Hiện nay, lĩnh vực dịch vụ hoạt động rất nhộn nhịp, bởi quy mô ngày càng lớn, các thành phần kinh tế tham gia ngày càng đa dạng và các hình thức thì ngày càng phong phú hơn
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế năm 1986, nền kinh tếViệt Nam đã có một sự chuyển mình đáng kể Việc chuyển đổi từ nền kinh tếtập trung sang nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi nhận thức về tầm quantrọng của lĩnh vực dịch vụ trong nền kinh tế Và cùng với những thành tựu vềkinh tế nói chung, khu vực dịch vụ đã có những bước tăng trưởng vượt bậctrong vòng 20 năm qua
Nhìn chung, dịch vụ có bước tăng trưởng cả về quy mô, ngành nghề, thịtrường và đạt được nhiều tiến bộ về hiệu quả, kết quả với sự tham gia củanhiều thành phần kinh tế Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng trên7,5%/năm; giá trị tăng thêm khoảng 7%/năm, riêng năm 2005 giá trị tăngthêm đạt 8,5% tức là cao hơn mức tăng trưởng của GDP( 8,4%)
Lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ thương mại đóng góp tỷ trọngngày càng lớn tổng thu nhập của quốc gia cũng như doanh thu của mỗi doanhnghiệp Hơn nữa, trong cơ chế mới dịch vụ là một khu vực đầy tiềm năng pháttriển, vì vậy khu vực này ngày càng thu hút được sự quan tâm, đầu tư của cácnhà kinh doanh
Trước thềm WTO, Chính phủ đã xoá bỏ nhiều rào cản thương mại vàhoàn thiện dần nhiều cơ chế, chính sách, luật để tạo điều kiện cho nền kinh tếhội nhập sâu, phát triển mạnh mẽ hơn nữa Tiêu biểu là sự ra đời của luậtThương mại và luật này sẽ được áp dụng từ 1/1/2006 đã thể hiện sự quan tâm
và nhận thức đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực thương mại và
Trang 2dịch vụ thương mại Bởi phát triển dịch vụ thương mại còn có tác dụng hỗ trợ
và tạo điều kiện cho các ngành khác trong nền kinh tế phát triển
Hiện nay, lĩnh vực dịch vụ hoạt động rất nhộn nhịp, bởi quy mô ngàycàng lớn, các thành phần kinh tế tham gia ngày càng đa dạng và các hình thứcthì ngày càng phong phú hơn Vấn đề đặt ra là phát triển các hình thức dịch vụnày đúng hướng cho phù hợp với thể chế kinh tế của nước ta và theo kịp xu
thế của thời đại Nhận thức được điều này em quyết định chọn đề tài :”Phát
triển các hình thức dịch vụ thương mại ở Việt Nam hiện nay” để nghiên
cứu
Để hoàn thành đề án nay em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ vàhướng dẫn tận tình của Tiến sỹ Nguyễn Thị Xuân Hương
Hà Nội, tháng 4/2006
Trang 3CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ TRONG
KINH DOANH THƯƠNG MẠI.
I.Dịch vụ và vai trò của dịch vụ trong kinh doanh
Để tồn tại trong một nền kinh tế thị trường đầy biến động như hiện nay,buộc các doanh nghiệp phải khai thác tối đa nhu cầu của khách hàng cũng nhưtìm mọi cách đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đó Và chưa khi nào lĩnh vực dịch
vụ thương mại lại có sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay, doanh thu từ hoạtđộng dịch vụ đã đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn cho những doanh nghiệp nàobiết khai thác thị trường này và điều này đã biến dịch vụ thành một khu vựckinh tế năng động và hoạt động hiệu quả hiện nay Bên cạnh những ngànhdịch vụ truyền thống đã được biết đến thì ngày càng xuất hiện nhiều ngànhdịch vụ mới
Vậy dịch vụ là gì?
Trang 4Dịch vụ là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu và đã trở nên phổ biếntrong nền kinh tế thị trường Trong phân ngành kinh tế quốc dân ở Việt Namcũng như thế giới người ta chia ra làm ba nhóm ngành lớn là nông nghiệp,công nghiệp và dịch vụ Thế nhưng cho đến nay, khái niệm về dịch vụ vẫnchưa được hiểu thống nhất và do đó có nhiều khái niệm khác nhau, nhưngchưa có khái niệm nào được chấp nhận toàn cầu Điều đó cũng thể hiện sựphức tạp của lĩnh vực này Chính sự đa dạng và phức tạp của hoạt động dịch
vụ cộng với sự phát triển phong phú, chưa được định hình rõ nét làm cho việcđịnh nghĩa dịch vụ trở nên khó khăn, phức tạp và khó thống nhất Về địnhnghĩa dịch vụ thì hiện nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau, dưới đây là một
số định nghĩa tiêu biểu:
Theo Philip Kotler định nghĩa thì Dịch vụ là một giải pháp hay lợi ích
mà một bên có thể cung ứng cho bên kia, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến chuyển quyền sở hữu, việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất.
Theo định nghĩa này thì chúng ta đã được cung ứng sản phẩm dịch vụkhi chúng ta đi xem phim, sửa xe máy, đi du lịch, đi cắt tóc hay đi xem cácbuổi biểu diễn của các ca sĩ chuyên nghiệp… Cách định nghĩa này cho phépchúng ta hiểu rõ hơn về sản phẩm dịch vụ trong việc so sánh nó với các sảnphẩm vật chất khác Ngoài ra, còn có một cách định nghĩa khác về dịch vụ, đó
là quan điểm do Các Mác đưa ra, ông cho rằng: Dịch vụ là con đẻ của nền sản
xuất hàng hoá và khi nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông trôi chảy, thông suốt và liên tục để thoả mãn các nhu cầu ngày càng cao của con người thì dịch vụ phát triển
Vậy là dưới một góc độ khác, Các Mác đã cho chúng ta thấy sự ra đờicủa dịch vụ, bắt nguồn từ sản xuất hàng hoá và sự phát triển của nó gắn chặt
Trang 5với sự phát triển của nền kinh tế” khi nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh
… thì dịch vụ phát triển”
Tiến sỹ Lê Thiền Hạ (Viện Nghiên cứu Thương mại) đưa ra định nghĩa
sau về dịch vụ: Dịch vụ là khái niệm để chỉ các ngành kinh tế mà quá trình
sản xuất của nó không tạo ra hàng hoá thông thường nhưng lại tạo ra dịch vụ (hàng hoá đặc biệt) bằng cách đáp ứng nhu cầu của con người (cho người khác) ngoài nhu cầu về hàng hoá do nông nghiệp và công nghiệp cung cấp.
Hiện nay, khi mà ngành dịch vụ thể hiện vai trò ngày càng quan trọngtrong nền kinh tế thì lại càng có nhiều quan niệm khác nhau về dịch vụ dướinhiều góc độ khác nhau Sau đây chúng ta sẽ xem xét dịch vụ theo lý thuyết
kinh tế học Theo lý thuyết này thì dịch vụ là một loại sản phẩm kinh tế nhưng
không phải là vật phẩm, mà là công việc của con người dưới hình thái lao động thể lực, kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp, khả năng tổ chức và thương mại.
Ngoài ra, ta còn có thể hiểu về dịch vụ theo một cách chung nhất nhưsau:
Theo nghĩa rộng thì lĩnh vực dịch vụ được coi là lĩnh vực kinh tế thứ ba
trong nền kinh tế, tức là các hoạt động dịch vu bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế nằm ngoài hai ngành công nghiệp và nông nghiệp Ở nước ta,
GDP không được tính theo cách này tức là GDP của nước ta không bao gồmgiá trị của ngành xây dựng Điều này khác hẳn với cách tính GDP ở các nướcphát triển, họ tính GDP theo cách hiểu này vì vậy tỉ trọng dịch vụ của họ đãcao lại càng cao hơn, thường chiếm tới trên 60 % GDP hoặc GNP
Còn theo nghĩa hẹp, dịch vụ là những hoạt động hỗ trợ cho quá trình
kinh doanh (bao gồm các hỗ trợ trước, trong và sau khi bán), là phần mềm của sản phẩm được cung ứng cho khách hàng
Trang 6b Những đặc điểm của sản phẩm dịch vụ.
Về cơ bản có những sự khác biệt rất lớn giữa sản phẩm dịch vụ và sảnphẩm vật chất, chính sự khác biệt này sẽ ảnh hưởng quyết định đến việc xâydựng các chiến lược marketing cũng như việc tuyển chọn nhân viên của cácnhà kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực này
-Tính vô hình hay phi vật chất: Dễ thấy tất cả các sản phẩm dịch vụ
đều vô hình, do vậy người ta không thể biết được chất lượng của dịch vụ trướckhi tiêu dùng chúng Không những thế ngay cả chất lượng của dịch vụ cũngrất khó đánh giá, vì nó chịu nhiều tác động của các yếu tố khác nhau nhưngười bán, người mua và cả thời điểm mua bán dịch vụ đó Do vậy, để giảmbớt tính không chắc chắn khi tiêu dùng dịch vụ, người mua thường tham khảo
ý kiến của những người đã tiêu dùng dịch vụ, hay họ có thể căn cứ vào địađiểm, nhân viên, trang thiết bị, thông tin, biểu tượng hay giá cả Do vậy, tính
vô hình của sản phẩm dịch vụ ảnh hưởng lớn đến việc tuyển chọn nhân viêncũng như việc hoạch định chiến lược marketing của doanh nghiệp Nhân viênlàm dịch vụ không những phải giỏi chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có khảnăng nhạy bén với thị trường, và hơn hết là phải làm cho khách hàng tin tưởngvào chất lượng của sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp, không nhữngthế họ còn có thể làm tăng chất lượng của sản phẩm dịch vụ
Mặt khác, vì là sản phẩm vô hình nên nó có sự khác biệt rất lớn về chiphí so với các sản phẩm vật chất, do vậy cơ sở để đánh giá chất lượng cũngnhư tính toán giá thành của dịch vụ là rất khó
-Tính không thể tách rời ra khỏi nguồn gốc: Tức là các sản phẩm dịch
vụ có quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời Do vậy, khác với sảnphẩm vật chất, sản xuất xong mới tiêu thụ được mà ở sản phẩm dịch vụ quátrình này phải diễn ra đồng thời Dịch vụ không thể tách rời ra khỏi nguồn gốc
Trang 7của nó cho dù đó là người hay máy móc Đây cũng là một điểm hạn chế củadoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, vì vậy cần có những quan điểm chiến lượckhắc phục sự hạn chế này, ví dụ như nhân viên cung ứng dịch vụ có thể họccách làm việc với những nhóm đông khách hàng, nhà cung ứng có thể tìmcách làm giảm thời gian cung ứng dịch vụ hoặc mở rộng mạng lưới phân phốibằng cách đào tạo nhiều người cung ứng dịch vụ hơn.
