Ngân sách Nhà nước (NSNN), hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cần thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Ngân sách Nhà nước (NSNN), hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính Thuật ngữ "NSNN" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia Sự hình thành và phát triển của NSNN gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và Nhà nước của từng cộng đồng Nói cách khác, sự ra đời của Nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của NSNN NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước NSNN là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội Để có kinh phí chi các hoạt động đó, Nhà nước đã đặt
ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình Thực chất, thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN bảo đảm cho các hoạt động điều chỉnh nền kinh tế, xã hội… Vì vậy, ổn định thu NSNN là một vấn đề hết sức quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới
2 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài: Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về thu ngân sách và các phạm trù liên quan đến thu ngân sách, đi vào thực tiễn thu ngân sách ở nước ta sau khi gia nhập WTO, giải pháp nhằm ổn định thu NSNN
Trang 23 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề thu ngân sách và các giải pháp nhằm ổn định thu ngân sách
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Nền kinh tế Việt Nam
+ Thời gian: Trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO
4 Phương pháp nghiên cứu: Quan sát, tìm hiểu, thu thập số liệu, sau đó tiến hành phân tích dựa trên cơ sở những dữ liệu tìm kiếm được
5 Kết cấu bài thảo luận của nhóm:
- Lời mở đầu
- Phần I: Cơ sở lý thuyết
- Phần II: Thực trạng thu ngân sách ở Việt Nam, giải pháp nhằm ổn định thu ngân sách
- Kết luận
Trang 3PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Những vấn đề chung về NSNN
1.1.1 Khái niệm:
NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội, phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước nhằm đảm bảo cho việc thưc hiện các chức năng của Nhà nước về mọi mặt
1.1.2 Đặc điểm:
- Hoạt động của NSNN gắn liền với quyền lực kinh tế , chính trị của Nhà nước đươc NN tiến hành trên cơ sở luật định
- Các hoạt động thu - chi NSNN luôn gắn chặt với việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của NN trong thời kỳ
- Hoạt đông thu - chi của NSNN chứa đựng các quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích nhất định trong đó lợi ích quốc gia, lợi ích của tổng thể được đặt lên hàng đầu và chi phối các lợi ích khác
- Hoạt động thu - chi của NSNN mang tính không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu - NSNN mang tính kế hoạch và cân đối
- Hoạt động thu - chi của NSNN gắn chặt với thực trạng của nền kinh tế
và các phạm trù giá trị như giá cả , lãi suất , tỷ giá hối đoái …
- Hoạt đông thu - chi NSNN thực chất là sự phân chia nguồn lực tài chính quốc gia nhằm giải quyết hài hòa các mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong xã hội
1.1.3 Vai trò của NSNN
Trang 4- NSNN là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước
- NSNN là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội:
+ Là công cụ để định hướng sản xuất kinh doanh xác lập cơ cấu kinh tế hợp lý của nền kinh tế quốc dân
+ Là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiểm soát lạm phát
+ Là công cụ để điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo công bằng xã hội
1.2 Thu NSNN :
1.2.1 Khái niệm thu NSNN
Thu NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình Nhà nước dung quyền lực chính trị huy động các nguồn lực tài chính trong xã hội để hình thành quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất Nhà nước (Quỹ NS)
