7. Bố cục luận văn
3.1. Đánh giá đặc trƣng cố hữu, bất biến
Khi giao tiếp, hình thức bên ngoài luôn là cái đư ợc mọi người chú ý đầu tiên bởi đó là những điều dễ nhận biết nhất, là điều đầu tiên khi người này tiếp cận với người kia. Mặt khác, người ta có thể đánh giá một con người chỉ thông qua một vài đặc điểm bên ngoài của người đó. Dân gian có câu: Trông
mặt mà bắt hình dong là vì vậy.
Tuy nhiên, ngoại hình luôn được coi là vấn đề nhạy cảm mà người ta không thể không cân nhắc qui tắc lịch sự, bởi đây cũng là nơi dễ gây xúc phạm thể diện, có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ liên nhân. Có lẽ chính vì vậy, những đặc điểm về ngoại hình ít được nói đến hơn trong các vấn đề được đưa ra đánh giá. Thêm nữa, ngoại hình là cái được sinh ra không do ý thức của con người quyết định, do đó mà sự đánh giá ở nô ̣i dung này ít hơn so v ới các bình diện khác. Khi được đưa ra đánh giá thì chúng tôi nhận thấy rằng,
người ta thường khen nhiều hơn chê, và phần lớn thông qua những đặc điểm về ngoại hình để phần nào thấy được đặc điểm về tính cách, bản chất của con người.
Khi đánh giá con người về ngoại hình, người ta thường chú ý đến các đặc điểm về ngoại hình tổng thể (nói chung) của một người nào đó ; khuôn mặt; dáng vóc, thần thái; nước da; đầu tóc.Thông thường, khi chú ý đến chi tiết nào trong hình thức thì người ta sẽ dành nhiều sự đánh giá cho chi tiết đó. Như vậy cũng tức là có thể mỗi cộng đồng sẽ ưu tiên đánh giá chi tiết này hơn là chi tiết kia. Khảo sát sau đây của chúng tôi sẽ thể hiện tính ưu tiên đó.
STT Đánh giá đặc trƣng cố hữu, bất biến
Số lƣơ ̣ng Tỷ lệ (%)
1 Ngoại hình tổng thể 26 34,67
2 Khuôn mă ̣t 20 26,67
3 Dáng vóc, thần thái 20 26,67
4 Nước da 8 10,66
5 Đầu tóc 1 1,33
6 Tổng số 75 100
Bảng 5: Bảng thống kê tần số xuất hiê ̣n của các biểu thức đánh giá đặc trưng cố hữu bất biến
Như vâ ̣y, trong đánh giá đă ̣c trưng cố hữu , bất biến, thì ngoa ̣i hình tổng thể hay được nói đến nhất , với 26 biểu thức, chiếm 34,67%. Đó có thể là lời khen “đe ̣p” hoặc cũng có thể là chê “xấu” nói chung . Tiếp đến , ngườ i ta
thường chú ý đến chi ti ết khuôn mă ̣t ; dáng vóc, thần thái với 20 biểu thức, chiếm 26,67%; ít hơn cả là đánh giá về nước da và đầu tóc. Nô ̣i dung đánh giá cụ thể sẽ được chúng tôi phân tích ở phía sau.