-Tính không ổn định và khó xác định chất lượng: Thực ra đây là vấn
đề chúng ta thường gặp phải đối với rất nhiều sản phẩm, song với sản phẩmdịch vụ thì đặc điểm này biểu hiện rõ nét hơn cả Vì chất lượng dịch vụ daođộng trong một khoảng rất rộng, nó còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch
vụ, ví dụ như nhân viên, thời gian và địa điểm cung ứng dịch vụ Đơn giảnnhư trường hợp đối với một người thợ cắt tóc, anh ta không thể đảm bảo cắttóc cho tất cả mọi người đều đẹp như nhau bởi điều đó phụ thuộc vào khảnăng của anh ta, phụ thuộc vào tâm trạng của anh ta lúc cắt tóc cũng như phụthuộc vào cảm nhận của từng khách hàng …
-Tính không lưu giữ được: Dịch vụ không thể được cất trữ trong kho
để làm phần đệm cho sự thay đổi nhu cầu thị trường như các sản phẩm vậtchất khác Chính vì vậy sản phẩm dịch vụ tuy không mất chi phí bảo quảntrong kho nhưng bên cạnh đó đặc điểm này còn gây nên nhiều hạn chế khác
Sẽ không có gì đáng nói nếu nhu cầu về dịch vụ ổn định và dự đoán đựơcchính xác nhưng nếu nhu cầu dịch vụ thay đổi thất thường thì doanh nghiệpkịnh doanh dịch vụ sẽ gặp khó khăn rất lớn về khả năng huy động cơ sở vậtchất kỹ thuật và nhân lực Do vậy, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cầnxây dựng kế hoạch vè nhu cầu thị trường thật chính xác để có các phương ánthích hợp khi nhu cầu thị trường thay đổi hoặc tăng cao Giống như trong đợttết vừa qua hãng Hàng không Việt Nam đã phải thực hiện hàng loạt chuyến
Trang 8bay không tải từ miền Nam ra miền Bắc, bởi nhu cầu đi một chiều từ miềnBắc vào miền Nam sau tết tăng quá cao.
Tất cả các đặc điểm trên đã tạo nên những nét đặc thù cho các doanhnghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ Nếu như trong tiêu chí kinh doanhcủa mình các doanh nghiệp sản xuất cần 4Ps gồm Product, Price, Place,Promotion thì doanh nghiệp dịch vụ cần tới 5Ps , gồm cả bốn chữ P ở trêncộng với chữ P thứ năm đó là People (con người) Điều này càng cho thấy rõtầm quan trọng của nhân tố con người trong lĩnh vực dịch vụ và nó cũng chothấy vấn đề này đã nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía nhà quản trịdoanh nghiệp
2.Vai trò của dịch vụ thương mại
Như Các Mác đã định nghĩa thì dịch vụ là “con đẻ của nền sản xuấthàng hoá” và khi sản xuất hàng hoá phát triển thì dịch vụ phát triển theo Ngàynay, khi nền sản xuất hàng hoá đã chuyển sang nền kinh tế thị trường thì dịch
vụ và các hình thức của nó cũng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau vôcùng phong phú Điều đó thể hiện ảnh hưởng của hoạt động dịch vụ ngày cànglớn trong cả đời sống và trong kinh doanh Như vậy, dịch vụ chính là các loạihình hoạt động có mục đích nhằm phục vụ cho các nhu cầu của dân cư, hoặctrợ giúp, hoàn thiện, tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh Tất nhiên mụcđích của hoạt động dịch vụ là để thu lợi nhuận thông qua việc thoả mãn nhucầu khách hàng
Dịch vụ thương mại chỉ là một nhánh của hoạt động dịch vụ Dịch vụthương mại bao gồm tất cả các hoạt động nhằm hỗ trợ cho quá trình kinhdoanh của doanh nghiệp, bao gồm hỗ trợ trước, trong và sau khi bán, có thể đikèm sản phẩm hoặc không
Trang 9Trong các doanh nghiệp sản xuất bên cạnh quy trình công nghệ đã cótheo thiết kế ban đầu đã xuất hiện thêm nhiều hoạt động phụ trợ để thúc đẩyquá trình tiêu thụ và tạo thương hiệu cho sản phẩm Đó chính là các loại hìnhdịch vụ của người sản xuất như bao gói, ghép đồng bộ, quảng cáo sản phẩm,cung cấp phụ tùng hay đến tận nơi để lắp đặt sản phẩm…Tuy nhiên hiện naykhi chuyển sang cơ chế thị trường các doanh nghiệp sản xuất thường có xuhướng chuyển một hoặc toàn bộ số hoạt động dịch vụ trên cho các doanhnghiệp thương mại Do vậy, doanh nghiệp thương mại ngoài việc bán hàngcòn thực hiện quá trình tiếp tục sản xuất trong khâu lưu thông và sự chuyênmôn hoá này ngày càng tỏ ra hiệu quả Chính điều này đã tạo nên một xuhướng dịch vụ tập trung trong khâu lưu thông Và dịch vụ thương mại ngàycàng có cơ hội phát triển song song với sự phát triển nhanh chóng của nền sảnxuất vật chất.
Vậy dịch vụ thương mại có vai trò rất lớn đối với các đơn vị sản xuấtvật chất, ngoài ra thực hiện tốt hoạt động dịch vụ còn giúp cho các doanhnghiệp thúc đẩy đựơc hoạt động bán hàng diễn ra nhanh hơn do rút ngắn thờigian ra quyết định của khách hàng Vì vậy, nó giúp đẩy nhanh tốc độ lưuchuyển hàng hóa tiển tệ, kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn xét cả ở tầm vĩ mô
và vi mô Ngoài ra, đẩy nhanh hoạt động dịch vụ thương mại còn giúp doanhnghiệp tạo được rào chắn vững chắc ngăn cản sự xâm nhập của đối thủ cạnhtranh vào khu vực thị trường của mình, giúp việc phát triển thị trường cho cácdoanh nghiệp và giữ thị trường này phát triển ổn định Dịch vụ ngày càngchiếm vị trí trọng yếu trong từng nền kinh tế quốc dân và là yếu tố quan trọngđóng góp vào mức tăng trưởng của kinh tế thế giới Năm 2001 ngành dịch vụ
đã tạo nên 72% GDP cho các nước phát triển và gần 52% GDP cho các nướcđang phát triển Nhà nước ta hiện nay đang có nhiều chủ trương chính sáchnhằm phát triển khu vực dịch vụ, để khu vực này sẽ tạo động lực cho các khu
Trang 10vực khác, tạo bước nhảy vọt về phát triển kinh tế trong thời kỳ tới Điều nàycũng cho thấy tầm quan trọng rất lớn của lĩnh vực dịch vụ đối với nền kinh tếquốc dân Ngành dịch vụ phát triển khá nhanh và thu hút nhiều lao động trong
xã hội, tuy nhiên theo đánh giá lao động nước ta hoạt động trong lĩnh vực dịch
vụ chỉ chiếm 25% Hiện nay sức ép mỗi năm Việt Nam cần tạo ra khoảng 1.7triệu việc làm mới, nhưng ngành nông nghiệp và công nghiệp mỗi năm chỉ tạo
ra tối đa khoảng 1.1 triệu việc làm nên áp lực tăng trưởng của ngành dịch vụ làrất lớn Ngoài ra, ngành dịch vụ hay dịch vụ thương mại ohát triển còn có tácdụng là tạo ra môi trường phát triển tốt cho các ngành khác trong nền kinh tế,bởi hiện tại chi phí dịch vụ viễn thông, vận chuyển …của nước ta vẫn còn cao
so với các nước trong khu vực và trên thế giới
II Các loại hình dịch vụ thương mại và các nhân tố ảnh
hưởng đến dịch vụ thương mại.
Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa thì dịch vụ thương mạicũng phát triển rất đa dạng, phong phú cả về quy mô và hình thức Nó xuấthiện ở tất cả các khâu của quá trình tiêu thụ sản phẩm, cả trước, trong và saukhi bán hàng Trước khi bán hàng, đó là quá trình dịch vụ thương mại làmcông việc chuẩn bị thị trường tiêu thụ, khuyếch trương thanh thế gây sự chú ýcủa khách hàng Còn dịch vụ trong khi bán hàng nhằm chứng minh sự hiệnhữu của doanh nghiệp với khách hàng, thể hiện sự tôn trọng với khách hàngcũng như xây dựng niềm tin với khách hàng, khẳng định chất lượng và giá trịcủa sản phẩm đã cung cấp Dịch vụ sau khi bán hàng nhằm tái tạo nhu cầu chokhách, bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm cũng như các dịch vụ chăm sóckhách hàng, đây chính là khâu giữ khách hàng và biến họ trở thành kháchhàng trung thành cho doanh nghiệp của mình Sau đây là một số loại hình dịch
vụ thương mại chủ yếu thường gặp
Trang 11a.Dịch vụ trong lĩnh vực lưu thông bổ sung (mang tính sản xuất).
