1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong môn toán học lớp 4

13 3,7K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 194,64 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU I/ LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN Chương trình Sách giáo khoa đổi mới tuy đến nay đã thực hiện được hết 3 cấp học, xong dường như, đối với nhiều giáo viên tiểu học, phương pháp mà sá

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

"PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG

TÂM TRONG MÔN TOÁN HỌC LỚP 4”

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU I/ LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN

Chương trình Sách giáo khoa đổi mới tuy đến nay đã thực hiện được hết 3 cấp học, xong dường như, đối với nhiều giáo viên tiểu học, phương pháp mà sách giáo khoa mới đòi hỏi là phải lấy học sinh làm trung tâm cho mọi hoạt động dạy học, phải dạy học sinh

tự phát hiện và làm chủ tiết học quả là rất khó Một phần là do đa số giáo viên đã quen với cách dạy truyền thống Phần khác, nếu dạy học theo phương pháp này, tuy lấy học sinh làm trung tâm nhưng không vì thế mà giáo viên được “ nhàn” hơn thậm chí giáo viên phải vất vả hơn vì phải chuẩn bị rất kĩ tại nhà và tới lớp cũng vẫn phải linh hoạt theo học sinh Hơn nữa, cách dạy này rất tốn thời gian và học sinh nước ta còn chưa quen nên nhiều khi khó thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu quả Tình trạng trên diễn ra ở rất nhiều trường, đặc biệt là đối với các trường ở cấp huyện, xã nơi mà mặt bằng trình độ của học sinh tương đối thấp

Tuy thế, rõ ràng là phương pháp dạy học này là một phương pháp dạy học rất hiệu quả Chính vì vậy, bản thân tôi luôn tâm huyết tìm tòi và nghiên cứu nhằm thực hiện

phương pháp dạy học này Sáng kiến “phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung

tâm trong môn toán học lớp 4” này chính là những bài học mà bản thân tôi đã đúc rút

qua quá trình dạy học và ứng dụng rất thành công vào công tác giảng dạy thực tiễn Tôi lựa chọn môn Toán là bởi vì trong những môn học ở trường thì môn Toán luôn được coi

là một trong những môn học chính vì tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống Đây cũng

là môn học đòi hỏi sự tư duy và tính sáng tạo cao nhưng đồng thời cũng lại tương đối

“khô khan” và khó với đa số học sinh

II MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN

Nếu giáo viên áp dụng phương pháp này, dạy học theo hướng tổ chức cho học sinh

tự tìm tòi, tranh luận, thảo luận để tìm cách giải quyết vấn đề thì mới có thể phát huy hết

ưu điểm của sách giáo khoa mới Cách dạy này cũng sẽ giúp trẻ có điều kiện để tự thể hiện tài năng, trí thông minh, óc sáng tạo của mình; Qua đó, các em có thể rèn luyện tính

Trang 3

tháo vát, năng lực xoay sở, óc dám nghĩ, dám làm, đồng thời cũng rèn luyện cho trẻ năng lực “phát minh”, năng lực trình bày và diễn đạt, tính tự tin trong cuộc sống

III PHẠM VI CỦA SÁNG KIẾN

Như tôi đã đề cập ở trên, vì đây là một phương pháp khá khó ứng dụng và tốn thời gian nên giáo viên không nên lạm dụng mà chỉ nên thực hiện đối với một số môn nhất định Trong sáng kiến này, tôi chỉ đưa ra một mô hình chung cho phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm; phân tích các bước của mô hình để thấy được những khó khăn giáo viên hay gặp phải khi thực hiện nó để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn đó Cuối cùng là một ví dụ về một tiết Toán học mà tôi đã ứng dụng

B PHẦN NỘI DUNG I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN

Cho dù bất cứ sáng kiến hay cách dạy hay nào, muốn đạt được hiệu quả tốt nhất thì người giáo viên vẫn phải truyền đạt cho học sinh được đầy đủ những nền tảng kiến thức chung về bài học mà sách giáo khoa đòi hỏi cũng như đảm bảo được trình tự các bước lên lớp Với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm này cũng vậy Về cơ bản, tiết dạy vẫn đi theo trình tự các bước như sau:

