Chương I : Một số vấn đề chung về rủi ro và quản lý rủi ro Chương II : Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung. Chương III : Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung.
Trang 1Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Thị Tươi
Sinh viên lớp: Đầu tư 47D
Khoa: Kinh tế Đầu tư
Sau thời gian thực tập tại Phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung Dưới sự hướng dẫn của Ths Trần Mai Hoa tôi đã lựa chọn đề tài: "Đánh giá và quản lý rủi ro đối với các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung"
Để nghiên cứu làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập không hề có sự saochép của bất kỳ ai khác, mọi thông tin và tài liệu tham khảo đều được ghi rõ nguồngốc Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước nhà trường và khoa
Sinh viên
Nguyễn Thị Tươi
0
Trang 2MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO 3
1.1 Dự án đầu tư 3
1.2 Rủi ro và phân loại rủi ro đối với các dự án đầu tư 4
1.2.1 Khái niệm rủi ro 4
1.2.2 Phân loại rủi ro 5
1.2.3 Các nguyên nhân rủi ro 6
1.2.3.1 Nguyên nhân bất khả kháng 6
1.2.3.2 Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay 9
1.2.3.3 Nguyên nhân thuộc về ngân hàng 11
1.3 Sự cần thiết phải quản lý rủi ro các dự án đầu tư 13
1.3.1 Ảnh hưởng của rủi ro tới nền kinh tế 13
1.3.2 Ảnh hưởng của rủi ro tới bản thân các ngân hàng cấp tín dụng 14
1.4.Quy trình quản lý rủi ro 14
1.4.1.Nhận diện rủi ro: 15
1.4.2 Đo lường hoặc đánh giá rủi ro : : 15
1.4.3 Quản trị rủi ro ( Kiểm soát rủi ro ) 17
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG TRUNG 19
I Giới thiệu khái quát về Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung 19
2.1.Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh 19 2.2.Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh
Trang 3Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
Quang Trung 20
1
Trang 42.2.1 Chức năng Phòng Quan Hệ Khách Hàng 22
2.2.2 Chức năng Phòng Quản Lý Rủi Ro 23
2.2.3 Chức năng Phòng Quản Trị Tín Dụng 24
2.2.4 Chức năng Phòng Dịch Vụ Quan Hệ Khách Hàng 24
2.3 Tình hình hoạt động của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Quang Trung giai đoạn 2006-2008 25
2.3.1 Những hoạt động chính của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung 25
2.3.1.1.Hoạt động huy động vốn 26
2.3.1.2.Hoạt động sử dụng vốn 28
2.3.2 Những sản phẩm dịch vụ của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung Quang Trung 30
2.3.2.1.Các sản phẩm tiền gửi: 30
2.3.2.2 Các sản phẩm tín dụng : 31
2.3.2.3 Các dịch vụ ngân hàng khác : 32
II.Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung 33
2.1 Quy trình đánh giá và quản lý rủi ro 33
2.1.1 Quản lý rủi ro trước khi cho vay vốn các dự án đầu tư và phân cấp thẩm quyền quyết định và xét duyệt cho vay 33
2.1.2 Quản lý rủi ro sau khi cho vay vốn các dự án đầu tư 36
2.2 Nội dung quản lý rủi ro 40
2.2.1 Đánh giá năng lực khách hàng: Đánh giá tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng 41
2.2.2 Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng 43
2.2.3 Phân tích về phương án sản xuất kinh doanh 44
2.2.4.Phân tích rủi ro 46
2.3 Phương pháp đánh giá và quản lý rủi ro 49
2.3.1 Phương pháp mô hình SWOT : 50
Trang 5Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
2.3.2 Phương pháp mô hình BCG (Boston Consulting Group) 51
2.3.3 Phương pháp 5 lực lượng cạnh tranh của Porter 52
2.3.4 Phương pháp quản lý theo trình tự 53
2.3.5 Phương pháp phân tích độ nhạy : 53
2.4 Ví dụ minh họa công tác quản lý rủi ro đối với dự án mua tàu VTV của công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng 54
I - THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 54
II - KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 55
III- BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY 71
IV- PHÂN TÍCH RỦI RO 71
V- ĐỀ XUẤT CHO VAY 72
VI- BÁO CÁO THẨM ĐỊNH RỦI RO 76
III.Đánh giá công tác quản lý rủi ro các dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung 81
2.1.Những kết quả đạt được 82
2.2.Những tồn tại cần khắc phục 85
2.3.Nguyên nhân của những tồn tại 87
2.3.1 Nguyên nhân từ phía Dự án 87
2.3.2 Nguyên nhân từ phía Nhà Nước 87
2.3.3 Nguyên nhân từ phía Ngân Hàng 89
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG QUẢN LÝ RỦI RO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG TRUNG 90
3.1.Định hướng phát triển của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung 90
3.1.1 Một số dự báo về môi trường kinh doanh 90
3.1.2 Phương hướng hoạt động trong năm tới 90
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng quản lý rủi ro các dự án đầu
0
Trang 6tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung 92
Trang 7Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
3.2.1.Tư vấn cho các dự án trong quá trình phát triển 92
3.2.2.Nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng 92
3.2.3.Hoàn thiện hế thống thông tin khách hàng và dự án đầu tư 95
3.2.4.Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các dự án đầu tư vay vốn 96
3.2.5.Đổi mới cơ cấu quản lý rủi ro 97
3.2.6.Nâng cao chất lượng công tác thẩm định trước và sau khi cho vay 98
3.2.7.Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo 100
3.2.8.Nâng cao vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 101
3.2.9.Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đảm bảo thông tin xuyên suốt từ hội sở đến chi nhánh, phòng giao dịch 103
3.3 Một số kiến nghị 103
3.3.1 Kiến nghị với Nhà Nước 103
3.3.2 Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước 105
3.3.3 Kiến nghị với Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 107
KẾT LUẬN 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
0
Trang 9Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG – BIỂU
Bảng 2.1 Bảng huy động vốn của BIDV Quang Trung năm 2006-2008Bảng 2.2.Dư nợ cho vay 2006-2008
Bảng 2.3 Bảng phân loại nợ các dự án đầu tư
Bảng 2.4.Tỷ lệ nợ quá hạn
Bảng 2.5.Một số chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch kinh doanh 2009
Sơ đồ 2.1 Mô hình SWOT
Sơ đồ 2.2: Ma trận BCG
Sơ đồ 2.3 Mô hình diamod 5 lực lượng cạnh tranh của Porter
Sơ đồ 2.4.Bảng phân tích độ nhạy dự án
Biểu 1 : Bảng Cân đối kế toán năm 2005-2007
Biểu 2 : Báo cáo kết quả kinh doanh 2005-2007
Bảng 6.Báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng 7.Dòng tiền theo quan điểm đầu tư
Bảng 8.Dòng tiền theo quan điểm chủ đầu tư
Bảng 9.Cân đối trả nợ từ dự án
0
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm, liên quan đến nhiều lĩnhvực khác nhau của nền kinh tế, chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan vàchủ quan như kinh tế, chính trị, xã hội Việc các ngân hàng liên tục mở rộngmạng lưới, giới thiệu các dịch vụ, sản phẩm mới cũng như việc áp dụng côngnghệ hiện đại đòi hỏi một chiến lược quản trị rủi ro hoạt động đồng bộ nhằmquản lý và giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động Hơn nữa, ngân hàng kinhdoanh không những chỉ huy động vốn và cho vay mà còn rất nhiều lĩnh vực khácnhư thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, góp vốn liêndoanh, dịch vụ thẻ đại lý… Vì vậy có thể nói rằng rủi ro ngân hàng rất đa dạng:rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng… Trong số tất
cả các loại rủi ro kể trên thì rủi ro trong hoạt động tín dụng là loại rủi ro lớn nhất
và phức tạp nhất Rủi ro xảy ra thì không chỉ ảnh hưởng đến bản thân ngân hàng
mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế
Khi nền kinh tế càng phát triển thì ngân hàng thương mại đóng vai trò rấtquan trọng trong việc lưu thông tiền tệ Trong ngân hàng hoạt động mang lạinhiều lợi nhuận nhưng cũng ẩn chưa nhiều rủi ro là hoạt động tín dụng Ngânhàng Đầu Tư và Phát Triển là một trong 5 ngân hàng thương mại quốc doanh rađời và hoạt động ngay từ những năm đầu khi hệ thống ngân hàng hình thành gópphần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh Nhận thấy tầm quantrọng của việc quản lý rủi ro các dự án đầu tư nên trong quá trình thực tập tạiNgân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung em đã chọn
đề tài : Đánh giá và quản lý rủi ro đối với các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung.
