Các hình thƣ́c đánh giá tiêu cƣ̣c

Một phần của tài liệu Đặc trưng của các lối nói mang tính đánh giá trong tiếng Việt (Trang 43)

7. Bố cục luận văn

2.2. Các hình thƣ́c đánh giá tiêu cƣ̣c

So với hình thức đánh giá tích cực, số lượng hình thức đánh giá tiêu cực (ĐG tiêu cực ) nhiều hơn với 8 cấu trúc, bao gồm các yếu tố rất đa da ̣ng, phong phú. Mô ̣t số hình thức trong đó có sự đ ối xứng với những hình thức thuô ̣c hình thức ĐG tích cực , như chúng tôi đã đề cập. Đây là mô ̣t vấn đề thú vị và của tiếng Việt, được tập trung khảo sát trong luận văn và trở thành điểm nhấn so vớ i các nghiên cứu trước đó. Đặc điểm này có thể trở thành ứng du ̣ng quan trọng trong việc giảng da ̣y tiếng Viê ̣t cho người nước ngoài.

2.2.1. Đánh giá bằng hình thức hạ thấp đối tượng (công thức 1)

Đồ/ quân/ lũ/ thằng/ con,… + DTĐG tiêu cƣ̣c/TTĐG tiêu cƣ̣c/MĐĐG tiêu cƣ̣c

Đây là hình thức đối xứng với hình thức ở mu ̣c 2.1.2. Hình thức đánh giá tiêu cực này sử dụng các danh từ chỉ loại : đồ, thằng, quân, thứ, loại, lũ, bọn, hạng,… đứ ng đầu các biểu thức . Tương tự hình thức hạ thấp đối tượng,

chúng tôi cho rằng, khi sử dụng Đồ/quân/lũ... là người nói đặt đối tượng xuống một vị thế thấp. Dựa vào nguồn tư liê ̣u khảo sát được , chúng tôi chia thành ba loại như sau:

* Đồ + DTĐG tiêu cƣ̣c/TTĐG tiêu cƣ̣c/MĐĐG tiêu cƣ̣c

-Đồ mặt dày! Thế mà không biết nhục! Sao nó không chết đi cho người

ta nhe ̣ nợ. (8, 217)

-Đồ khốn nạn! Đồ dòi bọ! Mày định lật tao hả? Tao sẽ đạp nát cái đầu

cho của mày. Đồ đê tiện! (7, 259)

-Một Điếu quay lại nhìn Mê ̣ -lai đang đứng chết điếng , mặt cắt không còn giọt máu.

Đồ con lợn! –Một điếu gầm lên. Hắn bướ c lại giật phắt cái lon cài trên ống tay

áo Mệ-lai tàn tật, vung roi quất tới tấp lên vai, lên lưng, vừ a quất vừa chửi:

Đồ súc vật nhơ bẩn! Đồ súc vật nhơ bẩn! (18, 448)

Với những câu đánh giá tiêu c ực trùng với hình thức chửi như trên , chúng tôi nhận thấy mức độ biểu thị ý nghĩa chê bai rất lớn . Có lẽ chính vì

vâ ̣y mà nó được sử du ̣ng rất nhiều và thông du ̣ng trong sinh hoa ̣t hàng n gày để biểu thị đánh giá tiêu cực tối đa với đối tượng được nói tới.

*Mày/ thằng/ thằng cha, con/ con mẹ… + tục ngữ/ thành ngữ/châm cách ngôn…

-Năm Thọ vốn là một thằng đầu bò đầu bướu. (8, 12)

-Cứ những thằng dốt đặc cán nai, bảo gì nghe đấy, tôi rất thích. (3, 313)

*Quân/ Thƣ́ / Loại/ Ngữ/ Lũ/ Bọn/Hạng… + Tƣ̀ ĐG tiêu cƣ̣c/ MĐĐG tiêu cƣ̣c

-Ấy đấy cái quân giá áo túi cơm , đồ thiếu niên vô tư tưởng , vô hy

vọng, quân phàm phu tục tử không biết the ̣n cho giống người, mi đã hỏi

đến chương trình thì ấy đó là cái chương trình hành sự của chúng ta. (26, 97) -Trờ i ơi, trên đời này , sao lại có loại người mất dạy , vô văn hóa như thế chứ! (15, 331)

-Tôi nghĩ: Hạng gái hư hỏng ấy thì mình lấy sao được! (8, 691)

Có thể thấy một đặc điểm nổi bật của cấu trúc này là , những ngữ cố đi ̣nh biểu thị ý nghĩa đánh giá tiêu cực thường là các thành ngữ . Chúng được dùng như là vi ̣ từ trong các cấu trú c đánh giá tiêu cực để làm tăng tính hình tượng trong phát ngôn chê, làm cho lời nói trở nên có ấn tượng hơn rất nhiều so với cách nói thông thường không sử dụng thành ngữ.