1.2.2 Phân loại thu NSNN
- Căn cứ vào nội dung kinh tế của các khoản thu :
+ Thu thuế: Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như giao dịch, tài sản) nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội
+ Thu phí, lệ phí: Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, nhưng mang tính đối giá, nghĩa là phí và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi công dân trả cho Nhà nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ do Nhà nước cung cấp
So với thuế, tính pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn nhiều Phí gắn liền với với vấn đề thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa
Trang 5dịch vụ công cộng hữu hình Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởng những lợi ích do việc cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân
+ Thu từ hoạt động kinh tế của NN: thu từ lợi tức từ hoạt động góp vốn liên doanh, cổ phần của NN, thu hồi tiền cho vay (cả gốc và lãi) của NN, thu hồi vốn đầu tư của NN tại các cơ sở kinh tế - bán hoặc đấu giá DNNN
+ Thu từ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước: Khoản thu này mang tính chất thu hồi vốn và có một phần mang tính chất phân phối lại, vừa có tính chất phân phối lại, vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản quốc gia vừa tăng nguồn thu cho NSNN Các nguồn thu từ bán hoặc cho thuê tài sản, tài nguyên, thiên nhiên; thu về bán tài sản thuộc sở hữu Nhà nước
+ Thu từ hoạt động hợp tác với nước ngoài
+ Thu khác…
- Căn cứ vào tính chất phát sinh các khoản thu:
+ Thu thường xuyên
+ Thu không thường xuyên
- Căn cứ vào tính chất cân đối NSNN:
+ Thu trong cân đối NSNN
+ Thu ngoài cân đối NSNN (thu bù đắp thiếu hụt NSNN)
1.2.3 Đặc điểm thu NSNN:
* Thu NSNN là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Mọi khoản thu của Nhà nước đều được thể chế hóa bởi các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước;
Trang 6* Thu NSNN phải căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinh tế; biểu hiển ở các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội GDP, giá cả, thu nhập, lãi suất, v.v
* Thu NSNN được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN:
- Thu nhập GDP bình quân đầu người
- Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế
- Khả năng xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên ( dầu mỏ và khoáng sản )
- Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước
- Tổ chức bộ máy thu nộp
- Các nhân tố khác…
1.2.5 Các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu NSNN
- Nguyên tắc ổn định lâu dài
- Nguyên tắc đảm bảo công bằng
- Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn
- Nguyên tắc giản đơn
- Nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế (Thực hiện các cam kết…)
1.2.6 Các giải pháp tăng thu NSNN
• Một là, trong khi khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài nguyên quốc gia tăng thu cho ngân sách, Nhà nước cần phải dành kinh phí thỏa đáng cho để nuôi dưỡng, tái tạo và phát triển các tài sản, tài
Trang 7nguyên ấy, không làm cạn kiệt và phá hủy tài sản, tài nguyên vì mục đích trước mắt
• Hai là, chính sách thuế phải vừa huy động được nguồn thu cho NSNN, vừa khuyến khích tích tụ vốn cho doanh nghiệp và dân cư
• Ba là, chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt NSNN phải được đặt trên cơ sở thu nhập và mức sống của dân
• Bốn là, dùng NSNN đầu tư trực tiếp vào một số doanh nghiệp quan trọng trong những lĩnh vực then chốt, nhằm tạo ra nguồn tài chính mới
• Năm là, Nhà nước cần có chính sách tiết kiệm, khuyến khích mọi người tiết kiệm tiêu dùng, tinh giản bộ máy, cải cách hành chính
để tích lũy vốn chi cho đầu tư
Trang 8PHẦN II: THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH Ở VIỆT NAM.