Do hạn chế về trình độ, kinh nghiệm và thời gian nên khóa luận của em
Trang 11Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý chânthành của các thầy cô, các anh chị phòng Quản Lý Rủi Ro – Ngân hàng Đầu Tư
và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung để bài viết của em dược hoànthiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Thạc sỹ Trần Mai Hoa vàcác anh chị phòng Quản Lý Rủi Ro – Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Namchi nhánh Quang Trung đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua
Khóa luận gồm 3 chương
Chương I : Một số vấn đề chung về rủi ro và quản lý rủi ro
Chương II : Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại NgânHàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Chương III : Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng quản lý rủi ro các
dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh QuangTrung
Sinh viên Nguyễn Thị Tươi
2
Trang 12CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỦI RO
VÀ QUẢN LÝ RỦI RO.
1.1.Dự án đầu tư
Dự án đầu tư có thể được xem xét trên nhiều góc độ :
Về mặt hình thức : Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày mộtcách chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạtđược những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai
Xét trên góc độ quản lý : Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sửdụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trongmột thời gian dài
Trên góc độ kế hoạch hóa : Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạchchi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội,làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ Xét theo góc độ này, dự án đầu
tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hóa nềnkinh tế nói chung
Xét về mặt nội dùng: Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phícần thịết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểmcác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằmthực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai
Thông thường một dự án đầu tư có những đặc trưng cơ bản:
Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng
Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn
Dự án có sự tham gia của nhiều bên : chủ đầu tư, cơ quan quản lý, công
ty cung cấp dịch vụ
Dự án luôn được đặt trong sự tương tác với các dự án khác, giữa các cơquan và bộ phận quản lý khác
Dự án được xây dựng tại địa điểm cố định và chưa đựng rủi ro cao do
dự án có quá trình thực hiện, vận hành, khai thác dài, có khi hàng chục năm
Trang 13Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
Trong qua trình xây dựng vốn dành cho dự án bị khê đọng, thời gian thu hồi vốnlâu, kết quả của dự án thu được trong tương lai
Một dự án đầu tư có những rủi ro gì: Tất cả các hoạt động diễn ra đều
mang trong mình rất nhiều rủi ro, và với một dự án đầu tư có những đặc trưngriêng thì rủi ro là việc không thể tránh khỏi, có thể liệt kê các rủi ro sau:
- Chậm tiến độ thị công (do chậm giải phóng mặt bằng, do không huyđộng đủ vốn, do thịết bị mua không đúng chủng loại và phù hợp, thời gian đấuthầu kéo dài…)
- Vượt tổng mức đầu tư ( do sự trượt giá và lạm phát, hoặc phát sinh cácchi phí ngoài dự kiến : chi phí giải phóng mặt bằng quá lớn )
- Cung cấp dịch vụ kỹ thuật – công nghệ ( công nghệ nhập về không phùhợp hay không đồng nhất, do điều kiện khí hậu ở Việt Nam nóng ẩm, do nhiềucông ty cung cấp mà không phải trọn gói do một công ty cung cấp…)
- Tài chính ( thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ )
- Do nguyên nhân bất khả kháng ( thiên tai, động đất, dịch bệnh, hỏa hoạn)
- Cung cấp các yếu tố đầu vào ( nguyên vật liệu cung cấp cho dự án đểhoạt động sản xuất kinh doanh không đồng đều và dài hạn, do nơi cung cấp gặpkhó khăn về thiên tai hay công ty khác trả giá cung cấp nguyên vật liệu cao hơn )
- Quản lý điều hành : Sự phối hợp giữa các bộ phận còn lỏng lẻo ( thịtrường đã xác định, sản xuất đã tăng công suất trong khi hệ thống các đại lý,mạng lưới phân phối vẫn chưa hình thành)
1.2 Rủi ro và phân loại rủi ro đối với các dự án đầu tư
1.2.1 Khái niệm rủi ro.
Khái niệm rủi ro: Rủi ro gắn liền với khả năng xảy ra một biến cố khônglường trước, biến cố mà ta hoàn toàn không biết chắc Rủi ro ứng với sai lệchgiữa dự kiến và thực tế
Khái niệm rủi ro đầu tư: Theo giáo trình Quản lý dự án của PGS TS TừQuang Phương là rủi ro đầu tư tổng hợp những yếu tố ngẫu nhiên ( bất trắc ) có
4
Trang 14thể đo lường băng xác suất, là những bất trắc gây nên các mất mát thịệt hại
Khái niệm rủi ro tín dụng: Theo quyết định 493/2005/QD-NHNN ngày22/04/2005 “ rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng làkhả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng do khách hàng không thựchiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”
1.2.2 Phân loại rủi ro.
Để thuận tiện cho việc quản lý và kiểm soát rủi ro người ta thường phânloại rủi ro Rủi ro được phân loại dựa vào các tiêu chí khác nhau
- Rủi ro thuần túy và rủi ro suy tính
Rủi ro thuần túy: là loại rủi ro mà nó sẽ dẫn đến kết quả tổn thất về kinh
tế, ví dụ rủi ro động đất sẽ làm mất mát tài sản và người mà nếu không bị độngđất thì nhà cửa sẽ không bị tổn thất Loại rủi ro này có thể bảo hiểm được
Rủi ro suy tính: là loại rủi ro do ảnh hưởng của những nguyên nhân khó
dự đoán, phạm vi ảnh hưởng rất lớn, rủi ro suy tính thường xảy ra trong thực tế,
Ví dụ: rủi ro thay đổi mức thuế, tình hình chính trị không ổn định Khi chính phủquốc hữu hóa các doanh nghiệp liên doanh thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ gặptổn thất lớn Đây là loại rủi ro không thể bảo hiểm nhưng có thể đối phó bằngbiện pháp rào chắn
- Rủi ro có thể tính toán được và rủi ro không thể tính toán được
Rủi ro có thể tính toán được là rủi ro mà tần suất xuất hiện của nó có thểtiên đoán được ở một mức độ tin cậy nhất định
Rủi ro không thể tính toán được là rủi ro mà tần số xuất hiện của nó quábất thường và rất khó dự đoán được
- Rủi ro có thể bảo hiểm và rủi ro không thể bảo hiểm
Rủi ro có thể bảo hiểm: ví dụ như hao mòn tài sản hữu hình, ta có thể dựđoán được trước và lập quỹ để phòng ngừa rủi ro, hay mua bảo hiểm để phòngngừa thảm họa động đất, hỏa hoạn
Rủi ro không thể bảo hiểm: Ví dụ chơi cờ bạc tạo ra rủi ro không tồn tạitrước đó và đưa đến kết quả là một bên được và một bên thua
Trang 15Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
- Rủi ro nội sinh và rủi ro ngoại sinh
Rủi ro nội sinh: là do những nguyên nhân nội tại của dự án: thời gian hòanthành dự án, thiết kế, xây dựng
Rủi ro ngoại sinh: là do những nguyên nhân bên ngoài gây ra : lạm phát,thị trường, nguyên vật liệu
1.2.3 Các nguyên nhân rủi ro
Tất cả các hoạt động diễn ra đều ẩn chứa trong đó rủi ro, rủi ro đi cùng vớilợi nhuận, hạn chế rủi ro đồng nghĩa với việc chia sẻ lợi nhuận Trong ngân hànghoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời, đặc biệt cho vay đối với các dự án đầu
tư thì càng nhiều rủi ro Vì vậy trước khi quyết định cho vay các cán bộ ngânhàng đã phân tích khách hàng rất cẩn thận, qua nhiều khâu và có sự kết hợp giữacác bộ phận liên quan để đảm bảo khoản vay được thu hồi, tuy nhiên dù đã nămbắt kỹ các rủi ro cũng như thực hiện chặt chẽ việc cho vay thì các cán bộ tín dụngcũng không thể lường hết được các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án đầu tư Vìrủi ro là yếu tố không lường trước được, ta có thể tóm tắt một vài nguyên nhângây rủi ro như sau :
1.2.3.1 Nguyên nhân bất khả kháng
Môi trường chính trị
Không chỉ bao gồm rủi ro về bất ổn chính trị mà còn có bất ổn về tàichính Rủi ro môi trường chính trị bao gồm những rủi ro sau đây:
- Rủi ro thuế: sự thay đổi về thuế làm cho thay đổi dòng tiền vào ra của dự
án, từ đó ảnh hưởng đến các chỉ số NPV, IRR Ví dụ khi tăng thuế nhập khẩunguyên vật liệu, làm cho chi phí mua vật liệu tăng lên, kéo theo sự tăng lên củatổng chi phí và làm giảm dòng tiền => giảm giá trị NPV và IRR
- Rủi ro về hạn ngạch, thuế quan hoặc các giới hạn thương mại khác: Ví
dụ như việc giới hạn xuất khẩu làm giảm sản lượng, ảnh hưởng đến doanh thucủa doanh nghiệp xuất khẩu, làm giảm khả năng trả nợ và rủi ro cho ngân hàng
- Chính sách tuyển dụng lao động: khi có những thay đổi về chính sáchtuyển dụng lao động, chế độ đào tạo và chế độ đãi ngộ nhân viên, chính sách với
6
Trang 16lao động nữ, chế độ nghỉ thai sản, quy định mức lương tối thiểu cho các vùngmiền, hạn chế thuê chuyên gia, lao động nước ngoài đều ảnh hưởng đến hiệu quảcủa các dự án đầu tư.
