1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá và quản lý nguy cơ về sức khỏe môi trường

36 3,8K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 393,5 KB

Nội dung

MỤC TIÊU:1.Nêu được khái niệm yếu tố nguy cơ, nguy cơ, nhận biết yếu tố nguy cơ, nguy cơ.2.Đánh giá được các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng lên sức khỏe.3.Kiểm soát được nguy cơ, theo dõi sức khỏe.4.Theo dõi, lượng giá kết quả viêc thực hiện đánh giá và quản lý nguy cơNỘI DUNG:1.Khái niệm yếu tố nguy cơ, nguy cơ:Việc lượng giá các nguy cơ sức khỏe gây ra bởi yếu tố nguy cơ môi trường là rất quan trọng trong công tác bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.Yếu tố nguy cơ là một thuật ngữ định tính diễn đạt khả năng một yếu tố môi trường có thể gây hại đối với sức khoẻ của một số cá nhân nếu mức phơi nhiễm đủ lớn hoặc các điều kiện khác xảy ra. Một yếu tố nguy cơ được định nghĩa là: một yếu tố hay một sự phơi nhiễm mà có thể để lại tác hại đối với sức khoẻ (Last,1995).Nguy cơ được định nghĩa là: khả năng một sự kiện có thể xảy ra, ví dụ một người bị ốm hoặc bị tử vong trong một khoảng thời gian xác định hay trước một độ tuổi nào đó, khả năng của một hậu quả không mong muốn (Last, 1995). Đây là một xác suất định lượng của một ảnh hưởng sức khỏe tiêu cực sẽ xảy ra sau khi một người phơi nhiễm với một yếu tố nguy cơ nào đó.Một yếu tố nguy cơ sẽ dẫn tới nguy cơ khi và chỉ khi có sự phơi nhiễm, nếu không có cơ hội phơi nhiễm hoặc yếu tố nguy cơ được kiểm soát thì cũng không tạo ra nguy cơ.

Đánh giá và quản lý nguy cơ Khoa YTCC - ĐHYHP MỤC TIÊU: 1. Nêu được khái niệm yếu tố nguy cơ, nguy cơ, nhận biết yếu tố nguy cơ, nguy cơ. 2. Đánh giá được các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng lên sức khỏe. 3. Kiểm soát được nguy cơ, theo dõi sức khỏe. 4. Theo dõi, lượng giá kết quả viêc thực hiện đánh giá và quản lý nguy cơ NỘI DUNG: 1. Khái niệm yếu tố nguy cơ, nguy cơ: Việc lượng giá các nguy cơ sức khỏe gây ra bởi yếu tố nguy cơ môi trường là rất quan trọng trong công tác bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Yếu tố nguy cơ là một thuật ngữ định tính diễn đạt khả năng một yếu tố môi trường có thể gây hại đối với sức khoẻ của một số cá nhân nếu mức phơi nhiễm đủ lớn hoặc các điều kiện khác xảy ra. Một yếu tố nguy cơ được định nghĩa là: một yếu tố hay một sự phơi nhiễm mà có thể để lại tác hại đối với sức khoẻ (Last,1995). Nguy cơ được định nghĩa là: khả năng một sự kiện có thể xảy ra, ví dụ một người bị ốm hoặc bị tử vong trong một khoảng thời gian xác định hay trước một độ tuổi nào đó, khả năng của một hậu quả không mong muốn (Last, 1995). Đây là một xác suất định lượng của một ảnh hưởng sức khỏe tiêu cực sẽ xảy ra sau khi một người phơi nhiễm với một yếu tố nguy cơ nào đó. Một yếu tố nguy cơ sẽ dẫn tới nguy cơ khi và chỉ khi có sự phơi nhiễm, nếu không có cơ hội phơi nhiễm hoặc yếu tố nguy cơ được kiểm soát thì cũng không tạo ra nguy cơ. 2. Đặc điểm của các yếu tố nguy cơ sức khỏe môi trường Các yếu tố nguy cơ sức khoẻ môi trường có thể