HỒ CHÍ MINHVIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ----oo0oo----TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG – NGŨ HÀNH VÀ ỨNG DỤNG CỦA NÓ TRONG ẨM THỰC VIỆT NAM GVHD: TS... Thuyết Âm dương – Ngũ hành là n
Trang 1TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
oo0oo TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG – NGŨ
HÀNH VÀ ỨNG DỤNG CỦA NÓ TRONG ẨM THỰC VIỆT NAM
GVHD: TS BÙI VĂN MƯA NHÓM 3 - LỚP ĐÊM 1
Trang 2TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2014LỜI MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
Đối với người Việt Nam cái ăn là cái văn hóa, nó có một ý nghĩa rất sâu sắc và có liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội Truyền thống văn hóa ẩm thực là một mảng văn hóa trong kho tàng văn hóa vật chất và tinh thần đã có từ hàng ngàn năm
Ẩm thực Việt Nam có lẽ bắt nguồn từ quan niệm vũ trụ luận nguyên sơ phương Đông Con người và vũ trụ là một khối thống nhất, không hề tách biệt xa nhau Con người là hình ảnh của trời đất thu nhỏ, hay nói khác đi là “thân nhân tiểu thiên địa” Con người sống trong môi trường tự nhiên, chịu ảnh hưởng của tự nhiên, con người chịu ảnh hưởng của tương khắc, tương sinh của âm dương Từ thái cực hóa sinh ra lưỡng nghi tức là âm
và dương, âm dương kết hợp vào nhau sinh ra ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) Ngũ hành theo dòng vận động kết hợp với nhau tạo ra tam tài: thiên, địa và nhân bao trùm lên tất cả Trong bản thân mỗi con người cũng sinh phân ra thành âm dương, ngũ hành và vận động theo qui luật tương khắc, tương sinh
Thuyết Âm dương – Ngũ hành là nguyên lý điều phối mọi mặt của cuộc sống, trong đó rõ rệt nhất là lĩnh vực ẩm thực Thuyết Âm-Dương - Ngũ hành ra đời không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác quan tâm vận dụng Có thể nói, ít có học thuyết triết học nào lại thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của tri thức và được vận dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhiên, xã hội như học thuyết này
Trong quá trình tồn tại lâu dài của mình, hầu hết mọi dân tộc đều vô thức hoặc hữu thức tích luỹ được một truyền thống văn hoá ẩm thực phù hợp với các quy luật của thuyết Âm dương – Ngũ hành Các nền văn hoá phương Đông, do hiểu biết về thuyết Âm dương – Ngũ hành nên truyền thống văn hoá ẩm thực ở đây lại càng phong phú và giá trị Vì thế,
sự tìm hiểu học thuyết Âm Dương - Ngũ hành là một việc cần thiết để lý giải những đặc trưng của triết học phương Đông nói chung và ảnh hưởng của nó đến nền văn hóa ẩm
thực Việt Nam nói riêng Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Học thuyết Âm dương – Ngũ hành và ứng dụng của nó trong ẩm thực Việt Nam” làm tiểu luận.