- Thay đổi lãi suất: Ví dụ như chính phủ đưa ra các chính sách giảm lãisuất cho vay để kích cầu đầu tư cho các doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tếlâm vào suy thoái
- Kiểm soát ngoại hối: Hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài ảnh hưởng đếnviệc mở rộng hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của dự án, cũng nhưquyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài
- Độc quyền: Sự độc quyền trong kinh doanh của thành phần kinh tế nhànước làm hạn chế sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân trong nền kinh
tế, dẫn đến sự ỷ lại của thành phần kinh tế nhà nước do được bao cấp, làm kémhiệu quả đầu tư
- Môi trường, sức khỏe, an toàn: Việc nhà nước đưa ra các chính sách môitrường để hạn chế, giảm sự ô nhiễm môi trường, phần nào hạn chế sự đầu tư chỉ
vì mục đích lợi nhuận mà không quan tâm đến hiệu quả môi trường xã hội Haychính sách bảo vệ môi trường, nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, cácthành phần kinh tế tham gia vào các dự án bảo vệ môi trường, trồng cây gây rừng
sẽ được hưởng các ưu đãi đặc biệt về đầu tư
- Quốc hữu hóa: Điều mà các nhà đầu tư nước ngoài e ngại khi đầu tư ởnước thứ ba đó là việc chính phủ mới lên nắm quyền và quốc hữu hóa toàn bộ tàisản của nhà đầu tư về nhà nước Vì vậy một môi trường chính trị ổn định là điểmthu hút nhà đầu tư nước ngoài quan tâm
Môi trường kinh tế: mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều đặt dướimôi trường kinh tế và xã hội, một đất nước phát triển có môi trường kinh tế thuậnlợi, có chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tạo hành lang pháp
lý thông thoáng, hàng rào thuế quan, sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài tham giađầu tư, tạo ra nhiều dự án đầu tư và hiệu quả hoạt động của các dự án cao, mộtđống vốn bỏ vào đầu tư phát huy được hiệu quả cao, tăng khả năng trả nợ của dự
Trang 17Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
án, dẫn đến rủi ro trong tín dụng của ngân hàng giảm Nhưng khi nền kinh tế lâmvào khủng hoảng, lạm phát tăng cao, nhu cầu tiêu dùng giảm, cắt giảm sản lượng
và công nhân, hiệu quả hoạt động của các dự án giảm, khả năng trả nợ từ dự ángiảm, các ngân hàng có nguy cơ không thu hồi được nợ, hàng loạt các ngân hàngphá sản Khi quan hệ hợp tác quốc tế phát triển mạnh như hiện nay, hoạt động tíndụng không chỉ bó gọn trong nước mà có quan hệ tín dụng với các nước khác thìrủi ro phá vỡ hệ thống ngân hàng toàn cầu tăng cao Ví dụ như cuộc khủng hoảngtài chính My hiện nay, sự đổ vỡ của hệ thống các ngân hàng nổi tiếng và uy tíncủa Mỹ kéo theo sự phá sản của hàng loạt các ngân hàng ở Anh, Đức, Pháp, BaLan, Nga nguyên nhân do đâu đó là do hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng
về hình thức nhằm mang lại sự tiện ích cho người sử dụng dịch vụ
Môi trường và xã hội: môi trường kinh tế và xã hội có ảnh hưởng rấtlớn đến hoạt động đầu tư, hoạt động cho vay, rủi ro xã hội bao gồm các nhân tốảnh hưởng đến kết quả nhưng không bị chi phối bởi người ra quyết định Trướctiên phải kể đến rủi ro về những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường
và người dân xung quanh Ví dụ: nhà máy sản xuất mỳ chính Vedan thải chấtthải trực tiếp ra sông Thị Vải gây ra ảnh hưởng không tốt đến nguồn nước củangười dân, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe Ở khu vực dân cư có dân trí cao,việc bảo vệ môi trường xung quanh rất quan trọng, họ dần trở nên yêu thích sảnphẩm thân thịện với môi trường, điều đó gây nên rủi ro với các nhà đầu tư nướcngoài với mục đích thu lợi nhuận và sử dụng công nghệ lạc hậu gây ảnh hưởngxấu đến môi trường
Thiên tai - dịch hoạ: thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh là nguyên nhânkhông lường trước được gây ra rủi ro to lớn không chỉ với người vay mà cảngười cho vay, những nhân tố này xảy ra bất ngờ ngoài tầm kiểm soát và dự báo,
và đa phần đều gây ra thịệt hại : hỏa hoạn phá hủy toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất
kỹ thuật của nhà máy
1.2.3.2 Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay.
Dự án bị thua lỗ dẫn đến mất khả năng trả nợ: Cho vay trong các ngân
8
Trang 18hàng nhiều nhất thuộc về các dự án, nguồn thu từ dự án là nguồn trả nợ chủ yếu.Rủi ro tín dụng cũng trực tiếp xuất phát từ dự án mà đại diện là chủ đầu tư.Nguyên nhân dự án bị thua lỗ có thể do năng lực quản lý của chủ đầu tư, dokhâu thực hiện và vận hành dự án không tốt, do đánh giá không đúng thị trường.
