Luận văn : Thực trạng hoạt động và định hướng phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
LÊ VĂN TUẤN
BÀI TẬP CÁ NHÂN
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦAHỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
SBD: BS515LỚP: CS7A
Hà nội, ngày 26 tháng 05 năm 2010
Trang 2I.LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng xuất hiện đầu tiên và phổ biến nhấthiện nay Đây là tổ chức nhận tiền gửi đóng vai trò là trung gian tài chính huy độngtiền nhàn rỗi thông qua các dịch vụ nhận tiền gửi rồi cung cấp cho những chủ thể cầnvốn chủ yếu dưới hình thức các khoản vay trực tiếp Các ngân hàng thương mại huyđộng vốn chủ yếu dưới dạng: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn.Vốn huy động được dùng để cho vay: cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vaybất động sản và để mua chứng khoán chính phủ, trái phiếu của chính quyền địaphương Ngân hàng thương mại dù ở quốc gia nào cũng đều là nhóm trung gian tàichính lớn nhất, cũng là trung gian tài chính mà các chủ thể kinh tế giao dịch thườngxuyên nhất
Thực tế ở nước ta trong giới khoa học kinh tế nói chung và chuyên ngành tài chính- tiền tệ nói riêng đang tồn tại một số quan niệm không trùng khớp nhau về thị trườngvốn và thị trường tài chính Một số người quan niệm rằng, thị trường vốn bao gồm thịtrường vốn ngắn hạn và thị trường vốn dài hạn; trong đó thị trường vốn dài hạn là thịtrường chứng khoán Một số khác thì cho rằng, thị trường vốn bao gồm thị trường tiềntệ và thị trường tài chính; trong đó, thị trường tài chính là thị trường chứng khoán
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta hãy cùng đi sâu nghiên cứu “Thực trạng hoạt
động và định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay”
Cơ chế tác động và can thiệp trên thị trường tiền tệ được thể hiện tập trung ở cáccông cụ điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương Theo đó,dần dần phù hợp với thông lệ quốc tế, từ tháng 6-2002, Ngân hàng Nhà nước chuyểnsang thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản trước đó Hàng tháng Ngân hàng Nhànước công bố lãi suất cơ bản, vẫn quy định lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu;
Trang 3cùng với lãi suất nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ Swap, lãi suất thị trường mở, lãi suất thịtrường đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước tác động vào lãi suất thị trường, lãi suấthuy động vốn và lãi suất cho vay của các Tổ chức tín dụng
Tác động vào lãi suất còn có công cụ dự trữ bắt buộc Khi Ngân hàng Nhà nướcđiều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, có tác động làm tăng chi phí đầu vào của cácTCTD Do đó hoặc là các TCTD giữ nguyên lãi suất huy động vốn thì phải tăng lãisuất cho vay; hoặc là đồng thời vừa phải tăng lãi suất cho vay, vừa phải tăng lãi suấthuy động vốn
Công cụ điều hành tỷ giá cũng có tác động vào lãi suất của các TCTD trên thịtrường tiền tệ, nhưng không rõ nét
Với sự phát triển của các tổ chức trung gian tài chính, đặc biệt là các TCTD, với cơchế điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương tiến dần tới phùhợp với thông lệ quốc tế, các Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng được chủđộng trong các hoạt động huy động vốn và cho vay của mình, tham gia tích cực, năngđộng và cạnh tranh mạnh mẽ với nhau trên thị trường tiền tệ, theo đó, nó cũng có điềukiện thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển
Thực tế cho thấy, sau khi NHNN cho phép mở rộng cơ chế thỏa thuận LS cho vayvà chủ trương để LS huy động tự điều chỉnh theo cung cầu thị trường, các NHTMđồng loạt đưa LS lên cao để khuyến khích khách gửi tiền Nhưng khi thị trường dần ổnđịnh, LS huy động sẽ giảm dần Các ngân hàng cũng phải theo xu hướng chung và sớmcó điều chỉnh bởi hiện nguồn vốn đã dồi dào hơn Tính thanh khoản của các ngân hàngđang được cải thiện Theo thống kê của NHNN, từ ngày 9 đến 15-4, LS giao dịch VNDbình quân trên thị trường liên ngân hàng giảm từ 0,22% đến 0,75% đối với hầu hết kỳhạn Trong đó, LS kỳ hạn 3 tháng giảm mạnh nhất, từ 11,56% xuống còn 10,81%, tiếpđến là kỳ hạn một tháng giảm từ 10,18% xuống còn 9,48% Thị trường tiền tệ cóchuyển biến tương đối tích cực, ổn định và minh bạch hơn.
