Tiểu Luận Triết Học THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT ĐỐI VỚI NỀN Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG

41 2.2K 14
Tiểu Luận Triết Học THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT  ĐỐI VỚI NỀN Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu Luận Triết Học THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT ĐỐI VỚI NỀN Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG

Âm dương Ngũ hành trong Y học BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  ĐỀ TÀI SỐ 5: SVTH: TRẦN MINH SANG SỐ THỨ TỰ: 91 NHÓM: 6 LỚP: CAO HỌC ĐÊM 1 - K20 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Page 1 TP.HCM 05-2011 Âm dương Ngũ hành trong Y học PHẦN MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4 1.1. Thế nào là "Âm dương": 5 1.1. Thế nào là "Âm dương": 5 1.2. Thuyết Âm – Dương: 5 1.2. Thuyết Âm – Dương: 5 1.3. Thế nào là Ngũ hành: 5 1.3. Thế nào là Ngũ hành: 5 1.4. Thuyết Ngũ hành: 6 1.4. Thuyết Ngũ hành: 6 1.5. Mối quan hệ giữa Âm dương và Ngũ hành: 7 1.5. Mối quan hệ giữa Âm dương và Ngũ hành: 7 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH ĐỐI VỚI LĨNH VỰC Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG 9 2.1. Nguồn gốc Y học Phương Đông: 9 2.1. Nguồn gốc Y học Phương Đông: 9 2.2. Sự vận dụng thuyết Âm dương – Ngũ hành vào lĩnh vực y học của người Phương Đông: 9 2.2. Sự vận dụng thuyết Âm dương – Ngũ hành vào lĩnh vực y học của người Phương Đông: 9 2.2.1.Âm dương Ngũ hành và Cơ thể: 9 2.2.1. Âm dương Ngũ hành và Cơ thể: 9 2.2.2.Âm dương Ngũ hành và Sinh lý(3): 11 2.2.2. Âm dương Ngũ hành và Sinh lý(3): 11 2.2.3.Âm dương Ngũ hành và Bệnh lý: 13 2.2.3. Âm dương Ngũ hành và Bệnh lý: 13 2.2.4.Âm dương Ngũ hành và Chẩn bệnh: 15 2.2.4. Âm dương Ngũ hành và Chẩn bệnh: 15 2.2.5.Âm dương Ngũ hành và Dược liệu: 17 2.2.5. Âm dương Ngũ hành và Dược liệu: 17 2.2.6.Âm dương Ngũ hành và Châm Cứu: 18 2.2.6. Âm dương Ngũ hành và Châm Cứu: 18 Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Page 2 Âm dương Ngũ hành trong Y học 2.2.7.Âm dương Ngũ hành và Điều trị: 20 2.2.7. Âm dương Ngũ hành và Điều trị: 20 2.2.8.Âm dương Ngũ hành và Phòng Bệnh: 21 2.2.8. Âm dương Ngũ hành và Phòng Bệnh: 21 2.2.9.Điều hòa Âm dương Ngũ hành: 22 2.2.9. Điều hòa Âm dương Ngũ hành: 22 CHƯƠNG 3: ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH VÀ BIỆN CHỨNG TRONG Y HỌC 24 3.1. Những biểu hiện của Kim khí 24 Phương Tây, mùa Thu, buổi chiều tối là biểu hiện của thiếu âm(theo đồ Thái cực), Kim khí là nguồn năng lượng xuất phát từ thiếu âm 24 3.1.1. Về cơ thể 24 3.1.2. Về chức năng 25 3.2. Biện chứng trong ngoại khoa Đông y 25 KẾT LUẬN 27 PHỤ LỤC 2: CHỨNG ÂM HỎA THƯƠNG 29 PHỤ LỤC 3: CÁCH SỬ DỤNG THUỐC THEO HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 30 PHỤ LỤC 4: BỆNH VỀ PHẾ 33 PHỤ LỤC 5: BIỂU ĐỔ TỒNG KẾT ÂM DƯƠNG 33 PHỤ LỤC 6: BIỂU ĐỔ TỒNG KẾT NGŨ HÀNH TRONG Y HỌC 34 PHỤ LỤC 7: HÌNH VẼ & BIỂU TƯỢNG 35 PHỤ LỤC 8: TRÍCH DẪN 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Page 