có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo. Chúng bao gồm các yếu tố nguy cơ sinh học (vi khuẩn, virus, động vật ký sinh…), các yếu tố nguy cơ hoá học (kim loại độc hại, các chất gây ô nhiễm không khí, các dung dịch thuốc bảo vệ thực vật), các yếu tố nguy cơ cơ học ( xe ôtô, các trò chơi thể thao, nhà ở…), và các nguy cơ tâm lý xã hội (phân biệt đối xử nơi làm việc, các biến động xã hội, thất nghiệp…) đều có khả năng gây ra những ảnh hưởng lớn lên sức khoẻ con người. 2.1.Yếu tố nguy cơ sinh học: • Các loại yếu tố nguy cơ sinh học: Các yếu tố nguy cơ sinh học bao gồm tất cả các dạng của sự sống cũng như các sản phẩm của chúng mà có thể gây ảnh hưởng xấu lê sức khỏe. Những yếu tố nguy cơ này bao gồm các loài thực vật, côn trùng, động vật gặm nhấm và các động vật khác, tảo, nấm, vi khuẩn, virus và rất nhiều các độc tố và chất gây dị ứng. Những ảnh hưởng sức khỏe do phơi nhiễm vi sinh vật và các động vật ký sinh là vấn đề sức khỏe môi trường quan trọng và sự xuất hiện bùng phát các dịch bệnh này cũng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố môi trường. Những vi sinh vật đựơc quan tâm trong lĩnh vực sức khoẻ môi trường bao gồm vi khuẩn, virus và động vật nguyên sinh. Hầu hết các vi sinh vật và các động, thực vật ký sinh gây bệnh ở người đòi hỏi sinh trưởng trong cơ thể con người. Vi khuẩn và động vật nguyên sinh có thể sống và sinh sản ngoài tế bào sống, còn virus thì không thể sinh sản ngoài tế bào sống. Nhiều bệnh do vi sinh vật gây ra truyền trực tiếp từ người này sang người khác được xem như những yếu tố nguy cơ sức khỏe môi trường từ người sang người. Năm bệnh truyễn nhiễm chính gây tử vong trên thế giới là: viêm đường hô hấp cấp tính, tiêu chảy, lao, sốt rét, sởi. Một số vi khuẩn và vi sinh vật ký sinh sản xuất ra các độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người (hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm là do các độc tố sản sinh từ các vi khuẩn có trong thức ăn). Sự khác nhau giữa nhiễm trùng và phản ứng độc tố là rất quan trọng. Các bệnh ngộ độc do các độc tố của vi khuẩn không được gọi là bệnh truyền nhiễm. Những bệnh này không lây lan từ người này sang người khác mà chỉ giới hạn ở những người ăn thức ăn bị nhiễm bẩn. Như vậy sẽ không có yếu tố nguy cơ kéo theo cho những người khác trong trường hợp bệnh gây ra bởi độc tố. • Sự phát tán các yếu tố nguy cơ sinh học: Các yếu tố nguy cơ sinh học có thể phát tán trong môi trường thông qua rất nhiều phương thức: qua nước, đất, không khí. Ngoài ra người ta còn nhận thấy rằng có một số động vật ký sinh chỉ có thể phát tán trong một điều kiện khí hậu nhất định do các vật chủ trung gian truyền bệnh chỉ sống ở những khu vực khí hậu này (Ví dụ: sốt rét, sán máng, giun chỉ chỉ gây bệnh ở vùng nhiệt đới). Những thay đổi của môi trường và những can thiệp làm mất cân bằng sinh thái có thể có ảnh hưởng rất lớn trong việc lây lan các bệnh truyền nhiễm. • Các đường phơi nhiễm: Các đường phơi nhiễm môi trường chính đối với các yếu tố nguy cơ sinh học là qua không khí, nước và thực phẩm. Một