Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu 256474 (Trang 32 - 39)

u

2.1.5. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

2.1.5-1. Sản phẩm dịch vụ của Công ty

Sản phẩm của Doanh nghiệp chủ yếu là các công trình xây dựng công nghiệp, công trình dân dụng, cầu đường thủy lợi...Hiện nay nhờ mở rộng mặt hàng kinh doanh nên công ty đã có nhiều đối tác đa dạng trong nhiều lĩnh vực nhưng bạn hàng chính vẫn là các đối tác kinh doanh xây dựng công trình và phát triển nhà ở, đô thị. Sản phẩm chính mà công ty hiện nay đang sản xuất là :

- Dầm sàn bê tông dự ứng lực

- Dầm cầu dự ứng lực khẩu độ lớn bằng phương pháp kéo trước

- Các cấu kiện bê tông dự ứng lực khác cho nhà công nghiệp và các công trình công cộng.

- Cọc bê tông cốt thép thông thường và cọc bê tông cốt thép dự ứng lực. - Tunel, ống cống va rung li tâm, tấm đan, bó vỉa...

Các sản phẩm này đang được sản xuất và cung cấp cho thị trường xây dựng trong nước và đã được cấp 25 huy chương vàng chất lượng. Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000. Năm 2005, Công ty đã được trao giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ cho sản phẩm bê tông dự ứng lực.

2.1.5-2. Thiết bị sản xuất

Để phục vụ tốt cho quá trình sản xuất và công tác kiểm tra đo lường chất lượng sản phẩm cũng như việc đảm bảo quyền lợi người mua hàng, công ty đã trang bị một hệ thông đầy đủ các trang thiết bị theo qui định của Bộ bao gồm:

Bảng 2.1: Thiết bị phục vụ thi công công trình

STT Tên thiết bị Đơn vị Số lƣợng

1 Thiết bị thi công cơ giới cái 4

2 Thiết bị bốc dỡ cái 15

3 Thiết bị năng lượng cái 9

4 Thiết bị gia công cơ khí cái 53 5 Thiết bị gia công cốt thép cái 49

6 Thiết bị bê tông cái 75

7 Thiết bị thí nghiệm cái 13

8 Phương tiện vận tải cái 13

9 Khuôn ván cốp pha Bộ 52

10 Khuôn dầm sàn các loại m 1500

11 Giàn giáo m2 3250

(Nguồn: Phòng Kinh doanh – Công ty cổ phần Xuân Mai – Đạo Tú)

Ngoài ra Công ty còn trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ công tác văn phòng và các bộ phận khác của Công ty bao gồm hệ thống máy tính, máy photocopy, máy in, máy chiếu....

2.1.5-3. Đặc điểm về qui trình sản xuất sản phẩm

Các sản phẩm của Công ty cổ phần Xuân Mai – Đạo Tú được sản xuất theo phương pháp căng trước – một trong những công nghệ của Vương quốc Bỉ dùng để sản xuất các cấu kiện bê tông vượt khẩu độ lớn. Mỗi một công đoạn của quá trình sản xuất đều có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Vì vậy Công ty luôn tiến hành giám sát rất chặt chẽ từng công đoạn của qui trình sản xuất. Tùy theo đặc điểm của từng sản phẩm mà quá trình sản xuất có sự khác nhau tuy nhiên tất cả đều phải tuân thủ đúng các giai đoạn như sau:

Sơ đồ 2.2: Qui trình sản xuất sản phẩm của Công ty CP Xuân Mai – Đạo Tú

(Nguồn: Phòng Kinh doanh – Công ty cổ phần Xuân Mai – Đạo Tú)

Lắp khuôn Trộn bê tông Tạo hình SP Dƣỡng hộ Cắt thép DƢL L Hoàn thiện SP

2.1.5-4. Đặc điểm về thị trường

Với những ưu điểm vượt trội như tiết kiệm nguyên liệu, khả năng chịu lực tốt, độ bền cao, thời gian thi công nhanh, chi phí rẻ…Các sản phẩm của Công ty hiện nay đang dần đáp ứng rất tốt những yêu cầu của người sử dụng. Tuy thời gian gia nhập ngành của Công ty chưa nhiều song hiện nay Công ty đã xây dựng được cho mình một mạng lưới khách hàng khá rộng, thường xuyên liên tục.