Trang 3II Mục đích – yêu cầu nghiên cứu
1 Mục đích:
- Tìm hiểu vấn đề triết học trong học thuyết để phục vụ cho việc nâng cao kiến thức
- Tìm hiểu mối quan hệ đối lập-thống nhất tồn tại trong học thuyết
- Sự vận dụng học thuyết trong xã hội Việt Nam và ứng dụng sâu rộng trong ẩm thực Việt Nam
2.Yêu cầu:
- Nắm trọng tâm nội dung đề tài, khai thác sâu các kiến thức liên quan
- Hiểu rõ các phạm trù liên quan đến đề tài như: Âm- Dương, Ngũ - hành,…
- Lý luận cơ sở chặt chẽ và thực tiễn chính xác
III Phương pháp nghiên cứu
- Phác thảo tổng quát nội dung đề tài
- Tìm tài liệu liên quan đến đề tài qua các kênh thông tin như thư viện,sách, Internet,…
- Lọc các tài liệu thực sự quan trọng liên quan và sắp xếp các tài liệu theo nội dung
- Chỉnh sửa nội dung
IV Kết quả nghiên cứu
- Bổ sung kiến thức triết học về học thuyết Âm Dương - Ngũ hành, qua đó cũng hiểu thêm về học thuyết, sự sâu rộng về kiến thức của học thuyết
- Cách vận dụng thực tiễn học thuyết
V Kết cấu đề tài: Đề tài được chia làm 3 phần
- Phần 1: Mở Đầu
- Phần 2: Nội dung đề tài
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về triết lí âm dương – ngũ hành
+ Chương 2: Khái quát về văn hóa ẩm thực Việt Nam
+ Chương 3: Sự ảnh hưởng của triết lý âm dương trong ẩm thực Việt Nam
- Phần 3: Kết luận
Trang 4Chương I: Cơ sở lý luận về triết lí Âm dương – Ngũ hành
I Khái quát sự ra đời của triết học Âm dương gia
Hình 1: Biểu tượng Âm – Dương nói lên bản chất và mối quan hệ giữa Âm - Dương
Triết học âm dương gia không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác quan tâm vận dụng Có thể nói, ít
có học thuyết triết học nào lại thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của tri thức và được vận dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhiên, xã hội như học thuyết này Triết học âm dương gia bao gồm hai hệ tư tưởng lớn là: âm dương và ngũ hành
1 Tư tưởng âm dương
1.1 Nguồn gốc hình thành tư tưởng âm dương
Theo nghiên cứu, học thuyết âm dương xuất hiện đầu tiên trong "Kinh Dịch" Tương truyền, Phục Hy (2852 trước CN) nhìn thấy bức đồ bình trên lưng con long mã trên sông Hoàng Hà mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch thành nét Đầu tiên vạch một nét liền (-) tức "vạch lề" để làm phù hiệu cho khí dương và một nét đứt ( )
là vạch chẵn để làm phù hiệu cho khí âm
Lý luận về âm dương được viết thành văn lần đầu tiên xuất hiện trong sách "Quốc ngữ" Tài liệu này mô tả âm dương đại biểu cho hai dạng vật chất tồn tại phổ biến trong vũ trụ, một dạng có dương tính, tích cực, nhiệt liệt, cứng cỏi và một dạng có âm tính, tiêu cực, lạnh nhạt, nhu nhược
Sau này, các nghiên cứu khoa học liên ngành của Việt Nam và Trung Quốc đã kết luận rằng "khái niệm âm dương có nguồn gốc phương Nam" ("Phương Nam" ở đây bao gồm
Trang 5vùng nam Trung Hoa, từ sông Dương Tử trở xuống và vùng Việt Nam) Trong quá trình nam tiến, người Hán đã tiếp thu triết lý âm dương của các cư dân phương nam, rồi phát triển, hệ thống hóa triết lý đó bằng khả năng phân tích của người du mục làm cho triết
lý âm dương đạt đến hoàn thiện và mang ảnh hưởng của nó tác động trở lại cư dân phương nam
1.2 Nội dung tư tưởng âm dương
Nội dung cơ bản của lí luận âm dương chủ yếu thể hiện trong nguyên lí âm dương:
- Âm là phạm trù đối lập với dương bao gồm các yếu tố như: mẹ, số chẵn, hình vuông, tĩnh, chậm, hướng nội, ổn định, mùa đông, phương bắc, lạnh…
- Dương là phạm trù đối lập với âm bao gồm các yếu tố như: cha, số lẻ, hình tròn, động, hướng ngoại, phát triển, mùa hạ, phương nam, nóng…
Triết lý âm dương gồm hai quy luật cơ bản:
