TỔNG QUAN Trong thời đại hiện nay, khoa học phát triển như vũ bão, kinh tế thị trường mở rộng và cạnh tranh gay gắt thì đòi hỏi các nhà triết học và các nhà khoa học chuyên môn phải giải
Trang 1TỔNG QUAN Trong thời đại hiện nay, khoa học phát triển như vũ bão, kinh tế thị trường mở rộng và cạnh tranh gay gắt thì đòi hỏi các nhà triết học và các nhà khoa học chuyên môn phải giải quyết đúng đắn và kịp thời những yêu cầu lý luận và thực tiễn cấp bách, vì thế việc nghiên cứu những vấn đề về mối quan hệ giữa triết học và khoa học có ý nghĩa quan trọng Mối quan hệ này có tính song hướng, một mặt nó phải hấp thụ những trào lưu triết học mới, thành tựu khoa học hiện đại, và chắt lọc; mặt khác nó phải tu dưỡng thêm, vươn lên tầm cao mới để cải tổ, phê phán những quan điểm triết học đã đóng băng, khô cứng so với thời đại Để làm được điều đó, ta cần phải phân tích, tìm hiểu mối quan hệ giữa triết học và khoa học, kể từ lúc triết học đã từng là “bà mẹ mang thai” của khoa học cho đến khi khoa học tuyên bố cự tuyệt triết học, và đến ngày nay, ảnh hưởng của triết học và khoa học vẫn không ngừng xảy ra, đó là lý do của bài tiểu luận này
Mục đích: Tìm ra mối quan hệ giữa triết học và khoa học từ thời Hy Lạp cổ đại đến ngày nay Từ đó, rút ra bài học cho bản thân, vận dụng các kiến thức
để thấu hiểu mọi sự vật tốt hơn, có phương pháp luận, tư duy biện chứng trong cuộc sống và trong học tập hằng ngày
Trang 2I TRIẾT HỌC LÀ GÌ?
Theo người Ấn Độ, triết học đọc là darshana, có nghĩa là sự chiêm ngưỡng, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con ngời đến với lẽ phải Còn
ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc ngôn ngữ là chữ "triết" Đó không phải là sự miêu tả, mà là quá trình tranh luận để tìm bản chất của đối tượng
Ở phương Tây, thuật ngữ "Triết học" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp
"Philôsôphia”, nghĩa là "yêu mến sự thông thái" Triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức, có thể làm sáng tỏ bản chất của mọi vật Từ thời xưa, Triết học có nghĩa là thng minh, trí tuệ, kinh thư có câu: “Tri nhân tắc triết” nghĩa là người hiểu biết tất phải thấu triệt vấn đề
Bản thân câu hỏi "triết học là gì?" cũng là một trong những câu hỏi quan trọng của triết học Sở dĩ khó định nghĩa triết học là vì có quá nhiều cái nhìn khác nhau về nội dung và sứ mệnh của triết học Một mặt, nó được trình bày như là tri thức nền tảng về bản chất của vạn vật; mặt khác, như
là sự hướng dẫn đến một đời sống tốt đẹp
Khái quát lại, triết học là hình thái ý thức xã hội ra đời từ khi chế độ cộng sản nguyên thủy thay thế bằng chế độ chiếm hữu nô lệ Những học thuyết Triết học đầu tiên trong lịch sử đã xuất hiện ở Ấn Độ, Hy Lạp, Trung Quốc, La Mã và các nước khác
Triết học là hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung của tồn tại và nhận thức, là thái độ của con người đối với thế giới,
là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy Mục đích của triết học là giải quyết các vấn đề cơ bản của bản thể luận và nhận thức luận
Có nhiều trường phái và nhiều cách phân loại về triết học khác nhau, nhưng cơ bản người ta thường phân loại theo thời gian: Triết học cổ đại, triết học trung cổ, triết học thời Phục hưng – cận đại, triết học hiện đại
Trang 3Phân loại theo không gian thì có triết học phương Đông và triết học phương Tây
II KHOA HỌC LÀ GÌ?
