I .Giới thiệu khái quát về Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
II.Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
2.2.3. Phân tích về phương án sản xuất kinh doanh
+ Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của phương án sản xuất kinh doanh. - Mục tiêu phương án kinh doanh
- Quy mô sản xuất
- Quy mô cơ cấu nguồn vốn : vốn tự có, vốn đi vay, vốn chiếm dụng - Cách thức tiến hành phương án
+ Phân tích tính khả thi
- Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và yếu tố đầu vào
• Trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để bán thì xem xét xem doanh nghiệp cần bao nhiêu nguyên vật liệu, và hiện tại đã có bao nhiêu nhà cung cấp, họ là nhà cung cấp truyền thống hay mới mở rộng quan hệ, mức độ tín nhiệm của các nhà cung cấp như nào. Doanh nghiệp có phương án nhập khẩu nguyên liệu không…
• Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thương mại : thì xem xét xem có bao nhiêu nhà cung cấp sản phẩm, chất lượng và giá cả như nào, mức độ tín nhiệm của các nhà cung cấp, sự biến động giá cả.
- Đánh giá nhu cầu sản phẩm, hàng hóa và các yếu tố đầu ra của dự án kinh doanh • Tổng nhu cầu hiện tại và tương lai về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.
• Năng lực sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại và nguyên vật liệu, hàng hóa của phương án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đáp ứng bao nhiêu phần trăm nhu cầu, các nhà sản xuất nước ngoài đáp ứng bao nhiêu phần trăm nhu cầu, việc nhập khẩu sản phẩm là do trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu hay nhập khẩu để sản phẩm có ưu thế cạnh tranh hơn.
• Sản lượng nhập khẩu trong năm qua và dự kiến nhập khẩu trong năm tới như nào • Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm thay thế dự kiến trong năm tới như thế nào.
• Ước tính mức tiêu thụ gia tăng trong năm nay của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm.
• Dự kiến biến động của thị trường trong năm nay khi có các phương án đầu tư khác cùng tham gia vào thị trường.
Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu và tín hiệu thị trường đối với sản phẩm hàng hóa dịch vụ và đưa ra nhận xét về khả năng tiêu thụ đối với sản phẩm dịch vụ, nhận định về tính khả thi và hợp lý của dự án đầu tư.
- Phương án tiêu thụ và mạng lưới phân phối
• Sản phẩm đầu ra dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối không.
• Mạng lưới phân phối đã được thiết lập hay chưa, và có phù hợp với đặc điểm của thị trường không
• Khách hàng sẽ áp dụng phương thức trả chậm hay trả ngay
- Chính sách bán hàng : Chính sách khếch trương đối với việc tăng sản phẩm hay khi xuất hiện sản phẩm mới, chính sách giảm giá (bao gồm các chi phí : hoa hồng, vận chuyển, chiết khấu, lãi suất, phương thức thanh toán trả ngay hay trả chậm )
- Tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án đầu tư/ phương án sản xuất kinh doanh.
• Tổng mức đầu tư của dự án.
• Xác định nhu cầu vốn theo tiến độ dự án : vốn được giải ngân 1 lần khi khách hàng cần hay giải ngân từng lần
• Phương án nguồn vốn và khả năng tham gia vốn của chủ đầu tư : vốn tự có là bao nhiêu, vốn vay từ tổng công ty là bao nhiêu, vốn vay của ngân hàng là bao nhiêu
• Lập bảng tính toán các chỉ tiêu tài chính để đánh giá khả năng trả nợ của dự án : NPV, IRR, lãi suất chiết khấu bình quân, thời gian thu hồi tổng vốn đầu tư, thời gian thu hồi vốn vay.
Đánh giá nội dung chính của phương án kinh doanh nhằm phát hiện và quản lý được rủi ro về mục tiêu phương án kinh doanh, rủi ro từ lãi suất do vay vốn ngân hàng. Quản lý và có biện pháp hạn chế rủi ro cung cấp nguyên vật liệu, rủi ro thị trường, rủi ro kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường trong năm như thế nào. Và đánh giá về hiệu quả tài chính của dự án, khả năng trả nợ của dự án.
2.2.4.Phân tích rủi ro
Phân tích các rủi ro chủ yếu xảy ra đối dự án đầu tư, và rủi ro khi cấp tín dụng cho khách hàng. Một dự án đầu tư ngay từ khâu chuẩn bị dự án đến khi thực hiện dự án và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có thể xảy ra nhiều rủi ro do nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc tính toán khả năng tài chính của dự án được giới thiệu ở trên chỉ đúng trong trường hợp dự án không bị ảnh hưởng bởi một loạt các rủi ro có thể xảy ra, vì vậy việc phân tích đánh giá, dự đoán các rủi ro có thể xảy ra là rất quan trọng nhằm tăng tính khả thi của dự án đầu tư cũng như chủ động có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu. Sau đây có thể liệt kê các rủi ro sau :
Rủi ro về cơ chế chính sách Rủi ro xây dựng, hoàn tất
Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán Rủi ro về cung cấp
Rủi ro môi trường và xã hội Rủi ro kinh tế vĩ mô
Mỗi loại rủi ro đều có các biện pháp giảm thiểu, những biện pháp này có thể do chủ đầu tư thực hiện đối với những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh,trách nhiệm của chủ đầu tư hoặc do ngân hàng phối hợp với chủ đầu tư cùng thực hiện. Đối với những vấn đề ngân hàng có thể trực tiếp yêu cầu, can thịệp. Tùy theo từng dự án cụ thể với những đặc điểm khác nhau mà cán bộ tín dụng cần tập trung phân tích đánh giá và đưa ra các điều kiện đi kèm với việc cho vay để hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn, từ đó ngân hàng có thể xem xét khả năng cho vay để đầu tư dự án.
- Rủi ro cơ chế chính sách : có thể giảm thiểu bằng cách
o Xem xét dự án có chấp hành nghiêm các luật và quy định hiện hành, có chịu ảnh hưởng của sự thay đổi cơ chế chính sách không. o Nhà đầu tư nên có những hợp đồng ưu đãi riêng quy định về cơ chế
chính sách hay không
o Nhà đầu tư có được hỗ trợ tín dụng xuất khẩu
o Nhà đầu tư có bảo lãnh về cung cấp ngoại hối sẽ góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới dự án
- Rủi ro xây dựng, hoàn tất : rủi ro xảy ra do dự án đầu tư bị kéo dài thời gian xây dựng, do chất lượng không đạt tiêu chuẩn, do tổng chi phí xây dựng vượt tổng mức đầu tư :
o Chọn nhà thầu có uy tín
o Giám sát chặt chẽ quá trình xây dựng
o Quy định rõ về đền bù và giải phóng mặt bằng o Ký hợp đồng giá cố định
o Nghiêm túc thực hiện việc thực hiện hợp đồng và đảm bảo chất lượng công trình theo đúng yêu cầu đặt ra
- Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán : do cầu không đủ, giá bán sản phẩm thấp hơn dự kiến, cạnh tranh giữa các sản phẩm cùng loại, sự xuất hiện các sản phẩm thay thế
o Đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường, công tác này phải được thực hiện chính xác
o Các sản phẩm khác cùng loại có gây sức ép cạnh tranh với sản phẩm của dự án không
o Phân tích khả năng tiêu dùng của người dân
o Đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, cải tiến nâng cao sản phẩm cũ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
o Xem xét dự án có các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với khách hàng có khả năng về tài chính không
o Giảm thịểu các điều khoản không cạnh tranh nếu có o Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm của chính phủ
- Rủi ro về cung cấp : do giá cả nguyên vật liệu đầu vào thay đổi
o Cần đánh giá cận thận các báo cáo về số lượng và chất lượng nguyên vật liệu đầu vào của dự án đầu tư
o Nghiên cứu sự thay thế giữa các nguồn nguyên liệu thay thế, sự cạnh tranh giữa các các nguyên liệu cùng loại
o Hợp đồng cung cấp nguyên liệu đầu vào dài hạn
- Rủi ro kỹ thuật, vận hành : rủi ro xảy ra do dự án vận hành không đúng thông số kỹ thuật ban đầu do sự khác nhau về thời tiết giữa nước nhận công nghệ và nước bán công nghệ
o Đào tạo các chuyên gia tham gia vận hành dự án, công nghệ o Sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng
o Nên ký hợp đồng vận hành và bảo dưỡng với điều khoản khuyến khích, phạt rõ ràng
hỏa hoạn, chiến tranh…
o Quyền thay thế người vận hành do không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ o Kiểm soát ngân sách và kế hoạch vận hành
- Rủi ro môi trường xã hội : rủi ro xảy ra do dự án gây ra các tiêu cực đối với môi trường sống
o Tuân thủ các quy định về môi trường
o Có sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, chủ đầu tư ngay từ khi dự án bắt đầu triển khai
o Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải khách quan và toàn diện, được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản
- Rủi ro kinh tế vĩ mô : rủi ro phát sinh do lãi suất, tỷ giá, lạm phát… o Ký hợp đồng dài hạn để chống lại sự tăng giá
o Cam kết của Nhà Nước về phá giá tiền tệ, cung cấp ngoại hối o Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản
o Tự bảo hiểm