- Quy luật về thành tố (tính phân chia vô cùng): Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương và trong dương có âm, không ngừng phân chia một thành hai, cho đến vô cùng Trong cái nắng tiềm ẩn cái mưa, trong cái mưa tiềm ẩn cái nắng, trong lòng đất âm chứa cái dương nóng Quy luật này cho thấy rằng một vật âm hay dương chỉ là tương đối trong sự so sánh với một vật khác
- Quy luật về quan hệ (tính tương hỗ chuyển hóa): Âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và chuyển hóa cho nhau: âm thịnh thì dương suy, dương thịnh thì âm suy Nếu chỉ một mình dương hay một mình âm thì không thể sinh thành, biến hóa được Nếu một mặt mất đi thì mặt kia cũng mất theo, "dương cô thì âm tuyệt", âm dương phải lấy nhau
để làm tiền đề tồn tại cho mình Âm dương bao giờ cũng nương tựa vào nhau Chẳng hạn: ngày và đêm, mưa và nắng, nóng và lạnh… luôn đổi chỗ cho nhau Ở xứ nóng (dương) phát triển nghề trồng trọt, ở xứ lạnh (âm) phát triển nghề chăn nuôi, cây từ đất (âm) mọc lên lá xanh chuyển sang vàng rồi hóa đỏ (dương) sau đó lại quay về với mặt đất thành đen
Trang 6Bên cạnh quy luật âm dương đối lập, thống nhất còn có quy luật tiêu trưởng và thăng bằng của âm dương nhằm nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương để duy trì tình trạng thăng bằng tương đối của sự vật Nếu mặt này phát triển thái quá sẽ làm cho mặt khác suy kém và ngược lại Từ đó làm cho hai mặt âm dương của sự vật biến động không ngừng Sự thắng phục, tiêu trưởng của âm dương theo quy luật "vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản" Sự vận động của hai mặt âm dương đến mức độ nào đó sẽ chuyển hóa sang nhau gọi là "dương cực sinh âm, âm cực sinh dương"
Sự tác động lẫn nhau giữa âm đương luôn nảy sinh hiện tượng bên này kém, bên kia hơn, bên này tiến, bên kia lùi Đó chính là quá trình vận động, biến hóa và phát triển của
sự vật, đồng thời cũng là quá trình đấu tranh tiêu trưởng của âm dương
Những quy luật cơ bản của âm dương nói lên sự mâu thuẫn, thống nhất, vận động
và phát triển của một dạng vật chất, âm dương tương tác với nhau gây nên mọi sự biến hóa của vũ trụ Cốt lõi của sự tương tác đó là sự giao cảm âm dương Điều kiện của
sự giao cảm đó là sự vật phải trung và "hòa" với nhau Âm dương giao hòa cảm ứng
là vĩnh viễn, âm dương là hai mặt đối lập trong mọi sự vật, hiện tượng Vì vậy, quy luật âm dương cũng là quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển không ngừng của mọi sự vật khách quan
2 Tư tưởng về Ngũ Hành
Nếu như sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới những nhận thức
sơ khai trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình thành thuyết âm dương, thì ý tưởng tìm hiểu bản thể thế giới, bản thể các hiện tượng trong vũ trụ đã giúp cho họ hình thành thuyết ngũ hành Thuyết ngũ hành có thể hiểu đó là thuyết biểu thị quy luật vận động của thế giới của vũ trụ, nó cụ thể hóa và bổ sung cho thuyết âm dương thêm hoàn bị
2.1 Nguồn gốc hình thành tư tưởng Ngũ hành:
Trang 7Cũng như Âm dương, chưa có một tài liệu nào ghi chép rõ nguồn gốc hình thành ra đời của “Ngũ hành” Qua nghiên cứu, con người chỉ ghi nhận lại thuyết “Ngũ hành” được nhắc đến ở đâu và nội dung như thế nào
Đầu tiên, học thuyết này được đề cập đầu tiên trong tác phẩm “Kinh thư” ở chương
“Hồng phạm” Trong tác phẩm đề cập, ngũ hành về mặt tự nhiên gồm năm loại vật chất
cụ thể (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), về mặt thiên thời có ngữ “ kỷ” (một là năm, hai là tháng, ba là ngày, bốn là các vì sao, năm là lịch số)
