4 Yếu tố nguy cơ cơ học

Một phần của tài liệu Bài 2 đánh giá vả quản lý nguy cơ (Trang 31)

- Tiếng ồn được định nghĩa là âm thanh không mong muốn Âm thanh truyền trong không khí dưới dạng sóng (hay những thay đổi về áp suất) và các

2.4 Yếu tố nguy cơ cơ học

Các yếu tố nguy cơ cơ học là những yếu tố nguy cơ gây ra do sự truyền cơ học hay động năng (năng lượng của chuyền động). Năng lượng cơ học truyền lên các cá thể phơi nhiễm có thể gây ra những chấn thương ngay tức thì hoặc một thời gian sau khi tiếp xúc. Thuật ngữ chấn thương (injury) và tổn thương (trauma) thường được sử dụng như nhau để chỉ những tổn hại mà các yếu tố nguy cơ cơ học có thể gây ra. Tình huống gây ra chấn thương thường được gọi là tai nạn. Thuật ngữ này hiện không được các cán bộ làm việc trong lĩnh vực kiểm soát chấn thương sử dụng nữa. Ở rất nhiều ngôn ngữ thì thuật ngữ chấn thương ám chỉ các tình huống mang tính ngẫu nhiên và không thể dự đoán trước. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khoẻ môi trường tin rằng hầu hết các chấn thương đều có thể dự đoán và phòng chống được và có thể nghiên cứu sử dụng các phương pháp dịch tễ học cũng giống như nghiên cứu bất kỳ loại bệnh dịch hay các ảnh hưởng sức khoẻ nào đó

Thái độ với chấn thương là rất quan trọng. Ở những nơi mà chấn thương gây từ vong được cho là do số phận định đoạt thì những biện pháp kiểm soát phòng chống tai nạn chấn thương thường không được tiếp thu và thực hiện không nghiêm túc. Những hành vi nguy hiểm được coi là anh dũng hay mạo hiểm, trái lại những hành vi thận trọng bị coi là nhút nhát hay đần độn. Điều này mang tính tiêu cực và tích cực. Trẻ em được nuôi dạy trong môi trường tiếp xúc với ti vi sẽ bị ảnh hưởng bởi những giá trị văn hoá này từ khi còn rất nhỏ. Các em bắt chước những nhân vật với hành vi rất nguy hiểm mà không nghĩ đến hậu quả của nó.

Những tác nhân kinh tế xã hội cũng cần phải được xem xét khi giải quyết những vấn đề liên quan tới yếu tố nguy cơ cơ học. Ở các nước phát triển cũng như đang phát triển thì tỉ lệ chấn thương có liên quan mật thiết với nghèo đói. Phần lớn dân số của thế giới không đủ điều kiện để được bảo vệ an toàn một cách tối ưu khi tiếp xúc với môi trường. Việc phải đi một chiếc xe đạp cũ kĩ không an toàn trên con đường đông đúc đầy ổ gà để mưu cầu cuộc sống cho gia đình là một ví dụ về mối quan hệ giữa các tác nhân kinh tế xã hội với yếu tố nguy cơ cơ học. Chính

phủ và các ông chủ trong ngành công nghiệp thường bị những lợi nhuận về kinh tế lôi cuốn mà vô tình hay cố tình lờ đi những khía cạnh về an toàn và dẫn tới nhiều thảm hoạ như sập toà nhà công cộng. Rất nhiều tai nạn giao thông với sự tham gia của tàu, bè, xe buýt,… là hậu quả của việc hạn hẹp về kinh phí và nhân lực cho việc bảo dưỡng phương tiện cũng như điều kiện hệ thống đường sá giao thông không đảm bảo.

Không nên xem xét các yếu tố nguy cơ cơ học tách rời khỏi các yếu tố nguy cơ khác cũng như trong cuộc sống thực tế diễn ra hằng ngày. Nhận thức về những nguy cơ chấn thương thường được cân nhắc với những yếu tố nguy cơ môi trường khác, ý nghĩa của sự sống còn và nhận thức về những lợi ích thu được của việc chấp nhận nguy cơ.

Nhóm những người dễ bị tổn thương

Trẻ em, người già và những nhóm người chịu nhiều điều kiện bất lợi có tỉ lệ bị chấn thương cao hơn mức trung bình. Độ tuổi bị chấn thương gây ra tử vong cao nhất là từ 1-4, 15-25 và trên 70 tuổi. Các trường hợp tử vong ở lứa tuổi từ 15 đến 25 thường liên quan tới tai nạn ô tô xe máy.