Khoa học (trong tiếng Latin scientia, có nghĩa là "kiến thức" hoặc "hiểu
biết") là các nỗ lực thực hiện phát minh, và tăng lượng tri thức hiểu biết của con người về cách thức hoạt động của thế giới vật chất xung quanh Thông qua các phương pháp kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập dữ liệu, phân tích thông tin để giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng Một trong những cách thức đó là phương pháp thử nghiệm nhằm mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm
Các lĩnh vực khoa học thường được chia thành hai nhóm chính: khoa học
tự nhiên, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên (kể cả đời sống sinh học) và khoa học xã hội, nghiên cứu hành vi con người và xã hội Những nhóm chính là khoa học thực nghiệm, trong đó kiến thức phải được dựa trên những hiện tượng quan sát được và có khả năng được thử nghiệm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của nó bởi các nhà nghiên cứu khác nhau làm việc trong cùng điều kiện Ngoài ra còn có các ngành liên quan được nhóm lại thành các khoa học liên ngành và khoa học ứng dụng, chẳng hạn như khoa học kỹ thuật và khoa học sức khỏe Các thể loại khoa học này có thể bao gồm các yếu tố của các ngành khoa học khác nhưng thường có thuật ngữ
và cơ quan chuyên môn riêng
III MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC
1 Thời Hy Lạp cổ đại
Sự phát triển của sản xuất đã dẫn đến các quan hệ và tổ chức xã hội cũ bị đảo lộn nếu như trước đây các tổ chức xã hội cũ như bộ tộc, bộ lạc mang tính cộng đồng cao thì giờ đây xuất hiện các tư tưởng tư hữu và sau đó là
Trang 4chế độ tư hữu về của cải Phân công lao động phát triển cho phép trong xã hội xuất hiện tầng lớp những người chuyên sống bằng lao động trí óc càng tạo điều kiện nảy sinh các tư tưởng triết học, cũng trong thời này, khoa học tự nhiên mới bắt đầu hình thành, triết học tự nhiên đã trình bày được một bức tranh tổng quát về thế giới, đã có nhiều tư tưởng và dự báo thiên tài định hướng cho khoa học phát triển, như việc phát minh ra lịch một năm 12 tháng, với 365 ngày của Talet Đêmôcrít (khoảng 460370 trCN) -Nhà duy vật theo đường lối nguyên tử cho nguyên tử là hạt vật chất nhỏ nhất là nguồn gốc của mọi sự vật hiện tượng
Chủ nghĩa duy vật có Trường phái Nguyên tử của Lơxíp xây dựng, và Đêmôcrit hoàn thiện vào thế kỷ IV, trước công nguyên, trường phái này cho rằng quy nạp là phương pháp nhận thức đúng đắn Điển hình của chủ nghĩa duy tâm, có trường phái Pytago, tư tưởng cơ bản của trường phái này cho rằng: con số là bản chất của vạn vật trong thế giới Và nổi bật với chủ nghĩa nhị nguyên là Triết học Arixtốt – mệnh danh “hoàng đế” của khoa học Arixtốt là người khởi xướng thuyết địa tâm (cho trái đất là trung tâm của vũ trụ) Arixtốt cũng cho rằng toán học chỉ khảo sát các khái niệm trừu tượng, phi vật chất, và nó chỉ tương thích với các đại lương hay quan
hệ cố định, tĩnh tại Trong khi đó, tự nhiên bao gồm các vật thể cụ thể luôn vận động, biến đổi, do đó, toán học cũng không thích hợp với việc nghiên cứu tự nhiên Từ đây, ông khẳng định chỉ có tư duy lý luận dựa trên các quy luật logic mới khám phá được nền tảng của tự nhiên Ông là cha đẻ của thuyết nguyên nhân – cơ sở của Siêu hình học, thuyết vận động – cơ
sở của Vật lý học,…
Vào thời cổ Hy Lạp, dù tư duy lý luận còn phôi thai nhưng nó đã cố vươn lên nhận thức tính chỉnh thể của thế giới, triết học Hy Lạp cổ đại được xem là thành tựu rực rỡ của văn minh phương tây, tạo nên cơ sở xuất phát của triết học châu Âu sau này, đã đóng góp một phần không nhỏ vào lịch