Dưới đây là một số hợp đồng lớn đang được Công ty thực hiện hoặc đã được ký kết trong những năm gần đây cho thấy rõ thị trường tiêu thụ của Công ty ngày càng được mở rộng, sản phẩm của Công ty đang dần khẳng định được chỗ đứng trên thị trường. Đây là nhân tố hàng đầu tạo nên sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Bảng 2.3: Một số hợp đồng lớn đang thực hiện hoặc đã được ký kết trong giai đoạn 2008-2009. Giá trị hợp đồng Tên hợp đồng Ngày ký hợp đồng < 10 tỷ - Toyota Pháp Vân - TT TM Chợ Mơ - Xưởng SX lắp ráp đồ gỗ - Siêu thị Primemart

- Cầu Vật Cách, Cầu Mùi - Bảo tàng Hà Nội Quý IV 2009 Quý IV 2009 Quý III 2009 Quý II 2009 Quý IV 2008 Quý III 2009 Từ 10-20 tỷ - TT TM Vĩnh Yên

- Nhà máy SX thiết bị cơ điện Việt Pháp - Nhà Máy Compal VN

Quý IV 2009 Quý III 2009 Quý I 2009

>20 tỷ

- Chung cư Hamisco Hà Đông - Khu đô thị Trần Duy Hưng Hà Nội - Chung cư Ngô Thì Nhậm

- Chung cư Vĩnh Phúc

Quý IV 2009 Quý I 2009 Quý IV 2008 Quý II 2008

Tuy nhiên do đặc điểm của sản phẩm và yếu tố địa lý mà hệ thống khách hàng của Công ty chủ yếu tập trung ở một số tỉnh thành lân cận như Hà Nội, Việt Trì, Nam Định, Tuyên Quang…Điều này làm ảnh hưởng khá nhiều đến doanh số tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

2.1.5-5. Tình hình hoạt động SXKD của Công ty giai đoạn 2007-2009.

Để tiến hành phân tích hiệu quả SXKD của Công ty, trước hết ta cần xem xét kết quả kinh doanh mà Công ty đã đạt được trong những năm gần đây.

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động SXKD của Công ty trong giai đoạn 2007 – 2009.

Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 I. Tổng giá trị sản lƣợng Tr.đồng 78.000 109.000 140.000 - Xây lắp Tr.đồng 6.830 9.000 11.000 - SXCN Tr.đồng 71.170 100.000 129.000

II. Tổng doanh thu Tr.đồng 60.679 96.689 124.441

Tốc độ phát triển % 159,4 128,7

Trong đó - Doanh thu xây lắp Tr.đồng 4.832 6.017 9.027

- Doanh thu SXCN Tr.đồng 55.847 90.672 115.414

Tỷ trọng tổng doanh thu/giá trị SL % 77,79 88,71 88,9

III. Chi phí sản xuất Tr.đồng 57.384 92.220 117.571

Tốc độ phát triển % 160,7 127,5

IV. Lợi nhuận trƣớc thuế Tr.đồng 3.295 4.469 6.870

Tốc độ phát triển % 135,6 153,7

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 5,43 4,62 5,5

V. Đầu tƣ xây dựng cơ bản Tr.đồng 3.225 2.246 7.318 - Đầu tư mở rộng sản xuất Tr.đồng 3.174 2.152 2.000

- Đầu tư thiết bị Tr.đồng 51 94 5.318

VI. Lao động và tiền lƣơng - Tổng số lao động (31/12/09) Người 430 478 575 - Thu nhập bình quân người/tháng Tr.đồng 1,85 2,3 2,6 - Tổng quỹ lương thực hiện Tr.đồng 11.382 13,945 17,726

Theo số liệu từ bảng 2.4 ở trên cho thấy hoạt động SXKD của Công ty trong giai đoạn 2007 – 2009 phát triển khá ổn định và có hiệu quả. Thể hiện qua sự gia tăng đồng đều của các chỉ tiêu qua các năm.

- Tổng giá trị sản lượng của Công ty tăng 140.000 – 109.000 = 31.000 tr.đ. - Tổng doanh thu:

+ Năm 2008, tổng doanh thu tăng lên 96.689 – 60.679 = 36.010 tr.đ, tương ứng với 59,4% so với năm 2007

+ Năm 2009, tổng doanh thu tăng lên 124.441 – 96.689 = 27.752 tr.đ. tương ứng với 28,7% so với năm 2008

- Tổng chi phí

+ Năm 2008, chi phí sản xuất tăng lên 92.220 – 57.384 = 34.836 tr.đ, tương ứng với 60,7% so với năm 2007

+ Năm 2009, chi phí sản xuất tăng lên 117.571 – 92.220 = 25.351 tr.đ, tương ứng với 27,5% so với năm 2008

- Lợi nhuận trước thuế

+ Năm 2008, lợi nhuận trước thuế tăng lên 4.469 – 3.295 = 1.174 tr.đ, tương ứng với 35,6% so với năm 2007

+ Năm 2009, lợi nhuận trước thuế tăng lên 6.870 – 4.469 = 2.401 tr.đ, tương ứng với 53,7% so với năm 2008

Sự gia tăng của các chỉ tiêu qua 3 năm là tương đối đồng đều, tuy nhiên ở thời điểm năm 2008 tốc độ gia tăng của lợi nhuận thấp hơn so với tốc độ tăng của chi phí. Thực tế, năm 2008 là một năm đầy biến động với nền kinh tế, giá cả hàng hóa tăng vọt, chi phí nguyên vật liệu của Công ty cũng tăng khá nhanh. Điều này đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Công ty, đồng thời cho thấy năng lực hoạt động của Công ty không hề bị giảm sút. Biểu hiện cụ thể qua những thành quả của Công ty được phản ánh ở bảng 2.5.