3 Âm dương Ngũ hành trong Y học PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn Đề tài: Kể từ sau khi xuất hiện tác phẩm “Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn” và với ảnh hưởng mạnh mẽ của tác phẩm này, thuyết Âm dương - Ngũ hành ngày càng được các nhà tư tưởng phát triển và vận dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực Y học ở Trung Quốc và một số nước phương Đông khác. Y học cổ truyền phương Đông đã dựa trên cơ sở lý luận thuyết Âm dương - Ngũ hành để phòng trị bệnh và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Chính vì thế, việc tìm hiểu học thuyết Âm dương - Ngũ hành là một việc cần thiết để lý giải những đặc trưng của triết học cũng như nền Y học Phương Đông. 2. Mục tiêu của Đề tài: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: trên cơ sở làm sáng tỏ thuyết Âm dương Ngũ hành của triết học Phương Đông và ảnh hưởng của nó đối với nền y học, đề tài còn đi sâu nghiên cứu các ứng dụng thực tế của nó trong việc điều trị và chẩn bệnh hiện nay. 3. Phạm vi nghiên cứu: Thuyết Âm dương – Ngũ hành và sự ảnh hưởng của nó đến nền y học Phương Đông. 4. Phương Pháp Nghiên Cứu: 4.1. Cơ sở phương pháp luận: Đề tài được triển khai dựa trên nội dung của thuyết Âm dương - Ngũ hành và giá trị của nền y học Phương Đông. 4.2. Các phương pháp cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu và trình bày đề tài, các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng như: Phương pháp lịch sử, Phương pháp phân tích tổng hợp,… 5. Kết cấu của đề tài: Gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Ảnh hưởng của Âm dương Ngũ hành đối với Y học Chương 3: Âm dương Ngũ hành và biện chứng trong Y học Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Page 4 Âm dương Ngũ hành trong Y học 1.1. Thế nào là "Âm dương": Âm và Dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm và Dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong Dương có mầm mống của Âm và ngược lại. (Hình 1- Trang) 1.2. Thuyết Âm – Dương: Từ thực tế cuộc sống, người Trung Quốc cổ đại cho rằng, bản thân vũ trụ, cũng như vạn vật trong nó, được tạo thành nhờ vào sự tác động lẫn nhau của hai lực lượng đối lập nhau là Âm và Dương. Và mọi tai họa trong vũ trụ sở dĩ xảy ra cũng là do sự không điều hòa được hai lực lượng ấy. Âm là phạm trù đối lập với Dương, phản ánh những yếu tố (sự vật, hiện tượng, tính chất, quan hệ …) và khuynh hướng như: giống cái, đất, mẹ, vợ, nhu, thuận, tối, ẩm, phía dưới, bên phải, số chẵn, tĩnh, tiêu cực,… Dương là phạm trù đối lập với Âm, phản ánh những yếu tố (sự vật, hiện tượng, tính chất, quan hệ, …) và khuynh hướng như: giống đực, trời, cha, chồng, cương, cường, sáng, khô, phía trên, bên trái, số lẻ, động, tích cực,… Âm và Dương không chỉ phản ánh hai loại lực lượng mà còn phản ánh hai loại khuynh hướng đối lập, không tách rời nhau, ôm lấy nhau, xoắn vào nhau; vì vậy, trong Âm có Dương, và trong Dương có Âm. Đó cũng chính là sự thống nhất giữa cái động và cái tĩnh, trong động có