Người già rất dễ bị ngã và gây chấn thương. Phụ nữ lớn tuổi khi ngã thường bị rạn, gãy xương do nhiều người ở độ tuổi này mắc chứng loãng xương. Rạn, gãy xương hông thường hay gây tử vong và tàn tật, đồng thời đòi hỏi chi phí cao hơn rạn gãy xương ở những vị trí khác do chững loãng xương gây ra. Rạn gãy xương hông gây tử vong ở 10% đến 20% số nạn nhân và thường không phải do bản chất của chấn thương này gây ra mà chính là do các hậu quả kéo theo. Ngã là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người già, nhưng chỉ nguyên nhân chính gây chấn thương chứ không phải là nguyên nhân chính gây tử vong ở các lứa tuổi khác. Hầu hết các trường hợp ngã đều xảy ra ở người già. Đồng thời tỉ lệ tự tử cũng cao nhất ở người già, vấn đề ngày sẽ được bàn tới trong phần chấn thương do cố ý.

Người dân tộc thiểu số thường có tỉ lệ tư vong do chấn thương cao hơn mức trung bình và điều này được xem là có liên quan tới thu nhập và điều kiện sống. Nghèo đói cũng có liên quan với việc gia tăng tỉ lẻ chấn thương. Điều này có thể do con người phơi nhiễm với nhiều loại yếu tố nguy cơ môi trường ví dụ những người nghèo không được đào tạo, giáo dục lại phải làm những công việc nguy

hiểm nhất và sống trong những ngôi nhà tạm bơ, tồi tàn nhất ở thành phố với tỉ lệ bạo lực cao (Kraus và Robertson, 1992). Uống rượu cũng là một nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ chấn thương và người ta nhận thấy rằng ở những cộng đồng thu nhập thấp, sống nghèo nàn lạc hậu thì tỉ lệ người uống rượu lại cao.

Các hoàn cảnh xảy ra chấn thương

Trước đây chấn thương trong môi trường lao động và chấn thương xảy ra ở những môi trường khác được xem xét riêng biệt, chủ yếu là do các lý do thực tế. Môi trường làm việc thường có mức phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ cơ học cao cả về quy mô của nguy cơ (làm việc với máy móc nguy hiểm) và thời gian tiếp xúc (40 giờ một tuần trong vòng 30 năm).

Một số nước đưa ra hệ thống bồi thường thiệt hại nhằm giảm bớt gánh nặng về kinh tế do chấn thương mà công nhân phải gánh chịu và sau đó họ sẽ bị trừ một phần tiền lương để trả lại cho người chủ nơi có chấn thương xảy ra. Chi phí mà người chủ phải bồi thường cho công nhân đã thúc đẩy việc khám phá tìm ra các giải pháp phòng chống tai nạn thương tích. Việc tập trung vào phòng chống chấn thương đã góp phần đào tạo các bác sỹ, y tá, các nhà nghiên cứu về lao động và các nghê nghiệp chuyên về phòng chống và điều trị các chấn thương nghề nghiệp. Nghiên cứu về các lĩnh vực này đã giúp tăng hiểu biết về các chấn thương xảy ra ở môi trường lao động.

Trái lại, chấn thương xảy ra ở cộng đồng, như ở nhà, trên đường và ở nhiều nơi vui chơi giải trí lại không nhận được sự quan tâm chú ý như vậy. Hoàn cảnh nơi xảy ra chấn thương là rất đa dạng nhưng không có một tổ chức nào chịu trách nhiệm chung về phòng chống chấn thương xảy ra ở cộng đồng. Hơn nữa, các luật để đảm bảo an toàn về nơi công cộng, như luật cài dây an toàn khi lái xe, đôi khi lại bị coi là xâm phạm quyền tự do mỗi người. Vì vậy, việc phòng chống chấn thương trong cộng đồng là một lĩnh vực tương đối mới. Lĩnh vực này mới bắt đầu từ những năm 60 và đã phát triển nhanh kể từ những năm 80 trở lại đây. Gần đây, với sự tài trợ của Tổ chức Y tế Thế giới, một mạng lưới các cộng đồng trên toàn cầu đã được thành lập với nỗ lực làm giảm chấn thương từ tất cả các nguyên nhân. Các cộng đồng tham gia vào Hệ Thống Cộng đồng An toàn này đã xây dựng các chiến lược nhằm tạo điều kiện vui an toàn cho các hoạt động thường ngày lúc

tham gia giao thông, tại nơi làm việc, nơi vui chơi giải trí, ở sân trường, trong khi chơi thể thao, đi du lịch và các hoạt động trong gia đình được an toàn hơn.