Sau đó, thuyết “Ngũ hành” được làm rõ hơn trong sách “Thập nhị xuân thu”, tác phẩm làm rõ nét hơn về mối quan hệ của ngũ hành với giới tự nhiên
Trong "Kinh Dịch", khi nói về ngũ hành, các nhà toán học và dịch học đã lý giải nó trên hai hình Hà đồ và Lạc thư Theo "Kinh Dịch” thì trời lấy số 1 mà sinh thành thủ, đất lấy
số 6 mà làm cho thành, đất lấy số 2 mà sinh hành hỏa, trời lấy số 7 mà làm cho thành, trời lấy số 3 mà sinh hành mộc, đất lấy số 8 mà làm cho thành, đất lấy số 4 mà sinh hành kim, trời lấy số 9 mà làm cho thành
Quan điểm ngũ hành và sự ứng dụng của nó đối với đời sống con người được bàn nhiều nhất trong tác phẩm "Hoàng đế Nội kinh"
2.2 Nội dung chính của thuyết ngũ hành
2.2.1 Sơ lược về Ngũ hành:
Ngũ hành được xây dựng dựa trên mô hình 5 yếu tố về cấu trúc vũ trụ Các hành được sắp xếp theo thứ tự: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ Trong đó:
Mộc: gỗ, có tính chất động, khởi đầu (sinh), mùa xuân, phương đông, màu xanh, vị chua…
Hỏa: lửa, có tính chất nhiệt, phát triển (trưởng), mùa hạ, phương nam, màu đỏ, vị đắng… Thổ: đất, có tính chất nuôi dưỡng, sinh sản (hóa), giữa hạ và thu, trung ương, màu vàng,
vị ngọt…
Kim: kim khí, có tính chất thu lại (thu), mùa thu, phương tây, màu trắng, vị cay…
Trang 8Thủy: nước, có tính chất tàng chứa (tàng), mùa đông, phương bắc, mà đen, vị mặn …
2.2.2 Nội dung thuyết Ngũ hành:
Quy luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau, xúc tiến, nương tựa lẫn nhau
để sinh trưởng, giúp cho nhau lớn hoặc sinh ra nhau Giữa các hành trong ngũ hành đều
có quan hệ nuôi dưỡng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát sinh và phát triển Đó gọi là ngũ hành tương sinh Người ta quy ước thứ tự của Ngũ hành Tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc Sự tương sinh này cứ lặp đi lặp lại không ngừng Trong quan hệ Tương sinh, mỗi Hành đều có mối quan
hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh)
Quy luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau, làm thiệt hại nhau, nhưng phải biểu hiện cái ý quân bình và giữ gìn lẫn nhau giữa các Hành Quan hệ Tương khắc được thể hiện như sau: thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ
Tương sinh và Tương khắc không tách rời nhau, nhờ đó vạn vật mới giữ được thăng bằng trong mối quan hệ với nhau Quy luật tương sinh tương khắc là chỉ vào quan hệ của ngũ hành dưới trạng thái bình thường Còn nếu giữa ngũ hành với nhau mà sinh ra thiên thịnh hoặc thiên suy, không thể giữ gìn được thăng bằng, cân đối mà xảy ra trạng thái trái thường thì gọi là "tương thừa", "tương vũ"
3 Mối quan hệ giữa hai học thuyết Âm Dương và Ngũ hành
Hai học thuyết này luôn luôn phối hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau, không thể tách rời Âm dương là quy luật chung của vũ trụ, là kỉ cương của vạn vật, là khởi đầu của sự sinh trưởng, biến hóa Nhưng nó sẽ gặp khó khăn khi lý giải sự biến hóa, phức tạp của vật chất Khi đó nó phải dùng thuyết ngũ hành để giải thích Vì vậy có kết hợp học thuyết âm dương với học thuyết ngũ hành mới có thể giải thích mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội một cách hợp lý
Trang 9Chương II:Khái quát về văn hóa ẩm thực Việt Nam
1 Khái quát chung về văn hóa ẩm thực:
Ẩm thực không chỉ là sự tiếp cận về góc độ văn hóa vật chất mà còn chứa đựng trong
đó văn hóa tinh thần
Theo nghĩa rộng, “Văn hóa ẩm thực “ là một phần văn hóa nằm trong tổng thể, phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tình cảm,… khắc họa một số nét cơ bản , đặc sắc của một gia đình cộng đồng, làng xóm , vùng miền , quốc gia, … Trên bình diện văn hóa tinh thần, văn hóa ẩm thực là cách ứng xử, giao tiếp và nghệ thuật chế biến thức ăn , ý nghĩa ,biểu tượng tâm linh trong món ăn đó
