7. Bố cục luận văn
1.2.1. Về các thành ngữ, tục ngữ, cụm từ cố định trong tiếng Việt
a) Tục ngữ
Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm tri thức dưới hình thức những câu ngắn gọn, xúc tích, giàu vần điệu, hình ảnh, dễ nhớ, dễ truyền. Ví dụ:
Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng…
Về nội dung, tục ngữ là kho kinh nghiệm và tri thức thực tiễn vô cùng phong phú và quý giá của nhân dân. Tác giả Chu Xuân Diên trong cuốn Tục ngữ Viê ̣t Nam đã cho rằng tu ̣c ngữ không những là mô ̣t hiê ̣n tượng ngôn ngữ mà còn là một hiện tượng ý thức xã hội . Với tư cách là một trong những hiện tượng ý thức xã hội, tục ngữ là những chứng tích, những biểu hiện lối sống thời đại, lối nghĩ của nhân dân. Song những chứng tích ấy chủ yếu tồn tại trong lời nói hàng ngày được nhắc đến trong khuôn khổ những cách nói quen thuộc mà ai cũng dùng đượ, ai cũng có thể hiểu được, nên tục ngữ lại còn là sản phẩm của lối nói dân tộc.
Tục ngữ là những phát ngôn có sẵn hình thành trong lời tho ại hàng ngày, ngắn go ̣n, dễ nhớ, dễ nhâ ̣p tâm và dễ lưu truyền . Tục ngữ phần lời ít ý nhiều, vừa giản di ̣ vừa sâu sắc đúng như Hồ Chí Minh nhâ ̣n xét “rất hay mà lại ngắn”.
Tục ngữ đánh giá mà cụ thể, trong luâ ̣n văn này là tu ̣c ngữ đánh giá con người là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n của kho tàng tu ̣c ngữ Viê ̣t. Tác giả Phạm Thị Bích trong
luâ ̣n văn tha ̣c sĩ của mình đã đi ̣nh nghĩa : “Tục ngữ đánh giá con người là những câu nhận đi ̣nh, đánh giá về một con người cụ thể (hay một nhóm người cụ thể) không phải như một đi ̣nh danh , một sự gọi tên mà là một thông báo , một kết luận được rút ra từ kinh nghiê ̣m từng trải trong thực tế khách quan, từ sự suy luận logic đồng thời là mộ t phán đoán, là hệ quả có thể xảy ra từ sự nhận đi ̣nh, đánh giá bằng câu tục ngữ đó , nhờ đó tục ngữ là n hững câu răn dạy, bài học đạo đức cho người đời”.[27, 2]
Ví dụ như câu tục ngữ đánh giá về phẩm chất con người : “Miê ̣ng ăn núi lở”. Câu tục ngữ này để chỉ người chỉ ngồi mà ăn thì của có nhiều bằng núi cũng hết, từ đó cho thấy hê ̣ quả là nếu lười lao đô ̣ng thì dù tiền của nhiều cũng sẽ tiêu tán hết.
Do nô ̣i dung có tính khái q uát nên tục ngữ đánh giá con người thường được vâ ̣n du ̣ng trong các câu đánh giá cả tích cực và tiêu cực để khuyên răn hay đưa ra những bài ho ̣c về nhân tình thế thái.
b) Thành ngữ
Theo Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt – Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức
Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến thì: “Thành ngữ tiếng Việt là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng và gợi cảm”. Ví dụ:
Nói thánh nói tướng Lừ đừ như ông từ vào đền Chó ngáp phải ruồi
Mô ̣t số đă ̣c điểm chủ yếu về nghĩa của thành ngữ:
-Thành ngữ có tính tổng thể và tính mới . Nghĩa của một thành ngữ không thể suy ra được từ sự tổng hợp nghĩa của các từ ta ̣o nên nó . Viê ̣c tìm hiểu ý nghĩa của thành ngữ trong nhiều trườ ng hợp giống như viê ̣c tìm hiểu nghĩa của từ , tức là tìm hiểu nghĩa trong tổng thể chứ không suy mô ̣t cách máy móc từ các thành tố cấu thành.
- Thành ngữ có tính biểu trưng và theo đó là tính hình tượng.
- Thành ngữ có tính dân tộc. Việc biểu trưng hóa các đă ̣c điểm miêu tả cụ thể cho các tình huống khái quát được các dân tộc khác nhau thực hiện theo những cách khác nhau. Nói cách khác, tính biểu trưng của thành ngữ gắn liền với đă ̣c trưng văn hóa dân tô ̣c . Cùng để chỉ nước da trắng của người con gái, người Viê ̣t nói trắng như trứng gà bóc, trong khi nhiều dân tộc khác nói
trắng như tuyết ; hay cùng diễn đa ̣t ý rẻ, ngườ i Viê ̣t Nam nói rẻ như bèo , nhưng người Nga la ̣i nói rẻ như củ cải hầm … Bởi vâ ̣y , hình ảnh xu ất hiện trong thành ngữ c ủa biểu thức đánh giá sẽ được quan tâm phân tích để rút ra đă ̣c điểm văn hóa Viê ̣t Nam.