Những kiểu nói thường được dùng trong hình thức này như đồ con lợn, đồ con bò, thằng đầu bò đầu bướu,… là hình thức đánh giá tiêu cực gián tiếp bằng ẩn du ̣, xuất phát từ những thành ngữ: ngu như lợn, dốt như bò, hay “đầu

bò đầu bướu” để chỉ những người ngu dốt, hay là ngang ngược, ương bướng. Về mă ̣t ngữ nghĩa của những lối nói này , chúng tôi sẽ bàn đến ở chương tiếp theo của luâ ̣n văn.

2.2.2. Đánh giá bằng hình thức so sánh (công thức 2)

Khi muốn ha ̣ thấp hay chê bai mô ̣t đối tượng nào đó , người nói thường ví von, so sánh với mô ̣t sự vật, đối tượng được cho là xấu xa , bị mọi ngời coi thường, khinh ghét,…

Các DT HTĐT thường là nh ững hình ảnh ẩn dụ như lợn, chó..., hoặc danh từ chỉ nghề bị coi thường

-Loài động vật biểu trưng cho những thói, phẩm chất tiêu cực như: lợn  ngu dốt, bẩn thỉu, béo, ăn tham; chó  ngu dốt, bẩn, tham … Ví du ̣:

-Hỡi cái thằng Cả Tô ấy, nó ngu như lợn, ngoài cái đà i ra không biết gì nữa. (12, 323)

-…ngu như chó, chết là phải còn kêu ca nỗi gì! (7, 394)

-Danh từ chỉ người, nghề bi ̣ coi thường trong xã hô ̣i. Ví dụ:

-Một đằng thì sơ sài, giản dị, đạo đức, nhút nhát, nói ít tư tưởng nhiều chẳng khi nào phủ mồm với ai . Một đằng thì làm dáng như đàn bà , hư hỏng

như đồ gái nhảy, táo tợn, thấy gá i thì như mèo thấy mỡ… (26, 42)

-Bà Hai Thoan lắc đầu:

Có tuổi mà lại tham như mõ! Đú ng là phi phàm ! Tao bán hàng bao nhiêu năm nay, chưa thấy ai ăn sáu quả trứng vi ̣t luộc một lúc bao giờ… (13, 420)

-Hình ảnh tưởng tượng tượng trưng cho cái ác, cái xấu. Ví dụ:

-Con gá i thì xấu như ma, y sì me ̣, mà cứ đòi yêu thằng Dư con tôi. (6, 74) -Và khi cái đèn cồn phụt lửa dốt cái nhẫn cháy đỏ lên để thử độ vàng thì hiện ra trong ánh lửa xanh xanh vàng vàng một cái mặt đàn bà trắng bự , có cặp môi vén như môi ngựa và hai con mắt tinh quái , nanh ác như mắt quỷ. (6, 248)

Ngoài các danh từ hạ thấp đối tượng kể trên còn có rất nhiều các hình ảnh được dùng trong các đánh giá tiêu cực . Nô ̣i dung ngữ nghĩa của các đối tượng đuợc đem ra để so sánh chúng tôi sẽ đề câ ̣p ở chương tiếp theo.