Bước 1 : Nêu vấn đề

Bước 2 : Giải quyết vấn đề : Giới thiệu nội dung bài mới

Bước 3 : Học sinh thực hành : Học sinh vận dụng những kiến thức đã được giới thiệu ở bước 2 để giải các bài tập ở trong sách giáo khoa, sách bài tập hoặc do giáo viên

đề ra

Trong 3 bước trên, bước 3 luôn là bước học sinh hoạt động độc lập vì khi đó các em

đã có được những kiến thức cần thiết Chính vì thế, phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm ở đây chủ yếu tập trung vào 2 bước đầu, giai đoạn mà nhiều giáo viên thường chỉ “diễn xuất” một mình, không có hoặc ít có sự tham gia của học sinh

Trang 4

II/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM

II.1 MÔ HÌNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM

II.2 NHỮNG KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN MÔ HÌNH DẠY HỌC LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM

II.2.1.BƯỚC 1 : NÊU VẤN ĐỀ

Trong bước 1 khó khăn mà giáo viên gặp phải khi thực hiện theo mô hình này là khâu “Tổ chức bàn bạc để định hướng giải quyết” Lý do là vì học sinh chưa quen với phương pháp này Hơn nữa, lúc này các em chưa có một kiến thức gì về vấn đề mà giáo viên nêu ra ( vì đây là bài mới chưa học)

Để khắc phục khó khăn trên đòi hỏi người giáo viên cần phải sâu sát

với trình độ của học sinh, từ đó có những câu hỏi, câu gợi ý phù hợp, hướng dẫn các em

sử dụng kiến thức mà các em đã có từ những bài học trước để đưa ra ý kiến Giáo viên cũng cần lưu ý rằng những ý kiến này nên có tính khái quát mà không cần phải cụ thể và chi tiết Có thể xảy ra trường hợp học sinh đưa ra một ý kiến sai hoặc thậm chí các em

Giáo

Viên

nêu

vấn

đề

Tổ chức

bàn bạc

để định

hướng

giải

quyết

Từng học sinh tự nghĩ cách giải quyết

Cá nhân

Thảo luận trong nhóm nhỏ

Thảo luận trước lớp cách giải quyết

Từng HS trình bày cách giải quyết của mình hoặc nhóm mình

Toàn lớp chất vấn, trao đổi, thảo luận

Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt lại

ý quan trọng

Trang 5

không đưa ra được ý kiến nào Không sao Điều đó là bình thường và dễ gặp phải bởi vấn

đề mà giáo viên nêu ra trong phần này là kiến thức của bài mới chưa học Vì vậy, giáo viên cũng không nên sửa ngay Giáo viên chỉ cần tập hợp lại một số ý, dựa vào ý của các

em (nếu có) để định hướng suy nghĩ cho các em Mục đích của bước này đơn giản chỉ để tạo hứng thú đồng thời hướng các em vào nội dung chính, trọng tâm của bài

II.2.2 BƯỚC 2 : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

II.2.2.1 HOẠT ĐỘNG 1 : Từng học sinh tự nghĩ cách giải quyết

Giáo viên có thể cho học sinh làm việc cá nhân trong khoảng ít phút ( một hoặc hai phút) theo hướng đã định ra trong phần nêu vấn đề, nên yêu cầu các em ghi tắt ý kiến của mình ra một mảnh giấy Sau đó, để công việc của học sinh hiệu quả hơn, giáo viên có thể cho các em trao đổi theo cặp hoặc theo nhóm Hiệu quả nhất là nên làm việc theo những nhóm bốn học

sinh (vì thông thường, bàn học sinh là bàn ngồi hai người; tổ chức nhóm bốn vừa dễ sắp xếp, đỡ tốn thời gian, dễ cho việc trao đổi của các em cũng như việc quản lý của giáo viên, ít gây ồn ào trông công việc lập nhóm.)

