MỤC TIÊU: Mục tiêu: 1. Nêu được khái niệm yếu tố nguy cơ, nguy cơ, nhận biết yếu tố nguy cơ, nguy cơ. 2. Đánh giá được các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng lên sức khỏe; 3. Kiểm soát nguy cơ, theo dõi sức khỏe. 4. Theo dõi, lượng giá kết quả thực hiện việc đánh giá và quản lý nguy cơ. NỘI DUNG: 1. Khái niệm yếu tố nguy cơ, nguy cơ Việc lượng giá các nguy cơ sức khỏe gây ra bởi yếu tố môi trường là rất quan trọng trong công tác bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Một yếu tố nguy cơ được định nghĩa là một yếu tố hay một sự phơi nhiễm mà có thể để lại tác hại đối với sức khỏe” (Last, 1995); nói một cách đơn giản đó là nguồn gốc của các mối nguy hiểm. Yếu tố nguy cơ là một thủ thuật định tính diễn đạt khả năng một yếu tố môi trường gây hại đối với sức khỏe của một số cá nhân nếu mức phơi nhiễm đủ lớn hoặc có các điều kiện khác xảy ra. Nguy cơ được định nghĩa là: khả năng một sự kiện có thể xảy ra, ví dụ một người sẽ bị ốm hoặc tử vong trong một khoảng thời gian xác định hay trước một độ tuổi nào đó, khả năng của một hậu quả không mong muốn (Last, 1995). Đây là một xác suất định lượng của một ảnh hưởng sức khỏe tiêu cực sẽ xảy ra sau khi một người phơi nhiễm với một nguy cơ nào đó. Một yếu tố nguy cơ sẽ dẫn tới nguy cơ khi và chỉ khi có sự phơi nhiễm; nếu không có sự phơi nhiễm hoặc yếu tố nguy cơ được kiểm soát thì cũng không tạo ra nguy cơ. 2. Nhận biết yếu tố nguy cơ, nguy cơ: vật lý, hóa học, sinh học, với sự an toàn và tâm lý xã hội. Yếu tố nguy cơ sức khỏe môi trường có thể có nguồn tự nhiên và nhân tạo. Chúng bao gồm các yếu tố nguy cơ sau: Yếu tố nguy cơ sinh học (ví dụ cấy khuẩn, virus, động vật ký sinh và các sinh vật có hại khác), Yếu tố nguy cơ hóa học (ví dụ các kim loại độc hại, các chất gây ô nhiễm không khí, các dung dịch và thuốc bảo vệ thực vật), Yếu tố gây nguy cơ vật lý (ví dụ chất phóng xạ, nhiệt độ và tiếng ồn). Các yếu tố nguy cơ cơ học (ví dụ xe ô tô, các trò chơi thể thao, nhà ở, nông nghiệp, và các yếu tố gây nguy cơ chấn thương ở nơi làm việc) Các yếu tố nguy cơ về tâm lý xã hội (ví dụ căng thẳng, phân biệt dối xử nơi làm việc, các ảnh hưởng của biến động xã hội, cách ly ra khỏi nhịp điệu phát triển của xã hội và tình trạng thất nghiệp) đều có khả năng gây ảnh hưởng lớn lên sức khỏe của con người. Nếu xét ở mức toàn cầu thì các yếu tố môi trường như điều kiện sống đông đúc chật hẹp, tình trạng di cư, vệ sinh môi trường kém và sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi đều liên quan đến sự xuất hiện, lây lan và bùng phát các dịch bệnh. Các mô hình bệnh tật, khi vai trò của các bệnh giảm xuống thì các yếu tố môi trường gây bệnh mãn tính (ví dụ các chất phóng xạ , hóa học)… ngày càng dóng vai trò quan trọng quyết định sức khỏe và bệnh tật của con người. Bảng 1. Một số yếu tố nguy cơ sức khỏe môi trường truyền thống (phổ biến ở các nước đang phát triển và các vùng nông thôn) và các yếu tố gây nguy cơ sức khỏe hiện đại (ngày càng trở nên nghiêm trọng cùng với sự gia tănng của công nghiệp hóa và đô thị hóa) Bảng 1. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI Các yếu tố nguy cơ sức khỏe môi trường truyền thống Các yếu tố nguy cơ sức khỏe môi trường hiện đại Các vật chủ trung gian truyền bệnh Các yếu tố lây nhiễm Nhà ở không đảm bảo Chất lượng vệ sịnh môi trường và nước sinh hoạt không đảm bảo Ô nhiễm không khí trong nhà do các hoạt dộng đun nấu Chế độ ăn các chất dinh dưỡng Các yếu tố nguy cơ khi sinh con Các động vật nuôi và dộng vật hoang dã Các yếu tố nguy cơ gây chấn thương trong nông nghiệp Hút thuốc lá Các yếu tố nguy cơ từ hoạt động giao thông Ô nhiễm từ rác thải, nước thải công nghiệp Ô nhiễm môi trường và không khí do các hoạt động công nghiệp, ce ô tô, xe máy Lạm dụng hóa chất và sử dụng hóa chất không dúng mục đích Các thiết bị máy móc dùng trong công nghiệp Ăn uống không khoa học (mất cân bằng các chất dinh dưỡng) BẢNG 2. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ SINH HỌC, HÓA HỌC VÀ VẬT LÝ THEO CÁC CON ĐƯỜNG PHƠI NHIỄM Sinh học Hóa học Vật lý KHÔNG KHÍ Tác nhân nguồn Véc tơ Các con đường phơi nhiễm Các vi sinh vật Ho, hơi thở Hít thở, tiếp xúc Khói, hơi, bụi, các hạt vật chất Không khí bị ô nhiễm Hít thở, tiếp xúc Chất phóng xạ, nhiệt, tiếng ồn Khí hậu, các phơi nhiễm do không được bảo vệ Hít thở, sự thám nhiễm trực tiếp qua cơ thể NƯỚC Tác nhân nguồn Véc tơ Con đường phơi nhiễm Các vi sinh vật, các chất hữu cơ phân hủy Côn trùng, động vật gặm nhấm, ốc, phân, chất thải động vật, chuỗi thức ăn Các vết cắn, đường tiêu hóa, tiếp xúc Nước thải, chôn lấp rác và các chất thải ngấm qua đất vào trong nước Nước và thực phẩm bị ô nhiễm Ăn vào (đường tiêu hóa) tiếp xúc Chất phóng xa, nhiệt ở các nhà máy điện Các tai nạn, thực phẩm và nước bị ô nhiễm Đường tiêu hóa, tiếp xúc ĐẤT Tác nhân nguồn Véc tơ Con đường phơi nhiễm Các sinh vật đất Các chất hữu cơ phân hủy tạo điều kiện cho các véc tơ phát triển Tiếp xúc, các vết cắn, đốt Các chát rắn, lỏng Làm ô nhiễm thực phẩm và nước ngầm Ăn, tiếp xúc Chất phóng xạ Các tai nạn, ô nhiễm thực phẩm và nước ngầm Tiếp xúc, qua đường tiêu hóa 2.1 . Yếu tố nguy cơ sinh học Các yếu tố nguy cơ sinh học bao gồm tất cả các dạng của sự sống (cũng như các sản phẩm của chúng ta) mà có thể gây lên ảnh hưởng xấu của sức khỏe. Những yếu tố nguy cơ này bao gồm các loài thực vật, côn trùng, động vật gặm nhấm và các động vật khác, nấm, tảo, vi khuẩn, virus và rất nhiều các độc tố và chất gây dị ứng. Một loại yếu tố nguy cơ sinh học mới được phát triển gần đây tên là Prion (các hạt protêin gây bệnh). Các Prion này gây ra nhiều bệnh khác nhau kể cả bệnh bò điên Những ảnh hưởng sức khỏe do phơi nhiễm vi sinh vật và các động vật ký sinh là vấn đề sức khỏe môi trường quan trọng và sự xuất hiện, bùng phát các dịch bệnh này cũng phụ thuộc vào nhiều các yếu tố môi trường. Phần tiếp theo sẽ phân tích các yếu tố sinh học có vai trò trong vòng đời của các sinh vật. Các yếu tố liên quan tới các loài sinh vật lớn hơn sẽ được xem là một vấn đề an toàn về mặt vật lý hoặc là một yếu tố nguy cơ trong lây lan các bệnh truyền nhiễm Những vi sinh vật được quan tâm trong khu vực sức khỏe môi trường bao gồm vi khuẩn, virut, động vật nguyên sinh như trùng amip. Hầu hết các vi sinh vật và các động, thực vật ký sinh gây bệnh ở người đòi hỏi sinh trưởng trong cơ thể con người. Vi khuẩn và động vật nguyên sinh có thể sống và sinh sản ngoài các tế bào sống. Khi có đủ thức ăn và điều kiện nhiệt độ, pH nằm trong ngưỡng cho phép thì chúng có thể tồn tại và sinh hoạt trong nước hay thực phẩm trong thời gian dài. Trái lại virus không thể sinh sản ngoài tế bào sống mặc dù một số loài có thể tồn tại ngoài môi trường tế bào trong một thời gian dài mà vẫn có khả năng lây bệnh. Để hoàn thành một vòng đời, virus cần phải xâm nhập vào tế bào của con người, động vật, thực vật, hay động vật đơn bào. Rất nhiều bệnh do vi sinh vật gây ra được truyền trực tiếp từ người này sang người khác. Những bệnh này được xem như những yếu tố nguy cơ sức khỏe môi trường từ người qua người, bao gồm: bệnh lao (gia tăng do điều kiện sống đông đúc, mất vệ sinh) và rất nhiều bệnh truyền nhiễm ở trẻ em. Năm bệnh truyền nhiễm chính gây tử vong trên thế giới: bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, tiêu chảy, lao, sốt rét, và bệnh sởi. Khi một bệnh có khả năng lây truyền từ người này sang người khác thì được gọi là bệnh truyền nhiễm hay bệnh có thể lây. Sự lây nhiễm có thể trực tiếp qua sự tiếp xúc giữa 2 người, như trong trường hợp có thể lây qua đường tình dục, hoặc có thể lây truyền qua không khí như trong trường hợp cảm lạnh thông thường hay bệnh lao. Một người bệnh thở ra không khí các vi sinh vật gây bệnh và người khác hít thở không khí các vi sinh vật gây bệnh và người khác hít thở không khí mang mầm bệnh này vào cơ thể. Ngoài ra bệnh truyền nhiễm có thể lây lan qua các môi trường trung gian khác nhau như các vật chất đã bị nhiễm bẩn bởi người bệnh. Ví dụ, thức ăn bị nhiễm giun từ người bệnh. Vectơ vật trung gian truyền bệnh cũng vó thể lây làm lây truyền các bệnh truyền nhiễm. Các vectơ mang vi sinh vật ký sinh và làm lây lan bệnh truyền nhiễm thông qua vết cắn, vết đốt ví dụ như bệnh sốt rét hay sốt xuất huyết do muỗi truyền. Một số vi khuẩn và ký sinh sản xuất ra các độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm là do các độc tố sản sinh ra từ các vi khuẩn có trong thức ăn. Sự khác nhau giữa nhiễm trùng và phản ứng do độc tố là rất quan trọng. Các bệnh ngộ độc là do các độc tố của vi khuẩn không được gọi là bệnh lây nhiễm. Những bệnh này không lây lan từ người này qua người khác mà chỉ giới hạn ở những người ăn thức ăn bị nhiễm bẩn. Như vậy sẽ không có nguy cơ bị kéo theo cho người khác trong trường hợp bệnh gây ra bởi độc tố. Tuy nhiên những biện pháp phòng ngừa áp dụng để đề phòng nhiễm khuẩn và các độc tố do vi khuẩn sinh ra là tương tự nhau.
