm” (dạy học tập trung vào người học) chỉ mới xuất hiện và được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây Theo K.Barry và King (1993), đặt cơ sở cho quan điểm người học là trung tâm là những công trình của John Dewey (Experience and education, 1938) và Carl Rogers (Freedom to learn, 1986) Các tác giả này đề cao nhu cầu, lợi ích của người học, đề xuất việc để cho người học lựa chọn nội dung học tập, được tự lực tìm tòi nghiên cứu Theo hướng

đó, bên cạnh xu hướng truyền thống thiết kế chương trình giảng dạy lấy logic nội dung môn học làm trung tâm đã xuất hiện xu hướng thiết kế chương trình học tập lấy nhu cầu, lợi ích của người học làm trung tâm

Từ lĩnh vực dạy học, tư tưởng học sinh trung tâm (HSTT) được mở rộng sang lĩnh vực giáo dục nói chung Trong “thuật ngữ giáo dục người lớn” do Unesco xuất bản năm 1979 bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha đã dùng thuật ngữ

“giáo dục căn cứ vào người học”, “giáo dục tập trung vào người học” với định nghĩa là “sự giáo dục mà nội dung quá trình học tập và giảng dạy được xác định bởi nhu cầu, mong muốn của người học và người học tham gia tích cực vào việc hình thành và kiểm soát, sự giáo dục này huy động những nguồn lực và kinh nghiệm của người học”

Trên sách báo có người quan niệm HSTT như một tư tưởng, một quan điểm, một cách tiếp cận quá trình dạy học R.R.Singh (1991) cho rằng tư tưởng này đặc biệt nhấn mạnh vai trò của người học, hoạt động học Người học được đặt ở vị trí trung tâm của hệ giáo dục, vừa là mục đích lại vừa là chủ thể của quá trình học tập Vì nhấn mạnh điều này, tác giả đề nghị thay thuật ngữ “quá trình dạy học lấy người học làm trung tâm”, “quá trình học tập do người học điều khiển” Tác giả

đã viết: “Làm thế nào để cá thể hóa quá trình học tập để cho tiềm năng của mỗi cá nhân được phát triển đầy đủ đang là một thách thức chủ yếu đối với giáo dục” Hiện nay, trong ngành giáo dục nước ta vấn đề phát huy tích cực chủ động sáng tạo của người học được mọi người nhất trí nhưng vấn đề HSTT chưa phải là đã được mọi người chấp nhận và được quan niệm một cách thống nhất Có người

Trang 9

phản đối vì cho rằng cách dịch thuật ngữ này sang tiếng Việt không thành công,

có thể gây ra sự hiểu lầm Có người không chấp nhận vị trí trung tâm của người học trong hoạt động dạy học vì e rằng sẽ hạ thấp vai trò của GV, tạo ra sự “đổi ngôi” trong nhà trường Cũng có người cho rằng HSTT là một lí thuyết giáo dục

đã lỗi thời, thậm chí đã bị bác bỏ tại chính nơi sản sinh ra nó… Trên thực tế, trong giai đoạn phát triển ban đầu, tư tưởng HSTT cũng đã từng có những lệch lạc bị phê phán như quá đề cao hứng thú cá nhân HS, coi đó là động lực quan trọng nhất của quá trình học tập, hoặc quan niệm quá khích rằng nhà trường phải dạy những gì HS cần chứ không phải dạy những gì nhà trường có Không nên vì những lệch lạc đó mà từ chối chấp nhận tư tưởng HSTT Bản thân thuật ngữ “giáo dục học” (Pedagogics có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp paidos có nghĩa là trẻ em) Từ đầu, giáo dục học (sư phạm học) đã được hiểu là nghệ thuật giáo dục trẻ em Vậy thì trẻ em là đối tượng, là trung tâm của hoạt động dạy học – giáo dục có gì là trái với chức năng cơ bản của giáo dục ? Phong trào thi đua “học tốt, dạy tốt” trong ngành giáo dục nước ta đã sản sinh ra một khẩu hiệu nổi tiếng:

“Tất cả vì HS thân yêu!” Phải chăng khẩu hiệu này cũng đã xem HS là trung tâm của mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường ? Chẳng lẽ khẩu hiệu đó đã từng gây

ra nhận thức sai lầm về vị trí, vai trò của giáo viên vì đã quá đề cao học sinh? Thực hiện HSTT không những không hạ thấp vai trò của GV mà trái lại đòi hỏi