Trong lúc học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ này, giáo viên nên đi quanh lớp để quan sát, quản lý đảm bảo tất cả các học sinh đều làm việc, đồng thời đôn đốc, khuyến khích các ý hay hoặc gợi ý và trả lời một số câu hỏi của học sinh

Để khắc phục vấn đề tốn thời gian vì lí do học sinh không quen, giáo viên có thể cho học sinh thực hiện hoạt động nhóm thường xuyên trong các buổi học Điều này sẽ tạo

ra một thói quen giúp các em nhanh hơn trong các thao tác như trao đổi, thảo luận, lập nhóm và giúp đỡ lẫn nhau trong khi cùng làm việc trong nhóm Các nhóm cũng sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu giáo viên có thể sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho các em (đảm bảo trong mỗi nhóm đều phải có một thành viên khá giúp điều khiển nhóm) Giáo viên cũng nên hướng dẫn cho các nhóm chọn ra một thành viên làm “thư kí” ghi lại toàn bộ các ý kiến của nhóm đã thảo luận và nghĩ ra Những ý này có thể ghi vào một tờ giấy hoặc tốt hơn là ghi vào một bảng phụ để tiện cho việc trình bày và sửa chữa trước lớp ở bước tiếp theo

II.2.2.2 HOẠT ĐỘNG 2 : Thảo luận trước lớp cách giải quyết

Sau khi các nhóm đã thảo luận xong, giáo viên nên dành thời gian cho ít nhất một hoặc hai học sinh được đứng trước lớp trình bày cách giải quyết của mình hoặc của nhóm mình vì hoạt động này giúp rèn luyện tính tự tin, năng lực trình bày và diễn đạt sự việc cho trẻ Nếu thời gian hạn chế không cho phép đại diện của tất cả các nhóm trình bày thì

Trang 6

giáo viên nên treo bảng phụ của các nhóm này lên bảng Trong khi các đại diện trình bày, giáo viên yêu cầu cả lớp lắng nghe, sau đó so sánh, trao đổi, thảo luận để nhận xét, bổ

sung ý kiến cho bạn và cho mình

Ở hoạt động này, giáo viên nên yểm trợ về mặt sư phạm Điều đó có nghĩa là giáo viên nêu lại cho rõ các ý mà học sinh đã nói Học sinh nói đúng thì giáo viên nêu lại cho

rõ cái ý đúng ấy; học sinh nói sai thì giáo viên nêu lại cho rõ cái ý sai ấy để cả lớp hiểu rõ các ý kiến của các “báo cáo viên” Đây là việc làm hết sức cần thiết vì học sinh thường trình bày các vấn đề một cách lúng túng, lộn xộn, không rõ ràng, mạch lạc Nếu thiếu sự yểm trợ về mặt sư phạm này thì rất dễ xảy ra trường hợp “không ai hỏi ai nói gì”.Giáo viên tuyệt đối không nên vội khẳng định là ý nào đúng, ý nào sai để khuyến khích học sinh sáng tạo trong trao đổi, thảo luận để tự nhận ra ý sai, ý đúng, ý hay Nói tóm lại là

giáo viên chỉ yểm trợ về mặt sư

phạm mà không yểm trợ về mặt khoa học ở hoạt động thảo luận

II.2.2.3 HOẠT ĐỘNG 3 : Giáo viên nhận xét, đánh giá

Đây chính là lúc mà giáo viên đưa ra sự yểm trợ về mặt khoa học cho học sinh Giáo viên tổng kết thảo luận : nêu lại các cách làm của học sinh; đánh giá đúng, sai, hay,

dở, sau đó chốt lại ý quan trọng.(ý này có thể là một trong những ý kiến của học sinh hoặc nếu học sinh chưa đưa ra được thì giáo viên đưa ra ý của mình, trọng tâm của bài học)

Nói chung, khi thực hiện phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên có thể gặp một số khó khăn nhất định như học sinh không quen, tốn thời gian, khó tổ chức và quản lý Tuy nhiên, với cách tiến hành như tôi đã trình bày ở trên, các khó khăn này sẽ được khắc phục và phương pháp này chắc chắn phát huy hiệu quả tối ưu

Trang 7

III MỘT VÍ DỤ MINH HOẠ

TOÁN 4 – TIẾT 73

DẠY BÀI : NHÂN VỚI SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ

BƯỚC 1 : NÊU VẤN ĐỀ

a) GV nêu vấn đề : Tính 38 x 24 = ?