Song bên cạnh đó, các NHTM cũg chịu áp lực không nhỏ trong vấn đề tái lạm phát.Thời gian qua, NHNN đã hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM thông qua nghiệp vụ thịtrường mở với kỳ hạn dài hơn, khối lượng lớn hơn NHNN cũng tăng thêm phiên giaodịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở lên 2 phiên một ngày Theo các chuyên giakinh tế, mức lãi suất mà doanh nghiệp chịu đựng được hiện khoảng 12-13%/năm.Song, muốn lãi suất thị trường giảm sâu hơn, cần phải "pha loãng" nguồn vốn giá caođã huy động thời gian trước Muốn vậy, bên cạnh nghiệp vụ thị trường mở, NHNN cầnxem xét hạ thấp lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, thậm chí hạ tỷ lệ dự trữ bắt
Trang 4buộc, tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và hỗ trợ thêm nguồn vốn giá rẻ Mặc dùvậy, không nên để các NHTM quá ỷ lại vào NHNN bởi tình trạng khó khăn trong huyđộng vốn một phần do chính các NHTM tự làm khó mình và làm khó nhau Việc chạyđua lãi suất, nắn thẳng đường cong lãi suất không làm tăng nguồn vốn chảy vào ngânhàng mà chỉ tạo ra tâm lý ngắn hạn, kỳ vọng tăng lãi suất cho người gửi tiền và gây bấtổn cho cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng.
2.Về thực trạng phát triển thị trường tiền gửi và huy động vốn
Đây là thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất và sôi động nhất giữa các tổ chứctrung gian tài chính trong việc thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư Trong thời gian gầnđây, các Tổ chức tín dụng đưa ra các hình thức sau:
- Cạnh tranh khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân, tài khoản sử dụngthẻ Tính đến nay trong cả nước đã mở được khoảng trên 1.300.000 tài khoản cánhân, trong đó có khoảng trên 750.000 tài khoản của các chủ thể
- Cạnh tranh thu hút tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế - xã hội Giữacác TCTD cạnh tranh thu hút tiền gửi của Kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội ViệtNam, Bảo Việt, các công ty bảo hiểm nhân thọ, bưu chính viễn thông, điện lực
- Cạnh tranh thu hút tiền gửi tiết kiệm: đây là hình thức huy động vốn truyền thốnggiữa các TCTD và Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, nhất là các Quỹ tín dụng nhândân cơ sở
- Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu chủ yếu là huy động vốncó thời hạn từ 6 tháng trở lên, lãi suất hấp dẫn
Trong những năm gần đây, đã có sự cạnh tranh sôi động trên thị trường thu hút tiềngửi và thị trường huy động vốn, đặc biệt là các tổ chức trung gian tài chính thực hiệnrất đa dạng và phong phú các sản phẩm và dịch vụ thu hút tiền gửi, huy động vốn
Tuy nhiên trong việc phát triển thị trường này, có thể thấy một tồn tại lớn là chưathu hút được tối đa tiền gửi không kỳ hạn, tiền nhàn rỗi trong dân cư vào hệ thốngngân hàng, trên cơ sở đó lựa chọn các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng hay rút tiềnmặt ra chi tiêu bất cứ lức nào có nhu cầu Đây là nguồn vốn rất lớn và rất quan trọng,tạo đà cho phát triển thị trường tiền tệ, bởi vì nó gia tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn,gia tăng vốn khả dụng cho các TCTD
Trang 5III.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHTM
1 Các ngân hàng thận trọng hơn về mục tiêu lợi nhuận năm 2010
Mặc dù các doanh nghiệp luôn muốn đưa ra chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước,song cũng không thể kỳ vọng quá cao, nhất là trước tình hình thị trường còn có nhữngkhó khăn Chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra đã rộng hơn khi Ngân hàng Nhà nướccho phép thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với khoản vốn vay trung - dài hạn,nhưng do kiểm soát tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ở mức 25% (so với mức thựchiện cả năm trước là gần 38%), nên mục tiêu tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàngsẽ thấp hơn năm trước; qua đó tác động không nhỏ khi đặc điểm chung là nguồn thu từtín dụng là chủ đạo Ngoài ra năm 2010, khả năng huy động vốn của các ngân hàngvẫn sẽ bị cạnh tranh khốc liệt với các kênh đầu tư khác với sự thiếu hấp dẫn của lãisuất huy động Cũng như áp lực huy động vốn trong năm 2010 sẽ khiến việc cho vaykhông còn dễ dàng Ngân hàng sẽ phải sàng lọc khách hàng nên người đi vay sẽ gặpkhó và phải trả mức lãi suất cao hơn trước.