-Bán hàng và vận chuyển hàng theo yêu cầu của khách: Đây là
những hoạt động bình thường của một doanh nghiệp thương mại, song ở ViệtNam hoạt động vận chuyển hàng vẫn chưa được chú trọng nhiều, nó chưa tạo
ra nguồn thu chủ yếu cho doanh nghiệp như ở các nước phát triển mà chủ yếuchỉ là cung cấp dịch vụ vận chuyển hỗ trợ quá trình bán hàng của doanhnghiệp mình Điều này ngược hẳn so với ở các nước phát triển, hình thức dịch
vụ bán và vận chuyển hàng theo yêu cầu của khách rất phát triển tạo ra nguồnthu chủ yếu tới 80% doanh thu cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh là mộtđơn vị hạch toán độc lập, tự tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của mình
Do vậy, trong nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì hoạtđộng bán hàng khâu quan trọng mấu chốt nhất Bởi chỉ có bán được hàng thìdoanh nghiệp mới có thể thu hồi được vốn kinh doanh, thực hiện các mục tiêukinh doanh và tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh
Dịch vụ này của doanh nghiệp thương mại sẽ tạo nên sự chuyên mônhoá cao trong sản xuất và cung ứng dịch vụ Nó giúp cho doanh nghiệp sửdụng hợp lý sức lao động cũng như phương tiện vận tải, góp phần làm giảmchi phí lưu thông do chuyên môn hoá cao và tác phong chuyên nghiệp tronghoạt động dịch vụ Thực hiện hoạt động này doanh nghiệp cung ứng dịch vụcũng có thể thực hiện công tác nghiên cứu thị trường
-Chuẩn bị hàng hoá trước khi bán và đưa vào sử dụng: Đây là khâu
hậu cần trong hoạt động thương mại bởi có rất nhiều sản phẩm trước khi đưavào sử dụng hay bán thì phải qua giai đoạn chuẩn bị cho thích dụng với nhucầu tiêu dùng Ví dụ, với một số loại rau quả cao cấp trước khi đưa ra thị
Trang 12trường thì người sản xuất hoặc doanh nghiệp thương mại phải đóng gói và cânsẵn
Dịch vụ này cho phép tiết kiệm trong tiêu dùng do hàng hóa đã đượcchuẩn bị cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng nên tiết kiệm thời gian
và công sức của khách hàng, hơn nữa năng suất lao động cũng được nâng cao,góp phần hạ giá thành, giúp cho vận chuyển và thanh quyết toán được đơngiản hơn
-Dịch vụ kỹ thuật khách hàng: Đây là dịch vụ giới thiệu hàng, hướng
dẫn khách hàng mua và bảo dưỡng máy móc thiết bị…
Dịch vụ này góp phần tạo sự tin tưởng cho khách hàng vào sản phẩm màdoanh nghiệp kinh doanh thông qua chế độ bảo hành, bảo dưỡng…Thực hiệntốt hoạt động này doanh nghiệp không chỉ tăng doanh thu mà doanh số bánhàng cũng tăng lên Dịch vụ này ở nước ta đang ngày càng được chú trọng vàđầu tư trong các doanh nghiệp thương mại, nó góp phần làm thay đổi diệnmạo của nền thương mại nước nhà, làm tăng tính chuyên nghiệp của hoạtđộng thương mại và bán hàng
-Dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị : Hình thức dịch vụ này chỉ thích
hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, thiết kế, xây dựng thicông…Ở các cơ quan này cần dùng đến nhiều loại máy móc, thiết bị có giá trịcao nhưng thời gian sử dụng lại ít nên họ thường sử dụng dịch vụ này Hiệnnay ở nước ta xuất hiện một hình thức cho thuê tài sản máy móc dưới dạngcho thuê tài chính Dịch vụ này mới được triển khai hoạt động ở nước tanhưng tỏ ra rất khả quan và đem lại hiệu quả kinh tế cao Về cơ bản ta có thểhiểu là: Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung, dài hạn thông quaviệc cho thuê máy móc thiết bị và các động sản khác Các công ty cho thuê tàichính sẽ mua hàng, tài sản theo yêu cầu của doanh nghiệp thuê và sở hữu đối
Trang 13với tài sản cho thuê trong suốt thời hạn thuê Bên thuê phải trả vốn gốc và lãithuê trong suốt thời gian thuê theo hợp đồng Khi hết hạn thuê, doanh nghiệpthuê tài chính được chuyển quyền sở hữu đối với tài sản đã thuê.
-Dịch vụ giao nhận hàng: Dịch vụ này có sự khác biệt rất lớn so với
dịch vụ vận chuyển hàng theo yêu cầu của khách, nếu dịch vụ giao nhận hàng
là dịch vụ kèm theo của bán hàng thì dịch vụ này là một loại hình dịch vụ độclập Trong đó, người cung cấp dịch vụ chỉ chịu trách nhiệm nhận hàng từngười gửi rồi tổ chức vận chuyển, lưu kho, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch
vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủhàng, của người vận tải (của khách hàng)
Hiện nay ở Việt Nam đã xuất hiện hệ thống dịch vụ logistics, tuy mớixuất hiện nhưng nó đã thể hiện ưu thế vượt trội hơn so với các dịch vụ vận tảỉthông thường Có khá nhiều cách hiểu về dịch vụ này, nhưng theo cách tiếpcận của Hội đồng quản lý Logistics (The Council of Logistics Management
CLM in the USA), khái niệm này được hiểu như sau: Logistics là một bộ phận
của dây chuyền cung ứng, tiến hành lập ra kế hoạch, thực hiện và kiểm soát công việc chu chuyển và lưu kho hàng hoá, cùng các dịch vụ và thông tin có liên quan từ địa điểm xuất phát (0) đến nơi tiêu dùng (D) một cách hiệu quả nhằm đáp ứng những yêu cầu của khách hàng Cách định nghĩa khái niệm
“Logistics” như vậy hiện nay được tiếp nhận một cách rộng rãi, bởi vì vớicách tiếp cận này đã liên kết chặt chẽ nhiều lĩnh vực của Logistics với thịtrường, mà điều quan trọng nhất là đã thừa nhận khách hàng là “thượng đế”
Trước đây, muốn vận chuyển hàng hoá đi từ nước này sang nước khác
để bán thì những hàng hoá này phải qua tay người vận tải và nhiều phươngthức vận tải khác nhau Do vậy, xác suất rủi ro mất mát đối với hàng hoá là rấtlớn, người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng vận tải riêng biệt đối với từng
Trang 14người vận tải thực sự, trách nhiệm của mỗi người vận tải theo đó chỉ giới hạntrong chặng đường, hay dịch vụ do anh ta đảm nhiệm mà thôi Cách mạngcontainer hoá trong vận tải vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX đã đảm bảo
độ an toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hoá, đây chính là tiền đề choviệc vận chuyển hàng hoá đa phương thức Do yêu cầu của thực tế, kháchhàng cần một tổ chức có thể thực hiện toàn bộ các công đoạn để tiết kiệm chiphí, tối thiểu hoá hao phí thời gian, từ đó nâng cao lợi nhuận Những ngườithực hiện dịch vụ này không chỉ làm giao nhận mà còn làm luôn cả công táclưu kho, dán nhãn hiệu, đóng gói bao bì, bảo hiểm cho chủ hàng nữa
Ngày nay, dịch vụ logistics được thực hiện với sự chuyên môn hoá rấtcao, đó là do các công ty giao nhận kho vận đã nhận thức được rằng: chi phícủa hoạt động lập kế hoạch, sắp xếp và chuẩn bị mọi mặt cho hàng hóa để sẵnsàng chuyên chở và chi phí vận chuyển đơn thuần có mối quan hệ chặt chẽ,tác động với nhau trên nhiều khía cạnh Nếu biết công nghệ tin học để tổ chứctốt và chặt chẽ các khâu này, thì giá thành hàng hoá sẽ giảm đáng kể, do vậynăng lực cạnh tranh được nâng cao Vì vậy, logistics không phải là một dịch
vụ đơn lẻ (do vậy thuật ngữ này luôn ở dạng số nhiều Logistics, dù là danh từhay động từ không bao giờ người ta viết Logistic) Logistics luôn là một chuỗicác dịch vụ về giao nhận hàng hoá như: làm các thủ tục giấy tờ, tổ chức vậntải, bao bì đóng gói, ghi nhãn hiệu, lưu kho lưu bãi, phân phát hàng hoá tới cácđịa chỉ khác nhau, chuẩn bị cho hàng hóa luôn trong sẵn sàng nếu có yêu cầucủa khách
Từ sự phân tích ở trên ta dễ nhận thấy rằng dịch vụ logistics thực chất là
sự phát triển ở giai đoạn cao của các khâu dịch vụ giao nhận kho vận, trên cơ
sở tận dụng các ưu điểm của công nghệ tin học để điều phối hàng hoá từ khâutiền sản xuất tới tận tay người tiêu dùng Do ưu điểm của dịch vụ này đối với
Trang 15nền kinh tế cũng như đời sống xã hội mà ngày càng có nhiều công ty dịch vụlogistics ra đời cũng như có các công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhậnkho vận đổi tên thành công ty cung cấp dịch vụ Logistics.