số động vật ký sinh vào cơ thể thông qua da, một số khác thông qua các vết cắn của động vật, vết đốt của côn trùng. Vi khuẩn và động vật ký sinh có thể lây lan từ đất bị nhiễm bẩn lên da, qua bụi trong không khí vào cơ thể con người. Sự tiếp xúc giữa người với người là con đường lây nhiễm quan trọng làm lây lan các yếu tố nguy cơ sinh học. Vấn đề sức khỏe môi trường lớn nhất do các yếu tố nguy cơ sinh học là sự lây lan các vi khuẩn trong phân từ người bệnh sang người khác thông qua môi trường nước. Các bệnh hay gặp chủ yếu là các bệnh về tiêu hóa. Sự lây lan vi sinh vật trong không khí là nguyên nhân chủ yếu làm phát tán các bệnh về đường hô hấp và thông thường so các hạt bụi nhỏ bắn ra khi ho hay hắt hơi. 2.2.Yếu tố nguy cơ hóa học: • Các yếu tố nguy cơ hoá học: Kể từ đầu thế kỷ 20 đã có khoảng 10 triệu chất hoá học khác nhau được tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Khoảng 1% trong số này được sản xuất để đưa ra thị trường sử dụng trực tiếp, còn hầu hết các chất khác được sử dụng làm các chất trung gian để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ đới sống con người. Ở một chừng mực nào đó thì tất cả các chất hoá học đều độc hại và các nguy cơ về sức khoẻ phụ thuộc vào độc tính và thời gian phơi nhiễm. Tuy nhiên đến nay thì hầu hết các hoá chất chưa được kiểm tra một cấch đầy đủ để xác định độc tính của chúng. Hoá chất được phân loại theo 2 nhóm: các chất vô cơ và các chất hữu cơ. - Các chất vô cơ: Halogen là các nguyên tố khi phản ứng với kim loại tạo thành các muối. Các halogen ở dạng nguyên tố hay hợp chất đều có tính độc nhất định. Triệu chứng chính của việc hít thở phải các halogen (trừ các hợp chất halogen hữu cơ) là gây kích thích đường hô hấp và mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào nồng độ. Các hợp chất ăn mòn bao gồm các chất kiềm hay axit. Những hợp chất này gây kích thích ăn mòn ở các mô như da, mắt, hô hấp, tiêu hoá… Các kim loại như mangan, đồng, chì, thuỷ ngân, asen…là các kim loại độc hại và tồn tại bền vững trong môi trường. Sự tồn tại trong môi trường và mức độ độc hại của câc kim loại này phụ thuộc nhiều vào trạng thái vật lý và hoá học của chúng. - Các hợp chất hữu cơ: Các hydrocacbon: Tính độc của các hydrocacbon phụ thuộc vào số lượng nguyên tử cácbon trong chuỗi, cấu trúc no hay không no, dạng vòng hay mạch thẳng… Các hydrocacbon chứa halogen: là một trong những nhóm hoá chất hay được sử dụng trong công nghiệp. Các triệu chứng cũng như các tổn thương mà nhóm chất này gây nên đối với cơ thể là rất đa dạng. Rượu là các hydrocacbon có độc tính đối với một số cơ quan và rõ nhất là hệ thần kinh trung ương. Ví dụ hội chứng rượu ở bào thai là một rối loạn ở trẻ em trước khi sinh ra do người mẹ uống rượu khi đang mang thai. Các ảnh hưởng mãn tính do uống rượu methanol gây ra bao gồm mờ mắt và cuối cùng dẫn tới mù. Đây là trường hợp rất phổ biến khi uống rượu mua ở những cửa hàng không có giấy phép và rượu bị nhiễm bẩn. Những rượu có khối lượng phân tử lớn hơn có thể gây viêm da. Glycol và các dẫn xuất được sử dụng