- Làm thế nào bây giờ ?

b) HS thảo luận, nói vắn tắt ý của mình…

c) GV dựa vào ý của HS để định hướng suy nghĩ :

- Đây là phép nhân với số có 2 chữ số, ta chưa học

- Ta mới chỉ học cách nhân với số có một chữ số

- Vậy phải tìm cách quy về phép nhân với số có một chữ số (hay quy về các phép nhân đã học)

BƯỚC 2 : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :

Hoạt động 1 :

HS tự nghĩ cách nhân theo hướng nêu trên, ghi tắt vào giấy các ý riêng của mình Sau đó các em bàn bạc trong nhóm nhỏ (nhưng phải nói thì thầm)

Trong lúc đó GV đi quanh để giám sát, đôn đốc, khuyến khích các ý hay, trả lời các câu hỏi của học sinh (GV cũng phải nói thầm)

Hoạt động 2 :

a) Một số học sinh lên công bố “phát minh” của mình (hoặc nhóm mình) trước cả lớp Học sinh này được nói và viết tự do trên bảng lớp Chẳng hạn:

- HS A : + Tách 24 = 8 x 3 => 38 x 24 = 38 x (8 x 3) = (38 x 8) x 3

+ 38 nhân 8 là một phép nhân với số có một chữ số, em đã biết làm

+ 38 x 8 được bao nhiêu nhân tiếp với 3,cũng là nhân với số có một chữ số, em biết làm rồi

+ Cả lớp hoan hô GV khen : tuyệt hay, giỏi !

Trang 8

+ Dùng quy tắc nhân một số với một tổng

38 x 24 = 38 x (7 + 8 + 9 ) = 38 x 7 + 38 x 8 + 38 x 9

+ Đây toàn là phép nhân với số có một chữ số, biết làm rồi

+ Cả lớp hoan hô GV khen …

- HS C : + Em dùng phép trừ 38 = 40 - 2

+ Dùng quy tắc nhân một hiệu với một số

38 x 24 = (40 – 2) x 24 = 40 x 24 – 2 x 24

+ 40 x 24 là nhân với số tròn chục : học rồi

+ 2 x 24 là phép nhân với số có một chữ số, biết làm rồi

+ Hoan hô… khen …

- HS D : + Em dùng phép cộng theo cách khác : 24 = 10 + 10 + 4

+ Dùng quy tắc nhân một một số với một tổng:

38 x 24 = 38 x (10 + 10 + 4 ) = 38 x 10 + 38 x 10 + 38 x 4

+ Phép nhân với 10 : quá dễ

+ 38 x 4 là phép nhân với số có một chữ số: đã học

+ Hoan hô… khen …

- HS E : + Em tách theo phép cộng : 24 = 20 + 4

+ 38 x 24 = 38 x (20 + 4 ) = 38 x 20 + 38 x 4

+ 38 x 20 : có dạng phép nhân với số tròn chục : đã học

+ 38 x 4 là phép nhân với số có một chữ số: đã học

+ Khen … Hoan hô…

- HS F : + Em bắt chước cách cộng viết : nhân số chục với số chục, số đơn vị với số đơn

vị : 3 x 2 = 6 ; 8 x 4 = 32 + 38 x 24 = 632

+ Khen … Hoan hô…(mặc dù sai !)

Trang 9

b) Thảo luận về các “phát hiện” đã được công bố :

- Đúng, sai ?

- Cách nào gọn hơn, dễ làm hơn ?

- Cách nào dài, khó làm ?

- Cách nào quá đặc biệt ?