Bài 2: Đánh giá vả quản lý nguy cơ (20 tiết) Ngô Thị Nhu MỤC TIÊU: Mục tiêu: 1. Nêu được khái niệm yếu tố nguy cơ, nguy cơ, nhận biết yếu tố nguy cơ, nguy cơ. 2. Đánh giá được các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng lên sức khỏe; 3. Kiểm soát nguy cơ, theo dõi sức khỏe. 4. Theo dõi, lượng giá kết quả thực hiện việc đánh giá và quản lý nguy cơ. NỘI DUNG: 1. Khái niệm yếu tố nguy cơ, nguy cơ Việc lượng giá các nguy cơ sức khỏe gây ra bởi yếu tố môi trường là rất quan trọng trong công tác bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Một yếu tố nguy cơ được định nghĩa là " một yếu tố hay một sự phơi nhiễm mà có thể để lại tác hại đối với sức khỏe” (Last, 1995); nói một cách đơn giản đó là nguồn gốc của các mối nguy hiểm. Yếu tố nguy cơ là một thủ thuật định tính diễn đạt khả năng một yếu tố môi trường gây hại đối với sức khỏe của một số cá nhân nếu mức phơi nhiễm đủ lớn hoặc có các điều kiện khác xảy ra. Nguy cơ được định nghĩa là: khả năng một sự kiện có thể xảy ra, ví dụ một người sẽ bị ốm hoặc tử vong trong một khoảng thời gian xác định hay trước một độ tuổi nào đó, khả năng của một hậu quả không mong muốn (Last, 1995). Đây là một xác suất định lượng của một ảnh hưởng sức khỏe tiêu cực sẽ xảy ra sau khi một người phơi nhiễm với một nguy cơ nào đó. Một yếu tố nguy cơ sẽ dẫn tới nguy cơ khi và chỉ khi có sự phơi nhiễm; nếu không có sự phơi nhiễm hoặc yếu tố nguy cơ được kiểm soát thì cũng không tạo ra nguy cơ. 2. Nhận biết yếu tố nguy cơ, nguy cơ: vật lý, hóa học, sinh học, với sự an toàn và tâm lý xã hội. Yếu tố nguy cơ sức khỏe môi trường có thể có nguồn tự nhiên và nhân tạo. Chúng bao gồm các yếu tố nguy cơ sau: - Yếu tố nguy cơ sinh học (ví dụ cấy khuẩn, virus, động vật ký sinh và các sinh vật có hại khác), - Yếu tố nguy cơ hóa học (ví dụ các kim loại độc hại, các chất gây ô nhiễm không khí, các dung dịch và thuốc bảo vệ thực vật), - Yếu tố gây nguy cơ vật lý (ví dụ chất phóng xạ, nhiệt độ và tiếng ồn). - Các yếu tố nguy cơ cơ học (ví dụ xe ô tô, các trò chơi thể thao, nhà ở, nông nghiệp, và các yếu tố gây nguy cơ chấn thương ở nơi làm việc) - Các yếu tố nguy cơ về tâm lý- xã hội (ví dụ căng thẳng, phân biệt dối xử nơi làm việc, các ảnh hưởng của biến động xã hội, cách ly ra khỏi nhịp điệu phát triển của xã hội và tình trạng thất nghiệp) đều có khả năng gây ảnh hưởng lớn lên sức khỏe của con người. Nếu xét ở mức toàn cầu thì các yếu tố môi trường như điều kiện sống đông đúc chật hẹp, tình trạng di cư, vệ sinh môi trường kém và sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi đều liên quan đến sự xuất hiện, lây lan và bùng phát các dịch bệnh. Các mô hình bệnh tật, khi vai trò của các bệnh giảm xuống thì các yếu tố môi trường gây bệnh mãn tính (ví dụ các chất phóng xạ , hóa học)… ngày càng dóng vai trò quan trọng quyết định sức khỏe và bệnh tật của con người. Bảng 1. Một số yếu tố nguy cơ sức khỏe môi trường truyền thống (phổ biến ở các nước đang phát triển và các vùng nông thôn) và các yếu tố gây nguy cơ sức khỏe hiện đại (ngày càng trở nên nghiêm trọng cùng với sự gia tănng của công nghiệp hóa và đô thị hóa) Bảng 1. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI Các yếu tố nguy cơ sức khỏe môi trường truyền thống Các yếu tố nguy cơ sức khỏe môi trường hiện đại - Các vật chủ trung gian truyền bệnh - Các yếu tố lây nhiễm - Nhà ở không đảm bảo - Chất lượng vệ sịnh môi trường và - Hút thuốc lá - Các yếu tố nguy cơ từ hoạt động giao thông - Ô nhiễm từ rác thải, nước thải công nước sinh hoạt không đảm bảo - Ô nhiễm không khí trong nhà do các hoạt dộng đun nấu - Chế độ ăn các chất dinh dưỡng - Các yếu tố nguy cơ khi sinh con - Các động vật nuôi và dộng vật hoang dã - Các yếu tố nguy cơ gây chấn thương trong nông nghiệp nghiệp - Ô nhiễm môi trường và không khí do các hoạt động công nghiệp, ce ô tô, xe máy - Lạm dụng hóa chất và sử dụng hóa chất không dúng mục đích - Các thiết bị máy móc dùng trong công nghiệp - Ăn uống không khoa học (mất cân bằng các chất dinh dưỡng) BẢNG 2. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ SINH HỌC, HÓA HỌC VÀ VẬT LÝ THEO CÁC CON ĐƯỜNG PHƠI NHIỄM Sinh học Hóa học Vật lý KHÔNG KHÍ Tác nhân/ nguồn Véc tơ Các con đường phơi nhiễm Các vi sinh vật Ho, hơi thở Hít thở, tiếp xúc Khói, hơi, bụi, các hạt vật chất Không khí bị ô nhiễm Hít thở, tiếp xúc Chất phóng xạ, nhiệt, tiếng ồn Khí hậu, các phơi nhiễm do không được bảo vệ Hít thở, sự thám nhiễm trực tiếp qua cơ thể NƯỚC Tác nhân/ nguồn Véc tơ Các vi sinh vật, các chất hữu cơ phân hủy Côn trùng, động vật gặm nhấm, ốc, phân, chất Nước thải, chôn lấp rác và các chất thải ngấm qua đất vào trong nước Nước và thực phẩm bị ô nhiễm Chất phóng xa, nhiệt ở các nhà máy điện Các tai nạn, thực phẩm và nước bị ô nhiễm Con đường phơi nhiễm thải động vật, chuỗi thức ăn Các vết cắn, đường tiêu hóa, tiếp xúc Ăn vào (đường tiêu hóa) tiếp xúc Đường tiêu hóa, tiếp xúc ĐẤT Tác nhân/ nguồn Véc tơ Con đường phơi nhiễm Các sinh vật đất Các chất hữu cơ phân hủy tạo điều kiện cho các véc tơ phát triển Tiếp xúc, các vết cắn, đốt Các chát rắn, lỏng Làm ô nhiễm thực phẩm và nước ngầm Ăn, tiếp xúc Chất phóng xạ Các tai nạn, ô nhiễm thực phẩm và nước ngầm Tiếp xúc, qua đường tiêu hóa 2.1. Yếu tố nguy cơ sinh học Các yếu tố nguy cơ sinh học bao gồm tất cả các dạng của sự sống (cũng như các sản phẩm của chúng ta) mà có thể gây lên ảnh hưởng xấu của sức khỏe. Những yếu tố nguy cơ này bao gồm các loài thực vật, côn trùng, động vật gặm nhấm và các động vật khác, nấm, tảo, vi khuẩn, virus và rất nhiều các độc tố và chất gây dị ứng. Một loại yếu tố nguy cơ sinh học mới được phát triển gần đây tên là Prion (các hạt protêin gây bệnh). Các Prion này gây ra nhiều bệnh khác nhau kể cả bệnh bò điên Những ảnh hưởng sức khỏe do phơi nhiễm vi sinh vật và các động vật ký sinh là vấn đề sức khỏe môi trường quan trọng và sự xuất hiện, bùng phát các dịch bệnh này cũng phụ thuộc vào nhiều các yếu tố môi trường. Phần tiếp theo sẽ phân tích các yếu tố sinh học có vai trò trong vòng đời của các sinh vật. Các yếu tố liên quan tới các loài sinh vật lớn hơn sẽ được xem là một vấn đề an toàn về mặt vật lý hoặc là một yếu tố nguy cơ trong lây lan các bệnh truyền nhiễm Những vi sinh vật được quan tâm trong khu vực sức khỏe môi trường bao gồm vi khuẩn, virut, động vật nguyên sinh như trùng amip. Hầu hết các vi sinh vật và các động, thực vật ký sinh gây bệnh ở người đòi hỏi sinh trưởng trong cơ thể con người. Vi khuẩn và động vật nguyên sinh có thể sống và sinh sản ngoài các tế bào sống. Khi có đủ thức ăn và điều kiện nhiệt độ, pH nằm trong ngưỡng cho phép thì chúng có thể tồn tại và sinh hoạt trong nước hay thực phẩm trong thời gian dài. Trái lại virus không thể sinh sản ngoài tế bào sống mặc dù một số loài có thể tồn tại ngoài môi trường tế bào trong một thời gian dài mà vẫn có khả năng lây bệnh. Để hoàn thành một vòng đời, virus cần phải xâm nhập vào tế bào của con người, động vật, thực vật, hay động vật đơn bào. Rất nhiều bệnh do vi sinh vật gây ra được truyền trực tiếp từ người này sang người khác. Những bệnh này được xem như những yếu tố nguy cơ sức khỏe môi trường từ người qua người, bao gồm: bệnh lao (gia tăng do điều kiện sống đông đúc, mất vệ sinh) và rất nhiều bệnh truyền nhiễm ở trẻ em. Năm bệnh truyền nhiễm chính gây tử vong trên thế giới: bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, tiêu chảy, lao, sốt rét, và bệnh sởi. Khi một bệnh có khả năng lây truyền từ người này sang người khác thì được gọi là bệnh truyền nhiễm hay bệnh có thể lây. Sự lây nhiễm có thể trực tiếp qua sự tiếp xúc giữa 2 người, như trong trường hợp có thể lây qua đường tình dục, hoặc có thể lây truyền qua không khí như trong trường hợp cảm lạnh thông thường hay bệnh lao. Một người bệnh thở ra không khí các vi sinh vật gây bệnh và người khác hít thở không khí các vi sinh vật gây bệnh và người khác hít thở không khí mang mầm bệnh này vào cơ thể. Ngoài ra bệnh truyền nhiễm có thể lây lan qua các môi trường trung gian khác nhau như các vật chất đã bị nhiễm bẩn bởi người bệnh. Ví dụ, thức