nhiều trong làm chất chống đông và trong y học thì làm chất gây mê và gây ảnh hưởng lên da. Các dung môi hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và dẫn tới nguy cơ phơi nhiễm cao cho công dân. Trong số những dung môi này có nhiều loại rất độc, tồn dư lâu trong môi trường và đã được chứng minh hoặc bị nghi ngờ là các chất gây ung thư. • Các đường phơi nhiễm Phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ hoá học có thể xảy ra theo nhiều con đường khác nhau như: hít thở, ăn uống, thấm nhiễm từ da, mắt, tiêm truyền, qua nhau thai từ mẹ sang con và thâm nhiễm trực tiếp vào cơ quan đích trong cơ thể từ sữa mẹ sang con. Ở trong môi trường xung quanh thì con đương phơi nhiễm chủ yếu nhất của các yếu tố nguy cơ hoá học là đường tiêu hoá. Trong môi trường lao động thì do bản chất của sự phơi nhiễm, thời gian làm việc và đặc tính của các hoá chất mà hô hấp là con đường phơi nhiễm quan trọng nhất, tiếp đến là qua da và sau cùng là đường tiêu hoá. 2.3.Yếu tố nguy cơ vật lý: Các yếu tố nguy cơ vật lý là các dạng năng lượng có hại tiềm tàng trong môi trường mà có thể gây ra các tổn thương tức thời hoặc từ từ khi nó được truyền tới cá thể bị phơi nhiễm một lượng đủ mạnh. Các yếu tố nguy cơ vật lý có thể được tạo thành từ dạng năng lượng tự nhiên hoặc nhân tạo. Có rất nhiều dạng năng lượng khác nhau có thể tạo ra yếu tố nguy cơ vật lý như: sóng âm, phóng xạ, quang năng, nhiệt năng và điện năng. Tiếng ồn, phóng xạ, nhiệt là các ví dụ điển hình về yếu tố nguy cơ vật lý. Chúng có thể gây ra những ảnh hưởng sức khoẻ trong điều kiện phơi nhiễm tự nhiên. Tuy nhiên trong công tác quản lý sức khoẻ môi trường thì các tình huống phơi nhiễm nhân tạo là quan trọng nhất. Bảng 1: Các yếu tố nguy cơ sinh học, hoá học và vật lý theo các con đường phơi nhiễm (nguồn: Schaefer, 1991) 2.4.Yếu tố nguy cơ tâm lý xã hội. Yếu tố nguy cơ sinh học Yếu tố nguy cơ hóa học Yếu tố nguy cơ vật lý Môi trường không khí Tác nhân/ nguồn Các vi sinh vật Khói, hơi, bụi, các hạt vật chất Chất phóng xạ, nhiệt, tiếng ồn Véc tơ Ho, hơi thở Không khí bị ô nhiễm Khí hậu, các phơi nhiễm do không được bảo vệ Đường phơi nhiễm Hít thở, tiếp xúc Hít thở, tiếp xúc Hít thở, sự thấm nhiễm trực tiếp qua cơ thể Môi trường nước Tác nhân/ Nguồn Các vi sinh vật, các chất hữu cơ phân huỷ Nước thải, chôn lấp rác và các chất ngấm qua đất vào trong nước Chất phóng xạ, nhiệt ở các nhà máy nhiệt điện Véc tơ Côn trùng, động vật gặm nhấm, ốc, phân, chất thải động vật, chuỗi thức ăn Nước và thực phẩm bị ô nhiễm Các tai nạn, thực phẩm và nước bị ô nhiễm Đường phơi nhiễm Các vết cắn, đường tiêu hoá, tiếp xúc Tiếp xúc, tiêu hoá Đường tiêu hoá, tiếp xúc Môi trường đất Tác nhân/ nguồn Các vi sinh vật đất Các chất rắn, lỏng trong đất Chất phóng xạ Véc tơ Các chất hữu cơ phân huỷ tạo điều kiện cho các véc tơ phát triển Làm ô nhiễm thực phẩm và nước ngầm Các tai nạn, ô nhiễm thực phẩm và nước ngầm Đường phơi nhiễm Tiếp xúc, các vết cắn, đốt Tiêu hoá (ăn), tiếp xúc Tiếp xúc, qua đường tiêu hóa Tình trạng mệt mỏi không rõ ràng, cảm giác lo