2.2.3. Đá nh giá bằng hình thức sử dụng quán ngữ tình thái: đời thủa

Đời thủa nhà ai/ đời thủa nào/ ai đời/ ai la ̣i + MĐĐG

Hình thức này thường được sử dụng trong trư ờng hợp người nói thể hiê ̣n đánh giá tiêu cực , thái độ trách cứ , chê bai với những viê ̣c làm , hành đô ̣ng được cho là không chuẩn, trái với lẽ thường. Ví dụ:

-Cả làng có mỗi xứ Đông Chùa là xứ thượng đẳng điền , thì từ ông cán bộ đến bà xã viên , ai cũng muốn vơ giật về mình . Có đời thủa nào anh em ruột cũng cãi nhau, tranh nhau đất hương hỏa ngay ở đấy. (14, 14)

Biểu thức trong ví dụ trên thể hiện đánh giá tiêu cực trước hành đô ̣ng hai anh em ruột cãi nhau để giành đất hương hỏa. Đây là mô ̣t hành đô ̣ng được coi là trái với luân thường , đạo lí Việt Nam: có cãi nhau là với người ngoài, còn đã là anh em thì phải sống hòa thuâ ̣n , nhường nhi ̣n và thương yêu nhau . Hơn nữa, cũng theo chuẩn đạo lí của người Việt, đất hương hỏa là đất của dòng họ được dùng vào việc chung của dòng họ, con cháu không được đem ra dùng với mục đích cá nhân. Trong ví dụ nêu trên, đối tượng bị đánh giá thấp là vì đã vi phạm đạo lí đó.

Hay một ví dụ khác:

-Ngườ i đàn bà đức hạnh thấy cháu bà sao mà đĩ thế ! Thật đốn mạt . Ngoài ba mươi tuổi mà chưa trót đời . Ngoài ba mươi tuổi… ai lại còn đi lấy chồng. Ai đời lại còn đi lấy chồng! Ừ! Mà có lấy thì lấy ai chứ?... Đà n ông đã chết hết cả rồi hay sao , mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha . Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ra ăn vạ . Trời ơi! Nhục nhã ơi là nhục nhã! Hỡi ông cha nhà bà! Bà gào lên như con mẹ dại . Bà xỉa xói vào mặt cái con cháu gái ba mươi tuổi mà chưa trót đời. Bà bảo phắt nó:

Đã nhi ̣n được đến bằng naỳ tuổi thì nhi ̣n hẳn , ai lại đi lấy thằng Chí Phèo! (8, 34)

Chúng ta có thể thấy , người cô của Thi ̣ Nở trong ví du ̣ tr ên đã thể hiê ̣n thái độ không bằng lòng trước hành động trái với lẽ thường của cháu gái mình. Đó là đã nhiều tuổi rồi mà còn có ý đi ̣nh lấy chồng “ Ngoài ba mươi

tuổi… ai lại còn đi lấy chồng. Ai đời lại còn đi lấy chồ ng!”, đã thế người mà thị muốn lấy lại là Chí Phèo , một người bi ̣ xã hô ̣i xa lánh vì chỉ biết u ống rượu, chửi bới, và“rạch mặt ăn vạ làng” . Quán ngữ tình thái dùng lặp đi lặp lại càng nhấn mạnh thêm sự đánh giá tiêu cực.

2.2.4. Đánh giá bằng hình thức tách từ (công thức 4)

A với/ với chả/ mấy chả B + tƣ̀/ MĐĐG

Với hình thức đánh giá bằng phương thức tách từ này , nô ̣i dung đánh giá tiêu cực biểu hiện ở văn cảnh tiếp sau đó, hoă ̣c qua ngữ cảnh nếu là vấn đề mà những người trong cuộc giao tiếp đã biết rõ.

Trong cấu trúc kiểu này, từ ghép AB (được tách thành A, B) có thể là: -Danh từ : người với/ mấy (chả) ngợm, thầy với/ mấy (chả) bà, con với/ mấy (chả) cái,…

-Và bà trưởng phò ng, đã phải liên tục mở miê ̣ng quát tháo để giảm bớt sự nhiễu loạn và kéo sự chú ý của các cô vào công viê ̣c . Câu nói cửa miê ̣ng của bà lúc này là : “Tết với nhất, tốn tiền, mệt xác! Rồi lại còn dửng mỡ nữa chứ! Tôi yêu cầu! Tết năm nay cô nào còn đẻ nữa thì cắt thưởng. Sao mà ham đẻ thế!” (6, 339)

-Thầy với bà gì mà cái mặt trông non choèn choẹt , cậy dỉ mũi chưa

sạch! Quần áo thì thòi thà thòi thụt, trông như quân ăn mày. (21, 162)

-Động từ: ăn vớ i/ mấy (chả) nói, đi với/ mấy (chả) đứng, làm với/ mấy (chả) ăn,…