Ta có thể kể một số nguyên nhân dẫn đến dự án thua lỗ :
- Rủi ro trong quá trình xây dựng và hoàn thành công trình: Dự án đầu tư
có đặc trưng riêng là thời gian xây dựng dài, trong quá trình xây dựng vốn bị ứđộng vì vậy một dự án đầu tư nào cũng bao hàm rất nhiều rủi ro, rủi ro xảy rangay từ khâu lập dự án, thực hiện dự án và vận hành dự án Trong quá trình xâydựng dự án có thể gặp các rủi ro sau:
+ Chất lượng công trình xây dựng không đạt các yêu cầu của dự án + Chi phí xây dựng vượt quá dự toán: do chi phí đền bù giải phóngmặt bằng quá lớn, giá nguyên vật liệu tăng cao
+ Không giải tỏa được mặt bằng, phải thu hẹp hoặc hủy bỏ dự án + Thời gian hoàn thành vượt quá thời gian cho phép
- Rủi ro về cung cấp đầu vào: Do đánh giá thị trường và tìm hiểu nguồncung cấp không chính xác nên khi dự án đi vào hoạt động thì thiếu nguồn cungcấp nguyên vật liệu, đầu vào dẫn đến dự án hoạt động không hết công suất Mặtkhác rủi ro cũng xảy ra do lạm phát, sự tăng giá của nguyên vật liệu đầu vào:
Ví dụ dự án đầu tư xây trung tâm đào tạo 19 tầng của trường đại học Kinh
Tế Quốc Dân xin cấp giấy phép đầu tư từ năm 1996 với tổng mức đầu tư là 80 tỷnhưng 10 năm sau dự án mới được duyệt cũng với mức đầu tư là 80 tỷ nhưngmấy năm gần đây do lạm phát tăng cao, giá nguyên vật liệu chịu ảnh hưởng củathị trường quốc tế với mức đầu tư là 80 tỷ không đủ xây dựng 19 tầng dẫn đến dự
án đi vào hoạt động được 3 năm mà vẫn chưa xây dựng xong phần móng côngtrình, gây khó khăn tới việc vận hành dự án cũng như khả năng trả nợ
- Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán : Do yếu kém của chủ đầu tư
dự đoán không chính xác thị trường nên dự án có thể gặp các rủi ro sau : nhu cầukhông đủ hoặc có sản phẩm cùng loại đã được tiêu thụ trước, hoặc có sản phẩm
Trang 19Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
thay thế được nhập khẩu từ nước ngoài với giá trị tương đương, sản lượng sảnxuất của dự án nhỏ hơn dự kiến, giá bán thấp hơn dự kiến nên thu nhập từ dự ánthấp, không đủ để bù đắp chi phí, không đảm bảo khả năng trả nợ gây nên rủi rotín dụng
- Rủi ro về kỹ thuật và vận hành: Rủi ro xảy ra khi dây chuyền công nghệ,
dự án đưa vào hoạt động không phù hợp với thiết kế ban đầu Ví dụ : một dự ánsản xuất nhập khẩu công nghệ từ châu Âu nhưng khi lắp ráp đưa vào hoạt độngtại Việt Nam thì không đúng thông số kỹ thuật do điều kiện khí hậu ở Việt Namkhông giống bên nước nhập khẩu nên dự án hoạt động không đúng công suất như
dự kiến, dẫn đến phải thuê chuyên gia nước ngoài để sửa chưa, bảo dưỡng và đàotạo chuyên gia Việt Nam dẫn đến dự án hoạt động không hiệu quả, thua lỗ không
1.2.3.3 Nguyên nhân thuộc về ngân hàng
Cơ chế chính sách của ngân hàng chưa phù hợp
Chính sách tín dụng là khung mẫu hướng dẫn chung cho các cán bộ tíndụng, tăng cường chuyên môn hóa cũng như gắn bó trách nhiệm giữa các phòngban, tạo sự thống nhất trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và giảm thiểu tối
10
Trang 20đa rủi ro, nâng cao khả năng sinh lời Chính sách tín dụng không phù hợp khiếnhoạt động tín dụng không hiệu quả gây ra nhiều rủi ro cho ngân hàng
Ví dụ : Chính sách hỗ trợ người dân không có điều kiện mua nhà được an
cư lạc nghiệp của chính phủ Mỹ đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính hiệnnay, chính sách hỗ trợ tín dụng cho người dân vay tiền mua nhà có thời điểm chỉ1%/ năm dẫn đến hàng loạt người cố tình vay tiền ngân hàng để kinh doanh bấtđộng sản tạo ra sự nóng lên của thị trường nhà đất Mỹ, nhưng đến thời điểm nhàđất không bán được nữa thì hàng loạt các nhà đầu tư đã phải gán nhà để trả nợ =>hiện tượng đóng băng của thị trường nhà đất và khách hàng mất khả năng trả nợ,rủi ro tín dụng xảy ra với hệ thống ngân hàng Mỹ và các ngân hàng phá sản
Bộ máy tổ chức hoạt động quản lý rủi ro còn lạc hậu, yếu kém
Cơ quan chuyên trách theo dõi, quản lý các rủi ro tín dụng, quản lý cáchạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng, từng nhóm khách hàng liên quanthuộc các địa phương, các lĩnh vực kinh doanh khác nhau để phân tán, hạn chếrủi ro Nếu bộ máy tổ chức này hoạt động không hiệu quả thì rủi ro tín dụng rất
dễ xảy ra, gây tổn hại đến ngân hàng
Thứ hai là chất lượng thông tin và sự hợp tác giữa ngân hàng và các trungtâm thông tin tín dụng không đồng bộ, chưa đạt hiệu quả cao cũng dẫn đến rủi rotín dụng Ví dụ các ngân hàng thương mại cổ phần do cạnh tranh nhau nên khôngthông tin khách hàng cho trung tâm thông tín dụng dẫn đến các ngân hàng khôngbiết khách hàng vay vốn của mình có quan hệ tín dụng với ngân hàng kháckhông, tình hình quan hệ tín dụng với các ngân hàng khác có minh bạch và songphẳng hay không, có hiện tượng quịt nợ hay cố tình chây ỳ nợ không dẫn đến cácngân hàng dễ bị khách hàng lừa tiền và không thu hồi được vốn vay Thứ ba là hệthống kiểm tra, kiểm soát nội bộ lỏng lẻo, yếu kém Nhiều ngân hàng không quantâm đến việc hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, chỉ đạo chương trình chưa nghiêmtúc, còn quá coi trọng số lượng hơn chất lượng tín dụng
Sự yếu kém về trình độ nghiệp vụ cũng như tư cách đạo đức của cán
bộ tín dụng Ngân hàng
Trang 21Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp gặp gỡ khách hàng, trao đổi với kháchhàng về các sản phẩm tín dụng, là người trực tiếp thẩm định khách hàng vàhướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, sau đó quản lý hồ sơ khách hàng Nếucán bộ tín dụng yếu kém về trình độ, nghiệp vụ, khả năng phân tích thẩm định dự
án và đánh giá khách hàng thiếu chính xác do thông tin khách hàng cung cấpkhông đầy đủ, công tác cung cấp thông tin vừa thiếu lại yếu nên cán bộ tín dụngkhông phân tích chính xác hiệu quả dự án đầu tư, thời hạn thu hồi nợ hay tổngmức vốn giải ngân cho phù hợp với dự án đầu tư
Sự yếu kém về trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng thể hiện ở chỗ cán
bộ không phát hiện ra sai sót về mặt pháp lý trong hồ sơ vay vốn, đánh giá tài sảnđảm bảo không đúng giá trị gây nên rủi ro tín dụng : dự án không có khả năng trả
nợ hay khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng để vay vốn rồi gắn tài sản đảm bảo
để trả nợ với giá trị thấp hơn
Sự yếu kém còn được thể hiện ở chỗ cán bộ tín dụng không có khả năngquản lý khách hàng vay vốn của mình dẫn đến không phát hiện kịp thời hiệntượng vốn vay bị sử dụng sai mục đích hoặc cố tình có hành vi lừa đảo
Bên cạnh sự yếu kém về trình độ nghiệp vụ thì sự yếu kém về đạo đứccũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến rủi ro tín dụng Điển hình là cán bộ tíndụng lợi dụng chức vụ của mình để trục lợi tham ô, cố tình cho vay với nhữngđối tượng không được vay vốn hay không đủ điều kiện vay vốn Ví dụ: Cán bộtín dụng cho đối tượng là bạn bè, người thân vay vốn khi chưa đủ điều kiện vay.Cán bộ tín dụng cấu kết với người vay để rút tiền ngân hàng : cán bộ hướng dẫnkhách hàng hợp thức hóa hồ sơ vay vốn hay
1.3 Sự cần thiết phải quản lý rủi ro các dự án đầu tư.
Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhậy cảm, có liên quan đến nhiềulĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chịu sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan
và khách quan : kinh tế, chính trị, xã hội….từ đó cũng gây ra những thịệt hạikhông nhỏ đến ngân hàng Hơn nữa ngân hàng kinh doanh không chỉ huy động
12
Trang 22vốn và cho vay mà còn nhiều lĩnh vực khác : thanh toán, kinh doanh chứngkhoán, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh, góp vốn liên doanh, dịch vụ thẻ đại lý vìvậy có thể nói rằng rủi ro ngân hàng là rất đa dạng Vì vậy việc quản lý rủi ro tíndụng, rủi ro đối với các dự án đầu tư là nội dung quan trọng nhất trong ngânhàng “ Quản lý rủi ro tín dụng là việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để kiểmsoát chất lượng tín dụng và hạn chế hậu quả xấu trong hoạt động tín dụng, giảmthiểu sự tổn thất không để hoạt động ngân hàng lâm vào tình trạng đổ vỡ ”.