lắng, không làm chủ được bản thân hoặc không kiểm soát được môi trường có thể dẫn tới hiện tượng căng thẳng (stress). Stress có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khoẻ như tình trạng buồn chán, gây bạo lực với người khác, các bệnh về căng thẳng thần kinh và tình trạng bất ổn. Các yếu tố nguy cơ tâm lý xã hội là các yếu tố tạo ra một môi trường xã hội không ổn định, lo lắng và không kiểm soát được. Môi trường làm việc, môi trường sống: thành thị, nông thôn, tập thể…đều có những tác động nhất định lên tâm lý con người. Bảng 2: Các yếu tố nguy cơ sức khoẻ môi trường truyền thống và các yếu tố nguy cơ sức khoẻ môi trường hiện đại. 3. Lượng giá nguy cơ sức khoẻ và khung quản lý nguy cơ. Các yếu tố nguy cơ sức khoẻ trong môi trường truyền thống Các yếu tố nguy cơ sức khoẻ trong môi trường hiện đại Các vật chủ trung gian truyền bệnh Các yếu tố lây nhiễm Nhà ở không đảm bảo Chất lượng vệ sinh môi trường và nước không đảm bảo Ô nhiễm không khí trong nhà do các hoạt động đun nấu Chế độ ăn thiếu các chất dinh dưỡng Các yếu tố nguy cơ khi sinh con Các động vật nuôi và động vật hoang dã Các yếu tố nguy cơ gây chấn thương trong nông nghiệp Hút thuốc lá Các yếu tố nguy cơ từ hoạt động giao thông Ô nhiễm từ nước thải, rác thải và công nghiệp. Ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động công nghiệp, xe ôtô, xe máy… Lạm dụng hoá chất và sử dụng hoá chất không mục đích. Các thiết bị máy móc dùng trong công nghiệp Ăn uống không khoa học (mất cân bằng các chất dinh dưỡng) Các stress tâm lý Mục tiêu chính của nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố nguy cơ môi trường và sức khoẻ con người là để làm cơ sở cho việc thực hiện các hoạt động cần thiết nhằm giảm thiểu loại trừ những yếu tố nguy cơ này hoặc giảm thiểu các tác hại của chúng. Quá trình này được gọi là quản lý nguy cơ. Nhưng để thực hiện những công việc này thì trước tiên cần tiến hành nhận biết các nguy cơ và mô tả được đặc điểm của chúng. Quá trình phân tích những ảnh hưởng tiềm tàng lên đối tượng phơi nhiễm với các chất và những yếu tố nguy cơ tiềm tàng khác là một dạng của lượng giá nguy cơ. 3.1.Lượng giá nguy cơ: 3.1.1. Giới thiệu về lượng giá nguy cơ Có khá nhiều yếu tố bình thường vẫn tồn tại trong môi trường nhưng trở thành yếu tố nguy cơ với sức khoẻ một khi vượt qua giới hạn cho phép. Lượng giá nguy cơ giúp xác định được mức độ ô nhiễm, mức độ nguy cơ. Để lượng giá nguy cơ cần phải so sánh mức độ ô nhiễm với các tiêu chuẩn hoặc các bảng chỉ dẫn của các ngành, bộ liên quan đã ban hành. Việc sử dụng tiêu chuẩn nào cũng đều dựa trên căn cứ: - Cơ sở khoa học: đảm bảo mức tiếp xúc tối đa cho mọi đối tượng trong cộng đồng không bị ảnh hưởng cấp tính hay mạn tính. - Khả năng kiểm soát môi trường. - Khả năng thực thi và giám sát thực thi dựa trên các tiêu chuẩn. Nếu sử dụng một tiêu chuẩn với độ an toàn cao, khả năng kiểm soát ô nhiễm, áp dụng các tiêu chuẩn trong thực tế khó khăn thì hiệu quả của việc áp dụng tiêu chuẩn đó nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng khó có tính khả