2 Đầu tư cho phát triển lâu dài
Năm 2010, nguồn thu đóng góp vào tổng lợi nhuận ngân hàng sẽ khó có sự đónggóp lớn, đột biến từ các hoạt động dịch vụ Hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoảnnước ngoài hiện không còn và kinh doanh ngoại tệ - vốn được xem là thế mạnh, đónggóp nguồn thu lớn cho một số ngân hàng trước đây, cũng trở nên trầm lắng, khi cung -cầu ngoại tệ chưa được khơi thông thực sự Trong khi đó, các sản phẩm ngân hàng tạiViệt Nam ngày càng đa dạng nhưng chưa đủ để trở thành một nguồn thu chủ lực dođặc điểm mới chỉ phát triển theo chiều rộng chứ chưa theo chiều sâu Tuy nhiên, cácngân hàng đều nhận thức được vấn đề này, xu hướng phát triển các sản phẩm dịch vụtài chính – ngân hàng – bảo hiểm là xu hướng phát triển tất yếu.
3 Xu hướng tất yếu
Nhiều ngân hàng tiếp tục xây dựng kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu tăng vốnđiều lệ, nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là với những ngân hàngquy mô vốn nằm dưới 3.000 tỷ đồng, phải nâng lên con số này trước khi năm tài chính2010 kết thúc để đáp ứng được quy định của Ngân hàng Nhà nước Việc tăng vốn điềulệ sẽ nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng, là đệm đỡ tránh rủi ro cho cổđông.
Hoạt động kinh doanh của hầu hết các NHTM được dự báo vẫn sẽ tăng trưởngtrong năm 2010, nhưng lợi nhuận sẽ không có nhiều đột biến, một số ngân hàng phụ
Trang 6thuộc quá mức vào hoạt động tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn Mục tiêu phát triểnthận trọng, ổn định và bền vững lên sẽ được đặt lên hàng đầu Mặc dù ngành ngânhàng không hẳn là ngành được ưu tiên trong năm 2010, nhưng vẫn là ngành có triểnvọng tăng trưởng cao và phù hợp hơn với hoạt động đầu tư dài hạn
IV.MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNGTÀI CHÍNH Ở NƯỚC TA
Nhìn chung thị trường vốn ngắn hạn (hay còn gọi là thị trường tiền tệ) ở nước tachưa phát triển nhiều, Ngân hàng Nhà nước (NHTW) chưa thực sự đóng vai trò canthiệp có hiệu quả vào thị trường này Các loại lãi suất của NHTW: lãi suất cơ bản, lãisuất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất đấu thầutín phiếu kho bạc nhà nước có tác động rõ nét đến thị trường Các công cụ điều hànhchính sách tiền tệ, đặc biệt là công cụ dự trữ bắt buộc còn thiếu linh hoạt CácNHTM và Tổ chức tín dụng cạnh tranh với nhau tăng lãi suất huy động vốn một cáchmột chiều, tạo nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho chính các NHTM.