sử triết học nhân loại
Trang 52 Thời trung cổ
Triết học phương Tây thời trung đại là triết học – thần học, vì vậy thần học lúc bấy giờ chi phối mọi mặt, kể cả khoa học và triết học, tín điều của nhà thờ trở thành cơ sở cho mọi hành vi của con người; triết học lúc này mang tính kinh viện, xa rời cuộc sống hiện thực, chính vì thế nó đã cản trở
sự phát triển của khoa học Trong giai đoạn này, nhiều nhà triết học, khoa học cũng quyết liệt đấu tranh với các tư tưởng của thần học của Nhà thờ, như Tôma Đacanh, Đơnxcốt,… và nổi bật là Rôgiê Bêcơn, ông chủ trương phê phán triết học kinh viện của Nhà thờ và chế độ phong kiến đương thời, dũng cảm vạch trần tội ác của giai cấp phong kiến và những tội lỗi của giới giáo sĩ, đồng thời đề xướng khoa học thực nghiệm, chính vì thế
mà ông bị nhà nước phong kiến cùng giáo hội Nhà thờ truy nã gắt gao và
bị cầm tù 14 năm Tư tưởng của ông là tiếng chuông báo hiệu sự kết thúc của chủ nghĩa kinh viện giáo điều và mở đầu cho thời kỳ khoa học thực nghiệm
Bên cạnh đó, Galileo tin vào lý thuyết Copecnicus (cho rằng các hành tinh quay xung quanh Mặt trời) từ lâu, nhưng chỉ khi tìm ra được những điều hiển nhiên chứng minh cho lý thuyết đó thì ông mới phát biểu công khai
Bị giáo hội ngân cấm ý tưởng của mình, năm 1616, ông phải tới Roma để tìm cách thuyết phục Giáo hội không ngăn cấm các ý tưởng của ông Cuối cùng, hồng y Bellarmine, theo các chỉ thị của Tòa án dị giáo, ra lệnh cho ông phải từ bỏ ý tưởng, Trái đất di chuyển và Mặt trời đứng yên ở trung tâm Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và viết sách về chủ đề này.Galileo với tác phẩm The Assayer (Người Thí nghiệm) ông viết "Triết học được viết trong cuốn sách lớn này, vũ trụ Nó được viết bằng ngôn ngữ của toán học, ký tự của nó là những hình tam giác, hình tròn, và các đường hình học khác " Những phân tích toán học của ông là sự phát triển của một truyền thống đã được các nhà triết học tự nhiên kinh viện sử dụng từ trước, Galileo đã học lý luận đó khi ông nghiên cứu triết học Do
Trang 6chủ nghĩa kinh viện của thời đại bấy giờ,Galileo cuối cùng buộc phải từ
bỏ thuyết nhật tâm của mình và sống những ngày cuối đời trong cảnh bị quản thúc tại gia theo lệnh của Toà án dị giáo La Mã
Những dẫn chứng trên thấy được ở thời đại này, triết học mang tính thần học, những lý luận, giáo điều của Giáo hội đã ngăn cản sự phát triển của khoa học, gây nhiều bức xúc cho nhiều người, dẫn đến sự trì trệ của nhiều lĩnh vực trong cuộc sống
3 Thời Phục hưng - cận đại
Thế kỷ XV – XVI, nhiều sáng chế kỹ thuật xuất hiện như: máy kéo sợi, máy dệt, các động cơ đơn giản hoạt động nhờ sức gió, sức nước,… cùng với việc tìm ra các đường biển dẫn đến các vùng đất mới, nhiều ngành khoa học đã ra đời và phát triển Toán học, cơ học, địa lý, thiên văn,… đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và đã bắt đầu tách ra khỏi triết học tự nhiên Mỗi nghành khoa học cố gắng vạch ra bức tranh riêng cho ngành mình, coi đó là sự liên kết những quan điểm, những nguyên lý phản ánh những yếu tố phổ biến, bản chất tồn tại trong tất cả các hiện tượng muôn màu, muôn vẻ thuộc đối tượng nghiên cứu của mình
Triết học đã thay đổi đối tượng, phạm vi nghiên cứu của mình và phát triển mạnh mẽ Những tư tưởng triết học mới của thời Phục hưng đề cao con người, tự nhiên, khoa học và vai trò của nó trong đời sống con người Chủ nghĩa duy vật phát triển gắn liền với khoa học tự nhiên, đã góp phần tích cực vào sự phát triển của khoa học tự nhiên, chống lại sự thống trị của Giáo hội Vào thời kỳ này, quan điểm triết học là “khoa học của mọi khoa học” và phương pháp tư duy siêu hình vẫn giữ vai trò thống trị Ph.Bêcơn