Tóm lại, để hiểu rõ hơn về dịch vụ Logistics ta có thể hiểu như sau:Dịch vụ logistics (hay dịch vụ tiếp vận) là dịch vụ thương mại Theo đó, ngườilàm dịch vụ này, trên cơ sở sự uỷ thác của chủ hàng, người vận tải, hoặc làmdịch vụ tiếp vận khác (gọi chung là khách hàng) tổ chức thực hiện một hoặcmột số, hoặc tất cả các công việc về vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủtục hải quan, lập các chứng từ và làm các dịch vụ khác có liên quan tới hànghoá, kể cả đóng gói bao bì, ghi mã số mã hiệu và phân phối hàng hoá trongquá trình từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng
b Dịch vụ trong lĩnh vực lưu thông thuần tuý ( thương mại thuần tuý).
-Chào hàng: Đây là hình thức dịch vụ mà các doanh nghiệp thương mại
thực hiện thông qua việc tổ chức các điểm bán hàng hoá trực tiếp cho kháchhàng hoặc tổ chức một đội ngũ nhân viên chuyên đi chào hàng giới thiệu sảnphẩm Hình thức chào hàng thì có nhiều song mục đích chào hàng thì chỉ cómột, đó là tạo sự biết đến của khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp, sau
đó là sự ưu thích và khuyến khích sự tiêu dùng hàng hoá này của khách hàng
Chào hàng có vị trí rất quan trọng trong hoạt động chiêu thị của doanhnghiệp vì nó sử dụng lực lượng lao động nhàn rỗi hiện nay trong các doanhnghiệp thương mại, của xã hội nói chung Và nó góp phần đưa hàng hoá tớigần nơi tiêu dùng, không những thế so với các hoạt động chiêu thị khác hoạtđộng này có chi phí thấp hơn nhưng hiệu quả đạt được lại rất cao Tuy nhiên,
để chào hàng có hiệu quả cao thì nhân viên chào hàng phải được đào tạo bàibản và đạt hiệu quả cao trong hoạt động chiêu thị
Trang 16-Dịch vụ quảng cáo: Quảng cáo là hoạt động tuyên truyền giới thiệu về
hàng hoá thông qua các phương tiện khác nhau trong khoảng thời gian vàkhông gian nhất định
Trong kinh doanh hiện nay, không chỉ có sự cạnh tranh bằng sản phẩm
mà còn có sự cạnh tranh bằng quảng cáo Điều đó cho thấy hoạt động quảngcáo đạt hiệu quả rất cao và là phương tiện hữu hiệu để các doanh nghiệp đạtđược các mục tiêu kinh doanh của mình
Quảng cáo được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau nhưngchủ yếu là qua báo chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, áp phích, tờ rơihay thông qua bao bì nhãn mác của hàng hoá, thậm chí là thông qua đườngbưu điện đây là các hình thức quảng cáo bên trong mạng lưới thương mại
Ngoài ra, còn có các hình thức quảng cáo bên ngoài mạng lưới thươngmại như thông qua biển đề tên cơ sở kinh doanh (biển quảng cáo), tủ kínhquảng cáo, bày hàng ở nơi bán, quảng cáo qua người bán hàng…
Tuỳ theo hàng hoá kinh doanh và loại hình doanh nghiệp, mà các doanhnghiệp quyết định sử dụng loại quảng cáo nào cho đạt hiệu quả Như đối vớidoanh nghiệp sản xuất thì sử dụng các hình thức quảng cáo bên trong mạnglưới thương mại là quan trọng và đem lại hiệu quả cao, nó góp phần nâng caodoanh số bán, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm Còn đối với các doanhnghiệp thương mại thì các hình thức quảng cáo bên ngoài mạng lưới thươngmại lại được đầu tư và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn
-Hội chợ, triển lãm thương mại:
Theo luật Thương mại thì “Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt độngxúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian dài và tạimột thời điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch
Trang 17vụ nhắm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hànghoá, hợp đồng dịch vụ”.
Đây thường là hoạt động diễn ra thường niên, nó giúp cho các nhà sảnxuất, nhà thương mại quảng cáo hàng hoá, thăm dò thị trường, ký kết hợpđồng kinh tế… Hội chợ rất thích hợp đối với các loại hàng hóa mới và hànghoá bị ứ đọng
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì các hội chợ, triển lãm đã từngbước thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng, sự đầu tư của các nhà sảnxuất, các doanh nghiệp Và nó trở thành phương tiện giúp các nhà sản xuấtgiới thiệu quảng bá sản phẩm, ký kết hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệptrong nước cũng như với các doanh nghiệp nước ngoài Với ý nghĩa đó, hộichợ triển lãm không đơn thuần là sự kiện xúc tiến thương mại, mà còn là cơhội để xúc tiến quảng bá thu hút đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam
-Dịch vụ tư vấn, ghép mối: Đây là hoạt động do các doanh nghiệp
thương mại hay các doanh nghiệp kinh doanh lớn mở ra để ghép mối hợp lýgiữa người sản xuất với người tiêu dùng trên cơ sở sự hiểu biết về thị trườngcũng như khả năng, nhu cầu của cả hai bên
Sản phẩm dịch vụ tư vấn, ghép mối là sản phẩm hỗ trợ cho quá trìnhkinh doanh của doanh nghiệp, vì là sản phẩm dịch vụ nên nó có đầy đủ cácđặc trưng như tính không lưu giữ được, tính khó đánh giá chất lượng…nhưngkhác với các dịch vụ khác, dịch vụ này có tầm quan trọng và ảnh hưởng lớnđối với khách hàng Bởi dịch vụ này có thể giúp cho một doanh nghiệp pháttriển mạnh mẽ, nhưng cũng có thể tạo ra bước đi sai lầm khiến cho doanhnghiệp đi tới chỗ phá sản, kinh doanh thua lỗ, giảm hiệu quả hoạt động…Dovậy, các doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ này thường rất thận trọng Chínhđiều này đã đặt ra yêu cầu rất cao cho chất lượng dịch vụ tư vấn, ghép mối
Trang 18Đây là điều lý giải tại sao các doanh nghiệp Việt Nam thường có xu hướng sửdụng các dịch vụ tư vấn nước ngoài hơn là sử dụng dịch vụ của các nhà cungcấp trong nước Điều này đỏi hỏi các doanh nghiệp trong nước cần cố gắnghơn nữa trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đào tạo đội ngũ nhân viên
tư vấn để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng
-Dịch vụ giám định hàng hóa: Đây là hoạt động dịch vụ thương mại,
do một tổ chức giám định độc lập thực hiện để xác định tình trạng thực tế củahàng hoá theo yêu cầu của các bên
Giám định hàng hoá bao gồm giám định về số lượng, chất lượng, quycách bao bì, giá trị hàng hoá, vệ sinh an toàn và các yêu cầu khác…
Trang 19CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY I.Sự phát triển thương mại Việt Nam trong thời gian qua
Thương mại Việt Nam đã có truyền thống và lịch sử hình thành từ lâu,
nó luôn gắn liền với những cuộc đấu tranh oanh liệt giành độc lập, tự do,thống nhất Tổ quốcvà xây dựng CNXH Quá trình này cũng gắn liền với quátrình dựng nước của dân tộc trong suốt mấy ngàn năm lịch sử, đó là quá trìnhxây dựng và phát triển nền kinh tế nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạchậu, kém phát triển, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp trở thành một nền kinh tếnăng động, hoạt động hiệu quả theo cơ chế thị trường
Trong lịch sử dân tộc thì mầm mống của thương mại đó là các hoạtđộng trao đổi hàng hoá đã xuất hiện từ thời các vua Hùng dựng nước Nó tồntại và gắn liền với nền văn hoá nông nghiệp qua các thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳĐại Việt và thời kỳ Tây thuộc Thời kỳ phong kiến, nền kinh tế nước ta là mộtnền kinh tế tự cấp tự túc, hoạt động thương mại nhỏ bé và phân tán Triều đìnhkhông những giữ độc quyền trong hoạt động ngoại thương mà còn giữ độcquyền trong nội thương trong việc buôn bán một số mặt hàng như sắt, đồng,thiếc, chì, diêm…
Qua nhiều thế kỷ, đến thế kỷ thứ XVII, XVIII, XIX thương mại trongnước đã có bước phát triển hơn nhờ sự phát triển của sản xuất hàng hoá vàhoạt động ngoại thương, quan hệ hàng hoá tiền tệ đã phát triển thêm mộtbước
Trang 20Từ năm 1862, thực dân Pháp nhảy vào xâm chiếm nước ta, biến nước tathành một nước thuộc địa của chúng Thương mại nước ta kể từ đó trở thànhthương mại của một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến Từ đó, các công tycủa Pháp đã nắm độc quyền trong cả ngoại thương và nội thương Dưới chế
độ này, Việt Nam trở thành một vùng đất trù phú mà thực dân Pháp tha hồkhai thác và bóc lột, thương mại trong giai đoạn này kém phát triển về cả quy
mô, mặt hàng và thị trường
Từ năm 1890 đến năm 1939, khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ,
ba nước Đông Dương trong đó chủ yếu là Việt Nam đã xuất khẩu 57,8 triệutấn gạo; 397 ngàn tấn cao su; 28 triệu tấn than Hai mặt hàng gạo và cao suchiếm tới 70 đến 80% kim ngạch xuất khẩu, hàng thủ công nghiệp chiếm tỷtrọng không đáng kể Hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng và một sốnguyên liệu như xăng dầu, bông, vải, máy móc, thiết bị (nhưng số lượng rất ít)