2.1 Tình hình thu NSNN trước khi Việt Nam gia nhập WTO:
Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hỗn hợp Trong khi nền kinh tế ngày càng được thị trường hóa thì sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế vẫn còn ở mức độ cao Hiện tại, Nhà nước vẫn sử dụng các biện pháp quản lý giá
cả kiểu hành chính như yêu cầu các tập đoàn kinh tế và tổng công ty điều chỉnh mức đầu tư, quyết định giá xăng dầu, kiểm soát giá thép, xi măng, than
Chính phủ Việt Nam tự nhận rằng kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, và nhiều nước và khối kinh tế bao gồm cả một số nền kinh tế thị trường tiên tiến cũng công nhận Việt Nam là nền kinh
tế thị trường.Tuy nhiên, cho đến nay Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản vẫn chưa công nhận kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường Tổ chức Thương mại Thế giới công nhận Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển ở trình độ thấp
và đang chuyển đổi
Trong thời gian qua, thu ngân sách góp phần củng cố và tăng cường tiềm lực tài chính Nhà nước Thu ngân sách không những đã bảo đảm đủ nguồn thu cho chi tiêu thường xuyên của Chính phủ mà còn để dành ra một phần tích luỹ cho đầu tư phát triển Số thu ngân sách, theo giá hiện hành, đã tăng 7,7 lần từ năm 1991 đến năm 2000 Trong đó số thu từ thuế lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSNN Bình quân thu từ thuế, phí và lệ phí đạt khoảng 95% trong tổng số thu Về quy mô, thu NSNN so với tổng GDP tăng
từ 13,8% GDP năm 1991 lên đến đỉnh cao 23,3% năm 1995 Bình quân thu ngân sách giai đoạn này là 20,5% GDP Giai đoạn 1996 – 2000, mục tiêu Đại hội Đảng đề ra là huy động 20% – 21% GDP vào NSNN thông qua thuế
Trang 9và phí Nhưng thực tế thực hiện năm 1997 đạt 19,4%, năm 1998 đạt 17,7%, năm 1999 đạt 17% và năm 2000 đạt 19,4% Và như vậy là chưa năm nào đạt mục tiêu đề ra
Trong năm 2001-2003 cơ cấu thu NSNN đã dịch chuyển theo chiều hướng tích cực hơn, thu từ nguồn trong nước đã tăng từ 50,7% lên 52,6% so với tổng thu trong năm 2003 nhưng thu từ dầu thô, hoạt động XNK đã giảm
từ 47,4% xuống còn 45,9% năm 2003 Ngoài ra do thực hiện pháp lệnh về phí và lệ phí đã bãi bỏ 140 khoản phí thuộc các bộ ngành TW và 105 khoản phí thuộc các địa phương đã làm giảm chi phí xã hội khoảng 1.000 tỷ đồng mỗi năm
Tổng thu NSNN 4 tháng đầu năm 2004 chỉ đạt trên 30% cả năm giảm nhẹ so với cùng kì năm 2003 Trong đó, chỉ có thu nội địa tăng, còn các khoản từ dầu thô và hoạt động xuất nhập khẩu giảm Năm 2004 tổng thu là 153.000 tỉ đồng, bằng 21,5% GDP, trong đó thu nội địa chiếm 56% tổng thu Nguyên nhân của việc thu ngân sách đạt thấp chính là do sự thay đổi của cơ cấu nguồn thu theo hướng: tăng nhanh, đẩy mạnh tỷ trọng thu nội địa, giảm thu từ dầu thô và hoạt động xuất nhập khẩu Chẳng hạn, dù giá dầu thô cao hơn dự toán tới trên 51 USD/tấn (giá thanh toán bình quân gần 240 USD/tấn), nguồn thu từ khoản này vẫn giảm.Trong tổng thu nội địa, thu từ khu vực kinh tế Nhà nước đạt hơn 30% năm, thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh đạt lần lượt
là 35% và 35,5%; thu thuế đối với người có thu nhập cao là 35,4%; về nhà đất đạt 38,2%
Trang 10
Bảng thu NSNN năm 2004:
S
tt Nội dung
Dự toán
1
2
3
4
5
Tổng thu cân đối NSNN Thu nội địa
Thu từ dầu thô Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu Thu viện trợ không hoàn lại Kết chuyển từ 2003 sang
152.9 20
83.00 0
25.82 0
38.50 0
2.000 3.600
Tổng thu NSNN năm 2005 là 183.000 tỷ đồng Nếu so với thời kỳ trước đây thì thu ngân sách đã có những tiến bộ lớn Tuy nhiên, nếu so với tốc độ tăng trưởng thì việc tăng thu ngân sách còn chậm, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh, trong khi giá trị sản xuất công nghiệp tăng 19,2% thì nguồn thu ngân sách chỉ tăng 12% Dự toán thu nội địa (không kể dầu thô) năm 2005 tăng 13,6%; trong đó thu từ khu vực DN Nhà nước tăng 12,3%, thu từ khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài tăng 30,1%, từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 20,5%, dự toán thu phí, lệ phí tăng 4,1% để hạ chi phí đầu vào của nền kinh tế, khuyến khích sản xuất, xuất khẩu Điều đặc biệt trong