đã xây dựng triết học và khoa học mới – xây dựng các tri thức lý luận chặt chẽ đầy tính thuyết phục về mọi lĩnh vực nghiên cứu chứ không phải là củng cố đức tin mù quáng
Sống trong thời kỳ đêm trước của cuộc cách mạng tư sản Anh, Ph.Bêcơn
đã nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của khoa học và triết học và sự
Trang 7cần thiết phải đẩy mạnh sự phát triển của chúng như một nền tảng lý luận của công cuộc phát triển kinh tế của đất nước Ông coi đó là một phương tiện cơ bản nhằm xoá bỏ những bất công xã hội, xây dựng cuộc sống phồn vinh Khác với những nhà nhân đạo cộng sản không tưởng, Ph.Bêcơn khẳng định phải cải tạo chính xã hội hiện thực đương thời trên cơ sở phát triển khoa học và triết học chứ không phải bằng cách tạo ra mô hình lý tưởng
Chịu ảnh hưởng của quan niệm trước đây coi triết học là khoa học của các khoa học, Ph.Bêcơn hiểu triết học theo hai nghĩa Triết học theo nghĩa rộng là tổng thể các tri thức lý luận của con người về Thượng đế (học thuyết về Thượng đế), về giới tự nhiên (học thuyết về giới tự nhiên) và về bản thân con người (học thuyết về con người) Theo nghĩa hẹp, triết học là
bộ phận cơ bản nhất trong tổng thể các khoa học Đó là nền tảng và cơ sở của mọi khoa học khác, đồng thời nó đã bao chứa toàn bộ các lĩnh vực khoa học tự nhiên
4 Thời hiện đại
Trong những năm đầu của thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên phát triển mạnh với nhiều phát minh quan trọng: Định luật bảo toàn biến hóa năng lượng, Thuyết tế bào, thuyết tiến hóa Những phát minh khoa học đó đã vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa những sự vật, giữa các hình thức vận động khác nhau trong tính thống nhất vật chất của thế giới, vạch ra tính biện chứng của sự vận động và phát triển Đồng thời đã làm bộc lộ rõ tính hạn chế và sự bất lực của phương pháp tư duy siêu hình và của tư tưởng biện chứng cổ đại cũng như phép biện chứng của Hêghen Từ đó đặt ra một yêu cầu trong tư duy nhân loại cần phải xây dựng một phương pháp tư duy mới thật sự khoa học Với những phát minh của mình, khoa học đã cung cấp những tri thức để Các Mác và Ph.Ăng ghen khái quát xây dựng phép biện chứng duy vật
Trang 8Sự ra đời của triết học Mác đã đoạn tuyệt với quan niệm coi “triết học là khoa học của mọi khoa học”, nhưng đồng thời cũng không cho phép chủ nghĩa thực chứng cô lập, tách triết học ra khỏi khoa học cụ thể Khi xác định đúng đối tượng của triết học là nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, triết học Mác không những không tách rời, mà trái lại, nó đòi hỏi triết học và khoa học phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Thực tiễn khoa học cũng chứng minh được rằng, những thành tựu của khoa học sẽ làm tiền đề, cơ sở cho hệ thống phạm trù, quy luật cho triết học, và hệ thống phạm trù, quy luật triết học sẽ định hướng cho sự phát triển hợp quy luật của các lĩnh vực khoa học khác nhau
Triết học theo nguyên lý của lý thuyết phức hợp rằng tư duy lý trí và tư duy không lý trí, hoạt động của tư duy khoa học và của tư duy siêu hình học vừa có sự phân biệt, vừa có sự liên kết không tách rời
Để làm rõ ý tưởng này, chúng tôi xin đề cập tới phát minh khoa học của Roger Sperry về chức năng cao cấp của não - phát minh đã đưa lại cho ông giải thưởng Nobel về sinh lý và y học Trước khi có phát minh này, nhà thần kinh học người Pháp Pierre Paul Broca đã chứng minh rằng vùng tiếng nói nằm ở bán cầu trái của não Còn nhà sinh lý học người Nga Paplov cho rằng ở nhà nghệ sĩ thì trội ở bán cầu phải - bán cầu mang tính tổng thể, còn ở nhà tư tưởng thì trội ở bán cẩu trái - bán cầu