Một loại chấn thương cố ý, có thể xảy ra ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Chấn thương do cố ý bao gồm bị hành hung và tự tử (bằng bạo lực), trái với hầu hết các chấn thương không do cố ý. Một vài biện pháp đối phó khá hiệu lực trong việc giảm các trường hợp chấn thương do cố ý và không do cố ý. Ví dụ, làm hàng rào cao trên mái các toà nhà cao tầng có thể giúp đề phòng các trường hợp trượt chân ngã (không cố ý), các trường hợp tự tử hay các trường hợp giết người.

Chấn thương nghề nghiệp và Ecgonomi

Các chấn thương nghề nghiệp làm tổn thất nghiêm trọng tới các ngành công nghiệp, tới toàn xã hội và chúng thường tác động tới người đang ở độ tuổi lao động sung sức nhất, khi họ đang phải lo chăm sóc thời gian làm việc, chiếm phần quan trọng trong tổng số trường hợp bị tàn tật và tử vong. Như đã đề cập trên đây, cơ chế gây chấn thương do cơ học ở môi trường làm việc cũng giống như chấn thương xảy ra ở nơi khác, tuy nhiên sự phơi nhiễm ở một số nơi làm việc có thể là lớn hơn. Nghề lâm nghiệp, xây dựng, khai thác mỏ và nghề cá là những nghề có tỉ lệ chấn thương nghề nghiệp cao. Chấn thương trong nông nghiệp thường rất nghiêm trọng, xảy ra ở những vùng nông thôn nơi khó tiếp xúc với các dịch vụ y tế và có thể ảnh hưởng lên các thành viên trong gia đình kể cả trẻ em vì họ cùng sống và làm việc trên trang trại. Y tế cũng là một ngành có tỉ lệ chấn thương nghề nghiệp cao. Chấn thương cột sống là dạng chấn thương nghề nghiệp phổ biến nhất. Chấn thương ở cơ xương là nguyên nhân chủ yếu chiếm phần lớn thời gian nghỉ việc được bồi dưỡng của công nhân. Những tổn thất của chấn thương gây ra do chấn thương tích luỹ, hay còn gọi là chấn thương lặp đi lặp lại là rất lớn.

Quá trình công nghiệp hoá xảy ra ở nhiều quốc gia kéo theo sự xuất hiện của các yếu tố nguy cơ cơ học nguy hiểm ở nơi làm việc. Những tai nạn bi thảm mà công nhân trải qua thôi thúc các ngành công nghiệp tiên tiến xây dựng và áp dụng các biện pháp an toàn lao động hữu hiệu để bảo vê công nhân, để phòng chấn thương gây ra bởi các phần chuyển động của máy móc, các vật nặng đang rơi và sàn nhà trơn hoặc đồ ghề,...

Mặc dù Ecgonomi có thể áp dụng trong một môi trường làm việc. Việc phòng chống chấn thương là một mục tiêu chính của Ecgonomi, cũng như mục tiêu thiết kế môi trường làm việc hợp lí và tăng hiệu quả làm việc. Ecgonomi tập trung vào thiết kế môi trường làm việc có thể thay đổi và tích hợp với những nhu cầu của mỗi công nhân. Nếu điều kiện cho phép thì mọi người vẫn thích thay đổi môi trường và điều kiện làm việc cho phù hợp cho phù hợp với trình độ, thể chất và đặc tính của công nhân hơn là tìm công nhân với những đặc điểm cụ thể phù hợp để thực hiện công việc. Đối với những công việc dùng sức lực ở phần trên của cơ thể để kéo thì người ta có thể thiết kế đòn bẩy để phụ nữ sử dụng bàn đạp bằng chân. Thay đổi môi trường và điều kiện làm việc sẽ tạo điều kiện thuận lợi bảo vệ được nhiều công nhân hơn và tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả hơn nhờ thay đổi hành vi của công nhân hoặc lựa chọn một số công nhân thực hiện một số việc đặc biệt.

