7. Bố cục luận văn
2.1.3. Đánh giá bằng hình thức sử dụng quán ngữ tình thái “được
cái”(công thức 3)
Đƣợc cái/ Đƣợc cái là + DTĐG tích cƣ̣c/ ĐTĐG tích cƣ̣c/ TTĐG tích cƣ̣c/ MĐĐG tích cƣ̣c
Như chúng tôi đã đề cập ở chương 1, quán ngữ tình thái có tác dụng làm phương tiện hỗ trợ, tác động vào nội dung mệnh đề, vào ý nghĩa chỉnh thể của câu , đưa vào câu nhữn g kiểu tình thái đánh giá , biểu cảm khác nhau . Quán ngữ tình thái tích cực có đặc điểm là luôn luôn d ự báo hướng đánh giá tích cực dù trong bất kỳ ngữ cảnh cảnh nào của phát ngôn . Nó có tính ổn định cao, là dấu hiệu cho phép người nghe ngay l ập tức biết được đó là quán ng ữ tình thái tích cực, và đó là biểu thức đánh giá tích cực. Mục đích sử dụng các quán ngữ tình thái tích cực là để nhấn mạnh , hỗ trợ và bảo vê ̣ l ập trường của người phát ngôn.
“Được cái/ Được cái là” là quán ngữ biểu thị tình thái tích cực trong tiếng Viê ̣t , được sử du ̣ng trong câu như mô ̣t phương tiê ̣n , mô ̣t công cu ̣ tác đô ̣ng vào nô ̣i dung mê ̣nh đề để biểu thi ̣ đánh giá tích cực.
-Con gá i quê tôi không biết làm duyên làm dáng đâu , thật như đếm đó. Chỉ được cái thương chồng… (2, 76)
-Chân tay nần nẫn trù ng trục . Nhưng được cái trắng, trắng như cạo ! Và hay cười. (14, 154)
-Ông trung tá nhà tao được cái đứ c ăn, đức ngủ là không ai bằng. Một cân gạo một bữa, tao không nói ngoa. (6, 121)
Trong tư liê ̣u khảo sát được , chúng tôi nhận thấy rằng , quán ngữ “được cái/ được cái là” thườ ng dùng trong khẩu ngữ , các đoạn hội thoại , đứng ở đầu câu, đầu phân câu hay xen giữa chủ ngữ và vi ̣ ngữ. Trong kiểu đánh giá này, theo cách nhìn nhâ ̣n đánh giá của người nói thì nô ̣i dung được đánh giá là điều tốt, có tính tích cực bù lại cho những cái xấu , có tính tiêu cực đã được nói đến ở phía trước.
Ở ví dụ trên, vế đầu tiên của câu, người viết thể hiê ̣n đánh giá chê “con gái quê tôi không biết làm duyên làm dáng” và tiếp đến ở vế sau , tác giả lại thể hiê ̣n sự khen ngợi của mình bằng viê ̣c sử dụng quán ngữ “được cái” đứ ng trước MĐĐG tích cực: “được cái thương chồng”.
Hay ở ví du ̣ tiếp theo , nô ̣i dung được đánh giá tích cực đó là nước da
“trắng, trắng như cạo! Và hay cười” sau khi đưa ra thông tin không mấy tích
cực ở phía trước đó là “chân tay nần nẫn trùng trục”.
Có điều khá đặc biệt là quán ngữ “được cái/ được cái là” thường xuất hiện sau một hoặc một số đánh giá tiêu cực. Vì thế, quán ngữ này xuất hiện như là sự đánh giá tích cực được “chắt lọc” trong nhiều cái tiêu cực của đối tượng. Nhưng cũng chính vì thế mà nó được làm nổi và thu hút chú ý vào thông tin đánh giá tích cực. Chẳng hạn trong ví du ̣ đ ầu của mục này, đối tượng được đánh giá có tới 2 điểm tiêu cực (không biết làm duyên, thật thà
thô vụng), và quán ngữ “được cái” (thương chồng) phía sau đã tạo nên điểm nhấn tích cực cho đối tượng – điểm nhấn mang tính đối chọi với đánh giá tiêu cực phía trước.