1.3.1 Ảnh hưởng của rủi ro tới nền kinh tế.
Dự án đầu tư có nhiều đặc trưng riêng có mà tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đốivới ngân hàng việc cho vay đối với dự án hay đầu tư vào dự án chứa đựng nhiềurủi ro gọi là rủi ro tín dụng
- Hoạt động ngân hàng liên quan đến các doanh nghiệp và cá nhân, vì vậykhi một ngân hàng gặp rủi ro tín dụng hay phá sản thì người gửi tiền rất lo lắng
và kéo nhau đi rút tiền ở các ngân hàng khác làm cho toàn bộ hệ thống ngân hànggặp khó khăn Mặt khác ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp
- Hơn nữa sự hoảng loạn của các ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến toàn
bộ nền kinh tế, nó làm cho nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng, nền kinh tếmất ổn định Ngày nay rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới :cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, và mới nhất là cuộc khủng hoảng tàichính Mỹ đã làm rung chuyển toàn cầu, mặt khác mối liên hệ về tiền tệ và đầu tưgiữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng của một nước có ảnhhưởng đến các nước có liên quan
1.3.2 Ảnh hưởng của rủi ro tới bản thân các ngân hàng cấp tín dụng.
- Khi không thu được nợ thì vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho ngânhàng kinh doanh không có hiệu quả Khi gặp rủi ro tín dụng ngân hàng thườngrơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, làm mất lòng tin của người gửi tiền,ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng Nếu tình trạng mất khả năng chi trả diễn rathường xuyên hay thông tin rủi ro tín dụng của nội bộ ngân hàng bị rò rỉ ra bên
Trang 23Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
ngoài thì uy tín của ngân hàng giảm sút, khả năng cạnh tranh của ngân hàng cũngkém đi Uy tín đối với khách hàng là tài sản vô hình hết sức quý giá của ngânhàng một khi đã mất thì khó có thể lấy lại
- Khi gặp rủi ro tín dụng ngân hàng không thu hồi được vốn tín dụng đãcấp và lãi cho vay trong khi vẫn phải trả lãi và vốn huy động khi đến hạn điềunày làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, lợi nhuận giảm sút
Nói tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khácnhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi chovay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ caodẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phụcđược, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nóichung và hệ thống ngân hàng nói riêng Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trịngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảmthiểu rủi ro trong cho vay
1.4.Quy trình quản lý rủi ro.
Quản lý rủi ro dự án là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đolường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp và quản lýcác hoạt động nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong suốt vòng đời của dự án.Quản lý rủi ro là việc hủ động kiểm soát các sự kiện trong tương lai dựa trên kếtquả dự báo trước các sự kiện xảy ra mà không phải là sự phản ứng thụ động.Như vậy một chương trình quản lý rủi ro hiệu quả không những là giảm bớt saisót mà còn làm giảm mức độ ảnh hưởng của những sai sót đến việc thực hiện cácmục tiêu dự án
Sơ đồ quản lý rủi ro
14
Trang 241.4.1.Nhận diện rủi ro: là quá trình phân tích đánh giá, nhận dạng lĩnh
vực rủi ro, các loại rủi ro tiềm tàng ảnh hưởng đến dự án, trong vòng đời của
dự án cần nhận dạng các rủi ro do môi trường bên ngoài và nội tại có thể gây ra,mỗi giai đoạn có rủi ro khác nhau, vì vậy nhận dạng rủi ro không phải là côngviệc chỉ diễn ra một lần mà là quá trình thực hiện thường xuyên trong suốt vòngđời dự án Ngân hàng có thể thu thập thông tin để phát hiện rủi ro từ :
- Từ việc phỏng vấn khách hàng, kiểm tra, thẩm định tài sản hay dự án xinvay vốn,
- Từ hồ sơ xin vay vốn của khách hàng
- Từ các tổ chức tín dụng mà khách hàng có quan hệ tín dụng, cơ quanquản lý nhà nước, cơ quan thuế…
1.4.2 Đo lường hoặc đánh giá rủi ro : Sau khi đã nhận diện được rủi ro
ta tiến hành phân tích đánh giá mức độ rủi ro để xem rủi ro tác động đến những
bộ phận nào và ảnh hưởng của nó đến từng bộ phận từ đó có những giải pháp vàbiện pháp hạn chế rủi ro Để lượng hóa các rủi ro ta có thể sử dụng một số mô
Phát hiện rủi ro
Đánh giá rủi ro
Quản trị rủi ro
Hạn chế rủi ro Tự bảo hiểm Phong toả rủi ro giao rủi roChuyển Tránh rủi
ro
Trang 25Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
hình sau :
Mô hình chất lượng dựa trên yếu tố 6C:
- Tư cách người vay ( character ) : đánh giá chất lượng tín dụng dựa vào
tư cách đạo đức, tư cách pháp nhân, thiện chí của người vay trong việc vay vốnđầu tư vào dự án Ở mục này các cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích vay vốncủa khách hàng Mực đích vay vốn có hợp với chính sách tín dụng mà ngân hàngđang áp dụng hiện nay hay không Đồng thời xem xét tư cách khách hàng : lịch
sử quan hệ tín dụng, trả nợ của khách hàng Trước khi tiến hành cho vay vốn cán
bộ tín dụng cần xem xét kỹ khách hàng có thể thu thập từ nhiều nguồn khácnhau, nếu phát hiện khách hàng có hành vi lừa đảo thì cán bộ tín dụng phải từchối cho vay để hạn chế rủi ro tín dụng
- Dòng tiền ( Cashflow ) : trước tiên phải xác định nguồn trả nợ của dự ánđầu tư là từ đâu : từ doanh thu thu được hay từ bán hàng thanh lý hay từ đầu tưvào công ty con, công ty liên kết Sau đó phân tích các chỉ tiêu tài chính của dự
án đầu tư, tuy nhiên khi xem xét khả năng trả nợ của dự án đầu tư nên xem xét vềnguồn vốn thu được từ doanh thu bán hàng vì đây là nguồn vốn thường xuyên,
ổn định để đảm bảo khả năng trả nợ
- Năng lực của người vay ( Capacity ) : tùy thuộc vào quy định pháp luậtcủa mỗi quốc gia, đối với cá nhân phải có đủ năng lực hành vi dân sự : cá nhânphải đủ 18 tuổi, doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lậpdoanh nghiệp mới được phép ký kết hợp đồng
- Tài sản đảm bảo ( Collateral ) : tài sản đảm bảo thể hiện trách nhiệm vànghĩa vụ trả nợ của người vay đối với ngân hàng, khi dự án đầu tư không có khảnăng trả nợ thì tài sản đảm bảo sẽ là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng Tài sảnđảm bảo không những chỉ là vốn tự có của khách hàng vay vốn mà chính là tàisản từ vốn vay để thế chấp cầm đồ
- Các điều kiện ( Conditions ) : Ngân hàng quy định các điều kiện tuỳ theochính sách tín dụng theo từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiệnthâu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của NHTW quy
16
Trang 26định theo từng thời kỳ Chính sách hỗ trợ tín dụng cho dân nhập cư được vay vốnmua nhà với lãi suất 1%/ năm.