thi. Tương tự như trường hợp đưa ra một luật lệ mà khả năng áp dụng luật đó không được thì luật đó không có hiệu quả. 3.1.2. Những khó khăn của việc lượng giá nguy cơ: Trên thực tế việc lượng giá nguy cơ gặp không ít khó khăn về kỹ thuật, quy trình, nhưng khó khăn hơn là sẽ sử dụng kết quả lượng giá đó như thế nào trong quá trình đưa ra quyết định xử lý. Điều này khá rõ ràng khi chúng ta thấy môi trường bị ô nhiễm nặng nề, rất nhiều nguy cơ từ môi trường đã được xác định, song không thể đưa ra một giải pháp nào, không phải vì không tìm đựơc giải pháp mà chọn giải pháp nào khả thi, không để khi áp dụng một giải pháp thì hậu quả của giải pháp đó lại mang các ảnh hưởng khác đến điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng, từ đó lại gây ra các hậu quả sức khoẻ khác, tạo ra các nguy cơ mới. Một điểm đáng lưu ý khác khi xác định nguy cơ là việc đo đạc mức độ ô nhiễm môi trường không phải là việc dễ dàng. Thứ nhất, về mặt kỹ thuật: Có rất nhiều yếu tố ô nhiễm khó xác định, cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Nếu biết yếu tố ô nhiễm là gì, phải chọn kỹ thuật đo đạc đủ nhạy. Nếu chưa biết yếu tố phơi nhiễm là gì thì phải tiến hành các nghiên cứu dịch tễ học để sàng lọc, tìm ra các yếu tố nguy cơ để sau đó đo lường mức độ ô nhiễm. Thứ hai, về mặt nhận định kết quả: đối chiếu kết quả với tiêu chuẩn: quy luật ô nhiễm của một yếu tố trong môi trường rất khác nhau. Để đo lường mức độ ô nhiễm đòi hỏi kỹ thuật phải có độ nhạy và độ đặc hiệu nhất định. Thêm vào đó, sai số trong quá trình phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm có thể không lớn bằng các sai số khi lấy mẫu. Chỉ cần đặt mẫu sai vị trí, số mẫu ít, thời điểm lấy mẫu không đúng, không đủ thời gian thì sai số có thể gặp rất nhiều lần, có khi tới hàng trăm lần so với mức độ thực, trong khi mức sai số trong khâu phân tích mẫu chỉ ở mức vài phần ngàn, phần trăm hoặc phần mười. Đối với các yếu tố ô nhiễm trong môi trường lao động thường có mức giới hạn tối đa cho phép cao hơn với cùng chất đó cho môi trường sinh hoạt. Do môi trường sinh hoạt là nơi người ta phải sống ở đó không chỉ trong thời gian làm việc (như môi trường lao động) và đối tượng tiếp xúc là toàn bộ dân cư, trong đó có trẻ em, phụ nữ, người già, những người không khoẻ mạnh là các đối tượng dễ bị ảnh hưởng hơn. Trường hợp các cơ sở sản xuất tại khu dân cư hoặc ngay trong nhà ở, khi đối chiếu mức độ ô nhiễm thì phải so sánh với tiêu chuẩn cho môi trường sinh hoạt. Trong thời kỳ phát triển công nghệ nhanh chóng và đa dạng cùng với những quy định bí mật công nghệ, việc nhà sản xuất hoặc người phân phối hàng hoá không sẵn lòng cung cấp thông tin về các yếu tố có thể có hại cho sức khoẻ nên việc xác định, đo lường nguy cơ ô nhiễm rất khó khăn. Để khắc phục điều này không chỉ có các giải pháp kỹ thuật, tài chính mà còn cần củng cố hệ thống pháp luật và hệ thống thanh tra môi trường. 