tĩnh và trong tĩnh có động và chúng chỉ khác ở chỗ, bản tính của Dương là hiếu động, còn bản tính của Âm là hiếu tĩnh. Do thống nhất, giao cảm với nhau mà Âm và Dương có động, mà động thì sinh ra biến; biến tới cùng thì hóa để được thông; có thông thì mới tồn vĩnh cửu được. Như vậy, sự thống nhất và tác động của hai lực lượng, khuynh hướng đối lập Âm và Dương tạo ra sự sinh thành biến hóa của vận vật; nhưng vạn vật khi biến tới cùng thì quay trở lại cái ban đầu. Âm và Dương tác động chuyển hóa lẫn nhau; Dương cực thì Âm sinh, Dương tiến thì Âm lùi, Dương thịnh thì Âm suy…; và ngược lại. 1.3. Thế nào là Ngũ hành: Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Page 5 Âm dương Ngũ hành trong Y học Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất cụ thể được tạo nên trong thế giới này đều do năm yếu tố ban đầu là “nước, lửa, đất, cây cỏ và kim loại” tức Ngũ hành “thủy, hỏa, thổ, mộc, kim”. (Hình 2- Trang) Ngũ hành sinh: thuộc lẽ thiên nhiên, nhờ nước cây xanh mọc lớn lên (thủy sinh mộc), cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (mộc sinh hỏa, tro tàn tích lại đất vàng thêm (hỏa sinh thổ), lòng đất tạo nên kim loại trắng (thổ sinh kim), kim loại vào lò chảy nước đen (kim sinh thủy). Ngũ hành tương khắc: lẽ xưa nay rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày (mộc khắc thổ), đất đắp đê cao ngăn nước lũ (thổ khắc thủy), nước dội nhiều nhanh dập lửa ngay (thủy khắc hỏa), lửa lò nung chảy đồng sắt thép (hỏa khắc kim), thép cứng rèn dao chặt cỏ cây (kim khắc mộc). 1.4. Thuyết Ngũ hành: Học thuyết Ngũ hành chủ yếu nói về mối quan hệ phức tạp thể hiện ở quy luật sinh - khắc - chế - hoá và bổ xung cho thuyết Âm Dương hoàn bị hơn. Tinh thần cơ bản của thuyết Ngũ hành bao gồm hai phương diện giúp đỡ nhau gọi là tương sinh và chống lại nhau gọi là tương khắc. Trên cơ sở sinh và khắc lại kết hợp với hiện tượng chế hoá, tương thừa, tương vũ nhằm biểu thị mọi sự biến hoá phức tạp của sự vật. Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để sinh trưởng, đem Ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Mộc sinh Hoả = Can sinh Tâm Hoả sinh Thổ = Tâm sinh Tỳ Thổ sinh Kim = Tỳ sinh Phế Kim sinh Thuỷ = Phế sinh Thận Thuỷ sinh Mộc = Thận sinh Can. Trong luật tương sinh của Ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ về hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, tức là quan hệ mẫu tử. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Page 6 Âm dương Ngũ hành trong Y học Trong quan hệ tương sinh lại có quan hệ tương khắc để biều hiện cái ý thăng bằng, giữ gìn lẫn nhau. Luật tương khắc: Mộc khắc Thổ = Can khắc Tỳ Thổ khắc Thuỷ = Tỳ khắc Thận Thuỷ khắc Hoả = Thận khắc Tâm Hoả khắc Kim = Tâm khắc Phế Kim khắc Mộc = Phế khắc Can Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau, trong tình trạng bình thường sự tương khắc có tác dụng duy trì sự thăng bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hoá trở lại khác thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai quan