…Thực dân Pháp còn ban hành luật Đồng hoá thuế quan (trước năm 1939) vàThuế quan tự trị (sau năm 1939) nhằm có lợi cho chúng
Từ sau Cách Mạng tháng Tám năm 1945, tình hình đất nước có nhiềuthay đổi quan trọng, mà mốc son đáng nhớ nhất đó là việc Nhà nước ViệtNam Dân Chủ Cộng Hoà chính thức ra đời Nhưng độc lập chưa được bao lâuthì Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, rồi đế quốc Mỹ lại hất cẳng Pháp đểchen chân vào nước ta
Vì vậy, trong suốt giai đoạn từ 1945 đến 1954 thương mại Việt Nam bịtách ra làm hai, một là vùng tự do hai là vùng địch tạm chiếm Và tất nhiên thịtrường vùng địch tạm chiếm bị thu hẹp trong những thành phố và thị trấn lớn
ở các đầu mối giao thông do đế quốc Mỹ và Pháp trực tiếp kiểm soát thôngqua các công ty của chúng Ngành dịch vụ là ngành phát triển nhất trong khuvực này do nó thoả mãn nhu cầu của bọn đế quốc, tay sai và một phần dân cư
Trang 21đô thị Ngược lại hẳn với vùng bị tạm chiếm, thương mại vùng tự do lại cónhững tính chất khác hẳn Đó là do nó hướng vào phục vụ và thoả mãn nhữngnhu cầu của dân cư và kháng chiến Tất nhiên thương mại đều do Nhà nướcquản lý và điều hành Nhà nước đã thực hiện việc cải tạo hệ thống tư thương,
tư sản thương nghiệp Hệ thống phân phối của Nhà nước do các cơ sở quốcdoanh đảm nhận phát triển nhanh chóng, phát huy tác dụng chủ đạo trên thịtrường tự do phục vụ đắc lực cho kháng chiến và cho sự nghiệp Cách mạngDân tộc Dân chủ Song, khi miền Bắc hoàn thành cuộc Cách mạng này,chuyển sang Cách mạng XHCN, thị trường vùng tự do và vùng tạm chiếm hợpthành một thị trường thống nhất thì thương nghiệp quốc doanh chưa phát huyhết vai trò của mình và mới chỉ chiếm 18,1% tổng ngạch bán buôn và 19,2%tổng ngạch bán lẻ Về ngoại thương thì do điều kiện chiến tranh và điều kiệnlịch sử nên trong giai đoạn này chúng ta chỉ có quan hệ thương mại với một sốquốc gia XHCN và khối lượng hàng hóa buôn bán cũng rất hạn chế
Sang đến thời kỳ 1954-1975, đất nước bị chia cắt làm hai miền và cóhai chế độ chính trị khác nhau nên thương mại cũng phát triển theo hai hướngkhác nhau Trong thời kỳ này, miền Bắc thực hiện cơ chế quản lý kế hoạch tậptrung cao độ để huy động sức người , sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹcứu nước Còn miền Nam, các hoạt động thương mại dịch vụ phát triển theo
cơ chế thị trường và chỉ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn Ở miền Bắcmọi hoạt động kinh tế đều chịu sự chi phối của kế hoạch của Nhà nước Thời
kỳ này Đảng và Nhà nước đã chủ trương chấn chỉnh thương nghiệp, tài chính
để xây dựng nền móng cho thương nghiệp XHCN nhằm phục vụ tốt cho đờisống của nhân dân
Sang đến năm 1975, trong hoàn cảnh đất nước đã hoàn toàn độc lập, haimiền được thống nhất cùng phát triển theo định hướng XHCN hoạt động
Trang 22thương mại có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển song cũng tồn tại nhiềukhó khăn, thách thức cần phải vượt qua Trước tình hình đó, Đảng và Nhànước đã để ra nhiều biện pháp để khôi phục và phát triển kinh tế trong đó cóhoạt động thương mại Tuy nhiên, việc Nhà nước can thiệp quá sâu vào nhữnghoạt động kinh tế lại tạo ra những kết quả ngược lại, đó là sản xuất hàng hoákém phát triển, động lực trong kinh doanh bị triệt tiêu Hơn nữa, việc thực thi
cơ chế kế hoạch hoá tập trung một cách quá mức khiến nó trở lên quan liêu vàgây ra nhiều tác dụng tiêu cực lên nền kinh tế.Và cao điểm là các cuộc khủngkhoảng kinh tế xã hội xảy ra gay gắt, lạm phát lên đến ba con số như năm
1986 lạm phát là 774,7% và chủ trương điều chỉnh tổng giá năm 1985 khôngthành công khiến nền kinh tế nước ta đối mặt với những thách thức nghiêmtrọng Trước tình hình đó, Đại hội lần thứ VI của Đảng đã thẳng thắn chỉ ranhững thiếu sót:
-“Sản xuất có tăng, nhưng tăng chậm so với khả năng sẵn có và côngsức bỏ ra, so với yêu cầu nhanh chóng ổn định đời sống của nhân dân…
-Lưu thông không thông suốt, phân phối rối ren, vật giá tăng tác độngtiêu cực đến sản xuất, đời sống và xã hội
-Những mất cân đối lớn trong nền kinh tế giữa cung và cầu về lươngthực, thực phẩm, năng lượng, nguyên liệu, vận tải… giữa thu và chi, xuất khẩu
và nhập khẩu chưa được thu hẹp, có mặt còn gay gắt hơn…”
Thực tế trên đã đặt ra yêu cầu cấp bách là làm thế nào để đổi mới nềnkinh tế nói chung và lĩnh vực thương mại nói riêng một cách hiệu quả và tíchcực Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành TW Đảng tại Đại hội đã nêu rõ: Sửdụng hợp lý quan hệ hàng hoá tiền tệ, “sản xuất phải gắn với thị trường, mọihoạt động phải so sánh chi phí với hiệu quả, các đơn vị kinh tế phải tự bù đắpchi phí, có lãi để sản xuất mở rộng” Xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao
Trang 23cấp, xây dựng nền kinh tế mới phù hợp với quy luật khách quan và trình độphát triển của nền kinh tế.
Đến nay, công cuộc đổi mới đã thực hiện được 20 năm nền kinh tế nước
ta đã có những bước chuyển vững chắc và đạt được nhiều thành tựu quantrọng trên nhiều lĩnh vực Sự đổi mới đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của đất nước
và những quan niệm đánh giá của bạn bè nước ngoài về chúng ta
Trong lĩnh vực thương mại, 20 năm qua là những chặng đường đầy biếnđộng và có nhiều đổi mới, thể hiện rõ nét nhất trên ba lĩnh vực : thị trường nộiđịa, xuất khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế
a, Về thị trường nội địa:
-Về cơ bản đã xoá bỏ cơ chế lưu thông cũ chuyển sang cơ chế thịtrường lưu thông mới, khắc phục tình trạng “ngăn sông, cấm chợ” như trước,hình thành thị trường thống nhất, khá ổn định và thông suốt trong cả nước
Với chính sách tự do hoá thương mại, tự do hoá hoạt động lưu thông đãlàm cho hàng hóa đựơc giao lưu thông suốt giữa các vùng miền trong cả nước,góp phần khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng trong cả nước và dầndần đã hình thành ra nhiều cấp độ thị trường Thị trường thành thị là nơi cócác hình thức thương mại văn minh hiện đại, phát triển tương đối nhanh so vớicác thị trường khác Nó trở thành đầu mối giao lưu phân luồng bán buôn và làcác trung tâm thương mại trong từng vùng Thị trường nông thôn từng bướcphát triển và mở rộng với sự đa dạng cùa loại hình thương nhân thuộc cácthành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng địa phương
Khẳng định chính sách tự do lưu thông trong khuôn khổ pháp luật, Nhànước đã ban hành các Nghị Định về tổ chức lại công tác quản lý thị trườngchống đầu cơ và buôn lậu như NĐ 35/CP ngày 25/4/4994; quy định về hàng
Trang 24hoá và dịch vụ cấm kinh doanh, hàng hoá và dịch vụ kinh doanh có điều kiện
ở thị trường trong nước là NĐ 02/CP ngày 5/01/1995; ngày 3/1/1996 Nhànước ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcthương mại, dịch vụ ( NĐ 01/CP)…
-Hàng hóa và dịch vụ ngày càng phong phú về chủng loại đa dạng vềkiều dáng và đặc biệt là chất lượng ngày càng được nâng cao, đáp ứng đượcnhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
Hàng hoá cung ứng trên thị trường tăng trưởng ở mức cao trên 10% mộtnăm và ngày càng phong phú về chủng loại, quy cách, chất lượng ngày càngđựơc nâng cao hơn Điều này góp phần quan trọng vào việc giữ vững các cânđối lớn trong nền kinh tế, từng bước ổn định đời sống nhân dân Nếu năm
1985 chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội chỉ đạt
620 tỷ đồng thì đến năm 1990 đạt 19 nghìn tỷ đồng, năm 1995 đạt 121 nghìn
tỷ đồng, năm 2000 đạt 219 nghìn tỷ đồng và năm 2005 đạt 335.383 tỉ đồng,tương đương 20,93 tỉ USD, nhìn chung chỉ tiêu này có mức tăng trưởng đềuđặn trên 10% một năm
Cơ cấu chủng loại hàng hóa có sự biến đổi theo hướng tiến bộ, tỷ trọnghàng công nghiệp tăng, tỷ trọng hàng lương thực thực phẩm giảm, tỷ trọngdịch vụ có xu hướng tăng dần
-Lạm phát được kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức hợp lý đã tạođiều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội
Nhờ việc thực hiện cơ chế một giá và việc mua bán bình thường vật tưhàng hoá đã làm giảm mạnh nạn đầu cơ, tích trữ hàng hoá và các nhu cầu giảtạo trong nền kinh tế Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng bình quân hàng thángcủa xã hội năm 1986 là 20%, đến năm 2001 chỉ còn 1%, năm 2004 chỉ còn
Trang 250,79% và năm 2005 tăng 0,7% Giá cả hàng hóa được đảm bảo tương đối ổnđịnh, nhu cầu các mặt hàng thiết yếu được đảm bảo đầy đủ.