GV phải có trình độ cao hơn nhiều về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp S.Rassekh (1987) viết: “Với sự tham gia tích cực của người học vào quá trình học tập tự lực, với sự đề cao trí sáng tạo của mỗi người học thì sẽ khó mà duy trì mối quan hệ đơn phương và độc đoán giữa thày và trò Quyền lực của GV không còn dựa trên sự thụ động và dốt nát của HS mà dựa trên năng lực của GV góp phần vào sự phát triển tột đỉnh của các em… Một GV sáng tạo là một GV biết giúp đỡ

HS tiến bộ nhanh chóng trên con đường tự học GV phải là người hướng dẫn, người cố vấn hơn là chỉ đóng vai trò công cụ truyền đạt tri thức”

Trong quá trình học tập lấy học sinh làm trung tâm, người dạy đóng vai trò rất quan trọng Muốn thực hiện dạy học lấy học sinh làm trung tâm, người thầy vừa phải chú ý đến người học, vừa phải chú ý đến điều phải học Giáo viên là người hướng dẫn, vì vậy phải không ngừng vươn lên học tập suốt đời để làm gương tốt cho học sinh Người thầy phải là người có khả năng tổ chức, điều khiển mọi hoạt động của học sinh, giúp học sinh học tập tốt R.R.Singh đã viết: “Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên không chỉ là người truyền thụ những kiến thức riêng rẽ Giáo viên giúp cho học sinh thường xuyên tiếp xúc với những lĩnh vực học tập ngày càng rộng lớn hơn Giáo viên đồng thời là người hướng dẫn,

Trang 10

người cố vấn, người mẫu mực cho học sinh Giáo viên không phải là chuyên gia ngành hẹp, mà là một cán bộ tri thức, là người học hỏi suốt đời Trong việc thực hiện quá trình dạy học, người dạy và người học cùng nhau tìm tòi khám phá Theo S.Raxếch thì với sự tham gia tích cực của người học vào quá trình học tập tự lực, với sự đề cao trí sáng tạo ở người học thì sẽ khó duy trì mối quan hệ đơn phương

và độc đoán giữa thầy và trò Quyền lực của giáo viên không còn dựa trên sự thụ động và dốt nát của học sinh, mà là dựa trên năng lực của giáo viên góp phần vào

sự phát triển của học sinh thông qua sự tham gia tích cực của các em … Một giáo viên sáng tạo là người biết giúp đỡ học sinh tiến bộ nhanh chóng trên con đường

tự học Giáo viên phải là người hướng dẫn, người cố vấn hơn là chỉ đóng vai trò công cụ truyền đạt tri thức.”

Tóm lại, trong quá trình chuyển từ kiểu dạy học truyền thống sang kiểu dạy học mới có sự thay đổi về tỉ trọng và nội dung vai trò của người dạy và người học Dạy học lấy học sinh làm trung tâm phát huy được vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh, đồng thời đề cao hơn vai trò của người thầy Ở đây, giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu, có trình độ sư phạm lành nghề, có đầu óc sáng tạo và nhạy cảm mới có thể đóng vai trò là người gợi mở, xúc tác, trợ giúp, hướng dẫn, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động độc lập của học sinh, đánh thức năng lực tiềm tàng trong mỗi em, chuẩn bị cho học sinh tham gia tích cực vào phát triển cộng đồng

Đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, xem cá nhân người học – với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi người – vừa là chủ thể, vừa là mục đích của quá trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá trình học tập với sự trợ giúp của các phương tiện, thiết bị hiện đại để cho tiềm năng của mỗi học sinh được phát triển tối ưu, góp phần có hiệu quả vào xây dựng cuộc sống có chất lượng cho cá nhân, gia đình và xã hội Đó chính là cốt lõi tinh thần nhân văn trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm Đây là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi sự hoạt động mạnh mẽ, có sự phối hợp đồng bộ của tất cả các cấp, ban, ngành và đội ngũ giáo viên Giải quyết tốt vấn đề dạy học lấy học sinh làm trung tâm sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả giáo dục, thúc đẩy quá trình học tập của học sinh dẫn tới giải quyết tốt vấn đề đầu ra, đáp ứng được nhu cầu cần thiết của xã hội

2 Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp

2.1 Thực trạng áp dụng phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm” trong giáo dục nghề nghiệp tại một số trường đào tạo nghề

Ngày đăng: 24/01/2016, 01:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w