Theo nghĩa hẹp, “Văn hóa ẩm thực “ là những tập quán và khẩu vị của con người , những ứng xử của con người trong ăn uống , những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống, những phương thức chế biến bày biện trong ăn uống và cách thưởng thức món ăn … Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống Nhất là đối với người Việt Nam, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người,
trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống
* Đặc điểm chung
Việt Nam là nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng,vùng nhiệt đới gió mùa Lãnh thổ Việt Nam chia ra làm ba miền rõ rệt là Bắc Trung Nam, chính vì thế đã tạo ra các đặc điểm ẩm thực riêng đối với từng vùng miền Mỗi miền có mỗi nét, khẩu vị đặc trưng Điều này góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú và đa dạng
Ẩm thực Việt Nam còn đặc trưng với sự phối hợp nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam rất đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều loại rau thơm, gia vị thực vật, gia vị lên men…Các gia vị đặc trưng được sử dụng hài hòa theo nguyên lý “âm dương phối triển” Ví dụ như món ăn lạnh bụng phải có gia vị cay nóng đi kèm, các món ăn kỵ nhau không thể kết hợp trong một món hay không được ăn cùng lúc vì không ngon hoặc có thể gây hại cho sức khỏe cũng được nhân gian đúc kết và truyền qua nhiều thế hệ
Trang 10Ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặc mục tiêu hàng đầu là ăn
bổ Chính vì thế, ẩm thực Việt Nam không trình bày cầu kỳ như ẩm thực Nhật Bản, hầm nhừ ninh kỹ như món ăn Trung Hoa mà thiên về phối trộng gia vị tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn…với đặc tính là thưởng thức món ăn chủ yếu để ngon miệng
1.2 Bản sắc văn hóa ẩm thực Việt Nam
1.2.1 Quan niệm của người Việt Nam về ẩm thực
Tính thực tiễn
Dân tộc Việt Nam thường xuyên trải qua cuộc sống khó khăn, gian khổ, đời sống vật chất còn thấp, vì vậy ăn uống giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với người dân Việt Nam Việc “ăn lấy no” được mọi người quan tâm hàng đầu Tuy nhiên nguyên tắc” ăn để mà sống, chứ không phải sống mà để ăn”, ăn uống cốt để đáp ứng nhu cầu tồn tại của con người, tồn tại để làm việc có ích
Tính lý tưởng
Quan niệm của người việt về ăn uống còn là sự thể hiện văn hóa đối xử: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” hay “ăn một miếng, tiếng để đời” Và vì “ có khó mới có miếng ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho” nên “của biếu là của lo, của cho là của nợ” Tùy theo môi trường, hoàn cảnh mà cái ăn làm tôn vinh hay coi nhẹ giá trị của người ăn Qua cách ứng xử người ăn thể hiện giá trị con người
Tính cộng đồng
Tuy nhiên, ngoài bữa ăn ngày thường, chúng ta phải kể đến bữa ăn trong những ngày lễ Như vậy, chúng ta mới thấy được đầy đủ, xác thực và sinh động nhất truyền thống văn hóa ăn uống của con người Việt Nam Đặc biệt, những bữa ăn ngày lễ không chỉ cho ta thấy sự phong phú đa dạng của các món ăn mà còn cho chúng ta thấy một mặt không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt, đó là mặt tinh thần Tại đây, chúng ta mới có thể hiểu một cách sâu sắc hơn mối quan hệ giữa tình làng nghĩa xóm, mới thấm thía hơn câu nói “thương người như thể thương thân”, và mới hiểu vì sao mà “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”…
Tính tổng hợp trong nghệ thuật ẩm thực Việt Nam