có tính phân tích Roger Sperry đã đề xướng một lý thuyết chặt chẽ về chức năng riêng của từng bán cầu Hoạt động của bán cầu trái mang tính phân tích, trình tự duy lý Hoạt động của bán cầu phải mạng tính tổng hợp, tổng thể , trực giác Ông khẳng định rằng não chỉ đạt tới mức hoạt động cao nhất khi có sự hợp tác các chức năng giữa hai bán cầu
Như vậy, trong sinh lý học chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa phi duy lý, khoa học và siêu hình học không còn chỉ là những tư biện, những điều bày đặt của nhà triết học, mà đã có những chứng cứ mạnh mẽ Vấn đề lớn nhất đặt ra cho triết học là trong não người không phải chức năng
Trang 9này tiêu diệt chức năng kia, mà là cùng hợp tác để tạo nên con người Gắn khoa học với siêu hình học, khoa học hiện đại đã đặt con người vào trung tâm của quá trình nhận thức thực tại Con người không phải là khách thể mà là chủ thể quan sát thực tại đó Phải chăng đây là một dấu hiệu khẳng định sự đúng đắn của dự báo nổi tiếng của Mác: "Khoa học
tự nhiên sẽ bao gồm khoa học về con người, cũng như khoa học về con người sẽ bao gồm khoa học tự nhiên, và đó sẽ là một khoa học"
Triết học Mác – Lênin nghiên cứu những thuộc tính và những quy luật chung nhất của các hệ thống vật chất khác nhau của tự nhiên và xã hội, cũng như của các hệ thống nhận thức thế giới của con người Về thực chất, chính chủ nghĩa duy vật biện chứng là một lý thuyết triết học chung nhất của các hệ thống vật chất và tinh thần Nó đem lại một bức tranh nhất định về thế giới xem như vật chất đang vận động (phương diện thế giới quan) và đông thời nó cũng là phương pháp luận của nhận thức khoa học (phương diện logic – nhận thức luận)
Triết học Mác – Lênin còn cố gắng vạch ra một cái chung, ổn định và bất biến trong vô số những thuộc tính và những quy luật riêng lẻ cụ thể
và điều đó dẫn đến sự nhận thức những thuộc tính và quy luật phổ biến của tồn tại của vật chất Chẳng hạn, trong KHTN, người ta đã xác định hàng loạt những quy luật đặc trưng cho mối quan hệ qua lại của các thuộc tính và các khuynh hướng biến đổi đối lập của các khách thể vật chất: các quy luật tương tác giữa điện tích dương và điện tích âm, giữa hạt và phản hạt, giữa hút và đẩy trong kết cấu của vật thể, giữa kết hợp
và phân ly của các nguyên tử trong phân tử, các quy luật cân bằng động học trong các hệ thống, … Mỗi quy luật này đều tác động trong những phạm vi cục bộ Nhưng trong kết cấu của tất cả các quy luật ấy, có một cái gì đó thống nhất, bất biến Trên cơ sở khái quát hóa nội dung thống nhất này mà hình thành quy luật biện chứng về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, một quy luật có giá trị phổ biến
Trang 10Lênin đã từng nhiều lần nhấn mạnh rằng vấn đề cơ bản của bất kỳ triết học nào cũng là vấn đề về quan hệ giữa tồn tại và ý thức Tuy nhiên điều này không có nghĩa là chúng ta cần quy đối tượng của triết học vào vấn
đề cơ bản của nó Lênin nói rằng quan hệ của ý thức đối với vật chất là vấn đề cơ bản của triết học, nhưng điều này không có nghĩa rằng đây là vấn đề duy nhất của nó Vấn đề là ở chỗ, nếu thiếu vấn đề cơ bản của triết học thì không có và không thể có triết học khoa học, mặc dầu, như
đã nói ở trên, triết học nghiên cứu không chỉ vấn đề cơ bản ấy mà còn phải nghiên cứu những quy luật phát triển chung nhất của các hiện tượng
tự nhiên, xã hội và tinh thần, nghiên cứu những vấn đề về thế giới quan, nghiên cứu lôgic biện chứng và lôgic hình thức và mối tương quan giữa chúng, …