3.1.3. Các bước lượng giá nguy cơ. • Xác định các yếu tố nguy cơ: dựa vào kết quả của các nghiên cứu độc chất học và nghiên cứu dịch tễ học. Bước xác định yếu tố nguy cơ có thể bao gồm việc mô tả cách thức các chất sẽ phản ứng như thế nào khi vào trong cơ thể và sự tương tác của chúng tại các cơ quan, tế bào và phân tử. Những nghiên cứu này có thể xác định các ảnh hưởng độc hại tiềm tàng trong điều kiện thí nghiệm. Xác định yếu tố nguy cơ có thể được xem như là một mô tả định tính về những ảnh hưởng sức khoẻ tiềm tàng. • Lượng giá liều- đáp ứng (dose- response assessment): Đây là bước sử dụng các thông tin khoa học để mô tả và định lượng mối quan hệ giữa phơi nhiễm và liều hấp thu cũng như mối liên quan của nó với nguy cơ sức khoẻ. Điều quan trọng trong bước này là chọn phương pháp xử lý số liệu hợp lý. • Lượng giá phơi nhiễm: Là bước tính toán sự phơi nhiễm, xác định các nguồn phơi nhiễm, ước luợng sự hấp thu vào cơ thể từ nhiều con đường phơi nhiễm khác nhau và thu thập thông tin nhân khẩu học để xác định nhóm người bị phơi nhiễm. Nên thu thập số liệu thực địa từ hệ thống quan trắc và giám sát môi trường để đánh giá chất lượng môi trường. Nếu không có sẵn số liệu quan trắc thì có thể tính hoặc ước lượng sự phát thải tại nguồn và mức phơi nhiễm dựa vào các mô hình tính toán chỉ rõ các chất phát thải được vận chuyển trong môi trường không khí, nước và đất như thế [...]... thâm nhiễm Luợng giá nguy cơ 1, Xác định yếu tố nguy cơ 2, Lượng giá liều- đáp ứng 3, Lượng giá phơi nhiễm Quản lý nguy cơ 1, Đánh giá nguy cơ 2, Nhận thức và truyền thôngnguy cơ 3, Kiểm soát phơi nhiễm 4, Giám sát nguy cơ 4, Mô tả nguy cơ Khung lượng giá và quản lý nguy cơ 4 Dự phòng phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ môi trường: Một bộ phận quan trọng của quản lý nguy cơ là dự phòng và khống chế tiếp... nguy cơ 3.2 Quản lý nguy cơ Quản lý các yếu tố nguy cơ môi trường có hại cho sức khoẻ là xác định mức độ của nguy cơ và nếu xác định nguy cơ đó là cần thiết phải phòng chống thì đề ra các giải pháp để phòng chống các tác hại từ ô nhiễm môi trường, quá trình quản lý nguy cơ bao gồm các bước chính sau: - Lượng hoá mức độ ô nhiễm - Nhận thức và chuyển tải các thông tin về tình trạng ô nhiễm - Dự phòng và. .. tiếp xúc quá mức - Theo dõi và giám sát các nguy cơ ô nhiễm môi trường Quản lý nguy cơ là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều bên liên quan ngay từ bước xác định vấn đề và lựa chọn nguy cơ ưu tiên cần phải giải quyết Quản lý nguy cơ môi trường khác các dạng quản lý nguy cơ khác do nó có mang đầy đủ các đặc điểm phản ánh bản chất phức tạp của môi trường Một ví dụ để chứng... khác nhau) Sơ đồ các bước lượng giá nguy cơ 3.1.4 Các phương pháp lượng giá nguy cơ: Để lượng giá nguy cơ môi trường, người ta có thể sử dụng phương pháp định tính và/ hoặc định lượng để xác định xem mức độ trầm trọng của nguy cơ, liệu nguy cơ đó có cần phải giải quyết hay không và trong một bối cảnh có nhiều nguy cơ đe dọa sức khoẻ của cộng đồng Việc lượng giá nguy cơ góp phần giúp các nhà hoạch định... lượng giá nguy cơ môi trường Điểm nguy cơ lúc này được tính bằng: R=CxExP Trong đó: R: Điểm nguy cơ C: Hậu quả có thể xảy ra E: Tình trạng phơi nhiễm