- Kiểm soát ( Control ) : ngân hàng cần tập trung vào những vấn đề nhưcác thay đổi trong pháp luật và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay Yêucầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không
từ đó đưa ra các biện pháp hợp lý để hạn chế rủi ro tín dụng
Mô hình điểm số Z : dùng để cho điểm tín dụng các doanh nghiệp vay
vốn, đại lượng Z được dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụngđối với người vay và phụ thuộc vào : trị số các chỉ số tài chính của người vay
Mô hình như sau :
Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5
Trong đó,
X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản
X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản
X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản
X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạch toán củatổng nợ
X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản
Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Vậy khi trị
số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ
vỡ nợ cao Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm sốthấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao Tuy nhiên
mô hình này cũng có nhược điểm đó là chỉ phân biệt khách hàng vỡ nợ haykhông vỡ nợ nhưng thực tế vỡ nợ lại được chia theo nhiều mức độ khác nhau
1.4.3 Quản trị rủi ro ( Kiểm soát rủi ro ).
Sau khi đã nhận diện, đánh giá được mức độ rủi ro các ngân hàng nên đưa
ra các biện pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro
- Tránh rủi ro : là loại bỏ khả năng bị thịệt hại, là việc không chấp nhận
Trang 27Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
các dự án có mức độ rủi ro quá lớn, ngân hàng không nên cho vay với các dự ánđược đánh giá có mức độ rủi ro cao, dự án không có tính khả thi
- Hạn chế rủi ro : là đưa ra các biện pháp để rủi ro xảy ra ít nhất hoặc nếu
có xảy ra thì rủi ro ít Ví dụ : việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới làmột biện pháp nhiều người áp dụng để hạn chế rủi ro, nếu rủi ro có xảy ra thìcũng được bồi thường
- Tự bảo hiểm : là phương pháp quản lý rủi ro mà đơn vị chấp nhận rủi ro
và tự nguyện kết hợp thành một nhóm gồm nhiều đơn vị có rủi ro tương tự, đủ để
dự đoán chính xác mức độ thiệt hại và do đó chuẩn bị trước nguồn quỹ để bù đắpnếu nó xảy ra Ví dụ : chúng ta thiết lập một quỹ dự phòng để đề phòng lúc gặprủi ro không may: tai nạn giao thông…
- Phong tỏa rủi ro : là đề ra các biện pháp khống chế rủi ro xảy ra hoặc rủi
ro xảy ra nhưng thiệt hại ít nhất
- Chuyển giao rủi ro : là chuyển giao rủi ro cho người khác, đồng nghĩavới việc chuyển giao may mắn cho người khác Ví dụ như việc các công ty hợptác để làm dự án, mỗi thành viên góp vốn được hưởng lợi nhuận theo phần vốnmình thực góp, mặt khác rủi ro luôn luôn song hành trong quá trình dự án đangdiễn ra, việc góp vốn phần nào san sẻ rủi ro, chia sẻ lợi nhuận và trách nhiệm dẫnđến dự án làm ăn có hiệu quả hơn
18
Trang 28CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG TRUNG.
I Giới thiệu khái quát về Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
2.1.Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh
Thời kỳ từ 1957- 1980:
Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) tiền thân của Ngân hàng ĐT&PTVN - được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ Quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ.Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thịết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiếnthịết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội
Thời kỳ 1981- 1989:
Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàngĐầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyếtđịnh số 259-CP của Hội đồng Chính phủ Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư vàXây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnhvực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước
Thời kỳ 1990- nay:
Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thànhNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401-CT của Chủ tịchHội đồng Bộ trưởng
Sự phát triển của BIDV có thể dễ dàng nhận biết ngay qua số lượng các chinhánh Là một trong 76 chi nhánh cấp I thuộc khối ngân hàng BIDV được ra đời ngày01/05/2005 trên cơ sở phòng giao dịch Quang Trung thuộc sở giao dịch 1 Tài sản banđầu khi mới thành lập là nguồn huy động vốn 1.300 tỷ và nguồn nhân lực 65 cán bộđược điều động từ Hội sở chính và Sở giao dịch BIDV Quang Trung hoạt động theo
Trang 29Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
giấy phép đăng ký kinh doanh số 01110000466 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư thành phố HàNội cấp ngày 01/04/2005 có trụ sở đặt tại tầng 1,2 toà nhà Prime Building số 53Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Sự ra đời của BIDV Quang Trung là mộtbước đi trong chiến lược phát triển đến năm 2010, kế hoạc kinh doanh 2005 – 2007của BIDV nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng , cơ cấu sản phẩm dịch vụngân hàng, góp phần nâng cao tính cạnh tranh trong hội nhập quốc tế
Xác định phương hướng phát triển theo mô hình của một ngân hàng hiện đại, làđơn vị cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và phục vụ đối tượng khách hàng khuvực dân doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp đang trong lộ trình cổphần hoá, Chi nhánh Quang Trung đã nỗ lực không ngừng trong việc tiếp cận và tìmkiếm khách hàng, tích cực thực hiện công tác phát triển nguồn nhân lực, mở rộng vàphát triển mạng lưới, nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ mới nhằm nâng cao khả nănghoạt động của chi nhánh và đáp ứng tối đa các nhu cầu của các đối tượng khách hàngthuộc khối bán lẻ
Tính đến thời điểm hiện nay, BIDV Quang Trung không ngừng lớn mạnh, cụthể như sau: (giai đoạn 2006-2008)
- Tăng trưởng dư nợ tín dụng : 70%/ năm
- Tăng trưởng huy động vốn : 22%/năm
- Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế / người : 75%
- Tỷ lệ nợ xấu : dưới 10%
Với mục tiêu trở thành ngân hàng hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực ,BIDV Quang Trung không nhừng đầu tư về nọi mặt nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếucủa khách hàng, đồng thời phù hợp với định hướng của ngân hàng Đầu Tư và PhátTriển đặt ra
2.2.Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Mô hình tổ chức hoạt động của BIDV Quang Trung gồm các phòng ban nhưsau:
20
Trang 30Khối quan hệ khách hàng : có 3 phòng quan hệ khách hàng 1,2,3
Khối quản lý rủi ro: có 1 phòng quản lý rủi ro
Khối tác nghiệp : có 5 phòng : Phòng quản trị tín dụng, Phòng dịch vụ kháchhàng doanh nghiệp, Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân, Phòng thanh toán quốc tế,Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ
Khối quản lý nội bộ : có 4 phòng : Phòng tài chính kế toán, Phòng kế hoạchtổng hợp, Phòng tổ chức hành chính, Phòng điện toán
Khối trực thuộc gồm các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm
Trang 31Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức
2.2.1 Chức năng Phòng Quan Hệ Khách Hàng
Các phòng quan hệ khách hàng : có các nhiệm vụ sau
Công tác marketing, tiếp thị, và phát triển khách hàng
Công tác tín dụng
Các nhiệm vụ khác : quản lý thông tin, phối hợp, hỗ trợ các đơn vịliên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ, cập nhật thông tin diễn biến thị
trường và sản phẩm trong phạm vi quản lý có liên quan đến nhiệm vụ của phòng,
tham gia ý kiến đối với các sản phẩm chung của chi nhánh theo chức năng nhiệm
Giám đốc
i ám đ ốc Phó giám đốc 2Phó giám đốc 1
P QL& DV kho quỹ
Trang 32vụ được giao, thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu giám đốc chi nhánh
2.2.2 Chức năng Phòng Quản Lý Rủi Ro
- Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điềuchỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từngkhách hàng phù hợp với chỉ đạo và tình hình thực tế tại chi nhánh
- Đầu mối đề xuất trình giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của chi nhánh,của khách hàng và phương án cơ cấu lại các khoản vay của khách hàng theoquy định
- Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tổng hợp kết quảphân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tổng hợp kết quả phân loại nợ và tríchlập dự phòng rủi ro gửi phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quyđịnh
- Đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sảnđảm bảo theo đúng quy định của BIDV
- Thu thập thông tin về tín dụng, thực hiện các báo cáo về công tác tíndụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh Lập báo cáo phân tích thực trạng tàisản đảm bảo nợ vay của chi nhánh
- Thực hiện xử lý nợ xấu
+ Công tác quản lý rủi ro tín dụng:
- Tham mưa đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng
- Trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểmtra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của chi nhánh Chịu trách nhiệm về an toàn, chất
Trang 33Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
lượng và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi nhiệm vụ được giao.Đảm bảo mọi khoản tín dụng được cấp ra tuân thủ đúng quy định về quản lý rủi ro vàtrong hạn mức chấp nhận rủi ro của BIDV và của chi nhánh
+ Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp:
+ Công tác phòng chống rửa tiền:
+ Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO:
+ Công tác kiểm tra nội bộ:
2.2.3 Chức năng Phòng Quản Trị Tín Dụng
- Tiếp nhận từ Phòng Quan hệ khách hàng hồ sơ giải ngân/ cấp bảo lãnh và kiểm tratính đầy đủ hợp lệ, hợp pháp các điều kiện giải ngân so với hợp đồng tín dụng đã cấp và cácquy định về tín dụng của ngân hàng Nhà nước Chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát tính đầy
đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng theo đúng quy định
- Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ
- Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ, gửi kết quảcho phòng quản lý rủi ro để rà soát trình cấp thẩm quyền có quyết định
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng, giám sátkhách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng
- Đầu mối lưu giữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tàisản đảm bảo nợ
2.2.4 Chức năng Phòng Dịch Vụ Quan Hệ Khách Hàng
+ Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân : Trực tiếp quản lý tài khoản và thực hiệngiao dịch với KHCN, thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịchphát sinh theo quy định của Nhà Nước và BIDV, phát hiện, báo cáo, xử lý kịp thời cácgiao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp Chịu trách nhiệm kiểm tratính pháp lý, đầy đủ, đúng đắn của chứng từ giao dịch
+ Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp : Trực tiếp quản lý tài khoản và giaodịch với KHDN Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phátsinh theo quy đinh của Nhà Nước và BIDV, phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời cácgiao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp Chịu trách nhiệm kiểm tra
24
Trang 34tính pháp lý, đầy đủ, đúng đắn của chứng từ giao dịch.