- Thành ngữ có tính cụ thể , gợi hình tượng hơn so với các từ đồng nghĩa với chúng. So sánh: lúng túng vớ i lúng túng như gà mắc tóc, lúng túng
như thợ vụng mất kim , lúng túng như chó ăn vụng bột . Cả ba thành ngữ này tuy cùng biểu thi ̣ tính chất lúng túng nhưng mỗi thành ngữ biể u thi ̣ tính chất này ở những khía cạnh , góc độ khác nhau – điều không có ở từ lúng túng, và
có tính hình tượng hơn.
- Thành ngữ có tính biểu cảm . Khi sử du ̣ng thành ngữ , người giao tiếp thể hiê ̣n rõ thái đô ̣, tình cảm của mình.
Nhờ có những đă ̣c điểm ngữ nghĩa như trên mà thành ngữ được sử dụng rộng rãi và phổ biến đặc biệt là trong những câu đánh giá , để đáp ứng những nhu cầu diễn đa ̣t mà nếu chỉ sử du ̣ng từ sẽ không thể thực hiê ̣n được.
Trong các thành ngữ thì chúng tôi chú trọng khảo sát thành ngữ đánh giá con người. Thành ngữ đánh giá con người là “những thành ngữ đi ̣nh danh, gọi tên một con người cụ thể (hay một nhóm người cụ thể ) với tư cách một cá nhân trong cộng đồng ; đi ̣nh danh, gọi tên con người trong mối quan hê ̣ với những con người khác trong cộng đồng nhằm khắc họa hình ảnh một con người về hình dáng bên ngoài và phẩm chất bên trong” [27, 2].
Ví dụ: “đầu bò đầu bướ u” là thành ngữ đánh giá vì nó gọi tên , đi ̣nh danh mô ̣t phẩm chất “ngang ngược, ương ngạnh, bướng bỉnh” của người nào đó.
Như vâ ̣y, thông qua đi ̣nh nghĩa và đă ̣c điểm ta có thể nhâ ̣n thấy sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là sự khác nhau về chức năng thể hiện cả về mặt nội dung lẫn cấu tạo hình thức.
- Trong hành chức , thành ngữ là đơn vị ngôn ngữ có sẵn mà người nói lựa cho ̣n như thành phần để ta ̣o câu ; trong khi đó tu ̣c ngữ t hường đưa ra mô ̣t kết luâ ̣n thâm thúy đúc từ trí tuê ̣ dân gian : răn đe, cảnh báo, đề cao, bài học kinh nghiê ̣m, đối nhân xử thế…
- Về cấu tạo hình thức thành ngữ là đơn vi ̣ ngôn ngữ có sẵn nhưng không phải là phát ngôn có sẵn ; trong khi đó tu ̣c ngữ là phát ngôn có sẵn , chính vì vậy trong dân gian tục ngữ được gọi nôm na là “câu tục ngữ” với cách hiểu đó là những phát ngôn đặc biệt . Có thể coi tục ngữ là những phát ngôn hình thành trong lời th oại hàng ngày , ngắn go ̣n , hàm súc , chứa đựng nhiều bài ho ̣c và những lời giáo huấn bổ ích.
Có thế thấy , tục ngữ và thành ngữ chính là kho tàng văn hóa , là tinh hoa làm cho lời ăn tiếng nói của nhân dân lao đô ̣ng trở nên trong sáng và hấp dẫn hơn. Do đă ̣c tính dễ nhỡ , dễ lưu truyền và được diễn đa ̣t bằng mô ̣t ngữ cảm phù hợp với người bản ngữ Việt nên chúng thường được vận dụng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân . Nô ̣i dung và hình thức thể hiện của tục ngữ và thành ngữ trong những cấu trúc đánh giá tiếng Việt sẽ được chúng tôi đi sâu trình bày và phân tích trong luâ ̣n văn.
c) Cụm từ cố định
Trong Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu đã định nghĩa: “Ngữ cố định là các cụm từ (ý nghĩa có tính chất là ý nghĩa của cụm từ, cấu tạo là cấu tạo của từ), nhưng đã cố định hóa cho nên cũng có tính chất chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc, có tính xã hội như từ [7, 71]”.
Ví dụ:
Hết nước hết cái Ba chìm bảy nổi
Đâm bị thóc chọc bị gạo…
Cũng trong công trình này, tác giả đã phân loại ngữ cố định: Tách những ngữ trung gian với cụm từ tự do thành một loại gọi là quán ngữ, những trường hợp còn lại, trường hợp trung gian với từ phức và các ngữ cố định thực sự là các thành ngữ.