3.1.1 Đánh giá tích cực
3.1.1.1.Ngoại hình tổng thể
Khi đánh giá tích cực tổng thể về mô ̣t người nào đó , họ thường ví vẻ đe ̣p của người được nói đến như hoa, tiên, thiên thần, tranh vẽ, hay vớ i mô ̣t
nhân vâ ̣t nào đó như Hồng Lâu Mộng, nữ hiê ̣p, hoàng hậu hoặc như diễn viên
trên sân khấu. Các đối tượng được đem ra so sánh đều là những chuẩn mực về cái đe ̣p trong suy nghĩ của người Viê ̣t Nam. Ví dụ:
-Người ta đồn đại nhau từ mấy ngày nay khắp cánh đồng chuyê ̣n Sài sắp cưới cô đại học đe ̣p như tranh vẽ. (3, 229)
Chỉ một vẻ đẹp hoàn hảo như một thiếu nữ được vẽ trong tranh. -Trời ơi, một người con gái đe ̣p như tiên, thông minh và di ̣u dàng thế kia làm sao lại nói đến cái điều tuyê ̣t vọng ấy. (3, 188)
3.1.1.2.Khuôn mặt
Trong đánh giá về ngoa ̣i hình thì khuôn m ặt thường được quan tâm nhất, đặc biệt là ở đôi mắt, nét mặt. Trong quan niệm truyền thống, người có tướng mặt to tai lớn – đối với đàn ông; mặt tròn, thanh tú – đối với phụ nữ thường là điểm để đánh giá đó là người tài giỏi, có đức độ, nhân phẩm tốt. Ngược lại với những đặc điểm đó sẽ bị chê là xấu, không đẹp. Chẳng hạn:
-Minh kéo Đào ngồi xuống. Vẫn khuôn mặt bầu dục đẹp như vẽ, da trắng hồng, đôi mắt trầm buồn, bây giờ đã trở nên xa xôi với Tùng lắm rồi.(14, 359)
Người có gương mă ̣t bầu du ̣c , trái xoan thường được cho là đẹp theo tiêu chuẩn truyền thống.
Trên khuôn mặt thì mắt là điểm nhấn trong sự đánh giá. Một đôi mắt to, sáng thường được so sánh với sự trong suốt của gương, của sao; và ánh mắt dịu hiền được so sánh với mắt nai sẽ được khen, được ca ngợi như là vẻ đẹp điển hình của mắt. Nhưng mắt – cửa sỗ của tâm hồn cũng hay được gắn với tính cách, tâm hồn của một người, nên nó cũng có thể được miêu tả bằng tính chất của tính cách “dịu dàng” như trong lời đánh giá sau:
Vịnh-sưa đưa ống tay á o dụi cặp mắt đỏ hoe, lắp bắp, tứ c tối hỏi Vê ̣: Khổ đến nướ c ấy răng cậu không bỏ trốn quách, cứ đèo queo mãi với cái thằng cha chủ xiếc ấy làm chi?
Nhưng biết trốn đi mô được ? – Vê ̣ hỏi lại như muốn nói với tất cả các bạn có mặt ở đó . Cặp mắt to di ̣u dàng như mắt nai của em ánh lên một vẻ buồn sâu thẳm.
Tuy nhiên, có vẻ mâu thuẫn với điều này, khi một đôi mắt “sắc như dao cau” cũng được đánh giá tích cực:
-Bí thư Luân đi vòa sân chào bà chủ , tứ c vợ Sửu đang cào rơm trên đống thóc ngồn ngộn mới tuốt:
-Được mùa phấn khởi chứ bà chủ? Hôm nay cho tôi ăn cơm hay ăn cháo đây?
Vợ Sửu còn trẻ, mắt sắc dao cau, đon đả:
-Gớ m rõ nâu mới nại thấy bác về chơi. (14, 226)
Nếu xem xét kĩ, điều này thực ra cũng không hoàn toàn mâu thuẫn, khi sự đánh giá ngoại hình thường được nhấn mạnh hơn khi nó được dùng để lột tả một tính cách nào đó. Bởi vậy, đánh giá đôi mắt sắc ở đây cũng chính là khắc hoạ thêm cho tính cách sắc sảo của đối tượng.
3.1.1.3.Dáng vóc, thần thá i
Tiếp theo khuôn mặt, dáng vóc và th ần thái cũng là những nét ngoài được xuất hiện nhiều trong tư liệu đánh giá mà chúng tôi đã khảo sát (chiếm 26,67%).
Dáng vóc được thể hiện qua phong thái đi đứng của con người . Thần thái là dáng vẻ do tinh thần bên trong hiện ra.