ăn bị nhiễm giun từ người bệnh. Vectơ- vật trung gian truyền bệnh cũng vó thể lây làm lây truyền các bệnh truyền nhiễm. Các vectơ mang vi sinh vật ký sinh và làm lây lan bệnh truyền nhiễm thông qua vết cắn, vết đốt ví dụ như bệnh sốt rét hay sốt xuất huyết do muỗi truyền. Một số vi khuẩn và ký sinh sản xuất ra các độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm là do các độc tố sản sinh ra từ các vi khuẩn có trong thức ăn. Sự khác nhau giữa nhiễm trùng và phản ứng do độc tố là rất quan trọng. Các bệnh ngộ độc là do các độc tố của vi khuẩn không được gọi là bệnh lây nhiễm. Những bệnh này không lây lan từ người này qua người khác mà chỉ giới hạn ở những người ăn thức ăn bị nhiễm bẩn. Như vậy sẽ không có nguy cơ bị kéo theo cho người khác trong trường hợp bệnh gây ra bởi độc tố. Tuy nhiên những biện pháp phòng ngừa áp dụng để đề phòng nhiễm khuẩn và các độc tố do vi khuẩn sinh ra là tương tự nhau. Sự phát tán các yếu tố nguy cơ sinh học Nước bị nhiễm phân người là nguyên nhân chính lây truyền bệnh tả, thương hàn, lỵ, các bệnh tiêu chảy khác, bệnh viêm gan và bệnh sán máng. Trên thế giới các hoạt động phòng ngừa những bệnh này vẫn chủ yếu tập trung vào giải quyết các vấn đề về vệ sinh môi trường như vấn đề thải trực tiếp chất thải chưa qua xử lý xuống nước mặt và nhiều hoạt động không đảm bảo vệ sinh khác. Ở những nước đang phát triển với hệ thống thu gom xử lý phân và nước thải hiện đại, các biện pháp liên quan đến dự phòng một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, chi phí cho công tác dự phòng này cũng tiêu tốn hàng tỉ đô la mỗi năm. Mật độ dân số đông đúc và hệ thống thông gió kém chất lượng ở các gia đình đã góp phần làm lây lan các bệnh lây qua không khí như lao, sởi, cúm, viêm phổi, ho mãn tính và viêm màng não tủy. Chuồng trại chăn nuôi gia súc mất vệ sinh tạo điều kiện các bệnh lây lan từ gia súc đến người như bệnh dịch hạch và bọng sán. Đất và nước ô nhiễm cũng góp phần làm lây lan các bệnh truyền qua côn trùng và gặm nhấm như bệnh sốt rét, mắt hột, sán máng, giun chỉ, sốt vàng, dịch hạch và bệnh trùng mũi khoan. Nước tù đọng, nhà ở mất vệ sinh và rác thải không được thu gom xử lý là những nơi lý tưởng cho côn trùng sinh sản phát triển và trực tiếp tạo điều kiện cho các vật chủ trung gian truyền bệnh sinh sôi nảy nở. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm bùng phát bệnh sốt rét, sốt xuất huyết trong những năm gần đây. Rất nhiều động vật ký sinh gây các bệnh nhiệt đới- những bệnh hầu như chỉ xảy ra trong vùng nhiệt đới. Sở dĩ hầu heét các bệnh này đều xuất hiện ở vùng nhiệt đới là vì các vật chủ trung gian truyền những bệnh này chỉ sống và phát triển vùng khí hậu nhiệt đới. Một trong những bệnh nguy hiểm do động vật ký sinh nhiệt đới gây ra là bệnh sốt rét (do ký sinh trùng sốt rét), sán máng, giun chỉ, và bệnh giun Guinea. Tuy nhiên những bệnh truyền nhiễm khác như bệnh lao không được coi là bệnh nhiệt đới mặc dù chúng rất phổ biến ở các vùng nhiệt đới và chiếm phần lớn trong gánh nặng bệnh tật ở các nước đang phát triển. Những thay đổi của môi trường và những can thiệp mất cân bằng sinh thái có thể ảnh hưởng rất lớn trong việc lây lan các bệnh truyền nhiễm. Những vụ dịch mới như dịch xảy ra ở Công Gô năm 1995 gây ra bởi virus Ebola. Vụ dịch này xảy ra sau khi con người tiếp xúc với virut ở một môi trường xa xôi hẻo lánh. Các bệnh khác như bệnh hantavirus, sốt Riftvalley và bệnh tả xuất hiện trở lại và có liên quan tới thay đổi môi trường Các đường phơi nhiễm Các đường phơi nhiễm môi trường chính đối với các yếu tố nguy cơ sinh học qua không khí, nước và thực phẩm. Một số động vật ký sinh vào cơ thể thông qua da (giun móc, sán máng) và một số khác thì thông qua các vết cắn của động vật, vết đốt của côn trùng (bệnh sốt rét). Vi khuẩn và động vật ký sinh còn có thể lây lan từ đất bị nhiễm bẩn lên da, qua bụi trong không khí và cuối cùng vào cơ thể con người. Sự tiếp xúc giữa người với người là con đường lây nhiễm quan trọng làm lây lan các yếu tố nguy cơ sinh học. Sự lây lan vi sinh vật trong không khí là nguyên nhân chủ yếu làm phát tán các bệnh về đường hô hấp và thông thường do các hạt nhỏ bắn ra khi ho hay hắt hơi Một ví dụ điển hình là bệnh cảm lạnh thông thường. Mặc