- ….Chẳng hạn :

- A làm hay nhưng nếu 38 x 17 thì làm sao tách 17 thành tích của 2 số ?

A trả lời (cãi): thế thì em tách 38

Chất vấn : Tách thử coi

38 = 2 x 19

Vậy 38 x 24 = 2 x 19 x 24 vẫn là nhân với số có hai chữ số

A thừa nhận là kẹt đường, cách này không dùng được

- B làm đúng song dài hơn C : ba phép tính dài hơn hai phép tính

- C làm đúng nhưng không hay bằng E : phép trừ khó làm hơn phép cộng

Cách làm của D và E cũng giống nhau nhưng D làm dài hơn

- Cách làm của F sai vì không thể làm tính nhân giống như tính cộng được ( chỉ tính 38 x 20 đã lớn hơn 700 rồi không thể bằng 632 được.)

- Cách làm của E hay nhất

Hoạt động 3 :

a) GV tổng kết thảo luận để chốt lại cách làm của E sau đó nêu cách tính thực tiễn như trong sách giáo khoa

b) HS vận dụng giải bài tập

Trang 10

IV KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Trong quá trình tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp, bạn bè, sách báo… tôi đã thử áp dụng vào thực tế lớp học của mình

Qua thời gian thực nghiệm suốt học kỳ I đã có kết quả rõ rệt Kết quả kiểm tra học

kì I môn Toán thay đổi như sau:

Kết quả kiểm tra GHKI Kết quả kiểm tra CHKI

+ Tổng số học sinh : 25 + Tổng số học sinh : 25

Giỏi : 2 em = 8% Giỏi : 7 em = 28%

Khá : 6 em = 24% Khá : 10 em = 40%

TB : 12 em = 48% TB : 8 em = 32%

Yếu : 5 em = 20% Yếu : 0 em = 0%

C - PHẦN KẾT LUẬN

Phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” là một trong những cách dạy học tiên tiến bậc nhất hiện nay Khi thực hiện phương pháp này trong các tiết toán trên lớp, tôi nhận thấy ban đầu đúng là các em còn lúng túng bỡ ngỡ trong các thao tác nhưng qua một vài lần thực hiện và được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên (sự yểm trợ đúng lúc một số câu hỏi, gợi ý, yểm trợ về mặt sư phạm hay về mặt khoa học,…) các em đã trở nên quen dần và thậm chí còn tỏ ra rất thích thú vì bản thân các em được trực tiếp tham gia vào bài học Các em học tập hào hứng và hăng say hơn vì hoạt động nhóm giúp giảm bớt căng thẳng đặc biệt là đối với những học sinh có học lực yếu, không thể tự làm việc một mình Học sinh có thể hỏi giáo viên hoặc bạn bè ngay những điều mà các em không biết, không hiểu.(Điều mà ở cách dạy truyền thống, khi giáo viên tự mình “diễn trình”, học sinh rất ngại làm) Chính vì thế mà các tiết học đều đạt hiệu quả rất cao, hầu như mọi học sinh đều hiểu bài và vì vậy bước thực hành ( HS giải bài tập) diễn ra rất tốt

Tuy nhiên, rõ ràng phương pháp dạy học này vẫn mang trong mình nhiều nhược điểm Hai trong số đó là việc giáo viên và học sinh chưa quen lắm với cách dạy, học này

và cách dạy, học này cũng khá tốn thời gian Song như tôi đã đề cập ở mục II.2, những khó khăn này sẽ dễ dàng được khắc phục dựa vào lòng nhiệt tình, vào tâm huyết với nghề của người giáo viên Nếu người giáo viên “chịu khó đầu tư” kĩ cho tiết dạy tại nhà, nghiên cứu kĩ về khả năng của từng học sinh để có sự sắp xếp chỗ ngồi hợp lý nhằm tạo điều kiện cho học sinh có thể giúp đỡ nhau, trao đổi, thảo luận trong nhóm cũng như giữa

Ngày đăng: 03/04/2015, 21:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w