5 Yếu tố nguy cơ tâm lý

Một phần của tài liệu Bài 2 đánh giá vả quản lý nguy cơ (Trang 40)

- Tiếng ồn được định nghĩa là âm thanh không mong muốn Âm thanh truyền trong không khí dưới dạng sóng (hay những thay đổi về áp suất) và các

2. 5 Yếu tố nguy cơ tâm lý

Tình trạng không rõ ràng, lo lắng, cảm giác không làm chủ được bản thân hoặc không kiểm soát được môi trường dẫn đến hiện tượng khá phổ biến là căng thẳng (stress). Quá trình gây ra stress bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất quyết định yếu tố gây căng thẳng có thực sự là một yếu tố nguy cơ hay không; giai đoạn thứ hai đánh giá các giả thiết đối phó với tình thế. Nếu cá nhân có thể đối phó được với các tác nhân gây stress thì sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên, khi các chiến lược đối phó không hiệu quả thì những phản ứng stress tiêu cực xảy ra.

Đối với nhiều người ở cả những nước phát triển và đang phát triển thì stress là một phần của cuộc sống hàng ngày và nó có thể gây ra tác động tiêu cực tới sức khỏe như tình trạng buồn chán, tự tử gây bạo lực đối với người khác, các bệnh về căng thẳng thần kinh và tình trạng bất ổn. Các yếu tố nguy cơ tâm lý xã hội là những yếu tố nguy cơ tạo ra môi trường xã hội không ổn định, lo lắng và không kiểm soát được. Chẳng hạn, sự lo lắng về khả năng sống sót trong tình trạng bạo lực như ở những nước có chiến tranh xảy ra liên miên hay những lo lắng về ảnh hưởng sức khỏe mà chất phóng xạ sẽ gây ra trong tương lai đối với những người phơi nhiễm. Môi trường làm việc cũng là một nơi sức khỏe có thể bị tổn thương do gánh nặng về tâm lý. Phụ nữ phải chịu thêm nhiều stress vì họ phải nỗ lực để hoàn thành tôt cả công việc cơ quan lẫn công việc gia đình. Có năm loại khác nhau về tiềm tàng gây stress nơi làm việc mà có thể phân biệt được đó là: các yếu tố công việc, vai trò của người đó trong cơ quan, cơ hội phát triển nghề nghiệp, mối quan hệ với những người xung quanh nơi công sở, cơ cấu tổ chức và môi trường làm việc. Những yếu tố chính quyết định cơ sở làm việc chính là cơ cấu có tổ chức vai trò xác định sự thoải mái về tâm lý- xã hội của cán bộ công chức. Trong môi trường xã hội mang tính chất riêng tư như cái chết của một người bạn thân hay một người trong gia đình, ly dị hay một chuyện khác liên quan đến gia đình đều được xem là các yếu tố nguy cơ tâm lý- xã hội

Môi trường thành thị có các yếu tố nguy cơ tâm lý- xã hội riêng. Công tác quy hoạch đô thị kém hoặc không phát triển theo quy hoạch các khu dân cư sống đông đúc, thiếu các khu vực dân chơi giải trí, cấu trúc xã hội bị phá vỡ và sự cô lập của xã hội. Tuy nhiên, rất khó để xác định một cách chính xác những tác động mà mỗi yếu tố nguy cơ gây ra vì mỗi người đều chịu tác động của nhiều yếu tố

gây stress và các yếu tố tâm lý- xã hội cùng lúc. Cuối cùng các yếu tố nguy cơ sức khỏe môi trường tiềm tàng như các lò đốt rác, chất thải từ các nhà máy háo chất hay thảm họa thiên nhiên có thể gây ra các phản ứng stress về tâm lý- xã hội

Stress và ảnh hưởng sức khỏe

Nhận thức hiện đại về stress là một phản ứng tiêu cực hoặc có hại. Quan điểm tiến hóa lại hoàn toàn khác quan điểm này cho rằng stress là một cơ chế rất quan trọng để giúp cơ thể con người chuẩn bị các phản ứng khẩn cấp, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Các phản ứng đặc tính sinh lý của phản ứng bao gồm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng nhịp thở, tăng vận chuyển máu tới các cơ xương và kích thích làm giảm hoạt động tiêu hóa. Tăng cường sản xuất các hoocmon stress, như Cortisol cũng đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong phản ứng này. Tất cả các phản ứng còn nhằm chuẩn bị cho các cơ thể thực hiện các phản ứng tự vệ- chống trả hoặc chạy trốn. Như vậy, chúng góp phần tăng cơ hội sống sót cho mỗi cá nhân và chi phối sự phát triển thành công của một loài nào đó.

Nếu một cá nhân liên tục phơi nhiễm với các yếu tố gây stress từ môi trường và các chiến lược đối phó không còn hiệu quả thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe. Các bệnh tim mạch như tăng huyết áp động mạch và bệnh tim thiếu máu cục bộ có thể liên quan tới stress. Một số bệnh khác như bệnh loét dạ dày, hen suyễn, bệnh thấp khớp, viêm khớp được cho là ảnh hưởng bởi tác nhân tâm lý- xã hội, mặc dù những bệnh này không phổ biến như bệnh về tim mạch

Bệnh tim mạch và những bệnh liên quan đến stress đều mất nhiều năm để phát triển nên chúng ta có cơ hội để phòng chúng ngay từ giai đoạn đầu. Điều này cần phương pháp để đánh giá các yếu tố gây stress ở trong môi trường hay nơi làm việc.

Yếu tố tâm lý khó đánh giá hơn yếu tố vật lý nên đã có nhiều nỗ lực trong việc xác định các chỉ thị của stress tâm lý- xã hội. Tuy nhiên cần phải thấy rằng mỗi người có thể phản ứng khác nhau với các yếu tố gây stress trong môi trường và sự khác nhau về tính cách, kinh nghiệm cũng như tâm trạng có thể ảnh hưởng tới các chỉ số stress đo được.

Chúng ta có thể nghiên cứu các nguy cơ sức khỏe môi trường theo nhiều cách, mội phương pháp tiếp cận là nghiên cứu bản chất của các yếu tố nguy cơ(

có thể là cơ học, hóa học, lý học…). Một phương pháp nghiên cứu các yếu tố nguy cơ khác cũng rất hữu hiệu là nghiên cứu con đường phơi nhiễm ví dụ qua không khí, đất và nước. Mối đường phơi nhiẽm có thể được chia nhỏ hơn để đi sâu nghiên cứu, ví dụ không khí trong nhà và không khí ngoài trời, nước ngầm và nước mặt.Cũng có thể nghiên cứu phương pháp môi trường nơi có yếu tố nguy cơ (nhà ăn, nơi làm việc, trường học, bệnh viện).

Chúng ta cũng có thể mô tả các yếu tố nguy cơ trong môi trường khác nhau như nông nghiệp, trong và xung quanh nhà ở và trong công nghiệp. Phương án này tiếp cận cho phép giải quyết các vấn đề môi trương theo tình huống xảy ra trong cộng đồng và trong phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Bài 2 đánh giá vả quản lý nguy cơ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w