Theo đó, dáng vẻ thư sinh , gọn gàng của người đàn ông thường được khen ngợi theo cách nhìn dáng vẻ nho nhã của người học hành:
-Chàng nhìn vị hoàng thúc khăn áo chỉnh tề , thanh nhã như một thư sinh. (12, 154)
Hay ca ngợi người con gái căng tràn sức sống, trẻ trung và đe ̣p đẽ: -Gái Ukraina, gái Nga toàn những con trẻ măng, hừng hực, căng tràn
3.1.1.4. Nướ c da
Người ta vẫn quan niệm, một người con gái đẹp cần phải có đầy đủ ba yếu tố: nhất dáng, nhì da, thứ ba đến nét; hoặc chỉ cần một trong ba yếu tố đó. Một người tuy dáng và nét đều không đẹp, nhưng lại có nước da trắng, mịn màng thì vẫn luôn ưa nhìn và được chú ý hơn.
-Chân tay nần nẫn trù ng trục. Nhưng được cái trắng, trắng như cạo!
-Chủ quán là chị Nho , mũi dọc dừa , răng khểnh, mắt só ng sánh và da trắng nhƣ trƣ́ng gà bóc. (3, 316)
3.1.2 Đánh giá tiêu cực
3.1.2.1.Ngoại hình tổng thể
Trái với “đe ̣p” khi đánh giá tích cực về ngoa ̣i hình , người ta thường
chê người có vẻ ngoài xấu xí, không ưa nhìn.
-Con gái thì xấu như ma, y sì me ̣, mà cứ đòi yêu thằng Dư con tôi . (6,74)
“Xấu như ma” là thành ngữ chỉ người có dung mạo rất xấu. Ngoài
ra, người ta cũng có thể nói “xấu ma chê quỷ hờn”.
3.1.2.2.Khuôn mặt
Người ta thường chê người có gương mă ̣t hung hãn , dữ tợn; đối lâ ̣p với người có gương mă ̣t hiền lành, phúc hậu.
-Nhìn vẻ mặt dữ tợn như một con chó ngao của hắn, mấy thằng kia
không nói gì, tự động giải tán. (15,136)
Hay người có gương mă ̣t không phù hợp với công việc, nghề nghiệp:
-Thầy vớ i bà gì mà cái mặt trông non choèn choe ̣t , cậy dỉ mũi chưa
sạch! Quần á o thì thòi thà thòi thụt, trông như quân ăn mày. (21,162 )
Chê sự non nớt, thiếu kinh nghiệm, bẩn thỉu, luộm thuộm, không đáng làm thầy.
Như chúng tôi đã nói ở trên , người Viê ̣t Nam thường “trông mặt mà bắt hình dong”, bở i vâ ̣y người có đôi mắt “đảo điên” hay “gò mà cao” vớ i
phụ nữ và “dái tai nhòm quai hàm” vớ i đàn ông được cho người có nhân cách xấu, không tốt. Chẳng ha ̣n như:
-Râu tóc để bù xù vì trước kia lão trốn đi lính “động viên”. Đã già rồi
cũng phải làm thế, Tây bắt đi lính tuốt. Người ta gọi đùa đấy là bộ râu “chống càn”. Nhưng thực cái lão phải gió ấy, nếu cắt tóc cạo râu đi, hai con
mắt thao láo đảo điên như mắt trộm ngày. (19, 72)
Người có đôi mắt “đảo điên”, thường được cho là không ngay thẳng, mưu mô, không đáng tin cậy. Ở đây, đảo điên còn được so sánh thêm với mắt trộm ngày, càng khẳng định thêm sắc thái chê bai.
Hay:-Con vợ thì ỏn ẻn, điệu đàng học làm sang, nhưng da mặt sát
xương, gò mà cao như hai quả núi, rõ quân ăn người phản phúc. Còn thằng
chồng thì dái tai nhòm quai hàm, đích thị loại tiểu nhân, giấu gươm ở đầu lưỡi. (15, 314)
Trong câu này, người phụ nữ có gò má cao thường được cho là không có phúc, tướng sát phu. Với đàn ông “dái tai nhòm quai hàm” lại ám chỉ người có phẩm cách xấu, không ngay thẳng, nhỏ mọn, dối trá. Cách nói của câu trên xuất phát từ câu tục ngữ “Mặt dơi, tai chuột”.