dù căn bệnh này không thường được xem là vấn đề sức khỏe môi trường nhưng vẫn được xếp là một trong những bệnh môi trường do các điều kiện môi trường như mật độ dân số đông đúc, điều kiện ở chật chội, hay thiếu hệ thống thông gió sẽ góp phần lây lan virut trong không khí. Ví dụ khác về vi sinh vật lây lan thông qua không khí là vi khuẩn lao và vi khuẩn viêm phổi. Vi khuẩn gây viêm phổi có thể sống trong các hệ thống điều hòa không khí không được bảo dưỡng làm sạch thường xuyên (trong hệ thống làm lạnh bằng nước) và có thể lan ra toàn bộ căn phòng. Một vấn đề sức khỏe lớn nhất do các yếu tố nguy cơ sinh học là sự lây lan các vi khuẩn trong phân tử người bệnh sang những người khác thông qua môi trường nước. Khi nước sinh hoạt của một cộng đồng bị nhiễm phân của người bị bệnh thì một số lượng lớn người khác có nguy cơ mắc bệnh do sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn. Những người này nếu không thực hiện các biện pháp dự phòng và vệ sinh cá nhân tốt sẽ làm lây lan căn bệnh cho nhiều người khác nữa thông qua phân của họ. Dịch tả là một ví dụ điển hình trong trường hợp này. Triệu chứng chính của bệnh này là đi ngoài nhiều lần như tháo cống, cơ thể bệnh nhân bị mất nước nghiêm trọng và có thể bị tử vong nếu không điều trị kịp thời để bù lại lượng nước và khoáng bị mất. Một số các loài vi khuẩn và virut khác trong nước cũng có thể gây các bệnh tiêu chảy với tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em tại những nước đang phát triển. Những yếu tố nguy cơ sức khỏe môi trường này cũng tồn tại ở những nước phát triển, tuy nhiên cộng đồng ở những nước này được bảo vệ nhờ hệ thống xử lý nước sinh hoạt hiện đại bao gồm các bước như lọc và khử trùng bằng Clo để đảm bảo người dân có nước sạch cho sinh hoạt. tuy nhiên, việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua hệ thống xử lý và cung cấp nước sinh hoạt đòi hỏi một nguồn kinh phí đầu tư ổn định. Trong trường hợp hệ thống cung cấp nước bị hư hại do thảm họa thiên nhiên, do chiến tranh là nguy cơ về sự bùng nổ của các bệnh liên quan tới nước. Một đường lây nhiễm nguy cơ sinh học khác là thông qua thực phẩm, mà như đã đề cập trên đây, thực phẩm là một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Nếu một lượng ít vi khuẩn trong nước không đủ liều lây nhiễm sẽ sinh trưởng và phát triển, nhân lên về số lượng trong thực phẩm để đạt tới liều có thể lây bệnh. Số lượng vi khuẩn (hay virut, động vật ký sinh trùng) đòi hỏi có thể gây một bệnh nào đó được gọi là liều lây nhiễm tối thiểu; nếu phơi nhiễm dưới liều này thì sẽ không bị lây bệnh. Sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn trong thực phẩm phụ thuộc vào 3 yếu tố đó là loại thực phẩm, khả năng của vi khuẩn có thể tồn tại và phát triển trong thực phẩm này và quan trọng nhất đó là nhiệt độ của thực phẩm. Để thực phẩm ở nhiệt độ phòng tạo điều kiện cho sinh sôi nảy nở đạt số lượng lớn cá thể và gây nguy hiểm. Ở nhiệt độ dưới 4 o C (40 o F) hoặc trên 60 o C(140 o F), phần lớn vi khuẩn đều phát triển rất chậm. Đối với các yếu tố nguy cơ sinh học trong môi trường đất thì giun sán từ phân người bệnh lẫn trong đất là vấn đề được quan tâm. Nhiễm giun đường ruột xảy ra rất phổ biến ở những vùng nghèo thuộc các nước đang phát triển, đặc biệt là ở đối tượng trẻ em vì trẻ em có đặc điểm là thích nghịch đất xong đưa tay vào miệng và chưa có ý thức cá nhân cũng như phòng bệnh. Ở những cộng đồng nghèo và lạc hậu nơi có điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, việc đi vệ sinh bừa bãi trên nền đất là chuyện bình thường và vòng giun sán được lây nhiễm là duy trì. Vật nuôi hay các động vật khác bị nhiễm giun sán cũng có thể là nguồn lây bệnh sang người. Mặt khác, nếu không sử dụng thiết bị bảo hộ lao động thì việc sử dụng nước thải hay phân người, phân gia súc chưa qua xử lý trong nông nghiệp có thể là nguồn lây nhiễm cho người nông dân khi họ cày bừa trên đất bị nhiễm bẩn. Sự phân bố, phát triển và các cơ chế tự vệ Rất nhiều virus, vi khuẩn và động vật ký sinh có thể lây nhiễm ngay khi cơ thể tiếp xúc lần đầu tiên. Thông thường virus gây bệnh cảm lạnh được hít vào nó sẽ thâm nhập vào đường hô hấp trên, vi khuẩn tụ cầu có thể gây nhọt trên da và giun sán đường ruột có thể gây