-Từng bứơc hình thành các kênh lưu thông của một số mặt hàng chủyếu Cùng với sự phát triền của nền kinh tế, nhu cầu của người dân sử dụngcác loại hình phân phối hiện đại ngày càng cao, điều này dẫn đến sự thay đổitrong cơ cấu các loại hình phân phối Đó là việc người dân, nhất là tại cácthành phố lớn có xu hướng lựa chọn những hình thức phân phôi mới hiện đạitrong tiêu dùng như sử dụng hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại… Bêncạnh đó hệ thống bán buôn cũng từng bước được hình thành phù hợp với yêucầu của thực tiễn
-Kết cấu hạ tầng thương mại ngày càng phát triển theo hướng văn minhhiện đại Như năm 1996 cả nước có gần 5 nghìn chợ thì đến cuối năm 2004tăng lên 8.751 chợ, và đến năm 2005 thì có tới 9.063 chợ với sự đa dạng vềloại hình kinh doanh và phương pháp quản lý, trong đó có những chợ chuyêndoanh, chợ nông sản và chợ đầu mối Các hình thức trung tâm thương mại,siêu thị và các cửa hàng tự phục vụ có xu hướng tăng nhanh nhất là tại khuvực thành thị và các trung tâm kinh tế Tính đến năm 1997 thì cả nước có rất ítsiêu thị nhưng chỉ 8 năm sau đó, tức là năm 2004 thì ở 21 tỉnh thành phố cótới 691 trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn và siêu thị Tính đến thờiđiểm hiện nay cả nước có trên 200 siêu thị, 30 trung tâm thương mại, khoảng1.000 cửa hàng tự chọn
-Đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia thị trường Mặc dù cáchình thức phân phối theo hướng văn minh hiện đại ngày càng phát triển và mởrộng, song theo thói quen từ xưa thì đa phần người Việt Nam vẫn thích muasắm tại các khu chợ ngoài trời hơn Chính vì vậy, hình thức mua bán tại cáckhu chợ truyền thống vẫn là hình thức rất phổ biến và khu vực kinh tế tư nhân,
Trang 26tiểu thương nhỏ vẫn tiếp tục phát triển Doanh nghiệp Nhà nước từng bướcvươn lên thích ứng với cơ chế mới và giữ vai trò then chốt trong việc phânphối những mặt hàng trọng yếu, chi phối từ 70 đến 75% khâu bán buôn, chiếm
20 đến 21% tổng mức lưu chuyển bán lẻ Các hợp tác xã thương mại chỉ thíchứng với cơ chế kế hoạch hoá tập trung thì nay cũngphải đổi mới cho thích ứngvới cơ chế mới, tuy nhiên thành phần này cũng chỉ chiếm một con số khákhiêm tốn là 1% tổng mức bán lẻ trên thị trường Còn lại gần 80% tổng mứcbán lẻ trên thị trường là do các thành phần kinh tế khác như các hình thứccông ty, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thương mại tư nhân, cá nhân và hộgia đình đảm nhiệm
Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là 1 trong 7 thị trường tiềm năng chocác đại gia bán lẻ quốc tế khai thác, theo đánh giá gần đây nhất của công ty tưvấn AT Kearney- một trong những công ty lập ra chỉ số bán lẻ toàn cầu GRDIthì Việt Nam chỉ xếp thứ 3 sau Ấn Độ và Nga, tức là xếp trên cả Trng Quốc.Chính vì vậy, ngày càng có nhiều nhà phân phối nước ngoài muốn đầu tư,kinh doanh bán lẻ tại nước ta Tiêu biểu trong số đó là Big C, Mêtro (Cash
&Carry), ngoài ra còn một loạt các nhà phân phối khác như Wal-Mart (Mỹ),Carrefour (Pháp), Tesco (Anh), Lotte Shopping (Hàn Quốc), Dairy Farm(Hồng Kông), South Asia Investment PTE (Singapore) Các tập đoàn này đãlần lượt "đánh tiếng" với cơ quan chức năng Việt Nam, thậm chí có công ty đãlập văn phòng đại diện và tiến hành nghiên cứu thị trường chờ thời cơ bướcvào thị trường Việt Nam Điều này đã đặt ra nguy cơ và thách thức rất lớn chocác nhà phân phối trong nước
-Quản lý thương mại có sự đổi mới từ TW đến địa phương cả về tư duy,nội dung và phương hướng Đó là việc hệ thống chính sách của Đảng đã thực
Trang 27sự đi vào cuộc sống và tạo những bước chuyển tích cực trong đời sống và kinhdoanh.
-Thương mại trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa phát triển trênnhiều mặt, góp phần phát triển kinh tế xã hội các vùng này, biến nó trở thànhmột bộ phận của thương mại quốc gia
b, Về lĩnh vực xuất nhập khẩu
Thành công bước đầu của nước ta trong lĩnh vực này từ khi thực hiệncông cuộc đổi mới là đã xoá bỏ cơ chế độc quyền trong ngoại thương của Nhànước Điều này được thể hiện tại Nghị định 40/CP ngày 7/2/1989, Chính phủ
mở rộng quyền hoạt động ngoại thương cho UBND tỉnh, thành phố, đồng thời
mở rộng quyền XNK trực tiếp cho các xí nghiệp liên hiệp sản xuất hàng xuấtkhẩu Đây chính là cơ sở, là nền móng cho các chính sách quản lý cho hoạtđộng ngoại thương và kinh tế đối ngoại thời kỳ đổi mới Trong những thờigián tiếp sau, hoạt động ngoại thương đã có nhiều bước tiến đáng kể như:
-Xoá bỏ được cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, xây dựng đượcmôi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Giúp cho nóđược vận hành theo cơ chế thị trường, góp phần không nhỏ trong việc khơidậy mọi tiềm năng, sức sáng tạo, tính chủ động của các đơn vị thuộc mọithành phần kinh tế để phát triển xuất khẩu
-Một thực tế là trước những năm 80 Nhà nước phải bù lỗ lớn cho hoạtđộng xuất khẩu, thì hiện nay hoạt động này đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớncho đất nước Trong 5 năm từ 2001 đến 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt 110,6
tỷ USD, tốc độ tăng bình quân năm là 17,3% , xuất khẩu bình quân đầu ngườiđạt 390 USD Trong đó, có 7 mặt hàng xuất khẩu đạt từ 1,3 đến 8 tỷ USD vàchỉ tính riêng trong năm 2005, xuất khẩu cả nước đạt 32 tỷ USD (tăng 20,7%
so với năm 2004) và phấn đấu năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đạt 38 tỷ USD
Trang 28-Bên cạnh đó hoạt động xuất khẩu còn góp phần đáng kể vào việc giảiquyết khủng hoảng kinh tế, kiềm chế và từng bước dẩy lùi nguy cơ lạm phátcao Đặc biệt là trong những thời điểm nền kinh tế nước ta phải đối mặt vớinhững khó khăn lớn khi mà hệ thống XHCN ở Liên xô và Đông Âu sụt đổ, lúcnàynguyên nhiên vật liệu quan trọng, hàng tiêu dùng thiết yếu và nguồn việntrợ không còn.
-Thay đổi nữa có tác dụng tích cực khuyến khích xuất khẩu đó là việcNhà nước cho phép thương nhân có thể xuất nhập khẩu tất cả các loại hànghoá trừ hàng hoá cấm nhập khẩu và hàng xuất nhập khẩu có điều kiện, chỉphải làm thủ tục hải quan ở cửa khẩu thay vì chỉ được xuất nhập những hànghoá mà Bộ Thương mại cho phép
-Đến nay cả nước có 35.714 doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh xuấtnhập khẩu, bằng 1000 lần năm 1986 Đó là do sự thay đổi trong cơ chế quản
lý, từ chỗ chỉ được trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu theo giấy phép của BộThương mại đến nay thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được thànhlập theo quy định của pháp luật đều được trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu
-Việc tăng nhanh của tỷ trọng hàng xuất khẩu đã dẫn đến nhu cầu lớntrong việc nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất trong nước, do đó tỷtrọng hàng nhập khẩu cũng tăng khá nhanh
Từ những cơ chế chính sách được nhanh chóng đổi mới và phù hợp vớiđiều kiện thực tế, kim ngạch xuất nhập khẩu đã không ngừng tăng lên trongnhững năm qua Năm 1986 kim ngạch xuất nhập khẩu mới chỉ đạt 789 triệuUSD thì năm 1995 đạt 5,449 tỷ USD, năm 2000 đạt khoảng 31,5 tỷ USD.Năm 1986 kim ngạch nhập khẩu là 2,155tỷ USD, đến năm 2000 tăng lên15,639 tỷ USD, năm 2005 sẽ đạt khoảng 37 tỷ USD Tỷ lệ nhập siêu năm
2005 đã giảm xuống chỉ bằng 1/10 so với 10 năm trước đó Thị trường xuất
Trang 29khẩu được mở rộng không chỉ trong nội khối XHCN như trước đây, mà đãvươn ra khắp các vùng, lãnh thổ trên thế giới.
c, Hội nhập kinh tế quốc tế
Với đường lối đổi mới: Đa phương hoá, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại ,trong 20 năm qua Đảng đã đề ra nhiều chủ trương đường lối nhất quánvàđược triển khai tích cực phù hợp với tình hình cụ thể của từng giai đoạn, bướcđầu đã có những thành tựu quan trọng đáng tự hào:
-Khắc phục được tình trạng phân biệt đối xử, dần tạo được thế và lựctrong hoạt động thương mại quốc tế
-Hoạt động hợp tác kinh tế của Việt Nam đã đựơc triển khai một cáchtoàn diện trên nhiều lĩnh vực, tạo nhiều thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hoácủa Việt Nam Bước ngoặt đáng kể nhất phải kể đến là việc Mỹ tuyên bố xoá
bỏ chính sách cấm vận và bao vây kinh tế chống Việt Nam vào ngày11/7/1995, và đến ngày 12/7/1995 thì hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.Chỉ 5 ngày sau đó, vào ngày17/7/1995 nước ta và Liên minh Châu Âu đã kýhiệp định chung về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật Tiếp đó,vào ngày 28/7/1995 nước ta trở thành thành viên thứ bảy của Hiệp hội cácnước Đông Nam Á (ASEAN ) Chỉ 5 năm sau đó, vào năm 2000 Việt Nam đãquan hệ ngoại thương với 170 quốc gia và vùng lãnh thổ Nhờ đó, nước tanhận được các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan, góp phần thúc đẩy kimngạch xuất khẩu của Việt Nam, tăng nguồn ngoại tệ ổn định cán cân thanhtoán và dự trữ ngoại tệ của đất nước, hạn chế ảnh hưởng của sự biến động tàichính năm 1997 ở khu vực
Nước ta còn nhận được nhiều sự hỗ trợ về tài chính tín dụng và viện trợkhông hoàn lại của các tổ chức, chính phủ nước ngoài Tính từ năm 1993 đến
Trang 30năm 2004 viện trợ ODA cam kết cho Việt Nam là 28,82 tỷ USD, trong đómức vốn đã thực hiện là trên 14 tỷ.