3.1.2.3. Dáng vóc, thần thá i
Khi đánh giá về dáng vóc, diện mạo nói chung, người ta thường không chú ý, không đưa ra đánh giá về những thiếu sót, khiếm khuyết, dị tật cố hữu trên cơ thể, mà thường quan tâm đánh giá nhất là diện mạo người đó nói được điều gì về anh ta.
-Con Lụa kia, cái thằng lù đù như chuột chù phải khói nó bỏ bùa mê thuốc lú cho mày hay sao thế, con? (7, 228)
Chỉ người chậm chạp, lờ đờ.
-Tám đếm, kéo bó rong rấp ngoài cổng, rồi đi thẳng vào căn nhà của
mình đứng rúm ró như thằng ăn mày. (14,294)
3.1.2.4.Nướ c da
Nếu như người có nước da trắng được cho là đe ̣p thì ngược la ̣i , người Viê ̣t Nam la ̣i quan niê ̣m người có nước da đen, không trắng trẻo là xấu.
-Ngườ i đàn bà ấy trạc ngoài sáu mươi , trông rõ quê mùa , đần ngốc.
Mặt mũi đen đủi, dăn deo, xấu như con khỉ. (8, 211)
3.1.2.5. Đầu tóc
Tiếng Việt có câu “Hàm răng mái tóc là góc con người” , bở i vâ ̣y người không biết chăm sóc c ho hàng răng, mái tóc sạch sẽ , gọn gàng thường bị chê bai.
-Thằng Hiền lắc lắc cái đầu tóc bù rối như tổ quạ, nói giọng ông cụ
non. (18, 280)
Khảo sát nội dung đánh giá v ề ngoại hình, chúng tôi thấy có m ột xu hướng là sự đánh giá về ngoại hình không đơn thuần chỉ là vẻ ngoài, mà nhiều khi thông qua hình thức bề ngoài để nhận diện tâm tính. Thuật xem tướng số con người sinh ra cũng là vì vậy.
Người Việt Nam từ xưa tin vào tướng số con người, theo chúng tôi, có lẽ từ chỗ đó mà thường xét đoán đánh giá con người toàn diện, không chỉ nhìn vào khuôn mặt, mà còn ở đôi mắt, vóc dáng, thần thái, nước da. Chính vì vậy, như đã phân tích ở trên, những lời đánh giá hình thức lại cũng sử dụng từ ngữ chuyên dùng để nói về tính cách như dịu dàng, sắc sảo, đảo điên... Hoặc sự đánh giá ngoại hình lại là phương tiện để đánh giá cách ứng xử như mưu mô, dối trá, không đàng hoàng,…
Cũng cần nói thêm, nếu như những hạn chế về hình thức, tức là cái tự thân mà chủ quan mỗi người không được lựa chọn ít bị đem ra đánh giá, thì những đặc điểm nói lên bản chất, tính cách, ứng xử của một người lại hay được chú ý. Mặt khác sự đánh giá giữa hai giới nam và nữ cũng dựa trên những chuẩn khác nhau . Vớ i nữ giới , đánh giá ngoại hình phần lớn g ắn với việc bình phẩm về cái đẹp, đẹp người, đẹp nết. Tuy nhiên, đánh giá ngoại
hình của nam giới thường chỉ quan tâm đến phẩm chất của con người được thể hiện qua những đặc điểm bên ngoài.