Thông tin xử lí dễ dàng và chính xác hơn khi được trình bày theo cách giúp cho việc hiểu và nhận thức nhanh hơn. Các công cụ có thể được thiết kế và sắp xếp theo cụm và những sai lệch so với mong muốn sẽ được nhìn thấy rõ ràng. Việc chọn phông chữ, màu sắc, sơ đồ mật mã, những chú thịch bằng hình ảnh và nhãn mác là hoàn toàn không tốn kém những lại rất hiệu quả trong việc tăng năng suất và giảm các lỗi trong khi thực thiện những công việc phức tạp. Các khẩu hiệu cần được thiết kế sao cho những thông tin bất thường hoặc khẩn cấp được nhận ra một các nhanh chóng và dễ dàng bằng màu sắc hoặc bằng các hình ảnh. Hơn nữa, việc áp dụng các nguyên lý của Ecgonomi tạo điều kiện cho các công nhân bị tàn tật hoặc đang hồi phục sức khoẻ vẫn có khả năng làm việc để đảm bảo họ luôn được làm việc và thường chi phí cho việc áp dụng những nguyên lý này lại không tốn kém.

Chấn thương do tai nạn giao thông

Tai nạn ô tô xe máy hiện vẫn đang là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chấn thương nghiêm trọng ở hầu hết các nước trên thế giới. Đáng tiếc là xã hội thường chấp nhận tỉ lệ chấn thương cao như là một cái giá không thể tránh khỏi của việc tham gia giao thông . Điều này không nhất thiết phải như vậy vì chấn thương hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách nâng cấp thiết kế hệ thống đường giao

thông, nâng cấp thiết kế và tăng cường bảo dưỡng xe cộ, giáo dục người lái xe tham gia giao thông và thi hành nghiêm các luật giao thông hiện hành.

Tỉ lệ tử vong do tai nạn giao thông ở thanh niên là cao nhất và ở nam giới cao hơn nữ giới. Chấn thương do giao thông cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của các trường hợp nhận viện ở độ tuổi dưới 45. Ước tính rằng trên thế giới có khoảng 5,8% tổng số người bị tàn tật trên thế giới và 38% tổng số người bị tàn tật do chấn thương (WHO,1982). Uống rượu là một nguyên nhân dẫn tới tỉ lệ bị tai nạn gây tử vong cao ở những người tham gia giao thông. Những người uống nhiều rượu có khả năng bị tai nạn giao thông cao gấp 4,4 đến 5 lần những người không uống rượu. Tỉ lệ tử vong và chấn thương do tai nạn giao thông ở những nước phát triển đã giảm xuống. Xu hướng này song song với việc áp dụng những sáng kiến an toàn trong giao thông như nâng cấp đường sá, giáo dục lái xe, và người tham gia giao thông , áp dụng luật thắt dây an toàn khi lái xe, thiết bị giữ trẻ em ở ghế sau và cải tiến hoàn thiện thiết kế các loại xe.

Chấn thương khi đi xe đạp cũng rất phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Mặc dù mũ bảo hiểm có thể phòng được 85% chấn thương vào đầu và 88% chấn thương sọ não, hiện vẫn rất ít người đi xe đạp sử dụng mũ bảo hiểm khi họ tham gia giao thông.

Chấn thương xảy ra ở nhà và nơi vui chơi giải trí

Chấn thương xảy ra ở nhà và ở nơi vui chơi giải trí bao gồm nhiều loại chấn thương khác nhau. Chấn thương ở nhà chủ yếu xảy ra ở trẻ em và người già và có thể rất nguy hiểm. Ngoài nơi làm việc thì nhà là môi trường phổ biến nhất xảy ra các chấn thương tử vong. Các chấn thương trong lúc chơi thể thao hay tại những nơi vui chơi giải trí thường tác động tới thanh thiếu niên. Mặc dầu, những chấn thương này thường nhẹ và không nghiêm trọng nhưng thường gây phiền hà, tốn kém trong chữa trị và có thể gây tử vong. Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn tới nghỉ việc.

Đuối nước, bỏng, ngộ độc và ngã là những nguyên nhân chính gây tử vong và chấn thương ở trẻ em. Trẻ nhỏ có thể bị chết đuối chỉ trong giây lát trong nước ở độ sâu vài centimet và vì vậy người lớn không bao giờ để trẻ chơi một mình gần nước hoặc khi đang tắm. Các bể bơi cần được rào và khoá cẩn

thận để bảo vệ trẻ em khỏi yếu tố nguy cơ chết đuối. Trẻ nhỏ còn có thể là nạn nhân của các vụ cháy vì chúng thường không có khả năng chạy ra khỏi nhà khi có đám cháy. Các căn hộ cần lắp đặt thiết bị báo cháy khẩn cấp nhằm báo động gia đình đúng lúc để giải thoát tất cả các thành viên đặc biệt là trẻ em ra khỏi

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bài 2 đánh giá vả quản lý nguy cơ (Trang 31)