2.3 Tình hình hoạt động của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Quang Trung giai đoạn 2006-2008
2.3.1 Những hoạt động chính của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
BIDV Quang Trung có các hoạt động như 1 ngân hàng độc lập Có cáchoạt động chính như sau:
- Huy động vốn bằng đồng việt nam và ngoại tệ từ dân cư và tổ chứcthuộc mọi thành phần dưới nhiều hình thức
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng việt nam và ngoại tệ
- Đầu tư dưới hình thức hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức kinh
tế, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước
- Đại lý ủy thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ chính thức của chínhphủ, các nước và các tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài đối với các doanhnghiệp hoạt động tại Việt Nam
- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước quamạng vi tính và thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu SWIFT
- Thực hiện các dịch vụ ngân quỹ: thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếuthanh toán, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt đến tận nhà
- Kinh doanh ngoại tệ
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh
- Thực hiện các dịch vụ về tư vấn đầu tư
Trong suốt giai đoạn từ năm 2005 khi chi nhánh BIDV Quang Trung bắtđầu được thành lập đến năm 2008 nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế ViệtNam đã chứng kiền nhiều biến động phức tạp, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu mà tiêu biểu là khủng hoảng kinh tế Mỹ, sự tăng lên đột biến củagiá dầu thô, của vàng, mối lo ngại dịch cúm gia cầm, tình hình khủng bố, chiếntranh…Đặc biệt ở Việt Nam đó là quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới
Trang 35Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
WTO, sự phát triển nhanh chóng của ngân hàng và thị trường chứng khoán trongnước…Những biến động này ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế và hoạt độngcủa các tổ chức tín dụng Tại chi nhánh BIDV Quang Trung diễn ra như sau
2.3.1.1.Hoạt động huy động vốn
Sau 04 năm hoạt động cùng với sự chỉ đạo sang suốt kịp thời của Ban lãnhđạo, sự năng động nhậy bén, tận tụy với công việc của các cán bộ ngân hàngthuộc chi nhánh, BIDV Quang Trung đã đạt được những kết quả rõ rệt trongcông tác huy động vốn Cụ thể như sau :
Bảng 2.1 Bảng huy động vốn của BIDV Quang Trung năm 2006-2008
Đơn vị ( tỷ đồng )
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1.Theo đối tượng
( Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh BIDV Quang Trung năm 2006-2008)
Qua bảng huy động vốn ta có nhận xét sau : Trong năm 2005 mặc dù làchi nhánh mới thành lập nhưng tính đến 31/12/2006 nguồn vốn huy động đạt2.910 tỷ đống tăng 988 tỷ đồng so với năm 2005 trong đó VNĐ đạt 1.979 tỷđồng chiếm 68%, huy động ngoại tệ đạt 931,2 tỷ đồng chiếm 32%, nguồn vốnhuy động có thời hạn trên 1 năm là 2.095 tỷ đồng chiếm 72%, nguồn huy động
26
Trang 36có thời hạn dưới 1 năm là 814,8 chiếm 28% , nguồn huy động từ các tổ chức kinh
tế đạt 2.183 tỷ động chiếm 75%, nguồn huy động từ dân cư đạt 727,5 tỷ đồngchiếm 25%
Tính đến 31/12/2007 nguồn vốn huy động đạt được 5.100 tỷ đồng tăng30% so với năm 2006, đạt 113% kế hoạch kinh doanh, trong đó nguồn huy độngVND đạt 3.900 tỷ đồng chiếm 76.4%, nguồn huy động ngoại tệ đạt 1.204 tỷ đồngchiếm 23.6%, nguồn huy động có thời hạn trên 1 năm là 2.692 tỷ đồng tăng sovới năm 2006 là 1.562 tỷ đồng, nguồn huy động có thời hạn dưới 1 năm đạt2.040 tỷ đồng chiếm 40%, nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 3.480 tỷđồng chiếm 68.23%, nguồn huy động từ dân cư đạt 1.569 tỷ đồng đạt 30.76%,Tiền gửi thanh toán và không kỳ hạn đạt 1.200 tỷ đồng tăng 439 tỷ đồng so vớinăm 2006, và hiện chiếm 20% tổng nguồn huy động tại chi nhánh
Tính đến 31/12/2008 Huy động vốn cuối kỳ đạt 6.000tỷ đồng đạt 109% so
kế hoạch được giao Tỷ lệ tăng trưởng đạt 17.6% so với năm ngoái Nguồn huyđộng VNĐ đạt 4.0152 tỷ đồng chiếm 66.92%, nguồn huy động ngoại tệ đạt1.2036 tỷ đồng chiếm 20.06%, nguồn huy động từ dân cư đạt 1.8462 tỷ đồngchiếm 30.77%, nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 5.8938 tỷ đồng chiếm98.23%, nguồn huy động ngắn hạn đạt 3.600 tỷ đồng chiếm 60%, nguồn huyđộng trung và dài hạn đạt 2.400 tỷ đồng chiếm 40%
Trong năm vừa qua có nhiều yếu tố khách quan, thuận lợi ảnh hưởng tớikết quả hoạt động của chi nhánh : chính sách tích cực huy động vốn được ápdụng tích cực từ hội sở chính đến các chi nhánh, các quỹ và các phòng giao dịch,các dự án cho vay đảm bảo khả năng thanh khoản, chi nhánh cũng tích cực đưa
ra các sản phẩm vốn ngắn hạn (kỳ hạn tuần ) thu hút được nhiều nguồn từ các tổchức kinh tế, ngược lại nguồn huy động từ dân cư tại chi nhánh có xu hướnggiảm do sức cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn và xu hướng tiêu dùng - tiếtkiệm của dân cư có nhiều thay đổi
2.3.1.2.Hoạt động sử dụng vốn
Song song với việc huy động vốn, việc sử dụng vốn cũng cần phải có kế
Trang 37Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
hoạch, chiến lược hợp lý Sử dụng vốn như thế nào để mang lại hiệu quả lớn nhấtlại vừa giảm thiểu được những rủi ro là một vấn đề then chốt, quan trọng tronghoạt động của ngân hàng Tại BIDV Quang Trung, doanh số dư nợ cho vaykhông ngừng được tăng lên
Bảng 2.2 Dư nợ cho vay 2006-2008
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh BIDV Quang Trung năm 2006 - 2008)
Qua bảng dư nợ cho vay ta có nhận xét sau : Tổng dư nợ đến 31/12/2006của chi nhánh đạt được 800 tỷ đồng so với năm 2005, đạt 100% giới hạn tín dụngđược giao, trong đó tín dụng ngắn hạn đạt 416 tỷ đồng chiếm 52% tổng dư nợ tíndụng, Tín dụng trung & dài hạn đạt 384 tỷ đồng chiếm 48% tổng dư nợ tín dụng,tín dụng VND đạt 360 tỷ đồng chiếm 45% tổng dư nợ tín dụng, tín dụng ngoại tệđạt 440 tỷ đồng chiếm 55% tổng dư nợ tín dụng, đặc biệt trong năm 2006 chinhánh không có nợ quá hạn và nợ xấu Cơ cấu cho vay được chuyển dịch theohướng an toàn hơn : tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng từ 20.4% ( năm 2005) lên52%
Tổng dư nợ đến 31/12/2007 đạt 1.223 tỷ đồng, đạt 98% giới hạn tín dụngđược giao và tăng trưởng tuyệt đối 512 tỷ đồng so với năm 2006 tín dụng ngắnhạn đạt 550,35 tỷ đồng chiếm 45% tổng dư nợ tín dụng, tín dụng trung và dài hạn
28
Trang 38đạt 672,65 tỷ đồng chiếm 55% tổng dư nợ tín dụng, tín dụng VND đạt 840,201 tỷđồng chiếm 68.7% tổng dư nợ tín dụng, tín dụng ngoại tệ đạt 382,799 tỷ đồngchiếm 31.3% tổng dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ xấu thấp.
Tổng dư nợ đến 31/12/2008 đạt 2.295 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng đạt 83.6%
so với năm 2007, tín dụng ngắn hạn đạt 918 tỷ đồng chiếm 40% tổng dư nợ tíndụng, tín dụng trung và dài hạn đạt 910,89 tỷ đồng chiếm 39.69% tổng dư nợ tíndụng, tín dụng VND đạt 1.825 tỷ đồng chiếm 79.5% tổng dư nợ tín dụng, tíndụng ngoại tệ đạt 82.62 tỷ đồng chiếm 3.6% tổng dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ xấu chỉ
có 3%
Qua 4 năm hoạt động và phát triển chi nhánh Quang Trung đã có nhiềuthành tích tốt trong việc huy động vốn và sử dụng vốn, đặc biệt là hoạt động tíndụng Tổng dư nợ liên tục tăng từ năm 2006-2008, tổng dư nợ tín dụng năm 2007tăng 152% sơ với năm 2006, và năm 2008 tăng 187% so với năm 2007 Trongnăm 2008 do tình hình thị trường tài chính có nhiều biến động, đặc biệt là sự tănggiá của dầu thô và vàng, sự biến động liên tục của tỷ giá hối đoái cùng với việclãi suất huy động tiền gửi VND cao có thời điểm lên tới 19%/ năm nên việc chovay ngắn hạn đã tăng cao hơn cho vay trung và dài hạn, cho vay VND tăngnhanh hơn cho vay ngoại tệ Do lãi suất huy động có thời điểm tăng cao nên kéotheo đó lãi suất cho vay cũng tăng lên có thời điểm lên tới 21% nên các doanhnghiệp vay vốn cũng gặp khó khăn và bắt buộc phải sử dụng vốn có hiệu quả,các cán bộ tín dụng ngân hàng cũng như các cán bộ phòng thẩm định rủi ro vàquản trị tín dụng phải thẩm định dự án, rà soát dự án khắt khe và cẩn trọng hơn.Phải tuyệt đối tuân thủ chỉ đạo của hội sở chính trong hoạt động tín dụng để hạnchế tối đa tổn thất cho ngân hàng
2.3.2 Những sản phẩm dịch vụ của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung Quang Trung
2.3.2.1.Các sản phẩm tiền gửi:
a) Tiền gửi dành cho dân cư :
Sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn : Dành cho khách hành có nhu cầu sử
Trang 39Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thông qua tài khoản ngân hàng.Khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn trên số dư tiền gửi trong tài khoảncủa mình Mức lãi suất không kỳ hạn áp dụng theo quy định của BIDV QuangTrung, tuy nhiên với loại tiền gửi này mức lãi suất thường rất thấp Đây là nguồnvốn có chi phí huy động thấp Khi số lượng khách hàng mở tài khoản tiền gửităng lên thì số dư tiền gửi tại ngân hàng càng cao, nguồn huy động được bổ sungthêm nên rất có lợi cho ngân hàng Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này chocác mục đích khác : cho vay, kinh doanh tiền tệ…
Sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn : Chủ yếu là tiền nhàn rối của dân cư gửivới mục đích chính là hưởng lãi BIDV Quang Trung đã cung cấp cho kháchhàng các sản phẩm tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn, cạnh tranh và đa dạng về kỳhạn từ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Bên cạnh đó, BIDV Quang Trung còncung cấp sản phẩm tiết kiệm theo hình thức mới là tiết kiệm theo thời gian thựcgửi Với hình thức này, khách hàng có nhu cầu rút tiền thường xuyên có thể tậndụng được tối đa thời gian sinh lời của tiền gởi Khách hàng được phép lựa chọnchình thức trả lãi trước, trả lãi hàng tháng, hàng quý, hoặc trả lãi cuối lỳ Toàn bộtiền gửi của khách hàng sẽ luôn được đảm bảo an toàn bằng khả năng bảo toànvốn và trách nhiệm bảo hiểm của ngân hàng
b) Tiền gửi dành cho doanh nghiệp :
Sản phẩm tiền gửi thanh toán: Là hình thức doanh nghiệp mở tàikhoản tiền gửi với một hoặc nhiều loại tiền tệ khác nhau để thực hiện các hoạtđộng thanh toán thông qua ngân hàng mà không cần dùng đến tiền mặt Hìnhthức này mang lại các tiện ích cho doanh nghiệp như : chuyển tiền nhanh chóng,đảm bảo độ an toàn…lại vừa đồng thời mang lại một khoản lãi định kỳ chodoanh nghiệp theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn đối với loại tiền tệ tương ứng
mà chi nhánh đang áp dụng cho khách hàng Ngoài ra, các doanh nghiệp còn cóthể sử dụng dịch vụ cho vay thấu chi được thoả thuận trước của ngân hàng nhằmnâng cao tính thanh khoản Với phương thức tài trợ ngắn hạn này ngân hàng chophép khách hàng được phép rút tiền vượt quá số dư trên tài khoản vãng lai trong
30
Trang 40phạm vi số tiền và thời hạn nhất định Nhờ vậy, kế hoạch chi tiêu của doanhnghiệp cũng được linh động hơn Tuy nhiên BIDV Quang Trung chưa áp dụngthấu chi cho doanh nghiệp, mới chỉ áp dụng cho các cá nhân.
Sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn : Đây cũng là loại tiền gửi thanh toánchủ yếu dành cho doanh nghiệp Khách hàng có thể sử dụng sản phẩm nàyvới thời gian linh hoạt: ngắn, trung và dài hạn sao cho phù hợp với kế hoạchchi tiêu của mình, hoặc những khoản vốn chuyên dùng mà khách hàng cầnphải quản lý riêng
2.3.2.2 Các sản phẩm tín dụng :
a) Tín dụng dành cho cá nhân, hộ gia đình :
Sản phẩm cho vay tiêu dùng đối với cá nhân, hộ gia đình : Dành chocác cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để mua nhà, xe, du học… và cácmục đích tiêu dùng khác
Sản phẩm cho vay kinh doanh đối với cá nhân, hộ gia đình : Dành chocác gia đình có nhu cầu vay vốn để kinh doanh nhỏ, phát triển kinh tế gia đình,nâng cao chất lượng cuộc sống của các thành viên trong gia đình
Cho vay bằng sổ tiết kiệm và chứng từ có giá : Là một cách thuận tiện
và nhanh chóng giúp khách hàng có tiền gửi tiết kiệm tại BIDV Quang Trung cóthể vay được lượng tiền tối đa bằng 100% giá trị sổ tiết kiệm trong ngắn hạn
b) Tín dụng doanh nghiệp :
Cho vay theo hạn mức tín dụng : Đây là hình thức cho vay nhằm khắcphục rủi ro cho bản thân ngân hàng và người đi vay, dùng hoà được tất cả các lợiích của các bên trong quan hệ tín dụng Cho vay theo hạn mức tín dụng thường
áp dụng cho các doanh nghiệp có nhu cầu vốn thường xuyên và tương đối ổnđịnh, nhờ đó mà các doanh nghiệp này tiết kiệm được chi phí và thúc đẩy sửdụng vốn một cách có hiệu quả
Cho vay ngắn hạn theo món : Đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu độngđảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được diễn raliên tục và thuận lợi Tại BIDV Quang Trung đặc biệt tài trợ cho hoạt động xuất