Trang 11năm 2005, Quốc hội đã nhất trí tăng dự toán thu nội địa từ thu tiền sử dụng đất thêm 800 tỷ đồng (để tăng dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản hạ tầng của địa phương), tăng dự toán thu ngân sách trung ương từ dầu thô 2 500 tỷ đồng (do giá dầu thô thế giới hiện ở mức cao và dự báo trong năm 2005 sẽ vẫn ở mức cao)
Tổng thu NSNN 7 tháng năm 2006 đạt 56,5% kế hoạch năm và tăng 14%
so với cùng kỳ năm 2005 Các khoản thu nội địa đạt 55,1% kế hoạch năm, trong đó thu từ kinh tế quốc doanh 56,9%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài (không kể dầu thô) 45,2%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh 60,1%; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 59,7%; thu xổ số kiến thiết 64,2%; các khoản thu về nhà đất 52,3% Thu
từ dầu thô đạt 60,7% Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu 53,6%, trong đó thuế xuất nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu đạt 66%; thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu đạt 53,1% Thu ngân sách năm 2006 cũng trông đợi nhiều vào xuất khẩu dầu thô, theo dự tính, năm
2006 sẽ xuất khẩu khoảng 18,5 triệu tấn dầu thô với mức giá trung bình 56,7 USD/thùng Với mức này, dầu thô đã đóng góp khoảng 63.400 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2005 Mức đóng góp của dầu thô còn lớn hơn đóng góp của hoạt động xuất nhập khẩu (56.000 tỷ đồng) Trong khi đó, khu vực kinh
tế quốc doanh sẽ đóng góp 42.243 tỷ đồng cho NSNN, khu vực ngoài quốc doanh 20.650 tỷ đồng và khu vực đầu tư nước ngoài khoảng 27.807 tỷ đồng
2.2 Tình hình thu NSNN sau khi Việt Nam gia nhập WTO và các giải pháp nhằm ổn định thu NSNN:
2.2.1 Tình hình thu NSNN sau khi Việt Nam gia nhập WTO
Trang 12Năm 2007, tổng thu ngân sách là 315.915 tỷ đồng, vượt tới 12,1% so với
dự toán (tương đương 34.015 tỷ) Hai lĩnh vực làm tăng thu ngân sách là dầu thô và nhà đất, trong đó thu từ dầu thô tăng gần 8.500 tỷ đồng, thu từ nhà đất tăng hơn 10.000 tỷ đồng Lý do là do khi đó giá dầu thế giới tăng cao và thị trường bất động sản những tháng cuối năm giao dịch mua bán tăng mạnh thu NSNN từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng chậm, một mặt do sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của khu vực này chưa cao Mặt khác nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hóa, nhưng Nhà nước không giữ
cổ phần chi phối, số thuế phải nộp tính vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
Năm 2008 Tổng thu cân đối NSNN là 548.529 tỷ đồng (bao gồm cả thu chuyển nguồn từ năm 2007 sang năm 2008, thu từ quỹ dự trữ tài chính, thu huy động đầu tư của các địa phương theo quy định của Luật NSNN và thu kết dư ngân sách địa phương năm 2007) Tỷ trọng tăng thu NSNN năm 2008 chủ yếu là do giá dầu thô tăng và tăng thu từ xuất nhập khẩu, nhà đất, lãi tiền gửi và yếu tố tăng giá còn tỷ trọng tăng thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thì rất hạn chế việc chấp hành các quy định về quản lý thu ở một số địa phương, đơn vị còn chưa nghiêm, nhiều sai phạm trong quản lý thuế diễn
ra với các hình thức và mức độ khác nhau, số nợ đọng còn lớn
Năm 2009, tổng thu NSNN ước đạt 390.650 tỷ đồng, bằng 100,2% kế hoạch năm, vượt 750 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra Trong đó, thu nội địa của nước ta trong năm 2009 ước đạt 239.650 tỷ đồng, tăng 2,9% so với dự toán năm; thu từ dầu thô ước đạt 58.000 tỷ đồng, bằng 91,1 dự toán năm; thu
từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 123.000 tỷ đồng tăng 1,5% dự toán