Bảng cân đối kế toán năm 2009

Bảng 2.5: Bảng cân đối kế toán năm 2009 của Công ty

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tài sản và nguồn vốn Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Số tiền % Tài sản

A. Tài sản ngắn hạn 58.145 92.164 34.019 58,51

I. Tiền và các khoản tương đương

tiền 1.500 1.467 (33) (2,22)

II. Các khoản phải thu ngắn hạn 4.881 19.409 14.527 297.60

III. Hàng tồn kho 50.751 68.467 17.716 34,91

IV. Tài sản ngắn hạn khác 1.013 2.820 1.808 178,70

B. Tài sản dài hạn 18.093 37.501 19.408 107,27

I. Tài sản cố định 17.119 33.942 16.822 98,26

II. Tài sản dài hạn khác 972 3.558 2.585 265,80

Tổng cộng tài sản 76.237 129.665 53.428 70,08 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 53.979 102.195 48.216 89,32 I. Nợ ngắn hạn 53.959 100.283 46.324 85,85 II. Nợ dài hạn 1.911 1.911 B. Vốn chủ sở hữu 22.278 27.469 5.191 23,30 I. Vốn chủ sở hữu 22.263 27.173 4.910 22,05

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 14 296 281 2007,1

Tổng cộng nguồn vốn 76.237 129.665 5.427 70,08

Nhận xét:

Qua bảng Cân đối kế toán của Công ty năm 2009 ta nhận thấy:

Về tổng tài sản:

Tổng tài sản của Công ty cuối kỳ tăng so với đầu kỳ: 129.665 – 76.37 = 53.428 Tr.đồng

Tổng tài sản năm 2009 tăng thêm 53.28 tr.đồng tương ứng với 70,08% so với năm 2008, điều này cho thấy Công ty đã huy động thêm vốn, tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Tổng tài sản của Công ty tăng mạnh chủ yếu là do những nguyên nhân sau:

Do sự gia tăng mạnh mẽ của tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn của Công ty tăng 34.019 đồng tương ứng với 58,51% so với năm 2008. Trong đó:

+ Các khoản phải thu ngắn hạn tăng: 19.409 – 4.882 = 14.527 tr.đồng + Hàng tồn kho tăng:

68.467 – 50.750 = 17.717 tr.đồng + Tài sản ngắn hạn khác tăng: 2.820 – 1.012 = 1.808 tr.đồng

Do sự gia tăng của tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn tăng 19.408 tr.đồng, tương ứng với 107,27% so với năm 2008. Trong đó:

+ Tài sản cố định tăng:

33.942 – 17.119 = 16.823 tr.đồng + Tài sản dài hạn khác tăng: 3.558 – 972 = 2.585 tr.đồng

Như vậy, trong năm 2009 tổng tài sản của Công ty tăng mạnh so với năm 2008, trong đó sự gia tăng của TSNH chiếm 63,67% trong tổng số 53.427 tr.đồng tổng tài sản tăng thêm.

Tuy nhiên chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho trong khi tiền và các khoản tương đương tiền lại giảm. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Công ty chưa tốt. Bên cạnh đó giá trị hàng tồn kho còn lớn làm cho khả năng thanh toán nhanh của Công ty giảm xuống. Do

vậy Công ty cần chú ý hơn nữa tới khâu bán hàng và thu hồi vốn. Ngoài ra cũng phải kể đến sự gia tăng của TSCĐ với tổng giá trị gấp 2 lần so với năm 2008. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy những năm gần đây hoạt động của Công ty khá tốt, vốn đầu tư không ngừng tăng lên nhất là sau khi Công ty đã tiến hành cổ phần hóa.

Về tổng nguồn vốn:

Tổng nguồn vốn của Công ty cũng có cùng tốc độ gia tăng với tổng tài sản là 70,08% tương ứng với 53.427 tr.đồng (129.665 – 76.237 = 53.428 tr.đồng) so với mốc năm 2008. Trong đó, nợ phải trả của Công ty chiếm tỷ trọng khá cao bằng 90% số lượng vốn tăng lên còn lại chưa đến 10% là sự gia tăng của phần vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy trong những năm gần đây uy tín của công ty trên thị trường ngày càng tăng, khả năng huy động vốn ngày càng lớn. Tuy nhiên với cơ cấu vốn như trên đòi hỏi Công ty phải rất chú trọng đến vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và chi phí lãi vay. Hệ số nợ cao cũng đồng nghĩa với áp lực về tài chính của Công ty là không nhỏ. Vì vậy trong quá trình hoạt động Công ty phải đưa ra những biện pháp quản lý và sử dụng một cách hợp lý để có được hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu 256474 (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)