hệ: giữa cái thắng nó và cái nó thắng. Hiện tượng tương khắc không tồn tại đơn độc; trong tương khắc đã có ngụ ý tương sinh, do đó vạn vật tồn tại và phát triển. Luật chế hóa: Chế hoá là chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau. Trong chế hoá bao gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc. Hai hiện tượng này gắn liền với nhau nhằm biểu thị sự cân bằng trong vạn vật; nhưng nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá hoặc không đủ thì sẽ xảy ra sự biến hoá khác thường. Quy luật chế hoá Ngũ hành là: − Mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc. − Hỏa khắc kim, kim sinh thủy, thủy khắc hỏa. − Thổ khắc thủy, thủy sinh mộc, mộc khắc thổ. − Kim khắc mộc, mộc sinh hỏa, hỏa khắc kim. − Thủy khắc hỏa, hỏa sinh thổ, thổ khắc thủy. 1.5. Mối quan hệ giữa Âm dương và Ngũ hành: Thời Chiến quốc, Trâu Diễn đã kết hợp hai học thuyết này để giải thích các sự vật, sự việc, qua đó giúp lĩnh vực khoa học tự nhiên được phát triển. Cuối thời Chiến Quốc, đầu thời Tần Hán có hai xu hướng khác nhau bàn về sự kết hợp giữa thuyết Âm dương và thuyết Ngũ hành. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Page 7 Âm dương Ngũ hành trong Y học − Hướng thứ nhất: Đổng Trọng Thư kết hợp Âm dương, Ngũ hành giữa con người và tự nhiên có một mối quan hệ thần bí. − Hướng thứ hai: Tác phẩm "Hoàng Đế Nội kinh" đã sử dụng triết học Âm dương Ngũ hành làm hệ thống lý luận của y học. Từ đó, các nhà y học phương Đông đã vận dụng hai học thuyết này như một lý luận cơ bản cho nền y học phương Đông. Các nhà y học phương Đông cho rằng: “Cơ thể con người có rất nhiều bộ phận (tạng phủ kinh lạc ), mỗi bộ phận đều có Dương và Âm lại được phân loại vào Ngũ hành, cho nên chỉ dùng riêng một học thuyết để giải thích và phân tích vấn đề của con người có lúc sẽ không được toàn diện. Chỉ khi nào kết hợp cả hai học thuyết thì mới có thể thu được kết quả đầy đủ. Như Ngũ tạng, Lục phủ thì tạng là âm, phủ là dương, muốn giải thích sự phát triển của tạng (phủ) thì dùng học thuyết Âm dương để thuyết minh. Nếu nói về quan hệ sinh lý bệnh lý giữa tạng phủ thì dùng học thuyết Ngũ hành để thuyết minh vì giữa ngũ tạng có quan hệ tương sinh tương khắc, hợp lại là quy luật chế hoá, tương thừa tương vũ”. (1) Vì thế, Y học phương Đông cũng như các lĩnh vực khác đều phải theo Âm dương để phân rõ Ngũ hành và theo Ngũ hành để phân biệt Âm dương. Họ đã vận dụng kết hợp cả Âm dương, Ngũ hành khi bàn đến thực tế lâm sàng mới có thể phân tích sâu sắc kỹ càng hơn về những vấn đề trong Y học và các lĩnh vực khác. Có thể thấy trên cơ bản Âm dương hợp với Ngũ hành thành một khâu hoàn chỉnh, giữa Âm dương với Ngũ hành có mối quan hệ không thể tách rời. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Page 8 Âm dương Ngũ hành trong Y học Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH ĐỐI VỚI LĨNH VỰC Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG 2.1. Nguồn gốc Y học Phương Đông: Đông y bắt nguồn từ lưu vực sông Hoàng Hà Trung Quốc đã dựng thành hệ thống học thuật về nhận thức lý luận trong nền y học phương Đông: Âm dương, Ngũ hành. Âm dương, Ngũ hành cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh, việc chữa bệnh nhằm lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố đó. Các nhà y học phương Đông dựa vào hai học thuyết Âm dương và Ngũ hành đã dưa ra 3 học thuyết sau: − Học thuyết vận khí lại được gọi là ngũ vận (mộc vận, hỏa vận, thổ vận, kim vận, và thủy vận) lục khí (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa), là học thuyết nghiên cứu và tìm hiểu ảnh hưởng của biến đổi về thiên văn, khí tượng, khí hậu của giới tự nhiên đối với sức khoẻ và bệnh tật của cơ thể. Học thuyết này là lịch pháp thiên văn tính ra biến đổi khí hậu trong năm và quy luật xảy ra bệnh tật. − Học thuyết tượng tạng, chủ yếu nghiên cứu về công năng sinh lý và biến đổi bệnh lý của ngũ tạng (tâm, can, tì, phế, thận), lục phủ (ruột non, ruột già, dạ dày, bàng quang, túi mật, tam tiêu) và (não, tủy, xương, mạch, mật, nữ tử bao). − Học thuyết kinh lạc có liên quan chặt chẽ với học thuyết tượng tạng. Kinh lạc là đường qua lại vận hành khí huyết trong cơ thể, có tác dụng nối liền bên trong và bên ngoài, che phủ toàn thân. Dưới tình hình bệnh lý, công năng hệ thống kinh lạc xảy ra biển đổi, sẽ xuất hiện triệu chứng bệnh và đặc chưng cơ thể tương ứng, thông qua những biểu hiện này, có thể chẩn đoán bệnh tật tạng phủ trong cơ thể. 2.2. Sự vận dụng thuyết Âm dương – Ngũ hành vào lĩnh vực y học của người Phương Đông: 2.2.1. Âm dương Ngũ hành và Cơ thể: 2.2.1.1. Âm dương và cơ thể: a. Trên là Âm, dưới là Dương: Theo cách phân chia này thì đầu là “Âm” và chân là “Dương”. Theo các nhà nghiên cứu: Ở tư thế nằm, đầu thấp, chân cao sẽ dễ nhớ và tiếp thu nhanh hơn, họ cho rằng vì máu dồn về não giúp não làm việc tốt hơn. Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Page 9 Âm dương Ngũ hành trong Y học Người khỏe mạnh, trên mát (âm), dưới ấm (dương), tức Thủy giao xuống dưới, Hỏa giao lên trên, gọi là Thủy hỏa ký tế. Ngược lại, khi bị bệnh thì trên nóng (dương) dưới lạnh (âm), tức là Thủy hỏa không tương giao với nhau gọi là Thủy hỏa vị tế. b. Bên trái là Dương, Bên phải là Âm: Một cách tự nhiên, hầu như bao giờ chân trái cũng khởi động trước. Theo các nhà nghiên cứu, khi chuyển động trái đất tạo nên 1 dòng điện gọi là địa từ lực lôi cuốn mọi vật - địa từ lực này mang đặc tính âm. Theo nguyên tắc vật lý, 2 vật cùng cực đẩy nhau, khác cực hút nhau. Lực của trái đất là Âm, do đó sẽ hút lực Dương, vì thế có thể coi như chân trái mang đặc tính Dương. Điều này rất có giá trị trong việc điều trị bằng châm cứu khi phải chọn huyệt để châm. c. Trong (Bụng, Ngực) là Âm, Ngoài (Lưng) là Dương: “Thiên Ngũ Tạng Sinh Thành Luận” ghi: "Phù ngôn chi Âm dương, Nội vi Âm, ngoại vi Dương, Phúc vi Âm, Bối vi Dương" (Nói về Âm dương, trong thuộc Âm, ngoài thuộc Dương, bụng thuộc Âm, lưng thuộc Dương). Ngay từ trong bào thai, sự sắp xếp theo thứ tự trên cũng khá rõ: Bào thai nam, Dương khí tụ ở lưng nên