-Chúng tôi đã làm đơn xin tách khỏi hợp nhất để về hợp tác xã nhỏ, sao bây giờ vẫn im đi ? Hợp nhất với chả hợp bét , làm ăn nát như tư ơng, bắt chúng tôi đánh đu vào để mà ăn mày cả lũ à? (14, 346)

-Ăn với nói… như cái đồ lục súc! (17, 56)

-Tính từ: đe ̣p với/mấy (chả) đẽ, sung với/mấy (chả) sướng,…

Các ví dụ trên đều cho thấy, MĐĐG xuất hiê ̣n sau các că ̣p từ này đều là những đánh giá tiêu cực, mang nghĩa xấu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp,

người nói không cần đến những MĐĐG đi kèm, phát ngôn chỉ bao gồm các că ̣p từ ở dạng tách, nhưng vẫn hiểu được đây là phát ngôn chê bai, phủ nhận.

- Thanh vớ i chả bạch. (5, 26)

Theo nguyên tắc thì công thức tách này sẽ bao gồm cả động từ (ăn với

chả uống…), tuy nhiên trong phạm vi tư liệu mà chúng tôi khảo sát thì không

thấy xuất hiện.

2.2.5. Đánh giá bằng hình thức sử dụng “gì/ gì mà” (công thức 5)

ĐTĐG + gì/ gì mà + TĐG tiêu cƣ̣c

Đối tượng được đánh giá ở đây có thể là danh từ, động từ, tính từ. Ví dụ:

-Hiện đại gì mà quái gở thế! Bằng con vật à? (6, 182)

-Ơ kìa cái ông này , cán bộ ngoại giao gì mà hổ mang hổ lử a thế . (5, 336)

Hình thức đánh giá này có thể được dùng kết hợp với mô ̣t số biếu thức đánh giá tiêu cực khác như: láy từ, A với chả B. Ví dụ:

-Con gá i con lứa gì, giữa đêm khuya, cứ nằng nặc đòi vào công trường. (11, 11)

-Đà n ông đàn ang chó gì mà mặt hoa ra phấn , lưng thẳng, cổ thẳng, bụng eo, đùi tròn, tiếng nói lúc nào cũng khẽ khàng như đang tỏ tình , khen cũng cười mà chửi cũng cười , lại còn răng kh ểnh nữa, ông lại bẻ me ̣ nó cái răng ra nhậu chơi bây giờ! (1, 36)

2.2.6. Đá nh giá bằng hình thức sử dụng quán ngữ tình thái “phải

cái” (công thức 6)

Phải cái + TTĐG tiêu cƣ̣c/ MĐĐG tiêu cƣ̣c

Đây là hình thức đánh giá ngược la ̣ i với hình thức đánh giá tích cực ở mục 2.1.1.3, là một cặp đối ứng qua 2 cực. Nếu như “Được cái” là quán ngữ tình thái tích cực thì “Phải cái” là quán ngữ tình thái tiêu cực , thể hiện đánh giá chê trong phát ngôn. Cũng như biểu thức khen “Được cái”, biểu thức chứa quán ngữ “phải cái” cho biết một hoặc một số đánh giá tích cực ở phía trước

và dự báo một đánh giá tiêu cực ở phía sau. Cũng như ở biểu thức khen, chúng tôi gọi đây là cách chê “chắt lọc”, tức là lựa ra một đánh giá chê trong một chuỗi những đánh giá khen ở phía trước, bằng cách này mà làm nổi sự đánh giá chê.

-Luận nhà cậu tốt, chỉ phải cáikhông thực tế với hoàn cảnh xã hội bây giờ. (6, 76)

-Ông Hiếu là người có nghĩa với cụ lắm. Chỉ phải cái chị vợ là đáo để. (3, 21)

2.2.7. Đá nh giá bằng hình thức láy từ (công thức 7)

Mô ̣t số biểu thức láy từ chúng ta có thể dễ dàng nhâ ̣n thấy trong lời nói thường ngày, như: con gái con gớm (con gái con lứa ), con trai con lứa (con

giai con giếc), đàn ông đàn ang,…

-Làm cái thân con giai con giếc, chả gì cũng đã ngót ba mươi tuổi đầu

rồi, mà như mày thì thật nhục lắm ! Bé thì nhờ mẹ , nhờ cha, nhớn thì nhờ vợ, già thì nhờ con, úi chao ôi là cái mặt nam nhi! Ối chao ôi là cái mặt tài giai ! (26, 67)