3.2. Đánh giá đặc trƣng ổn định, khó thay đổi
Bên ca ̣nh đánh giá về hình thức bề ngoài mang đặc trưng cố hữu bất biến, các nội dung về phẩm chất , trí tuệ , năng lực và hoàn cảnh sống , là những đă ̣c trưng ổn đi ̣nh của con người cũng rất được quan tâm đánh giá . Trong đó, những đă ̣c điểm về trí tuê ̣, năng lực của con người được quan tâm đánh giá nhiều nhất với 92 biểu thức, chiếm 53,18%; tiếp đến là đánh giá về tính cách , hoàn cảnh sống . Sự xuất hiê ̣n của các nô ̣i dung đánh giá được chúng tôi thống kê qua bảng sau:
STT Đá nh giá đặc trƣng ổn định , khó thay đổi
Số lƣơ ̣ng Tỷ lệ (%)
1 Trí tuệ, năng lực 92 53,18
2 Tính cách 42 24,28
3 Hoàn cảnh sống 39 22,54
4 Tổng số 173 100
Bảng 6: Bảng thống kê tần số xuất hiện của các biểu thức đánh giá đặc trưng ổn đi ̣nh, khó thay đổi
3.2.1 Đánh giá tích cực
3.2.1.1.Phẩm chất
Nói đến phẩm chất tức là nói đến tính cách đạo đức của mỗi người . Theo đó, thâ ̣t thà, thẳng thắn và hiền lành , tốt bu ̣ng, phúc hậu là những phẩm chất tốt đẹp của con người.
Ca ngợi người có tính cách thâ ̣t thà , ngay thẳng, không dối trá, giả tạo nhân dân ta thường dùng câu thành ngữ “thật như đếm”:
-Nơi vù ng quê bề ngoài rất yên tĩnh này, vừa có những người ngơ ngác dại khờ, những người thật thà như đếm, nhưng cũng lại là những kẻ đủ mưu
ma chước quỷ , không mấy lúc ngồi yên , và cũng không để cho người khác ngồi yên. (14, 71)
Bên ca ̣nh đó , trong nguồn tư liê ̣u mà chúng tôi thống kê được , một số thành ngữ cũng được sử dụng trong lời nói mang hàm ý khen người có tính cách hiền lành, tốt bu ̣ng, phúc hậu. Chẳng ha ̣n như:
-Và cách đây độ ba năm , hắn vẫn còn được gọi là anh cu Lộ hiền như đất. (8, 78)
Trong tư duy người Viê ̣t, đất là mô ̣t hình ảnh thiêng liêng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc . Đất là cội nguồn của sự sống . Người Viê ̣t vẫn thường trân tro ̣ng go ̣i tên đất me ̣. Ngườ i Viê ̣t dùng hình ảnh đất để ví với người người có tính cách hiền lành, chất phác, không làm ha ̣i ai bao giờ.
Hay:- Sao lại có bà quan dễ dãi, phúc hậu như bà phật này. (8, 371)
Qua khảo sát , chúng tôi nhận thấy rằng , phần lớn các hình ảnh được đem ra để chỉ phẩm chất “phúc hậu” của con ngư ời là các nhân vâ ̣t thần thánh, do con người tưởng tượng ra như : bà phật, ông tiên, bụt. Đây chính là
sự biểu hiê ̣n của tư duy con người được phản ánh vào trong ngôn ngữ . Bởi lẽ, trong các câu chuyê ̣n dân gian hay trong su y nghĩ của ngư ời Việt Nam, bà phâ ̣t, ông tiên, bụt là những thế lực siêu nhiên thường đi cứu giúp , làm phúc cho con người, mang la ̣i những điều tốt đe ̣p cho ho ̣.
Ngoài những phẩm chất được thể hiện ở các đặc điểm tính cách nêu trên thì đă ̣c điểm về sức khỏe cũng rất được quan tâm đánh giá. Chúng tôi đưa sự đánh giá sức khỏe vào mục này chứ không để chung với đặc trưng ngoại hình, vóc dáng… là bởi vì, phù hợp với quan niệm người đàn ông phải mạnh mẽ làm trụ cột gia đình, gánh vác những công việc nặng nhọc, cho nên, khỏe mạnh được đánh giá như một phẩm chất tốt của nam giới. Để khen ngườ i là khỏe mạnh, người ta có thể so sánh với mô ̣t người nào đó có đă ̣c tính tương tự như vâ ̣y, như : khỏe như lực điền, khỏe như Trương Phi, khỏe như voi…
-Quân của Triê ̣u Đà đông như kiến, tướ ng của Triê ̣u Đà khỏe như voi. (12,7)