P: Khả năng xảy ra của nguy cơ b Lượng giá nguy cơ bằng phương pháp định lượng Các nghiên cứu dịch tễ học đóng vai trò quan trọng trong việc lượng giá nguy cơ định lượng này Các nghiên cứu về mối quan hệ nguy n nhân- hậu quả sẽ chỉ ra một yếu tố nguy cơ. .. chỉ số về ô nhiễm không kém phần chắc chắn như tổng lượng nước thải, tổng lượng tro toả vào môi trường xung quanh cũng có thể sử dụng đê ước tính tiếp xúc Dưới góc độ của đánh giá tiếp xúc, môi trường chia làm 2 loại: môi trường khách quan (lý học, hoá học, sinh học và xã hội học) và môi trường chủ quan hay còn gọi là môi trường cảm nhận được màu, mùi vị Môi trường còn được phân chia thành: - Môi trường. .. hiện bằng các luật lệ và bằng các chiến lược tổng thể, không phải bằng các phương tiện phòng hộ các nhân 4.4.3 Giáo dục sức khoẻ môi trường: Giáo dục sức khoẻ môi trường là một bộ phận của quản lý môi trường Người dân phải nhận thức được các vấn đề môi trường mà họ đang sống Những người lãnh đạo cộng đồng cũng cần được trang thiết bị kiến thức về chất lượng môi trường, bảo vệ môi trường trong quá trình... xem nguy cơ nào cần ưu tiên giải quyết, nguy cơ nào có thể tạm thời chưa gải quyết khi nguồn lực còn hạn chế a Sử dụng phương pháp định tính để lượng giá nguy cơ Phương pháp định tính sử dụng để lượng giá nguy cơ thông qua sự đánh giá một cách định tính về các hậu quả có thể có do nguy cơ đó gây nên và khả năng xảy ra của nguy cơ đó Bảng 3 Các mức độ định tính để đo lường các hậu quả của nguy cơ Mức... công sức và tài chính (nếu có), theo dõi, giám sát, đánh giá các hiệu quả của giải pháp can thiệp đã áp dụng Tài liệu tham khảo 1 Lê Văn Khoa và cs, 2002 Khoa học môi trường NXB Giáo dục Tr 204-220 2 Bộ môn Vệ sinh -Môi trường- Dịch tễ, Đại học Y Hà Nội, 2001 Vệ sinh -Môi trường- Dịch tễ tập 1 NXB Y học 3 Bộ Y tế, 2006 Sức khỏe môi trường dành cho cử nhân y tế công cộng NXB Y học 4 Bộ môn Vệ sinh -Môi trường- ... lệ, đánh giá tác động của mỗi phương án về mặt sức khoẻ cộng đồng, kinh tế, xã hội, chính trị và thi hành những quyết định này Những quyết định và hành động này chính là cốt lõi của quá trình quản lý nguy cơ NGHIÊN CỨU LƯỢNG GIÁ NGUY CƠ Các nghiên cứu thực địa và 1 Xác định yếu tố nguy cơ trong phòng thí nghiệm về (Yếu tố này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực những ảnh hưởng nào đến tới sức khoẻ . sức khoẻ môi trường hiện đại. 3. Lượng giá nguy cơ sức khoẻ và khung quản lý nguy cơ. Các yếu tố nguy cơ sức khoẻ trong môi trường truyền thống Các yếu tố nguy cơ sức khoẻ trong môi trường hiện. Đánh giá và quản lý nguy cơ Khoa YTCC - ĐHYHP MỤC TIÊU: 1. Nêu được khái niệm yếu tố nguy cơ, nguy cơ, nhận biết yếu tố nguy cơ, nguy cơ. 2. Đánh giá được các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng lên sức. nhiễm. Luợng giá nguy cơ 1, Xác định yếu tố nguy cơ 2, Lượng giá liều- đáp ứng Quản lý nguy cơ 3, Lượng giá phơi nhiễm 1, Đánh giá nguy cơ 2, Nhận thức và truyền thôngnguy cơ 3, Kiểm soát phơi nhiễm 4, Giám

Ngày đăng: 15/04/2015, 09:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w