d) Quán ngữ tình thái
Có nhiều quan niệm của các nhà nghiên cứu về quán ngữ tình thái. Tác giả Đỗ Hữu Châu (1981, 1996) cho rằng: Quán ngữ là những cách nói, cách diễn đạt cần thiết để đưa đẩy, chuyển ý hay dẫn ý, để dẫn nhập đề chứ không có tác dụng nêu bật lên một sắc thái của những cái đã có tên hoặc nêu bật ra các sự vật, hiện tượng, tính chất… chưa có tên gọi. Ví dụ: ai cũng biết, nói tóm lại, cũng thế thôi, không sớm thì muộn, nghĩa là, đáng chú ý là…
Nguyễn Thiện Giáp quan niệm quán ngữ là những kết hợp cố định
được lặp đi lặp lại trong những phong cách chức năng nhất định. Quán ngữ chưa tạo thành một thông báo, vai trò chủ yếu của nó là để đưa đẩy, rào đón hoặc nhấn mạnh. Về ý nghĩa cũng như hình thức, các quán ngữ không khác những cụm từ tự do nhưng nội dung của chúng đã trở thành điều thường xuyên phải cần đến trong sự suy nghĩ và diễn đạt mà chúng được dùng như những đơn vị có sẵn. Ví dụ: của đáng tội, khí không phải (khẩu ngữ), như trên nói, có thể nói rằng…
Các tác giả cuốn “Cơ sở Tiếng Việt” (1998) đã định nghĩa theo lối
chiết tự theo nghĩa đen, quán nghĩa là quen. Vậy quán ngữ là một loại ngữ cố định, được người ta quen dùng. Ví dụ: nói tóm lại, kết quả là, trước hết là…
Như vậy, nói mô ̣t cách khái quát thì quán ng ữ là loại ngữ cố định được quen dùng nhưng ít hoặc không có tính hình tượng.
Trong luận văn này chúng tôi quan tâm đến các quán ngữ được dùng trong các lối nói đánh giá tiếng Việt. Khái niệm này được tác giả Đoàn Thị Thu Hà gọi là quán ngữ biểu thị tình thái.
Tình thái là một phạm trù ngữ nghĩa – chức năng phản ánh mối quan hệ, thái độ, cách đánh giá của người nói đối với nội dung của phần còn lại trong câu. Quán ngữ biểu thị tình thái được định nghĩa: “Quán ngữ biểu thị tình thái là những tổ hợp từ, những lối nói đã tạo thành những đơn vị, khối hay khuôn cấu trúc tương đối ổn định được người nói dùng như một công cụ có chức năng của những tác tử tình thái tác động vào nội dung mệnh đề theo một kiểu nào đó”[19, 27]. Theo đó, quán ngữ chủ yếu tham gia vào tình thái
của câu, nằm trong cấu trúc của ngữ nghĩa – ngữ dụng. Tác dụng của quán ngữ tình thái là làm phương tiện hỗ trợ , tác động vào nội dung mệnh đề, vào ý nghĩa của chỉnh thể câu; đưa vào câu những kiểu tình thái đánh giá, biểu cảm khác nhau, gắn câu với hoàn cảnh giao tiếp thực, tạo nên tính sinh động, uyển chuyển và chính xác của câu nói.
Ví dụ: -Thật ra, trong nghề mật thám , hắn chẳng có tài ba gì , chỉ là loại lính mới tò te . Nhưng được cái hắn rất tá o tợn , liều lĩnh và hay gặp vận may. Như việc bất ngờ gặp chú em nuôi sáng nay chẳng hạn. (18, 290)
Trong ví du ̣ trên, quán ngữ tình thái “được cái” xuất hiện trong câu để thể hiê ̣n mô ̣t đánh giá tích cực về vấn đề được nói đến , dựa trên tiêu chuẩn của một nghề. Cụ thể trong ngữ cảnh trên, tác giả cho rằng tính cách “táo tợn , liều lĩnh” của người mâ ̣t thám mới vào nghề là điều tốt , đặc biệt sự may mắn càng là điều mọi người mong muốn, do đó nó được đánh giá tích cực.
Dựa trên cơ sở ngữ nghĩa và sự phân loại của các lối nói đánh giá trong tiếng Việt, chúng tôi chia các quán ngữ tình thái thành hai loại: Quán ngữ tình
thái mang tính đánh giá tích cực và quán ngữ tình thái mang tính đánh giá tiêu cực. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ quan tâm đến các quán
dù trong bất kỳ ngữ cảnh nào của phát ngôn. Khi xuất hiện trong biểu thức đánh giá, bản thân những quán ngữ này cho biết trước sự đánh giá là tích cực hay tiêu cực mà không phụ thuộc vào yếu tố từ vựng trong biểu thức.
Theo đó, trong luận văn này chúng tôi đã đưa ra một số quán ngữ tình thái luôn luôn mang tính đánh giá tích cực và tiêu cực, đó là:
Quán ngữ tình thái mang tính đánh giá tích cực: Được cái, Thế/ như thế mới (gọi) là … chứ.
Quán ngữ tình thái mang tính đánh giá tiêu cực: Phải cái, đờ i thủa nhà ai/ đờ i thủa nào/ ai đời/ ai lại, thế (mà) cũng đòi.
Các quán ngữ trên sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể trong chương 2 của luận văn.
1.2.2. Về việc sử dụng các thành ngữ , tục ngữ , cụm từ cố định (ThNTNCTCĐ) để đá nh giá tích cực – tiêu cực