bệnh trong ruột khi chúng được nuốt vào theo thức ăn. Các loài khác được lây nhiễm ở vị trí xa hơn trong cơ thể. Khi một người tiếp xúc với tác nhân sinh học hoặc một mầm bệnh , tác nhân này được phân bố khắp cơ thể thông qua hệ thống tuân hoàn, bạch huyết và các dịch chất khác trong cơ thể tới những bộ phận của cơ thể nơi thuận lợi nhất cho sự tồn tại và phát triển của chúng. Một số vi khuẩn chỉ tồn tại, phát triển và gây bệnh ở một số vị trí nhất định nào đó của cơ thể, như virus gây bệnh bại liệt co thể phát triển trong ruột và gây bệnh tiêu chảy (đây là cách virus lây lan rộng khắp). Tuy nhiên virus này còn có thể phát triển ở một số tế bào thần kinh trong tủy sống gây bại liệt. Rất may, cơ thể con người có một phương thức tự vệ rất hữu hiệu chống lại các yếu tố nguy cơ sinh học đó là hệ thống miễn dịch. Hệ thống này bao gồm các tế bào đặc biệt chuyên nhận biết tác nhân lây nhiễm và sau đó loại bỏ chúng và tấn công chúng bằng kháng thể. Như vậy bất kỳ sự lây nhiễm nào khi bị các tế bào của hệ miễn dịch phát hiện thì sẽ bị hệ thống này tiêu diệt hoặc hạn chế phát triển. Trong nhiều trường hợp bệnh nhân tự khỏi bệnh hoặc không có triệu chứng bệnh vì hệ miễn dịch đã tiêu diệt mầm bệnh ngay sau khi chúng vào trong cơ thể con người. Một số ít các vi khuẩn và virus thì bị tiêu diệt ngay khi chúng tiếp xúc cơ thể do đó không có cơ hội gây nhiễm hoặc gây bệnh. Như vậy, bệnh sẽ không xảy ra trừ khi bệnh nhân bị lây nhiễm một lượng mầm bệnh vượt quá liều nhiễm khuẩn tối thiểu. Căn bệnh nguy hiểm và lây lan nhanh chóng như bệnh tả và bệnh sởi thường có kiểu nhiễm khuẩn rất thấp. Liều nhiễm khuẩn thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có đặc điểm cơ địa, tình trạng thể chất và dinh dưỡng của từng người. Vi khuẩn và các động vật ký sinh có thể bị tiêu diệt hoặc hạn chế sự sinh sản và phát triển bởi các loại thuốc đặc hiệu gọi là thuốc kháng sinh. Nếu không có thuốc kháng sinh thì bệnh nhân vẫn có thể khỏi bệnh nhờ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, đối với nhiều bệnh thì thuốc kháng sinh giúp chữa khỏi bệnh nhanh hơn, như bệnh lao, bệnh amidan do tụ cầu và nhiễm giun sán đường ruột. Một số bệnh như viêm màng não thì việc dùng thuốc kháng sinh là thực sự cần thiết để cứu sống bệnh nhân. Một khía cạnh khác liên quan tới sự phát triển của vi khuẩn đó là một số loài trong quá trình sinh trưởng và phát triển đã sản xuất ra các độc tố có độc tính cao. Như vi khuẩn gây bệnh tả sản xuất ra độc tố gây tổn hại nghiêm trọng tới thành ruột già. Tổn hại này tạo điều kiện cho việc mất nước và đe dọa tính mạng của bệnh nhân được truyền dịch trực tiếp vào tĩnh mạch. Tương tự một số loài vi khuẩn sống trong thực phẩm và sản xuất ra được các độc tố. Khi chúng ta ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn về nguy cơ sức khỏe do bị ngộ độc còn lớn hơn rất nhiều lần nguy cơ gây ra do nhiễm khuẩn. Ví dụ, vi khuẩn tụ cầu sản xuất ra một loại độc tố gây tiêu chảy và nôn mửa. độc tố mạnh nhất do vi khuẩn sản xuất ra là độc tố gây chứng ngộ độc do Clostridium botulinum sản xuất Những ảnh hưởng sức khỏe Khi một sinh vật vào trong cơ thể khối cảm thụ hoặc cơ thể người và gây bệnh thì được gọi là một sự nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở tất cả các bộ phận của cơ thể, tuy nhiên, nhiều loài chỉ thường lây nhiễm ở một số cơ quan nhất định và gây ra các bệnh đặc trưng. Ở những nước đang phát triển, bênh tiêu chảy gây ra tỷ lệ tử vong cao ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân là vệ sinh môi trường không đảm bảo tạo điều kiện cho phơi nhiễm , gia đình không biết xử lý đúng khi trẻ bị bệnh và thiếu các dịch vụ y tế chăm sóc sức [...]... sống sót thì thường có nguy cơ bị thương tật ví dụ như mất chân, tay đặc biệt là khi tiếp xúc với dòng điện cao thế Những chấn thương ban đầu tưởng như không nguy hiểm sẽ trở lên trầm trọng sau khi tai nạn xảy ra khoảng 2- 4 ngày và gây tổn hại tới các mô nằm sâu hơn trong cơ thể 2. 4 Yếu tố nguy cơ cơ học Các yếu tố nguy cơ cơ học là những yếu tố nguy cơ gây ra do sự truyền cơ học hay động năng (năng... khả năng gây ung thư ở người bao gồm virus viêm gan B (tăng nguy cơ bị ung thư gan), virus u vú ở người (tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung), và virus epstein Barr (EBV) (gây ung thư vòm họng và ung thư mô bạch huyết kiểu Burkitt) có thể là nguy n nhân của các u lành tính như mononucleosic 2. 