1 Nguyên nhân
- Thứ nhất: Ngân hàng TW chưa thực sự mạnh, năng lực điều hành chính sáchtiền tệ và vận hành nghiệp vụ NHTW còn hạn chế Họat động dịch vụ của các NHTMvà TCTD chưa phát triển Tiến trình cơ cấu lại các NHTM chưa đạt được các kết quảnhư dự kiến, đặc biệt là xử lý nợ xấu đang có xu hướng gia tăng trở lại Việc tăng vốnđiều lệ để đảm bảo tỷ lệ an toàn theo thông lệ quốc tế
- Thứ hai: Tiến trình cổ phần hóa DNNN nói chung, cổ phần hóa NHTM Nhànước nói riêng còn rất chậm, đây cũng là lực cản cho sự phát triển thị trường chứngkhoán Việt Nam Bên cạnh đó, việc Hội đồng quản trị các NHTM cổ phần có tư tưởngchần chừ, chậm đưa cổ phiếu của các NHTM cổ phần của mình niêm yết trên Trungtâm giao dịch chứng khoán, cũng làm chậm tiến trình nói trên
2 Giải pháp và kiến nghị cho phát triển thị trường tài chính ở nước ta trongthời gian tới
- Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, trực tiếp là Ủy ban chứng khoán Nhànước phối hợp chặt chẽ mạnh dạn đưa 2-4 NHTM cổ phần đầu tiên niêm yết cổ phiếutrên Trung tâm giao dịch chứng khoán Phối hợp chặt chẽ, trên cơ sở tài trợ quốc tế, tổchức các cuộc hội thảo, khóa đào tạo, tập huấn ngắn ngày về nghiệp vụ kinh doanhchứng khoán và niêm yết cổ phiếu của NHTM trên thị trường chứng khoán Bộ Tàichính cũng nên cùng NHNN tập trung tháo gỡ vướng mắc trong việc định giá NHTM
Trang 7và một số giải pháp khác đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa hai NHTM NN đầu tiêntheo kế hoạch
- Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính phối hợp tăng khối lượng tín phiếu Khobạc Nhà nước đấu thầu hàng quý, hàng năm Có thể tăng tần suất các phiên đấu thầu từ1 phiên/1tuần hiện nay lên 2 phiên/tuần Linh hoạt hơn nữa lãi suất đấu thầu qua cácphiên theo sát diễn biến trên thị trường Thời hạn tín phiếu cũng có thể đa dạng hơn,như kỳ hạn 60 ngày, 90 ngày thay cho chỉ có loại 360 ngày như hiện nay
- Ngân hàng Nhà nước có biện pháp bảo đảm tính hệ thống của Quỹ tín dụng, cócơ chế điều hòa vốn linh hoạt hơn của hệ thống này Trên cơ sở đó tạo điều kiện thuhút Quỹ tín dụng tham gia thị trường liên ngân hàng và các dạng khác của thị trườngtiền tệ so NHNN tổ chức, vận hành.
- NHNN nâng cấp thị trường nội tệ liên ngân hàng, thể hiện rõ vai trò can thiệpcuối cùng của NHNN trên thị trường này Tiến tới công bố được lãi suất thị trường nộitệ liên ngân hàng ở Việt Nam do là lãi suất chủ đạo của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam
- Bản thân các Tổ chức trung gian tài chính cần phải nhanh chóng đa dạng hóa cácnghiệp vụ kinh doanh của mình, nhất là nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường tiền tệtheo thông lệ quốc tế Các NHTM mạnh dạn đầu tư hơn nữa cho các nghiệp vụ kinhdoanh chứng khoán và thu hút tiền gửi không kỳ hạn, dịch vụ thanh toán cho kháchhàng Đây cũng chính là các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán trong thờigian tới, cũng như là khách hàng tiềm năng của nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán màNgân hàng thương mại cần nhằm tới thu hút
V.KẾT LUẬN
Mạng lưới ngân hàng thương mại VN hiện nay đã có những bước phát triển mạnhphủ khắp quận huyện và hình thành cả trong các trường học Vốn điều lệ của cácNHTM VN không ngừng gia tăng Hệ thống NHTM VN đã có những đóng góp quantrọng cho sự ổn định và tăng trưởng kinh tế ở nước ta trong nhiều năm qua Với nhiềuhình thức huy động vốn tương đối đa dạng, NHTM VN đã huy động vốn hàng trăm tỷđồng từ các nguồn vốn trong xã hội, tăng dư nợ cho vay với mọi thành phần kinh tế,tăng đầu tư vào những chương trình trọng điểm quốc gia, qua đó góp phần thúc đẩychuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, kiểmsoát lạm phát, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, góp phần tạo côngăn việc làm cho xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu hợp pháp Nhiều
Trang 8dịch vụ tiện ích (chi lương, thu chi hộ, thanh toán chuyển khoản, chuyển tiền tự động,dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ…) và nhiều sản phẩm mới xuất hiện đã đáp ứngnhu cầu tiêu dùng của dân cư và sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế…
Hiệu quả kinh doanh của các NHTM VN nhìn chung có những chuyển biến tíchcực, lợi nhuận tăng trưởng khá cao Chính vì vậy, phát triển ngân hàng thương mạitrong điều kiện hiện nay là một vấn đề tất yếu và đòi hỏi sự quan tâm của các chínhphủ, các tổ chức tư nhân cũng như toàn thể cộng đồng xã hội.