-Tiếp tục mở rộng thị trường thu hút đầu tư Đến nay đã có trên 70 nướcvùng lãnh thổ có các doanh nghiệp FDI đầu tư ở Vịêt Nam, trong đó có nhiềucông ty tập đoàn lớn có tiềm lực kinh tế, công nghệ, góp phần làm thay đổitrình độ sản xuất, trình độ quản lý và nâng cao khả năng tiếp nhận công nghệmới, hiện đại
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thực sự đã trở thành những động lựccủa sản xuất, góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam Nếu năm
1991 xuất khẩu của khu vực FDI chỉ chiếm 4% thì đến năm 2004 đã chiếm54% kim ngạch xuất khẩu của cả nước
-Bên cạnh đó, nhờ những thành tựu cơ bản trên lĩnh vực kinh tế đã củng
cố vị thế của đất nước về chính trị, ngoại giao, làm thất bại chính sách baovây, cô lập đất nước của các thế lực thù địch
Tóm lại sau 20 năm đổi mới, cùng với những thành tựu to lớn của lĩnhvực kinh tế, lĩnh vực thương mại cũng đã thu được nhiều kết quả đáng khích
lệ, góp phần thay đổi bộ mặt của đất nướcvà nâng cao vị thế của Việt Namtrên trường quốc tế Song, bên cạnh những thành tựu và kết quả đã đạt đượcthì vẫn còn những tồn tại chưa khắc phục được Nhận thức được vấn đề này,Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ ra :” Nạnbuôn lậu, làm hàng giả, gian lận thương mại, và tệ tham nhũng không giảm,tác động xấu đến tình hình kinh tế xã hội; lĩnh vực xuất khẩu có những hạnchế về tạo nguồn hàng, chất lượng và sức cạnh tranh; xuất khẩu hàng nông sảnthô, nguyên liệu thô còn chiếm tỷ trọng lớn; nhiều mặt hàng còn phải xuấtkhẩu qua trung gian hoặc gia công lên hiệu quả kinh tê không cao Mức tăngtrưởng giá trị các ngành dịch vụ chỉ đạt trên 50% kế hoạch, trong khi lĩnh vực
Trang 31này chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, nên hạn chế mức tăng trưởng chung củanền kinh tế”.
Chắc chắn rằng, với những thành tựu đã đạt đựơc và bài học kinhnghiệm rút ra trong 20 năm qua, trong thời gian tới thương mại Việt Nam sẽ
có những bước phát triển vững chắc, chất lượng và hiệu quả
II.Sự ra đời và phát triển của các hình thức dịch vụ thương mại ở Việt Nam
Có nhiều cách phân loại hoạt động dịch vụ thương mại, đơn giản và haydùng nhất là cách phân loại theo tổ chức hoạt động Theo cách này, dịch vụthương mại sẽ được phân làm hai loại gồm dịch vụ trong lĩnh vực lưu thông
bổ sung và dịch vụ trong lĩnh vực lưu thông thuần tuý
Như chúng ta nghiên cứu ở phần trước thì thương mại nước ta xuất hiện
từ khá sớm Nhưng trong buổi ban đầu ấy, phần lớn hoạt động thương mại vàdịch vụ đều là tự phát, chỉ nhằm thoả mãn những nhu cầu cơ bản của cuộcsống thông qua trao đổi hàng hoá bằng hiện vật là chính
Cùng với sự phát triển của sản xuất thì hoạt động thương mại dần trởthành một lĩnh vực không thể thiếu trong nền kinh tế Thương mại tổ chức quátrình lưu thông hàng hoá, dịch vụ trong nước với nước ngoài Đây chính làchức năng xã hội của thương mại, với chức năng này thì ngành thương mạiphải nghiên cứu và nắm vững nhu cầu thị trường và sử dụng hợp lý các nguồnhàng nhằm thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu của xã hội; thiết lập hợp lý các mốiquan hệ trong nền kinh tế và thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụtrong quá trình kinh doanh Ngoài ra, thương mại còn đảm nhận chức năngtiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông cũng như chức năng gắn sảnxuất với thị trường và gắn nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới Hoạt
Trang 32động thương mại là hoạt động trao đổi hàng hoá do vậy chức năng còn lại củathương mại sẽ là chức năng thực hiện giá trị hàng hoá, dịch vụ Những chứcnăng trên cho thấy tầm quan trọng rất lớn của thương mại không những vớinền kinh tế mà còn với các doanh nghiệp, với đời sống nhân dân Mặt khác, dotính chất và trình độ chuyên môn hoá sản xuất ngày càng cao nên các nhà sảnxuất không thể trực tiếp bán sản phẩm của mình cho từng người tiêu dùng màphải nhờ đến các nhà thương mại chuyên làm nhiệm vụ bán hàng và cung cấpcác dịch vụ thương mại Chính vì vậy, sự ra đời và phát triển của các hoạtđộng dịch vụ thương mại là khách quan và xuất phát từ yêu cầu của nền sảnxuất hàng hóa
Xét trong lĩnh vực lưu thông bổ sung ta thấy: Tất cả các loại hình dịch
vụ này đều có sự chuyển biến tích cực trong mấy năm trở lại đây, đó là việctăng nhanh về quy mô, nâng cao về tính chất trình độ theo hướng chuyên mônhoá, hiện đại hóa Điều này được thể hiện qua sự tăng liên tục và khá ổn địnhcủa tổng mức bán lẻ xã hội trong mấy năm gần đây: Năm 2005 đạt 475.380 tỷđồng tăng 26,1% so với năm 2004;sau 5 năm từ 2001 đến 2005 tăng lên 230nghìn tỷ đồng (gần 94%), bình quân mỗi năm tăng 46.500 tỷ đồng (16,7% )
Xét một cách tương ứng mức bán lẻ hàng hoá tính theo đầu người cũngtăng theo động thái như vậy: năm 2005 đạt 5.749.201 đồng/ người, sau 5 năm(2001-2005) tăng lên 2.6 triệu đồng một người (gần 84%) Con số tổng mứchàng hoá hàng năm tương đương trên trên 20 tỷ USD, năm 2004 tăng hơn 24
tỷ USD, năm 2005 tăng gần 30 tỷ USD nói lên một sự đóng góp rất quan trọngvào GDP của ngành Nó tạo ra một sự yên tâm về nội lực để tiếp tục thúc đẩyxuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài Đồng thời với sự tăng lên của tỷ trọngGDP thương mại nội địa trong GDP của toàn nền kinh tế thì sự tăng lên nhanhchóng về số lượng thương nhân, số lượng lao động đã cho phép khẳng định:
Trang 33ngành dịch vụ phân phối 5 năm qua đã có bước phát triển rõ rệt và trên diệnrộng, trước hết là trên mặt quy mô như ta vừa xem xét Về mặt tính chất vàtrình độ, khu vực phân phối đã và đang chuyển động theo hướng tích cực, đầytriển vọng Không phải chỉ có sản xuất ra hàng hoá, dịch vụ mà là cách đemhàng hóa dịch vụ này đến với người tiêu dùng Trong 5 năm qua, sự đổi mớibước đầu về loại hình và phương thức tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này đãlàm cho tiêu dùng trong nước có sự chuyển biến đáng kể nhất là ở chiều sâu.