3 Yếu tố nguy cơ vật lý Các yếu tố nguy cơ vật lý là những dạng năng lượng có hại tiềm tàng trong môi trường... giao thông không đảm bảo Không nên xem xét các yếu tố nguy cơ cơ học tách rời khỏi các yếu tố nguy cơ khác cũng như trong cuộc sống thực tế diễn ra hằng ngày Nhận thức về những nguy cơ chấn thương thường được cân nhắc với những yếu tố nguy cơ môi trường khác, ý nghĩa của sự sống còn và nhận thức về những lợi ích thu được của việc chấp nhận nguy cơ Nhóm những người dễ bị tổn thương Trẻ em, người già... tính chất lý học, hóa học của các chất; các con đường thâm nhập vào cơ thể; sự phân bố, đào thải và chuyển hóa trong cơ thể; những ảnh hưởng mà chúng gây ra trong cơ thể; làm thế nào để nhận ra các yếu tố nguy cơ hóa học trong các tình huống thực tế Phân loại các chất hóa học Có thể phân loại hóa chất theo hai nhóm chính: 1 Chất vô cơ (chứa rất ít hoặc không các nguy n tử cacbon) 2 Chất hữu cơ (có cấu... truyền tới cá thể bị phơi nhiễm một lượng đủ mạnh Các yếu tố nguy cơ vật lý có thể được tạo thành từ dạng năng lượng tự nhiên hoặc nhân tạo Có rất nhiều dạng năng lượng khác nhau có thể tạo ra yếu tố nguy cơ vật lý ví dụ như sóng, phản xạ, quang năng, nhiệt năng và điện năng Tiếng ồn, phóng xạ và các yếu tố nhiệt độ là những yếu tố nguy cơ vật lý Chúng có thể gây ra những ảnh hưởng sức khỏe trong các... thế giớ An toàn và Hóa chất (IPCS) để đánh giá các nguy cơ về hóa chất có thể gây ra cho môi trường và sức khỏe con người IPCS đã xuất bản những đánh giá của họ dưới 5 hình thức: Một tiêu chuẩn Môi trường chi tiết dự định để cho các nhà nghiên cứu khoa học và các chuyên gia sử dụng; một hướng dẫn an toàn và sức khỏe không mang tính kỹ thuật đánh cho các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách Các... trừ khi chúng tồn tại một lượng đủ lớn trong cơ thể Một hóa chất chỉ có thể tạo ra nguy cơ khi và chỉ khi có sự phơi nhiễm Một hóa chất được sử dụng độc hại trong một chu trình khép kín về lý thuyết hóa chất đó có khả năng gây ra các ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, thực tế có thể không gây nguy cơ sức khỏe nào vì không có sự phơi nhiễm Khi lượng giá nguy cơ mà một hóa chất độc hại có thể gây ra, chúng... tiểu hay bị bài tiết ra ngoài một cách tích cực trong các dịch khác nhau như nước mắt, nước bọt, sữa và mồ hôi Độc tính đặc hiệu đối với cơ quan và hệ cơ quan Độc tính đã được định nghĩa là bất kỳ tác động tiêu cực nào của một chất hóa học hay một dược phẩm lên cơ quan Độc tính có thể được định nghĩa là một ảnh hưởng lên cơ thể sau khi một chất hóa học được cơ thể hấp thụ và phân bố khắp cơ thể thông... cảm về bệnh ung thư giữa mỗi người Có một lý thuyết cho rằng sự hấp thụ giữa các cá thể là khác nhau Các phương thức sửa chữa ADN cũng khác nhau và điều này dẫn tới sự khác nhau về nguy cơ bị ung thư giữa các cá thể, gia đình và cộng đồng dân cư - Các chất hữu cơ gây ung thư Là những hợp chất được cấu tạo chủ yếu từ những nguy n tử cacbon có khả năng tăng nguy cơ bị ung thư và thường thông qua sự tương... Trước đây chấn thương trong môi trường lao động và chấn thương xảy ra ở những môi trường khác được xem xét riêng biệt, chủ yếu là do các lý do thực tế Môi trường làm việc thường có mức phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ cơ học cao cả về quy mô của nguy cơ (làm việc với máy móc nguy hiểm) và thời gian tiếp xúc (40 giờ một tuần trong vòng 30 năm) Một số nước đưa ra hệ thống bồi thường thiệt hại nhằm giảm bớt gánh . Bài 2: Đánh giá vả quản lý nguy cơ (20 tiết) Ngô Thị Nhu MỤC TIÊU: Mục tiêu: 1. Nêu được khái niệm yếu tố nguy cơ, nguy cơ, nhận biết yếu tố nguy cơ, nguy cơ. 2. Đánh giá được các yếu tố nguy. nguy cơ ảnh hưởng lên sức khỏe; 3. Kiểm soát nguy cơ, theo dõi sức khỏe. 4. Theo dõi, lượng giá kết quả thực hiện việc đánh giá và quản lý nguy cơ. NỘI DUNG: 1. Khái niệm yếu tố nguy cơ, nguy cơ Việc. một nguy cơ nào đó. Một yếu tố nguy cơ sẽ dẫn tới nguy cơ khi và chỉ khi có sự phơi nhiễm; nếu không có sự phơi nhiễm hoặc yếu tố nguy cơ được kiểm soát thì cũng không tạo ra nguy cơ. 2. Nhận