thường quay lưng ra, do đó bụng người mẹ thường có dạng tròn và cứng. Trái lại, bào thai nữ, Âm khí tụ ở ngực nên thường quay mặt ra ngoài, do đó bụng người mẹ thường có dạng hình bầu dục (gáo nước) và mềm. d. Âm dương và Tạng Phủ (2) : “Thiên Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận" ghi: "Lục phủ giai vi dương, Ngũ tạng giai vi âm" (Lục phủ thuộc dương, Ngũ tạng thuộc âm). Như thế Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận thuộc Âm, còn Tiểu Trường, Đởm, Vị, Đại Trường, Bàng quang, Tam Tiêu thuộc Dương. Tâm Bào, được coi như 1 tạng mới, nên thuộc âm. Có thể tạm hiểu như sau: theo "Kinh Dịch", mỗi vật thể, hiện tượng đều do 2 yếu tố: THỂ (hình thể) và DỤNG (công dụng, chức năng) tạo nên. Xét một vật nào đó, có thể có hình dạng (thể) là Âm nhưng lại có công dụng là Dương hoặc ngược lại, “Thể” là Dương nhưng “Dụng” là Âm. 2.2.1.2. Ngũ hành và Tạng phủ: Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Page 10 [...]... chế” do Ngũ hành "thái quá” hay "bất cập" Tóm lại học thuyết Ngũ hành, cùng học thuyết Âm Dương là nền tảng của y học cổ truyền, chỉ đạo xuyên suốt từ quá trình tư duy đến hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh .Y học cổ truyền cần học tập và ứng dụng vào việc khám, chữa bệnh của bản thân Qua tiểu luận n y đã giúp em có thêm kiến thức về Âm dương - Ngũ hành và nhiều nhất là áp dụng Âm dương - Ngũ hành trong... thuyết triết học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đặt cơ sở cho việc x y dựng lý luận và thực hành lâm sàng đối với y học cổ truyền phương Đông Thuyết n y đã được đề cập trong hầu hết các tác tác phẩm y học Điều đó cho th y, vai trò của thuyết Âm dương - Ngũ hành đối với việc nhận thức và triển khai hệ thống lý luận y học như thế nào Hai Thuong Lan Ông có nói: "Học Kinh Dịch đã rồi mới nói tới chuyện... và dương khí ở cực tiểu 2.2.2.2 Ngũ hành và Sinh lý: a Quan niệm cổ truyền: Ứng dụng Ngũ hành vào mặt sinh lý con người là đem ngũ tạng sánh với Ngũ hành, dựa vào đặc tính sinh lý của ngũ tạng để tìm ra sự liên hệ với Ngũ hành Can và Hành mộc: tính của c y gỗ thì cứng cỏi giống như chức năng của Can là 1 vị tướng, vì thế dùng hành Mộc ví với can Tâm và Hành hỏa: Lửa ch y thì bốc lên, giống như Tâm... xương và răng − Màu vàng dán vào bánh mì và các loại ngũ cốc chỉ rõ rằng những loại n y là thức ăn cung cấp năng lượng − Màu xanh lục dán vào rau quả là bổ mắt − Màu đỏ dán vào cá và thịt chỉ rõ những loại n y bổ máu và cơ 2.2.6 Âm dương Ngũ hành và Châm Cứu: 2.2.6.1 Âm dương và Châm Cứu: a Âm dương và Kinh Lạc: − Theo nguyên tắc thăng giáng: Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Page 18 Âm dương Ngũ hành trong Y học. .. thể th y điều hoà Âm dương là nguyên tắc chung của việc chữa bệnh, theo tinh thần bệnh dương chữa âm, bệnh âm chữa dương Đó là phép chữa thẳng vào mặt âm, mặt dương để khôi phục lại thăng bằng Âm dương cho bệnh nhân 2.2.4.2 Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Ngũ hành và Chẩn bệnh: Page 15 Âm dương Ngũ hành