Ngày càng xuất hiện nhiều loại hình phân phối mới hiện đại và thuậntiện hơn đáp ứng tốt nhu cầu cho cuộc sống năng động hiện tại Từ chỗ ngườitiêu dùng thoả mãn nhu cầu về hàng hoá 100% qua chợ và mạng lưới bán lẻtruyền thống, thì nay, qua chợ khoảng 40%, qua các cửa hàng độc lập và cửahàng của doanh nghiệp khoảng 44%, qua hệ thống phân phối hiện đại khoảng10% (nếu chỉ tính ở các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thìcon số này lên tới 20%) Từ chỗ chỉ xuất hiện một ít ở Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh đến nay trên cả nước hệ thống siêu thị và trung tâm thương mạimọc lên khá nhiều, chúng được liên kết lại để hình thành nên các chuỗi phânphối như chuỗi các siêu thị như Co.op Mart, Intimex, Maximark, Citimart,chuỗi siêu thị và cửa hàng thời trang Vinatex thuộc tập đoàn dệt may ViệtNam… Đây là một xu hướng khả quan đang được nhiều nhà phân phối khác
đã và đang triển khai mạnh Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế có sự cạnhtranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp trong nước phải đương đầu vớinhững thách thức từ phía các nhà phân phối nước ngoài Các doanh nghiệpnày có vốn lớn, kinh nghiệm quản lý và tổ chức hoạt động cùng với một mạnglưới hoạt động ở nhiều quốc gia nên có ưu thế rất lớn so với các doanh nghiệpphân phối nước nhà Do vậy, nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ và tạođiều kiện cho doanh nghiệp phân phối trong nước mở rộng mạng lưới củamình bởi với cơ chế như hiện nay thì các doanh nghiệp Việt Nam không thể
Trang 34cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài được Theo bài học kinh nghiệm từThái Lan thì nếu có một trung tâm bán lẻ của nước ngoài được xây dựng thìtrong vòng bán kính 1km không ai có thể bán được cái gì Tương tự như TháiLan, bài học trong cuộc mở cửa phân phối của Trung Quốc được giới kinhdoanh xem như một kinh nghiệm đáng giá cho các nước đi sau trong đó cóViệt Nam ( Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001) Người ta tính rằng trongvòng bán kính 35 km trên đất Trung Quốc, nếu nhà bán lẻ số hai thế giớiCarrefour mở một đại siêu thị thì đồng thời có 3 đại gia phân phối của TrungQuốc phá sản Nguy cơ này có thể xảy ra với Việt Nam trong thời gian tới nếu
mở cửa thị trường phân phối trong khi các nhà phân phối trong nước chưa cóđối sách hợp lý Để đối phó với nguy cơ cạnh tranh cao từ phía tập đoàn nướcngoài các doanh nghiệp trong nước đang có xu hướng mở rộng các mối liênkết và củng cố mạng lưới chuỗi phân phối
Hệ thống phân phối hiện đại thường phân bố tập trung ở khu vực thànhthị còn ở nông thôn thì các cửa hàng truyền thống vẫn giữ vai trò chủ đạotrong việc cung cấp các hàng tiêu dùng cá nhân và hàng tiêu dùng phục vụ sảnxuất nhỏ Hơn nữa do thói quen trong tiêu dùng của người Việt nên các cửahàng truyền thống vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của dân cư.Theo ước tính trên cả nước có khoảng 900 nghìn cửa hàng bán lẻ truyền thống
và giải quyết việc làm cho khoảng 5 triệu lao động phổ thông Gần đây, hệthống bán lẻ đã xuất hiện một phương thức kinh doanh mới đó là nhượngquyền thương mại Các doanh nghiệp Trung Nguyên, Kinh Đô và Nam An làcác doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại ở nước ta,đây là một lĩnh vực khá mới mẻ song nó cho thấy sự nhạy bén và năng độngcủa các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế Công ty phânphối và bán lẻ 24-seven là doanh nghiệp tiên phong nghiên cứu và phát triểnchuỗi cửa hàng bán lẻ tiện lợi từ năm 2003 và được đánh giá cao tại Hội thảo
Trang 35kinh doanh toàn cầu tại Ấn Độ Hiện tại, 24-seven phát triển hai thương hiệubán lẻ tiện lợi là 24-seven Open 24H và Daily open 24H tại Việt Nam Công
ty đã khai trương cửa hàng nhượng quyền đầu tiên vào cuối năm 2005 và hiệnnay đã có các cửa hàng nhượng quyền tại Hà Nội, Thái Nguyên và đang pháttriển tại Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình…
Tuy nhiên, nếu nhìn toàn cảnh thương mại bán lẻ nước nhà thì chúng tathấy nó vẫn còn thiếu sự quy hoạch và đầu tư đúng mức để có thể phát triểnđồng bộ Do vậy, trong thời gian tới ngành thương mại bán lẻ cần phải hướngtới là sự phát triển toàn diện bao gồm những kênh phân phối, chợ đầu mối,trung tâm thương mại, trung tâm bán buôn, bán lẻ…Thiếu sự phát triển củamột trong những mô hình này ngành bán lẻ không thể gọi là phát triển chiếnlược và đồng bộ
Cùng với sự phát triển của lĩnh vực bán hàng hay phân phối hàng hoáthì hàng loạt các dịch vụ hậu phân phối chuyên nghiệp phát triển mạnh mẽ,trong đó phải kể đến dịch vụ giao nhận hàng hoá, dịch vụ kỹ thuật khách hàng,dịch vụ chuẩn bị hàng trước khi bán và đưa vào sử dụng, dịch vụ vận chuyểnhàng hoá, dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị Những dịch vụ này trước đâycòn mang nặng tính tự phát thì nay đã đựơc tổ chức khá chuyên nghiệp, đápứng nhu cầu thị trường và phục vụ tốt cho sản xuất Trong đó, đáng kể nhất làviệc ra đời hàng loạt các trung tâm dịch vụ logistics chuyên thực hiện mộtchuỗi các dịch vụ về giao nhận hàng hoá như: làm thủ tục giấy tờ, tổ chức vậntải, bao bì đóng gói, ghi nhãn hiệu, lưu kho lưu bãi, phân phát hàng hoá…Dịch vụ này giúp cho khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí đầu vào trongcác khâu dịch chuyển, lưu kho, lưu bãi và phân phát hàng hoá, hơn nữa cònhoàn toàn yên tâm vào chất lượng dịch vụ và sự đảm bảo an toàn cho hànghoá Từ xa xưa, hệ thống Logistics đã được ứng dụng vào hoạt động sản xuất
Trang 36và đời sống, đặc biệt là trong các lĩnh vực phức tạp bao gồm nhiều quá trình,nhiều công đoạn khác nhau mà cần phải thực hiện bởi nhiều tổ chức, nhiềuchủ thể có liên quan Ngày nay, hệ thống Logistics càng có vị trí quan trọngđối với hoạt động sản xuất và đời sống, được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnhvực khác nhau và phát triển thành ba nhóm riêng biệt:
- Hệ thống Logistics trong quân sự;
- Hệ thống Logistics trong sản xuất, kinh doanh, thương mại;
- Hệ thống Logistics quản lý và xã hội
Gần đây, hệ thống Logistic đã bắt đầu được nghiên cứu và ứng dụngnhiều vào sản xuất, knh doanh thương mại và lưu thông phân phối ở ViệtNam Trong đó, vận tải là một mắt xích quan trọng để mở rộng phát triển tiệních này, tạo thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân tiến nhanhtrên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Để kinh doanh được liên tục đem lại hiệu quả cao thì một khâu quantrọng mà các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp thương mại không nhữngkhông thể bỏ qua mà còn phải đặc biệt chú trọng đó là: khâu chuẩn bị hànghoá trước khi bán và đưa vào sử dụng Muốn vậy thì công tác tạo nguồn vàmau hàng phải được đặc biệt chú trọng, cùng với sự phát triển ngày càng cao
và đa dạng hoá các phương thức vận tải thì doanh nghiệp có thể đặt hàng ở bất
cứ nơi đâu, với bất kỳ đối tác nào Tất nhiên hàng hoá phải phù hợp với nhucầu thị hiếu của người tiêu dùng, có như vậy hàng hoá nhập về mới tiêu thụđược Do vậy, người làm kinh doanh cần thiết phải có óc quan sát, khả năngnhạy bén với thị trường và dám chấp nhận rủi ro kinh doanh để đưa ra nhữngquyết định đúng lúc chớp thời cơ đem lại lợi nhuận cao Trước đây, công tácnày chưa được nhiều nhà phân phối chú trọng, do vậy họ thường bán nhữngsản phẩm mà các doanh nghiệp sản xuất và nhà phân phối lớn chào bán cho
Trang 37họ Nhưng nay thì khác họ đã quan tâm hơn đến công tác tìm hiểu thị trường
và phát triển sản phẩm cung cấp, đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh chứ khôngđơn thuần là lựa chọn nhà cung cấp như trước kia
Khi đời sống nhân dân được nâng cao thì nhu cầu của họ cũng ngày mộtphong phú đa dạng Ngày nay, người dân có khả năng mua rất nhiều sản phẩmhàng hoá có giá trị lớn, do vậy yêu cầu về phát triển các dịch vụ kỹ thuậtkhách hàng là đòi hỏi tất yếu của thị trường Khi cạnh tranh trên thị trườngngày càng trở nên gay gắt thì các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này như mộtcông cụ để nâng cao khả năng cạnh tranh đồng thời thu hút được khách hàng.Dịch vụ này thường áp dụng cho các hàng hoá có giá trị lớn, thời gian sử dụngdài và có hàm lượng kỹ thuật cao ví dụ như ôtô, xe máy, điện thoại di động…
Để thu hút khách hàng các nhà thương mại thường cung cấp thêm dịch vụ sửachữa bảo dưỡng bên cạnh dịch vụ bảo hàng, nhà sản xuất thì có xu hướng uỷquyền cho các đại lý thực hiện dịch vụ bảo hành cho sản phẩm của mình.Thực hiện dịch vụ này thì cả nhà sản xuất, nhà thương mại và cả người tiêudùng cũng được lợi, vì vậy mô hình này đang được nhân rộng trong nhiềungành hàng
Cùng với sự “bung ra” của cơ chế thị trường thì dịch vụ cho thuê máymóc thiết bị cũng được phát triển dưới hình thức mới cho phù hợp với cơ chếmới Trước kia dịch vụ này chỉ gói gọn trong hoạt động cho thuê máy móc,thiết bị theo yêu cầu của người thuê và theo khả năng sẵn có của nhà cung cấpdịch vụ Nay, người thuê chỉ cần thuê tài chính rồi có thể lựa chọn máy móc,thiết bị cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp mình miễn là doanh nghiệp
có thể chứng minh được tính khả quan và hiệu quả của dự án Nhiều doanhnghiệp đã biết và sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính để đẩy mạnh hoạt độngsản xuất kinh doanh bằng những dự án đầu tư tốt tuy nhiên do mới ra đời nên