-Mày bỏ ngay nó ra, đàn ông đàn ang gì mà suốt ngày đánh chửi vợ ý , không biết xấu hổ à? (23, 94)

2.2.8. Đá nh giá bằng hình thức bác bỏ, hạ thấp đối tượng (công thức 8)

(…) + thế (mà) cũng đòi + …

Nếu coi đánh giá tích cực là cực dương, đánh giá tiêu cực là cực âm thì có thể coi đây là dạng đối ứng của biểu thức đánh giá tích cực “Thế mới gọi

là…” ở phía cực dương. Nó thường dự báo một lời chê bai, bác bỏ. Cũng như

biểu thức thể hiện đánh giá tích cực “Thế mới gọi là…”, tính dự báo, áp đặt của biểu thức này rất cao, cho dù xuất hiện ở dạng bỏ lửng, nó vẫn thể hiện sắc thái đánh giá tích cực. Ví dụ:

-Nói thế mà cũng đòi nói. Ăn sung mặc sướn g mà làm thằng nô lê ̣ có được không? (7, 128)

-Nói thế mà nghe lọt tai à ? Thế mà cũng đòi ngậm bút vào mồm , cắp sách đi học! (26, 58)

-Thế mà cũng đòi biết chữ, cũng đòi đọc báo! (26, 144)

Ở ví dụ trên, nếu lược bỏ động từ nói, thành “Thế mà cũng đòi. Ăn

sung mặc sướng mà làm thằng nô lệ có được không?” thì biểu thức vẫn còn nguyên đánh giá tiêu cực, sự bác bỏ đối với thực tế được thể hiện ở phía sau. Còn 2 ví dụ sau là sự bác bỏ sự tình diễn ra: người mang danh là có học thức nhưng hành xử không phù hợp với học thức đó.

Trên đây là 8 hình thức đánh giá tiêu cực bằng phương thức ngữ pháp thường được sử du ̣ng trong giao tiếp hàng ngày . Để thấy được mức đô ̣ phổ biến và thông du ̣ng của các hình thức, chúng tôi đã lập bảng so sánh về tần số xuất hiê ̣n của chúng:

STT Giá trị Hình thức đánh giá tiêu cực Tổng

số Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Công thức 4 Công thức 5 Công thức 6 Công thức 7 Công thức 8 1 Số lươ ̣ng 215 57 22 10 8 7 4 4 327 2 Tỷ lệ (%) 65,75 17,43 6,73 3,06 2,45 2,14 1,22 1,22 100

Bảng 3: Tỉ lệ tư liệu xuất hiện của 8 hình thức đá nh giá tiêu cực

Như vâ ̣y, hình thức đánh giá tiêu cực đầu theo công th ức 1 có tần số sử dụng cao nhất trong tổng số các cấu trúc đánh giá tiêu cực với 65,75%. Các công thức tiếp theo từ 2 đến 8 chiếm tỷ lê ̣ ít hơn và được sắp xếp theo thứ tự giảm dần. Những cấu trúc sau mă ̣c dù có tần số xuất hiê ̣n ít hơn nhưng không hẳn vì vâ ̣y mà có mức điển hình kém hơn , bởi điều này còn do thói quen của người sử du ̣ng quyết đi ̣nh.

Nhìn vào các cấu trúc đã phân tích ở trên , chúng tôi thấy rằng, cấu trúc có sử dụng TĐG tiêu cực kết hợp với DTĐG tiêu cực , TTĐG tiêu cực , MĐĐG tiêu cực có tần số xuất hiện rất lớn (trên 90%) và có thể coi là một hình thức điển hình nhất của những lối nói đánh giá tiêu cực trong tiếng Viê ̣t . Viê ̣c sử du ̣ng các DTĐG tiêu cực , TTĐG tiêu cực , MĐĐG tiêu cực sẽ làm cho mức đô ̣ của lời đánh giá tiêu cực tăng lên rất nhiều , gây được ấn tượng mạnh với người nghe.

Một phần của tài liệu Đặc trưng của các lối nói mang tính đánh giá trong tiếng Việt (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)