trong Y học Căn cứ vào các triệu chứng xuất hiện qua Ngũ hành như: Ngũ sắc, Ngũ vị, Ngũ quan, Ngũ chí để tìm... nguy nan” Ở Việt Nam Thuyết âm dương - Ngũ hành đã được các nhà tư tưởng Việt Nam tích cực tiếp nhận và vận dụng hết sức sáng tạo trong thực tiễn Một trong những tấm gương tiêu biểu của sự vận dụng sáng tạo thuyết Âm dương - Ngũ hành vào việc phát triển nền y học nước ta là đại danh y, nhà lý luận y học Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, với tác phẩm y học đồ sộ Hải Thượng Y tông tâm lĩnh Lãn ông khẳng... quan niệm cổ điển, mỗi hành chỉ ảnh hưởng đến một ngũ tạng Thí dụ: Can Mộc, Tâm Hỏa, Tỳ Thổ, Phế Kim và Thận Th y Theo quan niệm hiện đại, mỗi hành đều ảnh hưởng và chi phối đến ngũ tạng Ngoài ra, mỗi hành đều có 2 mặt mâu thuẫn và thống nhất là Âm dương, do đó ta có: Âm Mộc, Dương Mộc, Âm Hỏa, Dương Hỏa, Âm Thổ, Dương Thổ, Âm Kim, Dương Kim, Âm Th y, Dương Th y Việc phân biệt n y sẽ giúp ích rất nhiều... dương - Có khi dương vượng làm âm suy, cần tả dương để bớt ức chế âm - Có khi dương suy g y ra triệu chứng âm vượng, cần bổ dương để ức chế âm - Có khi âm suy g y ra dương vượng, cần bổ âm để ức chế dương lại Nếu chỉ lo tả dương, là chỉ lo trị ngọn mà bỏ quên gốc, bệnh không hết mà còn có thể g y biến chứng làm cho âm và dương suy thêm PHỤ LỤC 2: CHỨNG ÂM HỎA THƯƠNG Nhóm 6 – K20 – Đêm 1 Page 29 Âm dương. .. học Kinh Dịch không phải là học những quẻ, những hào, những từ của Kinh Dịch mà cần học để biết quy luật biến hoá của âm dương, quy luật sinh khắc của ngũ hành tựa như chiếc vòng không đầu không cuối Vì bệnh tật phát sinh ra đều do sự thịnh suy của âm dương và do sự thắng phục của Ngũ hành Nghề làm thuốc đâu có thể vượt ra ngoài nguyên lý của Âm dương - Ngũ hành mà cứu chữa được những bệnh tật nguy... thuốc (xem phục lục 3 – Trang) 2.2.5.2 Ngũ hành và Dược liệu: Y học cổ truyền dùng Ngũ hành áp dụng vào việc sử dụng thuốc đối với bệnh tật của tạng phủ trên cơ sở liên quan giữa Vị, Sắc, đối với tạng phủ, đ y là nền tảng của việc “Quy Kinh”(4) Việc áp dụng màu sắc của Ngũ hành vào dược liệu cũng đang được các nước phương T y quan tâm đến và áp dụng việc dán nhãn vào các loại thực phẩm căn cứ theo các . TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  ĐỀ TÀI SỐ 5: SVTH: TRẦN MINH SANG SỐ THỨ TỰ: 91 NHÓM: 6 LỚP: CAO HỌC ĐÊM 1 - K20 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA Nhóm 6 – K20 – Đêm. tạng (phủ) thì dùng học thuyết Âm dương để thuyết minh. Nếu nói về quan hệ sinh lý bệnh lý giữa tạng phủ thì dùng học thuyết Ngũ hành để thuyết minh vì giữa ngũ tạng có quan hệ tương sinh tương

Ngày đăng: 19/11/2014, 22:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.1. Những biểu hiện của Kim khí

  • Phương Tây, mùa Thu, buổi chiều tối là biểu hiện của thiếu âm(theo đồ Thái cực), Kim khí là nguồn năng lượng xuất phát từ thiếu âm.

    • 3.1.1. Về cơ thể

    • 3.1.2. Về chức năng

    • 3.2. Biện chứng trong ngoại khoa Đông y

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan